Phương hướng phát triển DN thuộc KTTN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 64 - 65)

Phát triển các DN hoạt động có tính chuyên môn cao, hiệu quả, ổn định, bền vững. Mô hình hóa và nhân rộng trong cả tỉnh thông qua quy hoạch phát triển ngành, đồng thời xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp.

Ap dụng cơ chế quản lý mới tương ứng với loại hình DNVVN. Từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất, xử lý nguyên vật liệu và hoàn thiện sản phẩm để tăng giá trị một cách cơ bản.

Sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường làm việc của người lao động

Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, đầu tư cho thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các khu vực kinh tế khác nhau để tăng vai trò hỗ trợ cùng phát triển. Tạo ra các khu cụm liên kết doanh nghiệp làm tăng tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả đối với các doanh nghiệp.

Ưu tiên phát triển DNVVN tại các huyện khó khăn, đặc biệt khó khăn như Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ... nơi có số lượng doanh nghiệp phát triển rất khiêm tốn, cụ thể tập trung các nguồn lực từng bước nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở tại các khu vực này, có riêng cơ chế chính sách khuyến khích đối với mỗi khu vực nhất định

Các dịch vụ như đào tao, tư vấn...cần được phát triển, nâng cao từng bước nhận thức, ý thức trong sản xuất kinh doanh, tăng cường hàm lượng chất xám trong lao động.

Phát triển các làng nghề truyền thống với tiềm năng sẵn có, đề cao khả năng phát huy sáng tạo trong các doanh nghiệp.

Khuyến khích các hộ sản xuất chính thức hợp thức hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm lành mạnh hóa tài chính.

Ưu tiên phát triển và hỗ trợ các DNVVN do đồng bào dân tộc, phù nữ, người tàn tật làm chủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 64 - 65)