CS lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 75 - 78)

Nguồn nhân lực là một bộ phận không thể thiếu của bất kỳ nền sản xuất nào. Đây là một yếu tố tác động trực tiếp tới trình độ phát triển của nền kinh tế. Từ thực trạng yếu kém về nhân lực của khu vực KTTN Hưng Yên trong những năm qua cho thấy phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu bức thiết.

Chất lượng nguồn nhân lực biểu hiện không chỉ ở trình độ chuyên môn kỹ thuật mà còn ở thể lực, sức khỏe.

Thứ nhất, quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nghề. Giao dục và đào tạo đóng một vai trò quan trọng, quyết định trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chúng ta cần nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của người lao động dựa vào hệ thống giáo dục quốc dân từ phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học.

Trong những năm tới, tỉnh cần có một định hướng, quy hoạch cụ thể trong phát triển các cơ sở đào tạo nghề, tránh phát triển tràn lan, không hiệu quả, không phù hợp với nhu cầu thị trường. Cần xác định rõ nhu cầu của thị trường trong tương lai để định hướng cho các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, cũng phải chú tâm đào tạo theo chiều sâu giúp người học nghề có thể thích ứng với sự thay đổi của khoa học, công nghệ.

Thứ hai, tiếp tục phát triển nhiều hình thức liên kết trong dạy nghề với các doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp tư nhân năng động, giữ vai trò quyết định. Hình thức này vừa tranh thủ được đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết trong các trường dạy nghề, vừa tranh thủ được hệ thống máy móc hiện đại của các doanh nghiệp giúp giảm chi phí đào tạo.

Thứ ba, bên cạnh việc phát triển các trung tâm đào tạo thợ, cũng cần phát triển các trung tâm bồi dưỡng kiến thức quản lý cho các chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, ở địa phương chương trình đào tạo giám đốc doanh nghiệp rất yếu và không hoàn chỉnh. Do tính chất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún và đi học lại phải nộp tiền mà lại tốn thời gian cho nên phần lớn chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân không muốn đi học,

không có động cơ đi học. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ kinh phí đào tạo cần phải tạo động cơ cho chủ doanh nghiệp đi học.

Đa dạng hóa hình thức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chủ doanh nghiệp bằng cách thông qua các hiệp hội, câu lạc bộ và tổ chức chuyên môn như ( Hiệp hội các DNVVN, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ, một số hiệp hội ngành nghề khác). Hoạt động của hiệp hội có tác động rất tích cực tới các doanh nghiệp.

Thứ tư, nâng cao thể lực và sức khỏe cho người lao động bằng cách là xây dựng một hệ thống phòng bệnh và chữa bệnh hợp lý, hiện đại, đồng bộ về nhân lực cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đồng thời, phát triển các phong trào thể dục thể thao quần chúng, xã hội hội hóa công tác giáo dục thể dục thể thao. Thường xuyên mở các hội thi thể thao trong các doanh nghiệp và các hội diễn văn nghệ.

Thứ năm, đảm bảo cho người lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp... giống như lao động thuộc mọi thành phần kinh tế khác.

Tổ chức thực hiện + Người lao động.

Đóng một vai trò là thành tố trong quan hệ lao động. Khi tham gia vào các lớp đào tạo nghề, các học viên phải thực hiện nghĩa vụ đóng học phí đầy đủ và nghiêm túc trong học tập và thực hành. Thực hiện tốt quy định của doanh nghiệp.

Thực hiện đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Nếu người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội, thông báo hàng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.

+ Chủ doanh nghiệp.

Tham gia tích cực với Sở Lao động và thương binh xã hội và UBND tỉnh trong liên kết đào tạo nghề trong doanh nghiệp.Trong thời gian học nghề tại doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải trả lương sản phẩm hoàn thành cho học viên khi tham gia các giờ thực hành để giúp học viên chi trả học phí đào tạo.

Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp cũng không ngừng nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp bằng cách tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ năng quản lý cho chủ doanh nghiệp

Đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội quy định tại điều 92 và hàng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tại doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm, chăm lo cho đời sống vật chất và văn hóa cho người lao động. Trang bị đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại, khám bệnh định kỳ tại các phòng y tế của doanh nghiệp, thực hiện cấp thuốc đầy đủ, thường xuyên mở các buổi ca nhạc phục vụ đời sống tinh thần cho người lao động Để giúp người lao động có tâm lý yên tâm lao động sản xuất, các doanh nghiệp phải đảm bảo chỗ ăn ở thuận tiện cho người lao động, bằng cách là xây dựng các khu nhà tập thể gần công ty cấp phát hoặc cho công nhân thuê với giá mềm.

Ngoài ra, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

+ Các bên liên quan khác.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Công đoàn tỉnh và các sở, ngành có liên quan trình chủ tịch UBND tỉnh ban hành Nghị định về chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc tại hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan trình chủ tịch UBND tỉnh ban hành Nghị định về chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp, có sự hỗ trợ một phần của Nhà nước.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Thanh tra Tỉnh, Công đoàn tỉnh và các sở, ngành có liên quan trình chủ tịch UBND tỉnh ban hành Nghị định quy định về xử lý các vi phạm của doanh nghiệp về việc ký kết hợp đồng lao động, tiền lương, tiền công, thời gian làm việc, bảo đảm các điều kiện vệ sinh và an toàn lao động.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan trình chủ tịch UBND tỉnh Đề án sử dụng một phần nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và một phần tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho người lao động học chuyển đổi nghề phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và tạo việc làm; xây dựng cơ chế chia sẻ trách nhiệm ba bên: Nhà nước-Doanh nghiệp-Người lao động trong trang trải chi phí dạy và học nghề; hỗ trợ mở các lớp ngắn hạn miễn phí bồi dưỡng kiến thức khoa học, công nghệ cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp của tư nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w