kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác trong cách tiếp cận vốn, đất đai, lao động, công nghệ...và các yếu tố đầu ra, tiếp cận thị trường cả trong và ngoài nước, tổ chức phân phối sản phẩm. nếu không có sự bình đẳng thực sự sẽ hạn chế, thậm chí có thể dẫn đến triệt tiêu mất động lực phát triển kinh tế.
Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bổ hộc quyền sở hữu tài sản hợp pháp cua công dân, khuyến khích hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và định hướng. quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo mọi điều kiện giúp đỡ để phát triển ở mọi địa phương va thành thị, khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể phát triển thành các hộ kinh doanh để được hưởng đầy đủ các ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng rãi trong mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô.
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, họ được hưởng những quyền lợi, phúc lợi như những người lao động trong các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh đó, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, gắn liền lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội
3.1.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng X. X.
Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội X, Đảng ta nhìn nhận khái quát hơn về KTTN, đề ra mục tiêu trong 5 năm (2006-2010) nhấn mạnh: “thành phần KTTN bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân hoạt động theo pháp luật là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bình đẳng trước pháp luật, cùng phát
triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Cụ thể hơn, Đảng ta khẳng đinh: “ kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”, “ xóa bỏ mọi rào cản hữu hình và vô hình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển không hạn chế về quy mô, số lượng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề”. Đối tượng tham gia vào khu vực KTTN cũng được mở rộng hơn:” Mọi công dân có quyền tham gia vào các hoạt động đầu tư kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ, có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội nguồn lực”.
Trong Báo cáo, Đảng và Nhà nước ta cũng đưa ra là, nếu tư nhân chỉ dựa trên cá thể thôi thì không thể lớn mạnh được, theo các đánh giá khu vực KTTN nước ta rất cần phải phát triển thành các doanh nghiệp lớn và tương lai phát triển thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn. Nếu cứ giữ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nền kinh tế sẽ manh mún, nhỏ lẻ, kém cạnh tranh. Đồng thời, chúng ta thấy rằng không nhất thiết định hướng XHCN là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhất là sự làm ăn kém hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trong những năm gần đây.
Ngoài ra, chúng ta không thể không nói đến một điểm mới trong tư duy của Đảng đó là cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân. Vấn đề Đảng viên làm kinh tế không phải là chuyện hiếm ở các nước trên thế giới. Trung Quốc, cũng là một nước XHCN trong hệ thống XHCN, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép đảng viên của mình làm kinh tế và rất thành công.Hiện nay ở Trung Quốc có hơn 3 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc làm việc ở các công ty tư nhân và khoảng 810.000 người khác có công ty riêng.Con số này tuy nhỏ so với 72,4 triệu đảng viên nhưng lại phản ánh tỷ lệ tăng rất lớn. Số đảng bộ tại các công ty tư nhân đã tăng lên hơn 178.000, tức tăng 80% so với năm 2005. Việc thành lập đảng bộ, kết nạp đảng viên tại các doanh nghiệp tư nhân giúp hoạt động Đảng mở rộng, củng cố cơ sở và là một nguồn lực mới cho sự phát triển lâu dài.