1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỬ NGHIỆM xây DỰNG mô HÌNH KINH tế LƯỢNG để PHÂN TÍCH NHỮNG tác ĐỘNG của TIẾT KIỆM QUỐC GIAVÀ tỷ lệ lạm PHÁT đến TỔNG sản LƯỢNG QUỐC GIA của 23 nước

41 523 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 839,44 KB

Nội dung

nước cũng khác nhau: đối với những nước có nền kinh tế không ổn định, người dânthông thường sẽ tự bảo quản tiết kiệm của mình, và ngược lại.. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN Tên biến Ký hiệu Đơn

Trang 1

A SƠ LƯỢC ĐỀ ÁN

I TÊN ĐỀ ÁN:

“ THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐỂ PHÂNTÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA TIẾT KIỆM QUỐC GIA VÀ TỶ LỆ LẠMPHÁT ĐẾN TỔNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA CỦA 23 NƯỚC ”

II LÝ THUYẾT NỀN:

Như ta đã biết, Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP)

là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trongphạm vi một nước, trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm Nó thường đượccoi là chỉ tiêu tốt nhất để phản ánh tính hình hoạt động của nền kinh tế

Tiết kiệm là khoản thu nhập còn lại sau tiêu dùng, được tích trữ tại nhà, ngânhàng, bảo hiểm … Thông qua các hệ thống tài chính, nguồn tiền này sẽ chuyểnsang những cá nhân, tổ chức cần vốn để hoạt động kinh doanh

Lạm phát là sự tăng lên trong mức giá chung Mức giá chung được tính bằnggiá trị bình quân gia quyền cho hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế Trong thời

ky lạm phát, giá cả và tiền lương thay đổi không theo cùng một tỷ lệ, do đó nó sẽgây nên nhiều tác động trong nền kinh tế như: tác động đến tính công bằng trongphân phối thu nhập, tác động đến sản lượng và việc làm …

III LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tại bất cứ thời điểm nào cũng có người muốn tiết kiệm một phần thu nhậpcủa bản thân để dành cho tương lai Người tiết kiệm cung cấp tiền cho hệ thống tàichính với hy vọng sẽ nhận lại cả gốc lẫn lãi trong tương lai Vậy tổng tiết kiệmquốc gia đó có ảnh hưởng như thế nào đến GDP thực tế của nước đó? Ta nhận thấy

hệ thống tài chính ngân hàng, cũng như hệ thống thông tin, tính minh bạch của mỗiquốc gia có mức độ phát triển khác nhau hay xu hướng tiết kiệm quốc dân của mỗi

Trang 2

nước cũng khác nhau: đối với những nước có nền kinh tế không ổn định, người dânthông thường sẽ tự bảo quản tiết kiệm của mình, và ngược lại Chúng ta có cơ sởtin tưởng rằng, một nước công nghiệp phát triển, họ có hệ thống tài chính cực pháttriển, giúp họ dễ dàng huy động, quay vốn hiệu quả hơn những nước kém pháttriển khác

Bên cạnh đó, lạm phát luôn là một con số nóng của một quốc gia Nó ảnhhưởng trực tiếp đến tỷ lệ thất nghiệp, năng suất lao động của một nước

Trong đề án này, chúng tôi sẽ xây dựng mô hình kinh tế lượng để kiểmchứng mối quan hệ của tiết kiệm quốc gia, lạm phát đến GDP của 23 quốc giathuộc những vùng kinh tế và lãnh thỗ khác nhau

IV SỐ LIỆU VÀ NGUỒN THAM KHẢO:

Các nước chọn làm mẫu thỏa mãn tính khách quan, bao gồm nhóm các nềnkinh tế lớn G20 và nhóm không thuộc G20 thuộc nhiều nền văn hóa, khu vực lãnhthổ khác biệt

 Nhóm thuộc G20: Mỹ, Anh, Pháp, Hàn, Trung Quốc (lấy HongKonglàm đại diện), Mexico, Đức, Italia, Ấn Độ

 Nhóm không thuộc G20: Tây Ban Nha, Slovenia, Singapore,Malaysia, Việt Nam, Paraguay, Philippin, Peru, Ethiopia, Angola,Bangladesh, Campuchia, Lào, Cộng Hòa Công-Go

(G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất

và Liên minh Châu Âu (EU) Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh

tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ,

Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn

Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ)

Trang 3

Tổng sản lượng quốc gia (GDP), Tiết kiệm quốc gia, Tỷ lệ lạm phát

Sau khi xử lý số liệu, ta có kết quả thống kê sau

Quốc gia Chênh lệch GDP ( tỷ $) Chênh lệch tiết kiệm (tỷ $) Lạm phát (%)

Trang 4

B NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN

Tên biến Ký hiệu Đơn vị Biến phụ

Biến định tính Phân loại quốc gia Z

Thống kê mô tả các biến

 Chênh lệch tiết kiệm và chênh lệch GDP có quan hệ cùng chiều Tức

là khi thặng dư tiết kiệm, hay chênh lệch tiết kiệm dương sẽ kéo theothặng dư GDP (chênh lệch GDP dương), và ngược lại

Trang 5

 Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát của các quốc gia khảo sát đều dương

II HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN

III PHƯƠNG SAI VÀ HIỆP PHƯƠNG SAI CÁC BIẾN

IV MÔ HÌNH HỒI QUY.

1 Mô hình 1: Hồi quy Chênh lệch GDP (2014-2013) theo chênh lệch tiết kiệm

(2014-2013) và tỷ lệ lạm phát (năm 2014) theo từng nhóm quốc gia ( biến địnhtính ảnh hưởng đến hệ số góc của hàm hồi quy )

a Mô hình hồi quy

Trang 6

(PRF) Yi= β1 + β2.X1 + β3.X2 + Ui

 23 nhóm quốc gia khảo sát gồm 2 khu vực: nhóm nền kinh tế lớn thuộc G20,nhóm nền kinh tế không thuộc G20 Ta dùng biến giả Z với số 0 và 1 đề gáncho mỗi khu vực Cụ thể là:

o Nhóm quốc gia thuộc G20: Z=0

o Nhóm quốc gia không thuộc G20: Z=1

Ta thấy với cùng một mức tiết kiệm quốc gia, thì hiệu quả sử dụng nguồntiền tiết kiệm trên của 2 nhóm quốc gia là khác nhau, vì hệ thống tài chính ngânhàng hay chỉ số minh bạch … của mỗi nhóm quốc gia có trình độ phát triển nhấtđịnh Nên ta đặt: β2 = β4 + β5.Z

Hàm hồi quy tổng quát trở thành:

Trang 7

Sử dụng Eview, ta thu được bảng kết quả sau:

Trang 8

Theo kết quả trên, ta thấy:

 Hàm hồi quy phù hợp do p_value = Prob(F-statistic)0 < α

 Các biến độc lập giải thích 99,0006% biến phụ thuộc

 P_value(X1) = 0,0000  0 < α nên biến X1 có ý nghĩa thống kê Cho biết đốivới các quốc gia cùng một nhóm, nếu các yếu tố khác không đổi, khi tiếtkiệm quốc gia thặng dư (thâm hụt) 1$ thì GDP trung bình sẽ tăng (giảm)3,527677 $ Ta thấy ý nghĩa trên hợp với lý thuyết kinh tế, khi 1 đồng tiềntiết kiệm được sử dụng vào đầu tư, qua nhiều vòng quay tiền sẽ mang lại 1khối lượng tài sản lớn hơn cho nền kinh tế

 P_value(ZX1) = 0,0125 < α nên biến ZX1 có ý nghĩa thống kê, vả lại ^β5<0,đúng như kỳ vọng Cho biết khi tiết kiệm quốc gia tăng thêm 1 tỷ $, thì GDPtrung bình của các nền kinh tế lớn ( quốc gia thuộc G20 ) sẽ tăng nhiều hơncác quốc gia khác 2,38948 tỷ$ (do nền tài chính mạnh, tính minh bạch cao )

Trang 9

P-value(X2)= 0,2692 > α nên biến X2 không có ý nghĩa thống kê Hay vớimức ý nghĩa α = 0.05 thì ta chưa có cơ sở khẳng định lạm phát có ảnh hưởngđến chênh lệch GDP

b Kiểm định khuyết tật của mô hình bằng các kiểm định

Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy bằng kiểm định F

Kiểm định cặp giả thuyết sau

H0 : β3 = β4 =β5= 0 : mô hình không phù hợp H1 : ít nhất tồn tại βj ≠ 0 ( j = 3,4,5 )

Tiêu chuẩn kiểm định: F ~ Fα(k-1,n-k)

Dựa vào bảng kết quả Eview trên, nhận thấy R2= 0,990006 rất cao, trong khi

đó tỷ số t của hệ số hồi quy ^β3 rất bé (1,1382) và giá trị p_value/X2 = 0,2692

> 0,05  ^β3 không có ý nghĩa thống kê, biến X2 ( lạm phát) không có ảnhhưởng đến chênh lệch GDP Vậy có khả năng biến độc lập cộng tuyến

Xét hàm hồi quy phụ

X2 = α1 + α2.X1 + α3.ZX1

Trang 10

Kiểm định cặp giả thuyết sau

Hay sử dụng thừa số phóng đại phương sai, ta có

VIF = 1

1−R2 = 1,0602 < 10 , ta cũng kết luận được mô hình không có hiệntượng đa cộng tuyến

Trang 11

Kiểm tra khuyết tật tự tương quan của mô hình

a Phương pháp đồ thị

Trang 12

Biểu đồ phần dư cho thấy tọa độ các điểm được bố trí không có gì đặc biệt.Nên mô hình có thể không bị khuyết tật tự tương quan

b Kiểm định Durbin-Watson

Kiểm định Durbin-Watson dùng kiểm định tự tương quan bậc nhất

Ut = ρUUt-1 + εt

Trong đó εt thỏa mãn các giả thiết OLS

Kiểm định giả thuyết

Ho: ρU = 0

H1: ρU ≠ 0Theo kết quả hồi quy, ta có giá trị thống kê d = 2,038619

Tra bảng phụ lục Durbin-Watson với

n=23, α = 0,05 , k’ = 3  dl = 1,078 và du=1,66

Ta thấy du = 1,66 < d= 2,038619 < 4 – du = 2,34

Vậy ta bác bỏ giả thuyết Ho Nghĩa là mô hình không có hiện tượng tư tươngquan bậc nhất giữa các phần dư

c Kiểm định Breusch-Godfrey (Kiểm định BG)

Kiểm định giả thuyết

Ho: ρU1 =ρU2=…=ρUp = 0 : không có tự tương quan

H1 : ρUj ≠ 0 ( j=1,2, ,p) : có hiện tương tự tương quan

Trang 13

Kiểm định tự tương quan bậc nhất

Vì Prob Chi-Square = 0,8872 > α=0,05 nên ta chấp nhận Ho hay mô hìnhkhông có tự tương quan bậc 1

Kiểm định tự tương quan bậc 2

Trang 14

Vì Pro Chi-square= 0,8426 > α = 0,05 nên ta chấp nhận Ho Hay mô hìnhkhông có tự tương quan bậc 2

Kiểm định tự tương quan bậc 3

Trang 15

Vì Prob.Chi-Square = 0,5722 > α = 0,05 nên ta chấp nhận Ho Hay mô hìnhkhông có hiện tượng tự tương quan bậc 3

Kiểm định tư tương quan bậc 4

Trang 16

Do Prob.Chi-Square = 0,7356 > α = 0,05 nên ta chấp nhận Ho Hay mô hìnhkhông có hiện tượng tự tương quan bậc 4.

Bằng kiểm định Breusch-Godfrey, ta kết luận mô hình không có hiện tượng

tự tương quan

Kết luận: Bằng các kiểm định, ta đều nhận cùng một kết luận Nên mô hình không

có hiện tượng tự tương quan

Kiểm định mô hình thừa biến

Trang 17

Dùng kiểm định Wald cho:

o Biến X2

Kiểm định giả thuyết:

Ho: mô hình thừa biến X2H1: mô hình không thừa biến X2

Prob/Chi-square = 0,2550 > α nên ta chấp nhận Ho Vậy mô hình thừabiến X2

o Biến ZX1

Kiểm định giả thuyết:

Ho: mô hình thừa biến ZX1H1: mô hình không thừa biến ZX1

Trang 18

Do Prob/Chi-square = 0,0058 < α = 0,05 nên ta bác bỏ Ho hay biến

ZX1 là cần thiết cho mô hình

Kết luận: Do thừa biến X2 nên ta xây dựng lại mô hình khác phù hợp

hơn

2 Mô hình 2: Hồi quy Chênh lệch GDP (2014-2013) theo chênh lệch tiết kiệm

(2014-2013) từng nhóm quốc gia (biến định tính ảnh hưởng đến hệ số góc củahàm hồi quy )

a Mô hình hồi quy

Trang 19

(PRF) Yi= β1.X1 + β2.ZX1 +β3+ Ui

Dùng Eview, ta ước lượng mô hình hồi quy

Theo kết quả trên, ta thấy:

 Hàm hồi quy phù hợp do p_value = Prob(F-statistic)0 < α

 Các biến độc lập giải thích 98,9324% biến phụ thuộc

 P_value(X1)=0,0000  0 < α nên biến X1 có ý nghĩa thống kê ^β1 =3,507238 cho biết đối với các quốc gia cùng một nhóm, nếu các yếu tố kháckhông đổi, khi tiết kiệm quốc gia thặng dư (thâm hụt) 1tỷ $ thì GDP trungbình sẽ tăng (giảm) 3,507238 tỷ $ Ta thấy ý nghĩa trên hợp với lý thuyếtkinh tế, khi 1 đồng tiền tiết kiệm được sử dụng vào đầu tư, qua nhiều vòngquay tiền sẽ mang lại một khối lượng tài sản lớn hơn cho nền kinh tế

 P_value(ZX1) = 0,0149 < α nên biến ZX1 có ý nghĩa thống kê, vả lại ^β2 <0,đúng như kỳ vọng Cho biết khi tiết kiệm quốc gia tăng thêm 1 tỷ $, thì GDPtrung bình của các nền kinh tế lớn ( quốc gia thuộc G20 ) sẽ tăng nhiều hơnquốc gia khác 2,31912 tỷ $ (do nền tài chính mạnh, tính minh bạch cao )

Trang 20

b Kiểm định khuyết tật của mô hình

Ta đã kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến, khuyết tật tự tương quan vàkhuyết tật thừa biến ta thấy mô hình mới hoàn toàn không mắc các bệnhtrên Ta tiếp tục kiểm tra các khuyết tật còn lại

Kiểm tra khuyết tật phương sai sai số thay đổi của mô hình

a Phương pháp xem xét đồ thị phần dư

Ước lượng điểm của Y

Đồ thị phân tán của phần dư và phần dư bình phương

Trang 21

Từ 2 đồ thị ta đễ dàng

sai số thay đổi Mặt khác

Trang 22

Từ bảng kết quả giá trị và đồ thị phần dư, ta cũng nghi ngờ mô hình có khuyết tậtphương sai sai số thay đổi.

b Kiểm định Park

Ước lượng mô hình hồi quy

ln U^ i 2 = β1+ β2.lnY^ + ViTrong đó, Y^ là ước lượng điểm của chênh lệch GDP như mô hìnhước lượng ở trên

Ta có bảng kết quả Eview sau

Trang 23

Kiểm định giả thuyết:

Ho: β2 = 0 : mô hình có phương sai sai số không thay đổi

H1: β2 ≠ 0: mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổiThực hiện kiểm định, ta có:

Trang 24

Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 5%, P-value/F = 0,0001 < 0,05 Tabác bỏ giả thuyết Ho Nghĩa là mô hình có hiện tượng phương sai sai

số thay đổi

c Kiểm định Glejser

Kiểm định giả thuyết:

Ho: β2=0 : mô hình có phương sai sai số không thay đổi

H1: β2 ≠ 0: mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

 Mô hình ước lượng:

|Ui^| = β1 + β2.Y^ + ViDùng Eview, ta có bảng kết quả ước lượng sau:

Trang 25

 Mô hình ước lượng:

|U^i| = β1 + β2√ Y❑ + V1

Trang 26

 Mô hình ước lượng:

|U^i| = β1 + β2.Y1¿

¿ + V1

Trang 27

 Mô hình ước lượng:

| U^i| = β1 + β2 1

Y¿

¿ + V1

Trang 28

Kết luận: Với mức ý nghĩa α=0.05, trong cả trường hợp 1 và

2 , kết quả kiểm định đều giống nhau ở chỗ P_value/F < α nên

ta bác bỏ Ho Nghĩa là mô hình có phương sai sai số thay đổi

Trang 29

d Kiểm định White

Ước lượng mô hình

Ui^2 = α1 + α2X1 + α3X12 + α4.X1.ZX1 + α5.ZX1

Kiểm định giả thuyết

Ho: mô hình có phương sai sai số không đổi

α1= α2=α3=α4=α5=0

H1: mô hình có phương sai sai số thay đổi

αj ≠ 0 ( j=1,9) Nhìn vào kết quả Eview trên, ta có P_value/F= 0,0000 < α và P_value/Chisquare =0,0018 < α nên ta bác bỏ giả thuyết Ho Vậy mô hình có hiện tượng phương sai sai

số thay đổi

Trang 30

 Ta kết luận mô hình bị khuyết tật phương sai sai số thay đổi

Khắc phục khuyết tật phương sai sai số thay đổi của mô hình

Hậu quả của phương sai sai số thay đổi thường có ảnh hưởng rất lớn đến kết quảhồi quy, vì nó làm hỏng tính không chệch và tính bền vững của các ước lượng theophương pháp bình phương nhỏ nhất OLS Do đó khắc phục hiện tượng phương saisai số thay đổi Khi không biết được σt2, ta sẽ dùng Feasible Generalized LeastSquare để khắc phục phương sai sai số thay đổi và ta thực hiện theo 4 trường phái:

1 Breusch – Pagan

Dùng trọng số WT1, ta ước lượng mô hình mới

Ta dùng kiểm định White kiểm định lại mô hình mới

Trang 31

Ta thấy Prob.Chi-square < α nên ta bác bỏ Ho hay mô hình vẫn bị khuyết tậtphương sai sai số thay đổi Ta dùng cách khắc phục khác:

Trang 32

2 Glesjer

Sau khi dùng trọng số WT2, ta có mô hình ước lượng mới

Ta dùng kiểm định White để kiểm định lại mô hình hồi quy mới

Trang 33

Ta có Prob.Chi-square = 0,0209 < α nên ta bác bỏ Ho Vậy mô hình hồi quymới vẫn mắc bệnh phương sai sai số thay đổi Ta dùng tiếp phương phápkhác

Trang 34

3 Harvey – Godrey

Dùng trọng số WT3, ta có hàm hồi quy mới

Dùng kiểm định White kiểm định lại mô hình mới

Trang 35

Ta thấy Prob.Chi-square = 0,0133 < α nên ta bác bỏ Ho Vậy mô hình mới vẫn cóhiện tượng phương sai sai số thay đổi Ta dùng tiếp phương pháp khác

Trang 36

4 White

Ta dùng trọng số WT4 để ước lượng mô hình mới

Ta dùng kiểm định White để kiểm định lại hiện tượng phương sai sai số thayđổi

Trang 37

Ta thấy Pro.Chi-square= 0,3687 > α = 0,05 nên ta chấp nhận Ho Vậy môhình sau khi khắc phục không còn hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Trang 39

Ta có Prob.F > α và cả Prob.Chi-square > α nên ta chấp nhận HoVậy mô hình hồi quy 2 không thiếu biến

Trang 40

C KẾT LUẬN ĐỀ ÁN

Đối với 2 mô hình đã xây dựng ở trên, ta thấy mô hình 2 tốt hơn mô hình 1 Ta

sử dụng mô hình 2 sau khi đã khắc phục để xem xét các ý nghĩa kinh tế và dựbáo các giá trị tương lai

1 Dự báo chênh lệch GDP 2015-2014 của Việt Nam khi chênh lệch tiết kiệm quốc gia đạt 8 tỷ đô la.

Sử dụng mô hình 2, với X1 = 8 và Z=1, mức ý nghĩa α=0,05  tα(n-k)=2,086

a) Dự báo giá trị trung bình của Y

Ta có khoảng dự báo là:

8,765 < E(Y|X1=8) < 12,852248

Vậy chênh lệch GDP năm 2014-2015 của Việt Nam sẽ dao động trungbình trong khoảng 8,765 tỷ đô đến 12,852248 tỷ đô

b) Dự báo giá trị cá biệt của Y

Ta có khoảng dự báo giá trị cá biệt của Y

7,912 < Y < 13,705248

Vậy dự báo chênh lệch GDP năm 2014-2015 của Việt Nam giá trị cá biệt

sẽ dao động trong khoảng 7,912 tỷ đô đến 13,705248 tỷ đô

2 Dự báo chênh lệch GDP 2015-2014 của Mỹ khi chênh lệch tiết kiệm quốc gia 2015-2014 đạt 200 tỷ đô

Sử dụng mô hình 2, với X1= 200 và Z=0, mức ý nghĩa α=0,05  tα(n-k)=2,086

a) Dự báo giá trị trung bình của Y

Ta có khoảng dự báo là:

695,25 < E(Y|X1=200)< 699,073

Vậy chênh lệch GDP năm 2014-2015 của Mỹ sẽ dao động trung bìnhtrong khoảng 695,25 tỷ đô đến 699,073 tỷ đô

Trang 41

b) Dự báo giá trị cá biệt của Y

Ta có khoảng dự báo giá trị cá biệt của Y

Ngày đăng: 25/09/2015, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w