Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt còn tồn tại cần phải giải quyết đặc biệt là trong công tác quản lý quỹ tiền lương.
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2Lời nói đầu
Từ khi loài người phát hiện ra lửa và sử dụng nó làm công cụ để nấu chín thức ăn trong sinh hoạt hàng ngày Một vấn đề đặt ra là làm như thế nào
để lấy được lửa một cách đơn giản và tiện lợi nhất cho cuộc sống sau này Và cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã biết sử dụng những chất hóa học, dựa vào tính chất hóa học của nó để làm nên quê diêm Que diêm đầu tiên xuất hiện ở La Mã vào cuối thế kỷ thứ 18 và phát triển ra các nước trên thế giới Sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại của Thụy Điển, trải qua hơn 50 năm từ một nhà máy chỉ chuyên sản xuất sản phẩm Diêm Thống Nhất truyền thống đến nay Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất không chỉ tiếp tục sản xuất sản phẩm truyền thống mà còn đa dạng hóa sản phẩm củamình với sự ra đời của nhiều sản phẩm mới như sản phẩm giấy vở, sản phẩm ván dăm và đặc biệt là sự ra đời của sản phẩm bao bì carton sóng
Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần Diêm ThốngNhất đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng cũng không thể tránh khỏi những mặt còn tồn tại cần phải giải quyết đặc biệt là trong công tác quản lý quỹ tiền lương Chính vì vậy chuyên đề này sẽ đề cấp tới công tác quản lý quỹtiền lương: quản lý quỹ tiền lương là gì? Vai trò, mục tiêu, nội dung và cơ cấuquản lý quỹ tiền lương? Thực trạng quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất ra sao? Và giải pháp cho những tồn tại cần phải giải quyết của công ty trong thời sắp tới?
Trang 3Chương 1: Lý luận chung về quản lý quỹ
tiền lương
1 Tổng quan về tiền lương
1.1 Khái niệm và bản chất của tiền lương
1.1.1 Khái niệm tiền lương
Tiền lương luôn là đề tài muôn thuở của các nhà kinh tế học Ở mỗi giai đoạn khác nhau, ở mỗi loại hình kinh tế khác nhau, tiền lương cũng được định nghĩa theo những cách khác nhau
Theo viện sĩ A-gan-be-gi-an A.G – nhà kinh tế học của Liên Xô cũ quan niệm rằng "tiền lương (tiền công) là một phần thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền, được phân chia cho người lao động trên cơ sở phân phối theo lao động" Quan niệm chỉ đúng trong giai đoạn nền kinh tế vận hanhà theo cơ c hế kế hoạch hóa tập trung Cùng với việc đổi mới nền kinh tế theo
cơ chế thị trường thì quan niệm này đã có sự thay đổi
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng "tiền lương là số tiền màngười sử dụng lao động trả cho người lao động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế, thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng Còn tiền công là khoản tiền trả công lao động theo hợp đồng lao động (chưa trừ thuế thu nhập và các khoản khấu trừ theo quy định), được tính sựa trên số lượng sản phẩm làm ra hoặc số giờ làm việc thực tế"
Ngày nay, trong cơ chế thị trường với sự hoạt động của thị trường sức lao động (còn gọi là thị trường lao động), khi mà sức lao động trở thành hàng
Trang 4hóa, một loại hàng hóa đặc biệt, thì tiền lương được xác định: "tiền lương là
số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao đoongj theo kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành" Thực chất, tiền lương là giá
cả sức lao động được hình thành trên thị trường lao động, trên cơ sở quan hệ cung cầu về sức lao động, thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật laođộng
Theo điều 55, Bộ luật lao động đã được Quốc hội của nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 (đã được sửa đổi và bổ sung) quy định "tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định"
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự tồn tại quan hệ hàng hóa – tiền tệ cho nên để hiểu hơn về khái niệm tiền lương ta cũng nên hiểu thêm khái niệm tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
"Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đãđóng góp" Trên thực tế, mọi khỏan tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động (gồm tiền lương – tiền công, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi,
…) đều là tiền lương danh nghĩa Song, bản thân tiền lương ldanh nghĩa chưa phản ánh đầy đủ mức trả công thực tế cho người lao động ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa, nó còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa dịch
vụ, vào mức thuế thu nhập và các khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định Phần còn lại mới thuộc quyền sử dụng của họ để chi tiêu, mua sắm vật phẩm tiêu dùng, dịch vụ phục vụ sinh hoạt, đời sống
Trang 5"Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản phải nộp theo quy định" Như vậy, đối với người lao động, mục đích của việc tham gia vào quan hệ lao động là tiền lương thực tế chứ không phải là tiền lương danh nghĩa, vì tiền lương thực tế quyết định khả năng tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ Đó cũng chính
là đối tượng quan tâm của Nhà nước trong các chính sách về thu nhập, tiền lương và đời sống
Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện qua công thức sau:
là một sự điều chỉnh thiếu ăn khớp giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế Vì vậy, cần có sự điều chỉnh phù hợp cho mối quan hệ này của cả phía nhà nước và phía những người sử dụng lao động
Trang 61.1.2 Bản chất của tiền lương
Bản thân tiền lương có liên quan đến lý luận lợi ích, lý luận phân phối
và thu nhập của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ biện chứng, đó là các quan hệ cơ bản như giữa sản xuất và nâng cao đời sống, tái sản xuất giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa thu nhập của các thành phần dân cư
Tiền lương luôn là mối quan tâm đặc biệt, hàng ngày đối với người lao động Do đối với người lao động làm công ăn lương, tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình của họ Tiền lương và thu nhập phải thể hiện được sự công bằng trong phân phối theo kết quả lao động và hiệu suất công tác của mỗi người
Thời kỳ quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu, tiền lương được thể hiện là một phần của thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ, công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến cho xã hội Theo quan điểm này, chế độ tiền lương mang nặng tính bao cấp, tính bình quân, sự phân biệt giữa các ngành, đặc biệt là người có trình độ cao và người có trình độ thấp không rõ rệt Nhược điểm của chế độ tiền lươngnày là nguồn gốc không rõ ràng, số lượng và chất lượng không được phản ánhtrong tiền lương, mức độ tiền tệ hóa tiền lương thấp nên nó không khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao động không gắn lợi ích với thành quả lao động Vì thế nó hạn chế, không kíchthích phát triển
Khi dổi mới cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sức lao động là một hàng hóa đặc biệt vì nó không tách biệt mà nằm trong con người, tiền lương-tiền công lúc này được coi là giá cả hàng hóa
Trang 7sức lao động Theo quan niệm mới thì tiền lương không chie tuân theo
nguyên tắc phân phối theo lao động mà còn tuân theo cả các quy luật khác củathị trường sức lao động như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… Và lúc này, cơ sở để xác định mức tiền lương chủ yếu dựa trên trình độ phát triển củasản xuất xã hội, yêu cầu phát triển của toàn diện người lao động theo từng thời kỳ và giới hạn của việc tăng lương Quan điểm này không chỉ quan tâm tới thành quả của người lao động đã đạt được, mà còn quan tâm tới lợi ích củangười sử dụng lao động Đối với người lao động, tiền lương là động lực kinh
tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của họ Trả đúng, trả đủ tiền lương cho n gười lao động sẽ khuyến khích họ quan tâm đến hoạt động
và gắn bó với công việc mà họ đảm nhận Còn đối với người sử dụng lao động, tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất nên chi cho tiền lương làchi cho đầu tư phát triển
Như vậy, với việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, quan điểm tiền lương - tiền công mới này không những khắc phục được những nhược điểm của quan niệm tiền lương-tiền công theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mà nócòn là một trong những nhân tố khuyến khích lợi ích vật chất, đóng góp cho
xã hội năng suất cao, hiệu suất tốt Qua đó, nó kích thích sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội
1.2 Chức năng của tiền lương
Bất kỳ một khái niệm nào đưa ra cũng phải mang trong mình sứ mệnh của mình, mang lại những giá trị thiết thực phục vụ cho cuộc sống Mặc dù tiền lương được hiểu khác nhau ở từng thời kỳ, tuy nhiên ở bất kỳ thời kỳ nào thì nó cũng có những chức năng nhất định của nó
Thứ nhất là, chức năng thước đo giá trị Tiền lương – tiền công được
coi là giá cả sức lao động, là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được
Trang 8hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, do dó nó phản ánh được giá trị sức lao động Chức năng này thể hiện ở thước đo giá trị sức lao động làm căn cứ xác định mức tiền lương – tiền công cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, và là cơ sở điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động Giá trị sức lao động biểu hiện thông qua giá trị của việc làm
và được phản ánh thông qua tiền lương – tiền công Việc làm có giá trị càng lớn thì mức lương càng cao và ngược lại Có thể đánh giá việc làm thông qua các tiêu chuẩn như: tính kỹ thuật, tính kinh tế, các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người lao động…
Thứ hai là, chức năng tái sản xuất sức lao động Trong quá trình lao
động, sức lao động vị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm Muốn duy trì khả năng làm việc lâu dài cho người lao động, cần phải bù đắp sức lao động đã hao phí, tức là cần tái sản xuất sức lao động với quy mô mở rộng hơnsức lao động đã hao phí Sức lao động là một trong các yếu tố thuộc chi phí đầu vào của sản xuất, kinh doanh Muốn cho tái sản xuất xã hội diễn ra bình thường, cần khôi phục và tăng cường sức lao động cá nhân để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất Tiền lương – tiền công là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động, trên cơ sở đảm bảo bù đắp lại sức lao động đã hao phí thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho người lao động Vì vậy, các yếu tố cấu thành tiền lương – tiền công phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của người lao động Như vậy, trong sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định
Thứ ba là, chức năng kích thích Kích thích là hình thức tác động, tạo ra
động lực trong lao động Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản, nó biểu hiện nhiều dạng, có lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất, lợiích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và cộng đồng
Trang 9xã hội Tuy vậy, lợi ích cá nhân của người lao động là trực tiếp và tiền lương – tiền công trả cho họ có khả năng tạo động lực vật chất trong lao động Tiền lương – tiền công là nguồn thu nhập chính của người lao động để thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất, tinh thần của người lao động Hơn bất cứ vấn đề gì, tiền lương – tiền công là mục tiêu, là động lực trực tiếp thuc s đẩy
sự phấn đấu của người lao động, để họ phát huy năng lực lao động, khả năng sáng tạo và đem lại chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, công tác với công việc mà họ đảm nhận Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương cao hơn và ngược lại Tiền lương – tiền công phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động Tiền lương – tiền công phải khuyến khích người lao động sáng tạo góp phần điều phối và ổn định lao động xã hội Mặt khác, cần khai thác triệt để vai trò của tiền thưởng và các khoản phụ cấp, làm cho tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế theo đúng nghĩa của nó
Thứ tư là, chức năng bảo hiểm, tích lũy Bảo hiểm là nhu cầu thiết yếu
của người lao động khi tham gia lao động Do đó, tiền lương – tiền công chẳng những duy trì được cuộc sống lao động hàng ngày diễn ra bình thườgn trong thời gian còn khả năng lao động và đang làm việc, mà còn dành một phần tích lũy, dự phòng cho cuộc sống mai sau, và đảm bảo cho họ khi hết khả năng lao động hoặc gặp rủi ro, bất chắc trong lao động và đời sống
Thứ năm là, chức năng xã hội Ngoài việc là yếu tố kích thích sản xuất,
tăng năng suất lao động, tiền lương – tiền công còn là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động Mức tiền lương cao và tăng lên không ngừng chỉ được thực hiện trên cơ sở đảm bảo hài hòa các mối quan hệ lao động Việc gắn tiền lương – tiền công với kết quả công tác, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa người lao động, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tạo tiền đề cho sự
Trang 10phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh.
Như vậy, tiền lương – tiền công không chỉ bó hẹp trong phạm trù kinh tế đơn thuần mà còn là một phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp, phản ánh giá trị sức laođộng trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, và lịch sử nhất định Xây dựng chính sách tiền lương – tiền công đúng đắn, hợp lý không những có tác dụng bảo đảm tái sản xuất sức lao động, kích thích sản xuất phát triển, mà còn là yếu tố quan trọng tạo điều kiện phân phối hợp lý sức lao động trong nền kinh
tế quốc dân, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của con người và xã hội
1.3 Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương
Chính sách tiền lương luôn là mối quan tâm của mọi người lao động Chế độ tiền lương có tác động trực tiếp tới động cơ, thái độ làm việc của người lao động, đồng thời làm tăng hiệu quả của hoạt động quản lý, nhất là quản lý về tiền lương Để đảm bảo các yêu cầu, do vậy tổ chức tiền lương cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc1: nguyên tắc trả lương ngang nhau cho lao động như nhau
Điều này trực tiếp thể hiện nguyên tắc phân phối theo lao động (số lượng, chất lượng lao động) Trả lương không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác ỞViệt Nam, từ sau Cách mạng tháng 8 đã thực hiện nguyên này Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định: "Công nhân đàn bà hay trẻ em mà làm cùng một công việc như công nhân đàn ông được tính tiền công bằng số tiền công của đàn ông"
Nguyên tắc 2: nguyên tắc tốc độ tăng năng suất lao động tăng nhanh
hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Tăng năng suất lao động là yếu tố cốt lõi để phát triển của nền kinh tế, các đơn vị sản xuất, kinh doanh có điều kiệ tăng cường, tăng phúc lợi cho người lao động Tuy nhiên, để đảm bảo tích lũy
Trang 11phát triển thì tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như đối với từng doanh nghiệp đều cần tuân thủ nguyên tắc này
Nguyên tắc 3: nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ hợp lý về tiền
lương giữa các hoạt động lao động có điều kiện khác nhau, có tầm quan trọng khác nhau và giữa các vùng có điều kiện sinh hoạt và mặt bằng giá cả khác nhau Trong xây dựng chế độ tiền lương của tổ chức trả lương, về cơ bản, không được để xảy ra chênh lệch, bất hợp lý về tiền lương giữa những người lao động khi họ có cùng đóng góp sức lực, trí tuệ tương đương như nhau trong các ngành kinh tế Tuy nhiên mỗi vị trí như nhau trong các ngành kinh
tế khác nhau đôi khi lại mang những tầm quan trọng khác nhau Do vậy
nguyên tắc cũng chỉ tuân thủ theo tính chất tương đối mà thôi
2 Quỹ tiền lương là gì?
2.1 Khái niệm quỹ tiền lương
Từ năm 2004, theo quy định của thủ tướng chính phủ, Nhà nước sẽ không trực tiếp quản lý tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp Các doanh nghiệp được tự chủ xây dựng cơ chế quỹ tiền lương cho riêng mình như tự xây dựng kế hoạch tiền lương, tự phân phối tiền lương và có thể tự quyết địnhđơn giá tiền lương cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình… Tuy nhiên, việc tự chủ này cũng phải nằm trong khuôn khổ của luật pháp Việt Nam và phải có giải trình hợp lý với cơ quan các cấp có thẩm quyền
Dưới góc độ kế toán, tổng quỹ tiền lương là tổng số tiền mà doanh
nghiệp dùng để chi trả tiền lương, tiền thưởng và chi phí cho những công việc
có tính chất lương Tổng quỹ tiền lương được hạch toán vào chi phí sản xuát của doanh nghiệp, nhưng có sự phân biệt về nội dung và tính chất của từng
Trang 12khoản mục Lúc này tổng quỹ tiền lương được coi như một bộ phận của tổng chi phí, nên nó vẫn là đối tượng quản lý của doanh nghiệp, là thông số để kiểm soát chi phí và đánh giá thông số kinh doanh.
Dưới góc độ quản lý nguồn nhân lực, tổng quỹ tiền lương là toàn bộ số
tiền mà người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp, các tổ chức) dùng để trả cho các chi phí về lao động, bao gồm: Tiền lương, BHXH, BHYT, phí công đoàn, các khoản phụ cấp, khoản tiền thưởng, tiền trả thêm giờ, thêm ca, công tác phí, các khoản bổ sung khác theo chế độ hiện hành mà người lao động được nhận
Hiểu một cách đơn giản nhất, quỹ tiền lương chính là tổng số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động do doanh nghiệp hay tổ chức
đó quản lý và sử dụng
2.2 Phân loại quỹ tiền lương
Tùy theo góc độ khác nhau mà quỹ tiền lương có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau và do đó nó cũng chia thành các loại khác nhau
Nếu căn cứ vào mức độ ổn định của từng bộ phận, có thể chia quỹ tiền
lương thành hai loại là quỹ tiền lương cấp bậc và quỹ tiền lương biến đổi Quỹ tiền lương cấp bậc (còn gọi là quỹ tiền lương cơ bản, quỹ tiền lương cố định) có tính ổn định trong một thời gian nhất định (trừ trường hợp tăng giảm
số người làm việc hoặc tăng giảm trình độ lành nghề bình quân) Ngược lại, quỹ tiền lương biến đổi lại được hình thành từ các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp, trợ cấp…) vì vậy nó biến đổi theo cùng với sự thay đổi của thời gian
Nếu căn cứ vào sự hình thành của quỹ tiền lương, người ta cũng chia
thành hai loại là quỹ tiền lương kế hoạch và quỹ tiền lương thực hiện Quỹ tiền lương kế hoạch là tổng số tiền lương (bao gồm cả cố định và biến đổi) mà
Trang 13người sử dụng lao động dự tính trả cho người lao động khi họ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện bình thường Còn quỹ tiền lương thực hiện (hay quỹ tiền lương thực tế hoặc quỹ tiền lương báo cáo) là tổng số tiền thực tế đã chi (bao gồm cả những khoản không được lập trong kế hoạch) trong thời gian tương ứng với quỹ lương kế hoạch.
Nếu căn cứ vào đối tượng và phương thức trả lương, thì lại chia ra làm
ba loại là quỹ tiền lương của công nhân sản xuất, quỹ tiền lương của viên chức và quỹ tiền lương cảu giám đốc và kế toán trưởng Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất là số tiền trả cho bộ phận trực tiếp sản xuất, trong đó có thể chia ra quỹ tiền lương sản phẩm (là quỹ tiền lương trả cho người công nhân làm theo lương sản phẩm) và quỹ tiền lương thời gian (là quỹ tiền lươngtrrả cho công nhân làm theo thời gian) Quỹ tiền lương của viên chức là số tiền trả cho bộ phận quản lý trong tổ chức, trong doanh nghiệp Quỹ tiền lương của giám đốc và kế toán trưởng đương nhiên là số tiền trả cho bộ phận giữ chức vụ giám đốc và kế toán trưởng
Nếu căn cứ trong phạm vi xã hội, quỹ tiền lương được chia thành quỹ
tiền lương sản xuất kinh doanh và quỹ tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp Quỹ tiền lương trong sản xuất kinh doanh là số tiền trả cho người làmviệc trong khu vực sản xuất kinh doanh Quỹ tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp lại là số tiền trả cho cán bộ công chức theo luật công chức
Nếu căn cứ vào giác độ của người lao động là người được nhận, lại chia
thành suất lương cơ bản, tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế nhận được Suất lương cơ bản (cấp bậc) là suất lương (mức lương) đã được thỏa thuận giữa hai bên (thường dựa vào thang lương hoặc bảng lương) Tiền lương cơ bản (cấp bậc) là lượng tiền mà người lao động nhận được căn cứ vào suất lương cơ bản (cấp bậc) và thời gian công tác thực tế của họ (còn gọi là phần cứng) Còn tiền lương thực tế nhận được là lượng tiền mà người lao động
Trang 14nhận được bao gồm cả tiền lương cơ bản và các khoản trả thêm căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc (còn gọi là phần mềm)
2.3 Cơ cấu quỹ tiền lương
Căn cứ vào các quy định của Nhà nước: Nghị định số 137/CP ngày 6/6/1976, thông tư 110/TCTK ngày 22/5/1963, nghị định 235/HĐBT ngày 19/9/1985, thành phần quỹ tiền lương bao gồm: tiền lương ngày theo hệ thốngcác thang lương, bảng lương Nhà nước; tiền lương trả theo sản phẩm; tiền lương công nhật trả cho những người phụ việc; tiền lương trả cho cán bộ côngnhân không sản xuất ra sản phẩm không được quy định; tiền lương trả cho thời gian ngừng việc do thiết bị máy móc hỏng, thiếu nhiên vật liệu, mưa bão…; tiền lương trả cho thời gian điều động công nhân viên đi làm nghĩa vụ;tiền lương trả cho thời gian cử đi học (trong biên chế) nghỉ phép theo quy định của Nhà nước; tiền nhuận bút, tiền giảng bài; các loại tiền thưởng có tínhchất thường xuyên; các phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca, kíp; phụ cấp dạynghề; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp lưu động (di chuyển); phụ cấp thâm niên trong các ngành theo quy định; phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật có tài năng; phụ cấp khu vực; các loại phụ cấp khác ghi trong quỹ tiền lương…
Đối với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, cần lưu kết cấu quỹ tiền lương của công nhân sản xuất Bởi công nhân sản xuất là nhân tốchính tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp và cung cấp trên thị truờng Kết cấu quỹ tiền lương của công nhân sản xuất được chia làm bốn loại và được minh họa theo sơ đồ sau:
Trang 15Quỹ lương cán bộ
Trả thêm do điều
kiện làm việc
thay đổi
Quỹ lương cán bộ
Quỹ lương cán bộ
Quỹ lương tháng(năm )
Tiền trả cho công
Trang 16Quỹ tiền lương cấp bậc (cơ sở cố định) bao gồm tiền lương trả cho công nhân hưởng chế độ lương sản phẩm và lương thời gian (theo mức lương trong thang lương).
Quỹ tiền lương giờ là quỹ tiền lương trả theo số giờ làm việc thực tế, bằng quỹ tiền lương cấp bậc và các khoản cộng thêm (nếu có) như: tiền lươngtrả thêm cho công nhân hưởng lương sản phẩm trả theo đơn giá lũy tiến; tiền lương trả cho công nhân hưởng lương thời gian va lương sản phẩm; phụ cấp
ca đêm; phụ cấp tổ trưởng sản xuất; phụ cấp đào tạo công nhân học nghề trong sản xuất
Quỹ tiền lương ngày bằng quỹ tiền lương giờ cộng với các khỏan tiền cho những giờ không làm việc do luật quy định Tiền lương trong những giờ
ưu tiên cho các nghề độc hại Tiền lương trong thời gian bà mẹ có con nhỏ (dưới 12 tháng) cho con bú
Quỹ tiền lương tháng (năm) bằng quỹ tiền lương ngày cộng với các khoản: tiền lương trong thời gian nghỉ phép; tiền phụ cấp thâm niên; tiền trả cho thời gian đi làm nghĩa vụ Nhà nước; phụ cấp khu vực; tiền đi công tác hoặc đi học Vì vậy, quỹ tiền lương tháng (năm) còn gọi là quỹ tiền lương đầyđủ
3 Quản lý quỹ tiền lương
3.1 Khái niệm quản lý quỹ tiền lương
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý nhằm dẫn dắt đối tượng quản lý đi đến mục tiêu Chủ thể quản lý có thể là một người, một bộ máy quản lý gồm nhiều người hay chỉ đơn thuần là một thiết bị mang tính năng quản lý Còn đối tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản
Trang 17lý và nó có thể là những yếu tố thuộc giới vô sinh, giới sinh vật hoặc con người Có thể nói quản lý là tiến trình vô cùng năng động bởi nó phải đạt được một tập hợp các mục tiêu đã được đề ra trong điều kiện biến động của môi trường, nó phải là một quá trình trao đổi thông tin nhiều chiều, nó phải cóngười năng thích nghi khi đứng trước những thay đổi về môi trường, về cơ chế quản lý…
Quản lý quỹ tiền lương cũng vậy, nó bao hàm trong mình những đặc điểm cần có của quản lý và mang trong mình sứ mệnh cũng rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Có thể hiểu quản lý quỹ tiền lương đơn giản chỉ là tổng hợp các biện pháp (công cụ quản lý) mà chủ sử dụng lao động (chủthể quản lý) áp dụng nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức Đối tượng quản lý ở đây, không chỉ đơn thuần là người lao động, mà còn là tổng thể rất nhiều yếu tố chịu sự tác động của các công cụ quản lý như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhà xưởng, sản phẩm,…
3.2 Vai trò của quản lý quỹ tiền lương trong doanh nghiệp (hay tổ chức)
Quản lý quỹ tiền lương là một khâu quan trọng trong toàn bộ quản lý của doanh nghiệp, cho nên trình độ quản lý tốt hày xấu, quyết định việc quản
lý quỹ tiền lương Trách nhiệm quản lý đó là của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức trong từng xí nghiệp sản xuất và trong tổng thể doanh nghiệp Việc quản lý quỹ tiền lương được tốt trước hết giúp cho doanh nghiệp giữ vững được các chỉ tiêu như: lao động, giá thành, lợi nhuận… Sử dụng hợp lý và tiếtkiệm quỹ tiền lương sẽ tránh được tình trạng vượt kế hoạch tiền lương mà sảnlượng không vượt, do đó tránh được tình trạng mất cân đối giữa tích lũy và tiêu dùng ảnh hưởng đến kế hoạch tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, làm
Trang 18cho tình hình tài vụ đi vào ổn định và thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, đạt kế hoạch giá thành, kế hoạch về lợi nhuận và đạt kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp chỉ vượt quỹ tiền lương mà không hoàn thành kế hoạch sản lượng thì sẽ dẫn đến tiền lương chi cho toàn bộ nền kinh tế vượt quá mức hoàn thành kế hoạch sản xuất, do đó mà có thể phá vỡ sự thăng bằng thu chi tiền tệ trong dân, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình lưu thông tiền tệ, vật giá và ảnh hưởng đến sinh hoạt của toàn bộ cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp
Như đã biết, tiền lương – tiền công không chỉ ảnh hưởng tới người lao động mà còn tới cả tổ chức và xã hội Đối với người lao động, tiền lương là phần cơ bản trong thu nhập của họ, giúp cho họ và gia đình trang trải các chi tiêu về sinh hoạt, dịch vụ cần thiết Khi khả năng kiếm được tiền lương cao hơn sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập, nâng cao giá trị của mình thông qua việc nâng câo trình độ và đóng góp cho tổ chức Còn đối với người sử dụng lao động, tiền lương lại một phần của chi phí sản xuất, là công cụ để duy trì, gìn giữ và thu hút những người lao động giỏi, có khả năng phù hợp với công việc của doanh nghiệp Một chính sách tiền lương tốt trong doanh nghiệp cũng là một phần tác động tích cực vào các nhóm trong xã hội, giúp cho người lao động có sức mua cao do đó làm tăng giá cả của thị trường,thị trường lúc này sẽ trở nên hết sức sôi động và thậm chí nó còn góp một phần đáng kể vào thu nhập quốc dân thông qua đóng góp vào thuế thu nhập
và góp phần làm tăng nguồn thu của chính phủ
Quản lý quỹ tiền lương là một hoạt động quản lý nhân sự có ý nghĩa rấtlớn trong việc giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu suất cao cũng như tác động một cách tích cực tới đạo đức lao động của mọi người lao động và một phần kích thích sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Vì vậy, các doanh
Trang 19nghiệp cũng như các tổ chức cần phải quản lý có hiệu quả chương trình tiền lương – tiền công của mình.
3.3 Mục tiêu của quản lý quỹ tiền lương
Mục tiêu của các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, còn mục tiêu của người cung ứng sức lao động là tiền lương Với quan điểm hiện nay, tiền lương không chỉ là mục tiêu cuối cùng của người lao động, mà họ còn hướng tới một môi trường làm việc năng động, hiệu quả, phù hợp và các chính sách đãi ngộ thỏa đáng Chính vì vậy, mục tiêu cuối cùng của quản lý quỹ tiền lương không đơn thuần là đảm bảo tiền lương phản ánh đúng kết quả mà người lao động làm ra, mà còn hướng đến đảm bảo tính công bằng hợp lý, đảm bảo tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng đồng nghĩa với việc kích thích một nền kinh tế - xã hội phát triển tương đối lành mạnh theo đúng nghĩa của nó
Quản lý quỹ tiền lương là một công việc bắt buộc đối với tất cả các chủthể khi tham gia vào hoạt động kinh tế Mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức có những cách quản lý quỹ tiền lương khác nhau do đặc điểm sản xuất kinh doanh và sản phẩm của họ làm ra là khác nhau nhưng họ cũng đều hướng tới những mục tiêu chi tiết như: thu hút người lao động; duy trì người lao động
có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn giỏi; khuyến khích động viên người lao động tích cực làm việc vì mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp…
3.4 Nội dung của quản lý quỹ tiền lương
Quản lý quỹ tiền lương không phải là một công việc hết sức dễ dàng vàđơn giản, nó phải là một quá trình quản lý bao gồm từ việc lập kế hoạch (xây dựng), tổ chức thực hiện, thực thi (hay sử dụng) và kiểm tra giám sát quỹ tiền lương Nhưng nhìn chung, nội dung cơ bản của quản lý quỹ tiền lương được
Trang 20gói gọn như sau: chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động nói chung và quy phạm pháp luật về tiền lương nói riêng; lựa chọn và quyết định mức tiền lương cụ thể phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và yêu cầu khuyến khích độingũ lao động; xây dựng các loại tiêu chuẩn cấp bậc công việc, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức lao động, thang lương, bảng
lương, nâng bậc lương…; xây dựng đơn giá tiền lương trên có sở định mức lao động, phân bổ đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên, xác định quỹ tiền lương thực hiện theo quy định của nhà nước; lựa chọn các hình thức trả lương và tiền thưởng phù hợp; tập trung nhất là xây dựng và thực hiện đầy đủ quy chế trả lương và quy chế tiền thưởng của doanh nghiệp; ghi đầy đủ tiền lương hàng tháng của người lao động trong sổ lương của doanh nghiệp theo quy định hiện hành; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước như đóng BHXH, BHYT; tổng hợp, báo cao tình hình quản lý lao động và tiền lương của doanh nghiệp cho các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm; hoàn thiện và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên chức; phối hợp vớicông đoàn lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở…
3.4.1 Lập kế hoạch quỹ tiền lương (xây dựng quỹ tiền lương)
Để lập kế hoạch tiền lương người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau Các phương pháp thường được sử dụng:
a Dựa vào lao động định biên và hệ số cấp bậc bình quân
QL KH = L min K (H cb + P) S đb 12 + Q dp
Trong đó:
QLKH: Quỹ tiền lương kế hoạch
Lmin : Tiền lương tối thiểu (hiện là
K : Tỷ lệ cho phép tăng Lmin (hệ số điều chỉnh)
Hcb : Hệ số cấp bậc bình quân
Trang 21c Dựa vào chi phí tiền lương cho mỗi đơn vị sản phẩm
+ Xác định mức chi phí tiền lương cho một đơn vị giá trị sản lượng kỳ báo cáo
M 10 = QL 0 / Q 0
Trong đó:
M10: Mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị giá trị sản lượng kỳ báocáo
QL0: Quỹ tiền lương kỳ báo cáo
Q0 : Giá trị sản lượng kỳ báo cáo+ Xác định mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch Việc xác định mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch phải được đặt trong mối quan hệ với tốc độ tăng năng suất lao động
M 11 = (M 10 I 1 ) / I w
Trong đó:
M11: Mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch
M10: Mức chi phí tiền lương kỳ báo cáo
I1 : Chỉ số tăng tiền lương kỳ kế hoạch
Trang 22Iw : Chỉ số năng suất lao động+ Xác định quỹ tiền lương theo công thức sau:
L1, L0: Tiền lương kỳ báo cáo và kế hoạch
T1 : Số lượng lao động bình quân kỳ kế hoạch
I1 : Chỉ số tăng tiền lương kỳ kế hoạch
e Tính theo đơn giá sản phẩm kỳ kế hoạch
QL KH =∑(đ i q i )
Trong đó:
đi: Đơn giá bình quân sản phẩm i (trong thực tế khi sản xuất phải giảm chi phí tiền lương do đó làm giảm đơn giá vì vậy phải tính đơn giá sản phẩm bình quân)
Trang 23h Xác định quỹ tiền lương theo thông tư số 7/2005/TT-BLĐTBXH
ngày 5/1/2005 hướng dẫn thực hiện nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày
Vkh : Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của công ty
Vkhđg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương
Vkhcđ: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơngiá tiền lương)
V khđg = V đg C sxkh
Vđg : Đơn giá tiền lương tính theo quy định trên
Csxkh: Tổng doanh thu hay tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chư
có lương) hay lợi nhuận hay tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thức kế hoạch
V khcđ = V pc + V bs
Vpc: các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: phụ cấp thợ làu; phụ cấp đi biển; chế độ thưởng an toàn hàng không; thưởng vận hành an toàn điện, tính theo đơn giá và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước
Vbs: Tiền lương vủa những ngày nghỉe được hưởng theo quy địnhcủa bộ luật lao động, bao gồm: nghỉ phép năm; nghỉe việc riêng; nghỉ lễ tế; nghỉ theo chế độ lao động nữ
Hình thức này chỉ áp dụng đối với công ty xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến
Trang 24* Xác định tổng quỹ tiền lương thực hiện của công ty theo công thức sau:
V th = V thđg + V thcđ
Trong đó:
Vth : Tổng quỹ tiền lương thực hiện năm của công ty
Vthđg: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh
Vthcđ: Quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơngiá tiền lương)
+ Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương sau khi điều chỉnh Được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện nghĩa vụ sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động và lợi nhuận của công ty, cụ thể:
Nếu căn cứ vào kết quả thực hiện nghĩa vụ sản xuất kinh doanh, quỹ tiền
lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xác định:
Nếu căn cứ vào năng suất lao động và lợi nhuận, quỹ tiền lương thực
hiện theo đơn giá được xác định tùy theo từng công ty
Đối với công ty có năng suất lao động thực hiện bình quân và lợi
nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch thì quỹ tiền lương thực hiện theođơn giá tiền lương được tính theo công thức (1)
Đối với công ty có năng suất lao động thực hiện bình quân và lợi
nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch thì phải điều chỉnh quỹ tiền lương theo
Trang 25đơn giá tiền lương Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương được xácđịnh như sau:
V thđgđc = V thđg – V w – V p (2)
Vthđgđ: Quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá sau khi điều chỉnh
Vw : Quỹ tiền lương điều chỉnh theo năng suất lao động, được tính theo công thức:
Cách 1, điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với số
lợi nhuận giảm Lúc này, Vp được tính như sau:
V p = P kh P th (4)
Pkh, Pth: Lợi nhuận kế hoạch (ứng với đơn giá tiền lương theo quy định trên) và lợi nhuận thực hiện (sau khi điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo năng suất lao động)
Cách 2, điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tương đối Lúc này, Vp
được tính như sau:
V p = [(V thđg - V cđ - V w ) (1- P th / P kh )] 0,5
Vcđ: Quỹ tiền lương chế độ, được xác định bằng số lao động định mức *
hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân, hệ số phụ cấp lương bình quân
và mức lương tối thiểu chung
Pkh, Pth được xác định như cách 1
Trang 26Đối với công ty có năng suất lao động thực hiện bình quân nhỏ hơn kế
hoạch và lợi nhuận thực hiện lớn hơn hoặc bằng kế hoạch, phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương
V thđgđc = V thđg – V w
Đối với công ty có lợi nhuận thực hiện nhỏ hơn kế hoạch và năng suất
lao động thực hiện lớn hơn hoặc bằng kế hoạch, phải điều chỉnh quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương
V thđgđc = V thđg – V p
Vp: Quỹ tiền lương điều chỉnh theo lợi nhuận, được tính theo một trong hai cách sau:
Cách 1: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tuyệt đối, tương ứng với
số lợi nhuận giảm, được tính theo công thức (4)
Cách 2: Điều chỉnh quỹ tiền lương theo mức tương đối
V p = [(V thđg - V w ) (1- P th / P kh )] 0,5
Quỹ tiền lương thực hiện sau khi điều chỉnh theo năng suất lao động và lợi nhuận không được thấp hơn Vcđ
Đối với công ty lỗ thì quỹ tiền lương thực hiện theo đơn giá tiền lương
được xác định bằng số lao động thực tế sử dụng bình quân * hệ số mức lương,
hệ số phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu chung
+ Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương)
V thcđ = V pc + V bs + V tg + V lđ
Vpc, Vbs: Các khoản phụ cấp lương và chế độ khác không được tính trong đơn giá tiền lương; tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động quy định trên và được tính theo số thực chi theo quy định của Nhà nước
Trang 27Vtg: Tiền lương làm thêm giờ, tính theo số giờ thực tế làm thêm (tổng
số giờ làm thêm trong kế hoạch và số giờ làm thêm ngoài kế hoạch không vượt quá số giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật lao động)
Vlđ: Tiền lương làm việc vào ban đêm, được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm để thực hiện số lượng, công việc phát minh chưa xác định trong quỹ tiền lương kế hoạch
3.4.2 Tổ chức thực hiện công tác quản lý quỹ tiền lương
Để việc quản lý tiền lương tại doanh nghiệp đạt các yêu cầu đặt ra và thực hiện đạt hiệu quả cao các nội dung quản lý cần thiết triển khai tốt việc tổ chức thực hiện Trong đó phải quy định rõ trách nhiệm của những người liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quỹ tiền lương Hiện nay, vẫn thực hiện theo thông tư số 07/2005/TT – BLĐTBXH hướng dânc thực hiện nghị định số 206/2004/NĐ – CP quy định về quản lý lao động, tiền lương và thu nhập, quy định việc tổ chức thực hiện quản lý tiền lương tại doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau: hàng năm, doanh nghiệp cần có kế hoạch, chương trình triển khai đồng bộ các nội dung quản lý quỹ tiền lương, trong đó
có sự phân công trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng cho các cán bộ và phòng ban đảm trách về quản lý quỹ tiền lương; thiết lập, chấn chỉnh, củng cố bộ máy viên chức làm công tác lao động – tiền lương của doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tiền lương; trực tiếp phổ biến kịp thời đến người lao động các chính sách, chế độ của Nhà nước về tiền lương, các quy định của doanh nghiệp về tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, cấp bậc công việc, quy chế trả lương, quy chế nâng ngạch lương; đánh giá, rà soát để tổ chức triển khai xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức và quy chế áp dụng trong doanh nghiệp như tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, định mức lao động, qui chế trả lương, quy chế nâng lương; thiết lập, hoàn
Trang 28thiện và tổ chức triển khai hoạt động hiệu quả hệ thống thống kê, báo cáo, phân tích về lao động – tiền lương theo định kỳ tại doanh nghiệp…
3.4.3 Thực thi (sử dụng) quỹ tiền lương
Sử dụng quỹ tiền lương là việc phân phối quỹ tiền lương cho các đơn vịthành viên, qua đó phân phối tiền lương đến từng người lao động sao cho công bằng, hợp lý, không những bảo đảm đời sống cho người lao động mà còn tạo được động lực thúc đẩy họ làm việc có hiệu quả hơn, làm tăng năng suất lao động cho toàn doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của quản lý quỹ tiền lương vì vậy
mà các doanh nghiệp một mặt phải xây dựng được một kế hoạch quỹ tiền lương hợp lý, một mặt cũng phải tổ chức thực hiện quản lý quỹ tiền lương thật tốt và như vậy thì mới có thể sử dụng quản lý tiền lương của doanh
nghiệp một cách có hiệu quả được Sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả sẽ gópphần tiết kiệm chi phí về tiền lương, tăng lợi nhuận, tăng năng suất lao động
và tăng động lực làm việc của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Đó cũng chính là mục đích cuối cùng của công tác quản lý quỹ tiền lương trong doanh nghiệp
Sử dụng quỹ tiền lương là phải phân bổ tiền lương tới từng đối tượng được phân bổ một cách hợp lý Việc phân bổ tiền lương phải căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: thứ nhất, lao động thực tế bình quân của doanh nghiệp (tháng, quý, năm); thứ hai, đơn giá tiền lương, hiện nay doanh nghiệp có toàn quyền phân bổ quỹ tiền lương, tự đưa ra quy chế tiền lương và thậm chí tự đưa ra đơn giá tiền lương cho doanh nghiệp mình; thứ ba, hệ số cấp bậc công việc,
hệ số lương và các khoản phụ cấp; thứ tư, mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm
Trang 293.4.4 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý quỹ tiền lương
Để biết được việc sử dụng quỹ tiền lương có được phân phối hiệu quả không thì chúng ta phải thực hiện công tác kiểm tra Không chỉ đơn thuần là kiểm tra kết quả cuối cùng của việc thực hiện quản lý quỹ tiền lương mà trongquá trình phân phối, tổ chức thực hiện tiền lương cũng phải có sự giám sát củadoanh nghiệp thông qua các phòng ban có nhiệm vụ về công tác tiền lương Đánh giá, rà soát để tổ chức triển khai xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức, quy chế áp dụng trong doanh nghiệp Tổ chức rà soát thông qua đó sửa đổi, bổ sung nội dung lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động một cách thỏa đáng cho người lao động và cả người sử dụng lao động Phòng ban có nhiệm vụ về tiền lương và lao động sẽ phối hợp với tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp để cùng giám sát, theo dõi hoạt động của người lao động, thông qua đó có thể giải quyết một cách thỏa đáng cho người lao động những vướng mắc về chế độ, quy chế lao động và tiền lương
Kết quả cuối cùng của công tác quản lý quỹ tiền lương là những báo cáo về tình hình thực hiện quỹ tiền lương, hệ thống thống kê, phân tích về lao động và tiền lương hàng kỳ của doanh nghiệp Cần phải có sự kết hợp đồng
bộ các quá trình của công tác quản lý quỹ tiền lương để có thể đạt tới mục đích cao nhất của quản lý quỹ tiền lương
3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của toàn bộ nền kinh tế hay của từng doanh nghiệp tăng lên hay giảm xuống cũng đều chịu tác động của nhân tố chính, đó là số người lao động và tiền lương bình quân
Số người lao động tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm công nhân trực tiếp sản xuất, lao động
Trang 30phục vụ như nhân viên văn phòng, nhân viên tạp vụ,… Số người lao động nàyphụ thuộc chủ yếu vào chính sách của doanh nghiệp (chính sách sản lượng, định mức lao động sản xuất, chính sách cắt giảm lao động…), tính chất công việc mà doanh nghiệp đang hoạt động (doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất,…) và trình độ của đội ngũ lao động
Tiền lương bình quân ngoài phụ thuộc vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp quy định, còn phụ thuộc vào mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ và chính sách tiền lương hiện hành của Chính phủ
Ngoài ra, quỹ tiền lương còn ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai như:
sự thay đổi của công nghệ kỹ thuật; sự thay đổi về chất lượng nguồn nhân lực,việc nâng cao trình độ của người lao động; do đặc điểm sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp đang hoạt động; trình độ quản lý quỹ tiền lương của các cán
bộ chuyên trách…
Tuy nhiên, đây chỉ là những nhân tố ảnh hưởng tới quỹ tiền lương của doanh nghiệp, còn công tác quản lý quỹ tiền lương phải là một quá trình vì vậy mà các doanh nghiệp bên cạnh xem xét các nhân tố bên trong doanh nghiệp cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ítnhiều có ảnh hưởng đến công tác quản lý quỹ tiền lương Vì quản lý quỹ tiền lương hiệu quả sẽ tạo ổn định đời sống sinh hoạt cho các nhóm trong xã hội, tăng năng suất lao động, kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế về nhiều mặt nên các yếu tố trong đời sống kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố tác động ngược trở lại công tác quản lý này Khi mà nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, nền kinh tế ngày càng hội nhập thì cũng cần phảichú trọng hơn tới các nhân tố tác động của thị trường này Doanh nghiệp cần phải dự đoán sự phát triển của thị trường tương lai, theo kịp xu thế cua thị trường hiện tại
Trang 31Công ty được thành lập ngày 25/6/1956 trên cơ sở vốn đầu tư xây dựng
và máy móc thiết bị là nguồn viện trợ của chính phủ Trung Quốc Nhiệm vụthống kê của công ty là sản xuất Diêm bao phục vụ nhu cầu tiêu dùng củanhân dân Miền Bắc Toàn bộ thiết bị, công nghệ là của Trung Quốc chế tạo,lắp đặt và đưa vào sản xuất là bán thủ công
Qua hơn 50 năm hoạt động liên tục, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất
đã không ngừng vươn lên Từ chỗ với tên là “nhà máy Diêm Thống Nhất” quy mô sản xuất nhỏ và phạm vi hoạt động hẹp đến nay đã đổi tên thành
-“Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất” - với quy mô sản xuất và chức nănghoạt động phong phú hơn, hiệu quả hơn
Theo quyết định QĐ1130/TTG ngày 27/8/2001 của thủ tướng chínhphủ và điều lệ tổ chức - hoạt động của đã được Đại hội cổ đông thông quangày 5/12/2001, vào ngày 25/6/2002 Công ty cổ phần Diêm Thống Nhấtchính thức hoạt động với hình thức một công ty cổ phần có tư cách phápnhân đầy đủ theo mô hình CPH của nhà nước
Trang 32Tên đăng ký hợp pháp của công ty:
Tên giao dịch của công ty:
THONG NHAT MATCH JOINT STOCK COMPANY
cổ phần Diêm Thống Nhất qua năm giai đoạn đặc thù sau:
1.1.1 Giai đoạn 1: năm 1956-1983
Công ty hoạt động theo hình thức thanh toán độc lập trực thuộc bộ chủquản là Bộ Công Nghiệp Nhẹ Toàn bộ hoạt động được vận hành theo cơ cấu
kế hoạch hoá tập trung và theo sự chỉ đạo sát sao của cấp trên trực tiếp
Trong giai đoạn này, công ty hoạt động dưới hình thức là nhà máy
* Năm 1956: khánh thành Nhà máy Diêm Thống Nhất.
Nhà máy Diêm Thống Nhất ra đời ngay sau thắng lợi Điện Biên Phủvang dội của quân và dân ta năm 1954 và cũng ngay sau khi miền Bắc hoàntoàn giải phóng, bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế Nhà máychính thức được khởi công xây dựng vào tháng 9/1955 trên diện tích
Trang 3342.000m2 thuộc địa phận xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội Nhàmáy Diêm Thống Nhất ra đời trên cơ sở vốn đầu tư xây dựng và máy mócthiết bị là do chính phủ Trung Quốc viện trợ cho chính phủ và nhân dân ViệtNam nhằm khôi phục kinh tế sau chiến tranh Đặc biệt là việc trực tiếp chỉđạo xây dựng do 20 chuyên gia Trung Quốc giàu kinh nghiệm đảm nhiệm,cùng với sự góp sức chủ yếu của lực lượng thanh niên xung phong và nhândân hai xã Thượng Thanh và Giang Biên Nhiệm vụ thống kê của công ty lúcnày là sản xuất Diêm bao phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân miền Bắc.
Ngày 25/6/1956, đồng chí Lê Thanh Nghị, nguyên là Bộ trưởng BộCông nghiệp đã cắt băng khánh thành Nhà máy Diêm Thống Nhất Đây là nhàmáy được xây dựng xong đầu tiên ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa Với hìnhtượng chim bồ câu tung cánh bay trên bầu trời đã trở thành nhãn hiệu thânquen của Diêm Thống Nhất cho tới tận hôm nay Sau 2 tháng nhà máy đi vàohoạt động, Bác Hồ đã tới thăm nhà máy vào ngày 16/8/1956 với niềm tự hào
và động lực sản xuất của cán bộ công nhân nhà máy nhiều thế hệ Toàn bộthiết bị, công nghệ là của Trung Quốc chế tạo, lắp đặt và đưa vào sản xuất làbán thủ công, do vậy chỉ có một số bộ phận trọng yếu được trang bị thiết bị cơkhí bán tự động còn lại toàn bộ dây chuyền sản xuất diêm của Nhà máy chủyếu là phương pháp thủ công Nhà máy lúc đó bao gồm 4 phân xưởng côngnghệ và một bộ phận cơ điện phục vụ điện nước, sửa chữa thiết bị Để vậnhành tốt dây chuyền, ngoài sự chỉ đạo, huấn luyện trực tiếp của các chuyêngia Trung Quốc, một đoàn cán bộ trực tiếp vận hành dây chuyền được cử sangTrung Quốc học tập công nghệ Trong tổng số cán bộ công nhân viên nhàmáy lúc đó có hơn 60% là cán bộ miền Nam tập kết, 18% thanh niên xungphong và công nhân của Xưởng diêm Hưng Việt Cả nhà máy lúc đó chỉ cómột vài cán bộ kỹ thuật có tay nghề bậc sơ, trung cấp, một số cán bộ được cử
đi đào tạo ở Trung Quốc Lực lượng kỹ thuật rất mỏng trong khi phải vận
Trang 34hành một nhà máy có qui mô tương đối lớn lúc bấy giờ là cả một sự tháchthức lớn đối với một tập thể chưa có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất Dovậy năm 1956, năm đầu tiên đi vào sản xuất, sản lượng của nhà máy chỉ đạthơn 24 triệu bao diêm Từ năm 1957 đến năm 1965 là thời kỳ nhà máy đi vào
ổn định và phát triển sản xuất do vậy sản lượng sản xuất ra đã được tăng lênđáng kể Đây cũng là giai đoạn nhà máy có nhiều đầu tư mới, đổi mới côngnghệ mới và tiếp thu những sáng kiến cải tiến công nghệ mới của cán bộ côngnhân viên đã được đưa vào sản xuất nhằm tăng sản lượng sản xuất ra, sảnphẩm đa dạng hơn về mẫu mã và chủng loại, do đo đã đáp ứng được phần lớnnhu cầu tiêu dùng hiện tại Từ năm 1965, do giặc Mỹ quay trở lại bắn phámiền Bắc nên nhà máy cũng phải di tản, tháo dỡ máy móc thiết bị sơ tán sanghai nơi như Khoái Châu – Hưng Yên, Lãng Ngâm – Hà Bắc… Sự chỉ đạo sảnxuất trong thời gian này là hết sức khó khăn vì vậy Nhà máy đã quyết địnhtách thành hai nhà máy vào năm 1967
* Năm 1967: Nhà máy Diêm Thống Nhất tách ra thành hai đơn vị là
nhà máy Diêm Thống Nhất (cơ sở sơ tán ở Hà Bắc) và nhà máy Diêm HưngLong (cơ sở sơ tán ở Hưng Yên)
Năm 1967, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ra quyết định tách cơ sở sơ tán ởHưng Yên thành Nhà máy Diêm Hưng Long Nhà máy Diêm Thống Nhất chỉcòn sản xuất tập trung một nơi sơ tán ở Hà Bắc Sản xuất ở nông thônm trongđiều kiện phải ngụy trang để tránh máy bay Mỹ, điện không có, cả hai cơ sở
đã phải dùng máy nổ để tự cấp điện cho sản xuất Các máy nổ đều có côngsuất nhỏ, từ 20 – 50kwh, không thể lắp đặt nồi hơi để sấy que và ống đáy, cảhai nhà máy đã phải dùng lò sấy nhiệt thay thế Mỗi cơ sở tuỳ thuộc vào điềukiện của mình để đưa ra phương pháp tối ưu nhất cho hoạt động sản xuất
Trang 35Năm đầu tiên nhà máy sản xuất trọn vẹn trong điều kiện sơ tán, sản xuất bịhạn chế nhiều nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch Bộ giao
Giữa năm 1969, Bộ có quyết định sáp nhập hai nhà máy làm một vàchuyển trụ sở về Cầu Đuống
* Năm 1969: Nhà máy Diêm Hưng Long sáp nhập lại với nhà máy
Diêm Thống Nhất trụ sở chuyển về Cầu Đuống, Hà Nội
Thời kỳ này, nhà máy bị ném bom nhiều lần làm hư hỏng nặng các khuvực cơ điện, nhà văn phòng, kho hoá chất, kho thành phẩm, hồ ngâm gỗ…Nhờ sự hỗ trợ của Nhà máy gỗ Cầu Đuống, ngày 19/ 8/1969, nhà máy lại tiếptục đi vào hoạt động
Năm 1970, nhà máy được phía Trung Quốc đầu tư thêm trang thiết bịmới tăng năng lực sản xuất và được sự hướng dẫn và vận hành của cácchuyên gia Trung Quốc Từ năm 1971, nhà máy bắt đầu xuất khẩu diêm sangCHLB Đức và Mông Cổ
3 năm sản xuất chưa kịp ổn định thì giặc Mỹ lại tiếp tục ném bom bắnphá miền Bắc trở lại Tháng 6/1972, một lần nữa nhà máy phải sơ tán một nửalên Lãng Ngâm, Hà Bắc, một nửa còn lại di chuyển sang khu vực nơi ở củacán bộ nhà máy, sản xuất theo kiểu du kích
Năm 1973, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, kết thúc cuộc chiếntranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ Cơ sở sơ tán ở Hà Bắc của Nhà máy lại đượcchuyển về Hà Nội
Kể từ năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất hoàntoàn, nhà máy lại một lần nữa đi vào khôi phục và ổn định sản xuất Đây cũng
là giai đoạn nhà máy có sự chuyển biến lớn trong khâu quản lý và đầu tư.Liên tục nhiều năm liền, nhà máy Diêm Thống Nhất đều hoàn thành xuất sắc
kế hoạch được giao Đội ngũ quản lý, kỹ thuật của nhà máy được tăng cường
Trang 36Nhiều cán bộ có trình độ tay nghề cao được tuyển dụng làm cho nhà máy, cáccán bộ có trình độ chuyên môn được bố trí ở những điểm “chốt” để giám sát
và quản lý thiết bị, máy móc Tuy nhiên, trong thời gian này nhà máy cũnggặp không ít những khó khăn tồn tại và những khó khăn trong thời gian tớinhư khó khăn trong khâu cung ứng vật tư, khó khăn do cơ chế cũ không phùhợp với thực tiễn sản xuất
1.1.2 Giai đoạn 2: Năm 1984 – 1987
Từ năm 1984 – 1987, Bộ Công nghiệp quyết định sáp nhập nhà máy gỗ CầuĐuống và Diêm Thống Nhất thành Xí nghiệp liên hợp Gỗ Diêm Cầu Đuống,
đã làm cho Nhà máy Diêm Thống Nhất dần mất đi tính chủ động trong hoạtđộng sản xuất Trong giai đoạn này, công ty hạch toán theo hình thức phụthuộc, là một phân xưởng thành viên trong Xí nghiệp Lúc này hình thức hoạtđộng của công ty giống như một phân xưởng Thời kỳ này cũng là giai đoạncuối của cơ chế quản lý máy móc, đồng thời mô hình hoạt động nhà máy bịthu hẹp Vì vậy, hiệu quả sản xuất thấp, mặt hàng diêm không còn được coitrọng như trước đây, thiếu vắng sự quan tâm và đầu tư đúng mức
1.1.3 Giai đoạn 3: Năm 1988 - 1993
Đến giữa năm 1987, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đấtnước, Chính phủ Thụy Điển (do tổ chức SIDA) thực hiện chương trình việntrợ nhằm phục hồi một số nhà máy trong thời gian 3 năm từ năm 1987 -
1990, trong đó có nhà máy Diêm Thống Nhất Đầu năm 1988, Nhà máy DiêmThống Nhất được tách ra khỏi Xí nghiệp liên hợp Gỗ Diêm Cầu Đuống Lúcnày cũng là thời kỳ nền kinh tế nhà nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch sang
cơ chế thị trường Vì vậy tình hình của nhà máy lúc này là cực kỳ khó khăn và
đó cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong những năm đầu thực
Trang 37hiện đổi mới Giai đoạn này, công ty hạch toán theo hình thức thanh toán độclập theo mô hình một nhà máy Nét nổi bật nhất trong hoạt động của công tylúc này là thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất Tháng 9/1989, các thiết bịđầu tiên đã về tới nhà máy (chương trình tài trợ của chính phủ Thụy Điển).Tuy nhiên cũng phải đến tháng 3/1990, sau khi các chuyên gia Thụy Điển cănchỉnh thiết bị, hướng dẫn công nhân vận hành và chạy thử, đến tháng 5, dâychuyền mới đi vào sản xuất chính thức Những năm đầu sau đầu tư, sản xuấttiêu thụ của nhà máy gặp nhiều thuận lợi Ngoài việc sản xuất diêm phổthông, nhà máy thường xuyên có đơn hàng xuất khẩu, sản xuất diêm cao cấptheo đơn hàgn cung cấp cho các khách sạn nhà hàng như Hanoi Restaurant,Queen Hotel, Hanoi Hotel… Bên cạnh đó, nhà máy vẫn duy trì các sản phậmphụ, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người lao động như nẹp bao bì, giấybao gói, phôi nút phích, bánh đa nem, xà phòng kem…
1.1.4 Giai đoạn 4: Tháng 4/1993 – 2002
Nhà máy chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệpvới tên gọi mới: Công ty Diêm Thống Nhất theo tinh thần quyết định388/HĐBT Công ty Diêm Thống Nhất hoạt động theo hình thức hạch toán
mô hình công ty trực thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý Giai đoạn này,công ty đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiêu thụ sản phẩm và đã tập trungcho công tác duy trì và mở rộng mạng lưới tiêu thụ Đội ngũ bán hàng đượcchuyên môn hoá và được trang bị kiến thức bán hàng, tiếp thị sản phẩm Do
đó, lượng hàng bán ra tăng lên rõ rệt
Sau khi có quyết định mở cửa rừng trở lại của Chính phủ, từ năm 1995,Công ty đã chủ động hơn trong thu mua nguyên liệu, sản lượng tăng gấp đôi
so với năm 1994 Tổng doanh thu đạt 22 tỷ đồng, tăng 40% so với trước,doanh thu nội bộ tăng 20% so với năm trước Đây là một năm thắng lợi lớn
Trang 38sau một chuỗi những năm dài khó khăn Quý 4/năm 1996, hàng xuất khẩu củaCông ty chiếm 40% tổng doanh thu Sản phẩm “made in Việt Nam” đã có mặttrên các thị trường Địa Trung Hải, Châu Phi, Nam Mỹ với chất lượng tươngđương với các chủng loại nước ngoài
Từ năm 1998, do xác định chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệutrong giai đoạn mới là yếu tố quyết định trong cạnh trành của sản phẩm thịtrường, nên Công ty đã xây dựng lộ trình công nghệ đổi mới đến năm 2005.Năm 1998 cũng là năm Công ty tạo được mức thu nhập bình quân choCBCNV đạt xấp xỉ 1 triệu đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm trước
Năm 2000, giá trị tổng sản lượng đạt hơn 22 tỷ đồng, đạt mức tăngtrưởng gần 22% Đây cũng là năm mà Tổng công ty giấy Việt Nam có quyếtđịnh chọn Công ty Diêm Thống Nhất để cổ phần hoá, thời điểm hoàn tất vàocuối tháng 3 năm 2002 Cuối năm 2000, Công ty tiến hành đánh giá lại tài sảndoanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến kiến thức về công ty cổ phần, chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước về CPH, những chế độ ưu đãi đối vớingười lao động, thăm dò khả năng và vận động mọi người tham gia mua cổphần của CBCNV… Giai đoạn đầu cổ phần hoá, công ty cũng gặp phải không
ít những khó khăn, đặc biệt là tư tưởng của CBCNV về cổ phần hoá
1.1.5 Giai đoạn 5: Năm 2002 đến nay
Công ty đổi tên thành công ty cổ phần Diêm Thống Nhất theo tinh thầnquyết định QĐ 1130/TTG ngày 27/8/2001 của thủ tướng chính phủ, điều lệ tổchức và hoạt động của công ty đã được đại hội cổ đông thành lập thông qua5/12/2001 Công ty trở thành một công ty hạch toán độc lập có tư cách phápnhân đầy đủ theo mô hình CPH của Đảng và nhà nước đề ra
Năm 2002 – năm đầu tiên công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệpcông ty cổ phần, giá trị tổng sản lượng của công ty đã đạt trên 24,5 tỷ đồng,
Trang 39tăng 4% so với năm trước, đó là bước khởi đầu khá thành công của công tysau khi chuyển đổi sang hình thức hoạt động mới này Trong thời gian này, do
cơ chế thị trường cạnh tranh hết sức đa dạng và phong phú nên đây cũng làgiai đoạn hết sức khó khăn của một công ty cổ phần mới như công ty cổ phầnDiêm Thống Nhất Sản phẩm của công ty không những bị ảnh hưởng bởi đốithủ là sản phẩm diêm giả, nhai nhãn mác “Diêm Thống Nhất” có giá bán chỉbằng nửa giá Diêm Thống Nhất, mà sản phẩm còn chịu ảnh hưởng lớn hơnbởi các sản phẩm thay thế trên thị trường như các sản phẩm bật lửa ga vớimẫu mã vô cùng phong phú và tiện lợi Đứng trước tình trạng đó, công ty vẫntừng bước đứng vững và tiếp tục phát triển bằng những sản phẩm truyềnthống của mình đã được khẳng định thành thương hiệu Diêm Thống Nhất quahàng chục năm tồn tại và phát triển Đồng thời để tạo thế vững chắc trên thịtrường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài công ty còn đa dạng hoá sản phẩmnhằm tận dụng tối đa năng lực và mặt bằng sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận.Tuy rằng hiện nay sản phẩm diêm không còn giá trị lớn song giá trị sản lượngcủa nó vẫn còn khá lớn, với số vốn đầu tư tuy ít nhưng công ty vẫn có thể tựtúc nguồn vốn mình đây là một nền tảng vô cùng vững chắc để công ty cổphần Diêm Thống Nhất có thể tự tin đưa ra những chiến lược phát triển mới
để làm tăng giá trị sản lượng sản phẩm của mình
1.2 Đặc điểm và chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất
Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần Diêm ThốngNhất đứng vững đến ngày hôm nay là nhờ sản xuất sản phẩm diêm truyềnthống - sản phẩm diêm Thống Nhất ngày nay đã trở thành thương hiệu đượckhẳng định trên thị trường Sản phẩm diêm Thống Nhất đã trải qua một giai
Trang 40đoạn dài và phát triển cùng với những tiến bộ của KH&CN vì vậy ngay trongbản thân nó đã mang những đặc điểm đặc thù hết sức độc đáo.
1.2.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất
Sản phẩm diêm là một mặt hàng tiêu dùng khá phổ biến trong đời sốngcon người Nó đáp ứng mục đích lấy lửa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mỗigia đình: để hút thuốc, để nấu ăn, để lấy ánh sáng… Đặc biệt là nhân dân ởcác vùng nông thôn, các vùng cao, rừng núi, vùng xa hẻo lánh, các ngư dânsống trên sông biển… thì diêm càng trở nên cần thiết hơn
Từ thủa xa xưa, khi con người còn “ăn lông ở lỗ” để có một chút lửasưởi ấm, họ phải dùng hai hòn đá đánh vào nhau cho toé lửa lên, bắt cháy vào
lá khô, cành cây Cách lấy lửa này thường rất khó khăn nhất là vào những lúcthời tiết ẩm ướt, lạnh lẽo Vào cuối thế kỷ 18, người La Mã đã nghĩ ra cáchlàm ra những que diêm đầu tiên bằng cách: họ bọc lên một đầu que gỗ nhỏhỗn hợp của Kalyclorat (KCLO3) với keo để kết dính Sau đó phơi khô khicần lấy lửa thì nhúng đầu hỗn hợp đó vào dung dịch H2SO4 đặc nó sẽ bốcthành lửa Loại diêm này rất đắt và nguy hiểm vì vậy nó không được sử dụngphổ biến Về sau khoảng thế kỷ 19, ở Thụy Điển xuất hiện một loại diêm mới
mà khi dùng người ta phải quẹt diêm lên một vật cứng nào đó, hỗn hợp ở đầuque diêm gồm có S, P trắng, PbO, MnO2 và KCO nhựa cây Loại diêm này cónhiều tiện lợi song do P trắng dễ bốc cháy ở to 40oC và là chất rất độc hại chosức khoẻ con người nên loại diêm này dần bị cấm sản xuất Cho đến năm
1885, người Thụy Điển đã nghĩ ra sáng kiến thật đơn giản là đem trộn hỗnhợp KclO3 với keo rồi phủ lên đầu que gỗ, còn P đỏ thì quét lên mặt giấy dánvên cạnh bao diêm, khi sử dụng chỉ cần quẹt mạnh đầu que diêm lên mặt baodiêm có quét P là que diêm bốc cháy Như vậy, vừa an toàn, vừa đảm bảokhông độc Loại diêm này đã nhanh chóng được cả thế giới chấp nhận và gọi