Cạnh tranh là một từ đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử muôn loài vạn vật dưới hình thức ban đầu là đấu tranh sinh tồn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Trên thế giới mỗi ngày có hàng trăm nghìn doanh nghiệp ra đời và cũng với một
số lượng doanh nghiệp như vậy thất thế, phá sản Sự quyết liệt của thươngtrường thực sự là một thách thức lớn đối với các doanh nhân Doanh nhân làngười chủ doanh nghiệp nhạy cảm với tình thế, nắm vững những nguyên lý cơbản trong cạnh tranh là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanhnghiệp Vậy làm thế nào để Doanh nghiệp luôn đứng vững trên thương trườngvới tư thế tự chủ?
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thống
kê toán, phương pháp tổng hợp so sánh và phân tích số liệu đồng thời trongphạm vi nghiên cứu có hạn là báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty trong 2 năm trở lại đây là năm 2006, 2007, bài viết này hy vọng sẽ có thểthực hiện được các mục tiêu đã sau:
Một mặt, hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về cạnh tranh, mặt khác đi sâutìm hiểu về năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) NgọcHoa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm
Bên cạnh đó, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHHNgọc Hoa, qua đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty
Cuối cùng là đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty TNHH Ngọc Hoa và kiến nghị đối với các chính sách chủ quancủa Nhà nước
Trang 2Mặc dù có rất nhiều vấn đề trong nền kinh tế cần được chúng ta nghiêncứu và làm sáng tỏ đặc biệt là những vấn đề liên quan tới năng lực cạnh tranhcủa doanh ngiệp Tuy nhiên với chuyên đề này, tôi chỉ xin đề cập đến đối tượngnghiên cứu chính là năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ngọc Hoa trong lĩnhvực sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm để từ chỗ cho chúng ta cái nhìn vềmột doanh nghiệp mà có thể tiến tới nghiên cứu thêm các doanh nghiệp vừa vànhỏ khác trên lãnh thổ Việt Nam Từ đây chúng ta sẽ dần có cái nhìn tổng quan
về năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế Việt
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hồ Thị Bích Vân cùng các cán bộ, nhânviên của công ty trách nhiệm hữu hạn Ngọc Hoa đã giúp đỡ tôi hoàn thànhchuyên đề này Trong thời gian có hạn, bài viết này còn rất nhiều sai sót, tôi rấtmong nhận được sự đóng góp để bài viết có thể hoàn thiện hơn
Trang 3CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH & THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm có liên quan
Cạnh tranh là một từ đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử muôn loài vạn vậtdưới hình thức ban đầu là đấu tranh sinh tồn Mọi sinh vật từ khi sinh ra đều phảicạnh tranh với các sinh vật cùng loại hay đấu tranh với các sinh vật khác để tồntại và phát triển trong thế giới của mình Đó là cạnh tranh về thức ăn, lãnh thổ,
về các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của mình Những cuộc đấu tranh này đôikhi không hề đơn giản, chúng có thể vô cùng khốc liệt dẫn đến một mất một còn.Sinh vật nào có đủ bản lĩnh sẽ sinh tồn và ngược lại Cuộc sống con người chúng
ta cũng bắt đầu và phát triển như vậy Cạnh tranh như một quy luật khách quankhông thể tách khỏi hoạt động sống của con người từ xã hội cộng sản nguyênthuỷ cho đến chủ nghĩa tư bản Từ hoạt động cạnh tranh với tự nhiên để sinh tồn,con người cũng cạnh tranh với nhau để phát triển Cạnh tranh tuy được thấy từmọi góc cạnh của cuộc sống con người nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cập đếncạnh tranh trong kinh tế, giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trên thịtrường nhiều biến động
Ai đó đã nói "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là
sự tất yếu của thương trường Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản giữa các doanh nghiệp, những đe doạ thách thức hoặc cơ hội của doanh
Trang 4nghiệp, chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này Cạnh tranh trên nhiều phương diện: Thương hiệu - Chất lượng - Mẫu mã - Giá cả Chúng ta
đã và đang tiến tới xây dựng một thương trường lành mạnh, một môi trường kinhdoanh có văn hoá - sự phát triển vững bền cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung
Xin trân trọng giới thiệu tới các doanh nghiệp, doanh nhân mười phương
kế hữu hiệu trong cạnh tranh giành thắng lợi
Đây là một nguyên tắc được dùng phổ biến nhất trong đấu tranh quân sự
và chính trị, và nó cũng thích hợp trong cạnh tranh kinh tế thời hiện đại vì doanh nghiệp là một hệ thống lớn kiểu mở cửa, luôn muốn trao đổi thông tin và trao đổinăng lượng với môi trường toàn xã hội
Bảo thủ là điều tối kị trong cạnh tranh, phải xem xét đánh giá tình hình, biết trước, làm trước là "pháp bảo" của thắng lợi Các doanh nghiệp phải biết nhìn xa trông rộng và có sáng kiến để đối phó những thay đổi, những sự cố đột biến, tránh tình trạng không kịp đề phòng, không kịp trở tay
Trên thương trường, hạt nhân của "bất ngờ, đánh vào chỗ không chuẩn bị"được thể hiện ở chữ "kỳ" Mưu lược "xuất kỳ bất ý" mà các ông chủ hiện đại thường dùng đều dốc tâm sức vào chữ "kỳ" Nếu muốn thành công đòi hỏi bạn phải có tư tưởng kinh doanh xuất kỳ (lạ thường), đưa ra sản phẩm lạ thường, xảothuật kinh doanh lạ thường, phương thức tiêu thụ và thái độ phục vụ khác lạ
"Thời gian là vàng bạc" thực sự là kinh nghiệm cạnh tranh hiện đại bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền, đến chiếm dụng và tốc độ quay
Trang 5vòng của đồng tiền, đến việc năm bắt cơ hội Với một doanh nghiệp mà nói, cơ hội thường là điểm chuyển hướng của thăng tiến, là nơi mở ra thành công, chỉ cónắm chắc được thời cơ thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể mang lại hiệu quả Người cạnh tranh hiện đại phải rất coi trọng "cơ hội" phải tranh thủ thời gian từng giây, từng phút, nếu có cơ hội phải quyết đoán, dứt khoát bắt tay vào làm ngay.
Binh pháp có phép dùng binh: "Đánh đòn phủ đầu, lùi trước tiến sau" Người hành động sau trong cạnh tranh cũng có thể thắng được người khác - trên tất cả các mặt đều tỏ ra ưu thế hơn người hành động trước, họ có thể tiếp thu bài học thất bại của người đi trước để giành được hiệu quả kinh tế tương đối tốt Nhưng người làm sau phải nhằm đúng thời cơ, hành động dứt khoát, quyết đoán,quyết không thể hành động mù quáng để dẫn đến thất bại quá sớm, cũng không nên do dự chần chừ mà để lỡ thời cơ
Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc cạnh tranh về nhân lực, vật lực và tài lực Nhưng bất kỳ cá nhân, tập thể nào cũng đều bị hạn chế trong những nguồn này Trong tình hình như vậy, phải sử dụng nguồn vốn như thế nào để có hiệu quả nhất - Đây là một trong những điểm mấu chốt để cạnh tranh thắng lợi Ngườithành công thật sự thì quy mô sự nghiệp của họ không thể trải ra quá rộng mà chỉnên hành động trong phạm vi mình có thể nắm chắc được Như vậy bảo đảm tập trung ưu thế, đột phá trọng điểm, thúc đẩy toàn cục
Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc người quyết sách phải tuân theo khi lựa chọn phương pháp tối ưu Muốn trong một thời gian ngắn chiếm được ưu thế canh tranh với chi phí thấp nhất, con đường duy nhất có thể lựa
Trang 6chọn là hướng tới cái lợi, tránh cái hại, phát huy sở trường, tránh sở đoản Trong cạnh tranh kinh tế, bất kì một doanh nghiệp nào cho dù thực lực có mạnh đến đâu đều có điểm yếu và điểm mạnh của mình, đều không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Trường hợp đứng trước lợi hại đan xen phải tuân thủ theo nguyên tắc:Hai cái lợi lấy cái lợi lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ "Lấy cái mạnh của mình đánh lại cái yếu của đối phương" đồng thời đánh vào khe hở của thị trường
Trong đối kháng và canh tranh của thị trường chúng ta không thể mãi mãi chỉ đi theo con
đường thẳng, trên vấn đề "thẳng" và "cong" phải cố gắng nhìn xa trông rộng, dự báo tương lai một cách chính xác, dũng cảm đối mặt với khó khăn, tỉnh táo nhìn nhận thành tích Vừa làm hảo hán trong hoàn cảnh thuận lợi, không quá đắm mình trong tình thế có lợi, lại vừa làm anh hùng trong hoàn cảnh khó khăn, không hề dao động trước nguy cơ áp lực
Kế Vu hồi được ứng dụng trong thời gian, là lấy kéo dài thay thế tốc thắng(thắng nhanh) Trong tình huống thời cơ và điều kiện chín muồi phải thần tốc, quyết chiến quyết thắng Ngược lại khi điều kiện chưa đầy đủ, thời cơ chưa chín muồi, phải tính kế lâu dài, bảo toàn thực lực và lực lượng, đợi thời cơ chiến đấu lâu dài
Để thực hiện mưu lược này nhà doanh nghiệp phải mang trong trái tim chíhướng lớn, phải tự tin vào tương lai ở phía trước; nếu thấy tự hổ thẹn, nhát gan lùi bước, không có chí hướng lớn thì khó có thể bước qua cửa ải "long môn" Thực hiện mưu lược "tích tiểu thành đại" còn phải có ý chí kiên trinh bất khuất
và tinh thần không ngại khó khăn gian khổ "
Trang 7Những người thành công đều biết vận dụng thành thạo chiến thuật tiến thoái hợp lý hơn nữa đây còn là "pháp bảo"của thành công Trong tình thế ở vào bất lợi, có thể đầu hàng, có thể giảng hòa cũng có thể rút lui Trong ba điều này đầu hàng là thất bại hoàn toàn, giảng hoà là một nửa thất bại, rút lui có thể
chuyển bại thành thắng
Trong cạnh tranh kinh tế, lùi bước cũng là một khái niệm rất có giá trị Có thể dự báo xem xét trước được hay không những thất bại hoặc tình hình xấu có thể xẩy ra để có được kế hoạch và thu xếp chu đáo
Vì mục đích phát triển lâu dài, người thành công thường phải hi sinh một vài lợi ích nhỏ trước mắt, thậm chí bỏ ra một số vốn để mở rộng việc kinh doanh buôn bán từ nay về sau và cũng từ đó để gây dựng lòng tin Người kinh doanh của doanh nghiệp phải thông qua hạch toán tỉ mỉ điều tra và dự tính chu đáo thị trường, mục tiêu "thả dây dài để câu cá lớn" Vì vậy có thể chấp nhận buôn bán
lỗ vốn cũng được, chỉ cần đầu tư trên thị trường có tiềm lực phát triển thì cuối cùng vẫn giành được thắng lợi lớn
Trong tác phẩm của mình, Michael Porter cũng thừa nhận không thể đưa
ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh Theo ông, “để cóthể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranhdưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năngkhác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình
Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải ngày càng đạtđược những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hànghoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”
Trang 8Quan niệm của Michael Porter đã đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranhcòn bao hàm cả việc doanh nghiệp phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh củamình Nói cách khác, doanh nghiệp phải liên tục duy trì mức lợi nhuận trên cơ sởbám sát với nhịp độ phát triển của thị trường hoặc thậm chí chủ động tạo lập nên
sự phát triển của thị trường hoặc thậm chí chủ động tạo lập nên sự phát triển củathị trường Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranhtheo quan niệm mang tính dài hạn này của Michael Porter cũng như đại đa số cácnhà nghiên cứu khác không bao hàm việc hạ thấp giá thành bằng những biệnpháp có tính tiêu cực như cắt giảm lương nhân viên, cắt giảm chi phí bảo hộ laođộng, cắt giảm chi phí phúc lợi, cắt giảm chi phí môi trường Năng lực cạnhtranh ở đây cần phải được gắn liền với khái niệm phát triển bền vững, sử dụnghiệu quả các nguồn lực của xã hội
Có thể nói, ở giác độ vi mô, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được mộtđịnh nghĩa thống nhất về khái niệm năng lực cạnh tranh, song cho dù có thể đưa
ra khái niệm năng lực cạnh tranh thì cũng phải lưu ý rằng khái niệm năng lựccạnh tranh là một khái niệm động và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh vìthế cũng không phải là một hệ thống các chỉ tiêu cố định Đó phải là một hệthống các chỉ tiêu không chỉ phản ánh được khả năng duy trì và phát triển về lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai Việc xác định được hệ thốngcác chỉ tiêu này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng cho mỗi doanh nghiệp để cóthể định hướng xây dựng, khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của mình
Tổng hợp các trường phái lý thuyết trên, trên cơ sở quan niệm năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận vàđược đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, năng lực cạnh
Trang 9tranh của một doanh nghiệp có thể được xác định trên bốn nhóm yếu tố cấuthành sau:
Một là chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầuvào
Hai là, các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp
Ba là, yêu cầu của khách hàng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ
Cuối cùng là vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
Có thể nói, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được hiểu lànăng lực tồn tại, vươn lên trên thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp về mộtloại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, nói cách khác đó là khả năng duy trì (tăngtrưởng) lợi nhuận và thị phần trong nước và quốc tế đối với một hay nhiều sảnphẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
1.2.Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh
Chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mà trong đócác quyết định phân bổ nguồn lực, sản xuất và phân phối sản phẩm dựa trên cơ
sở các giao dịch tự nguyện trên thị trường giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng vàchủ sở hữu đối với các yếu tố sản xuất Việc ra quyết định trong nền kinh tế thịtrường mang tính phi tập trung, nghĩa là các quyết định được đưa ra một cách tựphát, độc lập bởi các nhóm hay các cá nhân trong nền kinh tế thị trường chứkhông có kế hoạch hay do các nhà lập kế hoạch của bộ máy nhà nước đề ra Mộttrong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là cạnh tranh Cạnh tranhđược coi như động lực thúc đẩy và tạo nên môi trường cho sản xuất phát triển,tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất Bên cạnh đó, đi cùng với nền kinh
tế thị trường là sự tồn tại của các quy luật kinh tế Đây là những quy luật tácđộng trực tiếp tới bất cứ chủ thể nào khi gia nhập thị trường Trong đó, quy luật
Trang 10cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản Quy luật cạnh tranh lànhững mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến giữa các chủ thể kinh tế có hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên thị trường trong những điều kiện nhất định, nó đòihỏi các chủ thể tham gia cạnh tranh phải dùng mội biện pháp để độc chiếm haychiếm ưu thế về thị trường sản phẩm cạnh tranh, nhờ đó thu được lợi nhuận caonhất trong phạm vi có thể.
Như chúng ta đã biết, thì hiện nay, nước ta cũng đang vận hành một nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do đó mà việc xem xét ảnhhưởng của cạnh tranh đối với các chủ thể trong nền kinh tế xã hội là vô cùng cầnthiết Cũng phải nói rằng, nền kinh tế thị trường dù vận hành dưới hình thức nàothì cũng mang bản chất của nền kinh tế thị trường, lấy cạnh tranh làm trung tâm
Với một nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tạisong song như ở nước ta thì cạnh tranh như một tất yếu Nền kinh tế nước ta vốnhết sức đa dạng về sở hữu ( nhà nước, tư nhân, tập thể ) và cũng đa dạng vềthành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể ), để pháttriển đất nước và tạo ra những hàng hoá dịch vụ ngày càng đáp ứng được nhucầu của nhân dân thì các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng cạnh tranhvới nhau Có như vậy mới xoá bỏ được nghèo nàn, lạc hậu Bên cạnh đó, với cácchính sách mở cửa nền kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thươngmại thế giới WTO_ các rào sản thương mại đều phải dần được tháo dỡ để mởđường cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng trên thị trường trong nước vàquốc tế_ thì ngày càng có thêm nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài vào ViệtNam, tham gia thị trường Việt Nam, điều này khiến cho thị trường Việt Nam trởnên căng thẳng hơn và cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường vìthế cũng trở nên quyết liệt hơn Để tồn tại được trên thị trường nhiều đua tranh
Trang 11đó, các doanh nghiệp phải tạo cho mình một năng lực cạnh tranh cần thiết vàphải cố gắng duy trì được thế mạnh của mình nếu không sẽ không thể nghĩ đếnviệc đứng được trên thị trường.
Cạnh tranh là cần thiết cho nền kinh tế vì nó bảo đảm cho việc doanhnghiệp sẽ cố gắng tạo ra được những hàng hoá, dịch vụ tốt nhất để phục vụ cuộcsống của con người trên toàn thế giới Điều này là hết sức rõ nét vì như chúng ta
đã thấy, chỉ trong một ngành có sự độc quyền thôi thì chúng ta sẽ chỉ nhận đượchàng hoá dịch vụ từ một nhà cung cấp duy nhất, nhà cung cấp này đôi khi tỏ ra
“hách dịch” trong việc cung cấp hàng hoá cho chúng ta Họ có thể đưa đến chochúng ta những hàng hoá dịch vụ chất lượng không đảm bảo với giá thành cao
mà chúng ta với tư cách là người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận mà không đượcphàn nàn Với cạnh tranh, thì tình trạng đó sẽ không còn, chúng ta sẽ có rất nhiềunhà cung cấp, và nếu họ không cố gắng để làm hài lòng chúng ta_những “thượngđế” của họ thì rất có thể họ sẽ bị đao thải khỏi thị trường Với tư cách người muachắc chắn chúng ta sẽ ưa thích cạnh tranh hơn Ngoài ra, cạnh tranh còn có nhiềutác dụng khác đối với doanh nghiệp cũng như với nền kinh tế Cạnh tranh chính
là bức hoạ phản ánh rõ nét thực lực của một doanh nghiệp Chiến thắng các đốithủ trên thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình.Cạnh tranh cũng giúp nền kinh tế phát triển vì các doanh nghiệp vì sự tồn tại,phát triển của mình sẽ không ngừng cải tiến máy móc, trang thiết bị sản xuất đểtạo ra những sản phẩm tốt nhất cho thị trường, những doanh nghiệp nào làmkhông tổt sẽ tự khắc bị đào thải Nền kinh tế -xã hội nhờ đó mà tăng trưởng vàphát triển
Có thể nói, cạnh tranh chính là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thịtrường, nó tồn tại một cách khách quan và buộc các doanh nghiệp khi tham gia
Trang 12thị trường phải đối mặt Chỉ có cạnh tranh thì họ mới đứng vững được trên thịtrường, do đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình các doanh nghiệpbuộc phải chấp nhận cạnh tranh như một tất yếu cho sự ở lại với thị trường củamình Các doanh nghiệp cũng vì thế phải thường xuyên đua tranh với nhau,thường xuyên cải tiến để giành được ưu thế so với đối thủ Nếu lợi nhuận đượcxem như là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh thì cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cố gắng sản xuất kinhdoanh có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa đồng thời giảm chiphí sản xuất tạo độ an toàn trong kinh doanh.
1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Như đã nói, trong nền kinh tế thị trường tất yếu có cạnh tranh Một doanhnghiệp muốn cạnh tranh được trong nền kinh tế vì thế tất yếu cần có năng lựccạnh tranh Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, năng lực cạnh tranh không chỉ có ýnghĩa đối với doanh nghiệp nói riêng mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đốivới toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia và có ảnh hưởng sâu sắc tới các tầnglớp dân cư trong xã hội
Trước hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp chính
là cơ sở cho sự tồn tại của doanh nghiệp đó Trên thị trường, cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp là tất yếu khách quan Các doanh nghiệp luôn phải tìm cách đểđánh bại đối thủ của mình và trong cuộc chiến đầy khó khăn đó sẽ phải có ngườichiến thắng và kẻ thất bại Người chiến thắng sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển, còn
kẻ thất bại sẽ bị đào thải khỏi thị trường Mà điều này chắc hẳn không một doanhnghiệp nào muốn xảy đến cho doanh nghiệp của mình Và vì vậy, việc nâng caonăng lực cạnh tranh để có thể duy trì chỗ đứng của mình trên thị trường nhiều
Trang 13biến động là việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải nghĩ đến để tránhnguy cơ thất bại.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề gắn liền vớimục tiêu lợi nhuận vốn là lý do tồn tại của doanh nghiệp Đối với những doanhnghiệp hoạt động vì lợi nhuận thì lợi nhuận cao nhất chính là mục tiêu hàng đầucủa họ, mà lợi nhuận cao nhất này chỉ có được khi doanh nghiệp có năng lựccạnh tranh Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, thường xuyên phải đối mặtvới các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm ẩn vốn hết sức đa dạng và phứctạp, họ chính là lực lượng thường xuyên đe doạ đến vị thế và chỗ đứng củadoanh nghiệp trên thị trường Cũng vì thế mà doanh nghiệp nào có được nănglực cạnh tranh cao hơn thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển với tưcách là người chiến thắng so với các đối thủ của mình
Có thể nói không một doanh nghiệp nào khi tham gia thị trường lại muốnmình thảm bại trước các đối thủ khác và vì không muốn thất bại nên họ luôn cốgắng để tồn tại và đứng vững trên thị trường Làm được điều đó là không hề đơngiản đối với bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ Họ phải cạnh tranh hếtsức khốc liệt với các đối thủ, giành giật khách hàng, tạo vị thế chỗ đứng Người
ta thường nói “Thương trường như chiến trường” Rõ ràng, việc nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiêp trên thị trường
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là cơ sở
để phát triển sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là động lực cho sự pháttriển sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu Doanh nghiệp có nănglực cạnh tranh cao trên thị trường là doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu ngày
Trang 14càng cao của khách hàng cũng như thị hiếu ngày càng khó chiều của họ nhưngphải tốt hơn đối thủ của mình; sản phẩm có sức thu hút và có khả năng tiêu thụlớn hơn và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận củadoanh nghiệp Từ chỗ có được vị trí vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp cóthể nghĩ đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng được thị phần của mìnhtrên thị trường Để đạt được những thành tựu đó, doanh nghiệp phải khôngngừng đổi mới mẫu mã sản phẩm, nắm bắt được thị hiếu của khách hang, thườngxuyên chú trọng tới công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra những sản phẩm khôngchỉ có mẫu mã đẹp mà còn có chất lượng tốt phục vụ tốt nhất nhu cầu của ngườitiêu dung Cùng với những hoạt động đó, doanh nghiệp cũng cần phải khôngngừng cải tiến máy móc thiết bị để giảm chi phí sản xuất và chi phí kinh doanhđến mức tối đa, có như vậy mới hạ được giá thành sản phẩm Đây vốn được coi
là một liệu pháp hàng đầu đối với các chủ doanh nghiệp trong việc nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường mà giá vẫn luôn lànhân tố được quan tâm nhiều nhất khi khách hàng lựa chọn sản phẩm hay dịch
vụ Với phương châm “ khách hàng là thượng đế”, các doanh nghiệp luôn cốgắng hết sức hết sức để thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm,dịch vụ không những mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý, phảichăng Để thành công trong thế giới cạnh tranh vô cùng khốc liệt ngày nay, mộtđiều cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải ý thức được đối thủcạnh tranh của mình đang làm gì và phải tìm ra được con đường cho mình đểbắt kịp hoặc vượt qua sản phẩm của đối thủ Và cũng để cạnh tranh thành công,doanh nghiệp cần phải thực hiện các nghiên cứu và phát triển sản phẩm đó là lý
do cho sự tồn tại của phòng nghiên cứu và phát triển Qua việc nghiên cứu vàphát triển sản phẩm, doanh nghiệp sẽ hiểu được mong muốn cũng như nhu cầu
Trang 15và khả năng biến nhu cầu của khách hàng thành hiện thực để sản xuất ra nhữngsản phẩm đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng tốt nhất Như vậy năng lực cạnh tranhchính là một yếu tố quyết định sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và sựphát triển của doanh nghiệp.
1.3.2.Đối với người tiêu dùng
Như đã nói ở trên, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và việc nâng caonăng lực cạnh tranh đã khiến cho các doanh nghiệp có thể sản xuất ra các sảnphẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất để phụ vụ các “ thượng đế” của mình Rõràng, khách hang là những người được lợi nhiều nhất từ việc nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Bằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người tiêudùng sẽ có cơ hội được hưởng những hàng hoá tốt nhất với nhiều chủng loạikhác nhau, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vô biên vô hạn của kháchhàng Để luôn dẫn đầu và tồn tại được trên thị trường, doanh nghiệp phải khôngngừng nâng cao chất lượng, tính năng, công dụng của sản phẩm đồng thời phải
sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và các quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến
để cắt giảm chi phí Vì vậy, khách hàng sẽ luôn có những sản phẩm hoàn thiệnnhất với giá cả phải chăng nhất
Cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinhdoanh nhằm chiếm được sự chấp thuận và lòng trung thành của khách hàng Hệthống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra cácquyết định về mặt hàng sản xuất, phương thức sản xuất, và sự định giá cho sảnphẩm hay dịch vụ Cạnh tranh là một tiền đề của hệ thống sở hữu tự do bởi niềmtin rằng càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng những
Trang 16hàng hoá có chất lượng tốt hơn Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho kháchhàng các giá trị tối ưu đối với những đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
1.3.3.Đối với nền kinh tế xã hội
Nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ có ý nghĩa đối với riêng bản thândoanh nghiệp hay chỉ với người tiêu dùng mà còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đốivới nền kinh tế xã hội của quốc gia thậm chí là quốc tế Trong nền kinh tế thịtrường, cuộc chạy đua của các doanh nghiệp có vai trò động lực thúc đẩy sự pháttriển đối với nền kinh tế và nâng cao năng suất lao động xã hội Khi tham giamột cuộc cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp đều muốn giành thắng lợi dù
rõ ràng đó không phải là việc dễ dàng Tất yếu cho chiến thắng của mình là sự cốgắng của họ trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường cónhư vậy mới thu hút được mối quan tâm của khách hàng và thu được nhiều lợinhuận bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của mình Mà cụ thể là họ sẽ cố gắng
để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, hạ giá thànhnếu có thể, tạo lập và duy trì niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp Vànhư vậy trong cuộc chạy đua đó, những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn thua lỗ sẽ
tự khắc rút khỏi thị trường nhường chỗ cho những doanh nghiệp mới, nhữngdoanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Sự loại trừ bởi cạnh tranh này của nềnkinh tế thị trường đã đảm bảo cho sự phát triển đi lên của nền kinh tế Kinh tếphát triển vững mạnh chính là một sự bảo đảm vững chắc cho sự tiến bộ xã hội.Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi mà nền kinh tế của một quốc gia gắn liềnvới nền kinh tế thế giới bởi sự phát triển của công nghệ thông tin đã thu hẹpkhoảng cách giữa các quốc gia thì cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến nền kinh tếtoàn cầu Và như vậy cạnh tranh chính là một trong những động lực để phát triểnkinh tế xã hội trên toàn thế giới
Trang 17Chúng ta từ đây có thể thấy nếu cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phảinâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường là một cuộc cạnh tranhcông bằng và đúng pháp luật thì có thể tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc tớikhông chỉ doanh nghiệp và người tiêu dùng trực tiếp đối với sản phẩm của doanhnghiệp đó mà còn tới toàn bộ nền kinh tế xã hội của một quốc gia và nền kinh tếtoàn cầu Nhưng cũng cần phải chú ý rằng bản thân cạnh tranh cũng chứa đựngnhững khuyết tật của nền kinh tế thị trường đó là việc các doanh nghiệp luônchạy theo lợi nhuận mà không chú trọng đến các vấn đề xã hội như tình trạngphân hoá giàu nghèo, vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyênthiên nhiên Mục tiêu tồn tại phát triển của doanh nghiệp và quốc gia mâu thuẫnvới nhau nên vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hài hoà giữa mục tiêu của cánhân các doanh nghiệp và mục tiêu của toàn xã hội Bên cạnh đó là thực trạngcạnh tranh thiếu công bằng, cạnh tranh gian dối, điều này làm các doanh nghiệplàm ăn chân chính cảm thấy bị không còn động lực để cạnh tranh trên thị trường,
họ có thể nản lòng và như vậy cạnh tranh mất đi tác động tích cực của nó Đốivới việc này tất cả các quốc gia đều phải hết sức lưu tâm để đảm bảo cho cácdoanh nghiệp kinh doanh hợp pháp có thể tồn tại phục vụ xã hội
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề cần được sự quan tâm củatất cả các doanh nghiệp muốn cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp khác
vì sự tồn tại và phát triển của bản thân giữa nền kinh tế đang hội nhập và mở cửamạnh mẽ như nền kinh tế Việt Nam hoà vào xu hướng phát triển chung của thếgiới Và vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành mục tiêu của mọidoanh nghiệp trong chiến dịch duy trì chỗ đứng vững chắc trên thị trường Tuynhiên để có thể làm được điều đó là không hề dễ dàng Có rất nhiều nhân tố có
Trang 18thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Đây có thể là những nhân tố đến từ bên ngoài hay những nhân tố xuất phát từngay nội tại của doanh nghiệp mà chúng ta có thể thấy những nhân tố xuất phát
từ bên trong này luôn giữ vai trò tiên quyết đối với năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
1.4.1 Các nhân tố bên ngoài
Có rất nhiều các nhân tố từ môi trường bên ngoài có khả năng tác độngđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như các yếu tố đến từ môi trường vĩ
mô hoặc vi mô Nhóm các nhân tố này hết sức đa dạng và phức tạp với ảnhhưởng khá to lớn
Với môi trường vĩ mô, các nhân tố cũng không phải ít, chúng có thể là cácnhân tố kinh tế, các nhân tố liên quan đến chính trị- luật pháp, các nhân tố vềkhoa học công nghệ, văn hoá xã hội, các nhân tố tự nhiên
Trong đó các nhân tố kinh tế được xem là quan trọng nhất bởi nó có vaitrò quyết định đối với sự hình thành của một doanh nghiệp và có ảnh hưởng tớimôi trường kinh doanh trong đó doanh nghiệp tham gia hoạt động Không chỉ cóảnh hưởng ngay từ bước đầu gia nhập thị trường của doanh nghiệp mà chúng còn
có tác động to lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Cácnhân tố kinh tế có thể kể ra đây là: tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, tỷ giáhối đoái, lãi suất, các chính sách kinh tế của Nhà nước
Nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì đi cùng với nó làmức thu nhập của người dân cũng sẽ nâng cao Khi thu nhập tăng thì người dâncũng quan tâm nhiều hơn đến tiêu dùng Mức sống gia tăng nhận thức của ngườidân vì thế cũng cao hơn, do đó đòi hỏi của họ đối với sản phẩm dịch vụ khôngnhững cần giá thành hợp lý mà chất lượng còn phải tốt, mẫu mã phải đẹp
Trang 19Những đòi hỏi này sẽ tác động tới các doanh nghiệp, buộc họ phải không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, tiếp cận công nghệ hiện đạigiảm chi phí để cạnh tranh
Về tỷ giá thì ảnh hưởng của nó đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpchỉ thực sự rõ nét khi doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh trên thị trườngquốc tế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài,việc này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí của doanh nghiệp trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh Từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp
Lãi suất cũng được coi là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp Muốn thành lập và hoạt động, doanh nghiệpthường phải đi vay, do đó lãi suất cao sẽ làm gia tăng chi phí của doanh nghiệpcho hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽgiảm
Các chính sách của Nhà nước cũng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cựcđến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước có thể đưa ra những chínhsách kích thích sự phát triển của doanh nghiệp hoặc kìm hãm sự phát triển củadoanh nghiệp bằng cách này hay cách khác
Đối với các nhân tố thuộc môi trường luật pháp, chính trị thì sự ổn định vềchính trị là tiền đề cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Hệthống pháp luật với những điều khoản rõ ràng về kinh tế, cạnh tranh sẽ kích thíchcác doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và nâng cao năng lực cạnh tranh củamình một cách hiệu quả
Chúng ta đang sinh sống trong thời đại của khoa học công nghệ hiện đạivới những biến đổi nhanh chóng Để bắt kịp thời đại thì việc nắm bắt được
Trang 20những tiến bộ khoa học công nghệ và áp dụng chúng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh là một đòi hỏi đối với các doanh nghiệp muốn gia tăng sức cạnhtranh của mình so với các đối thủ trên thị trường.
Ngoài các nhân tố trên thì các phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu cũngnhư thói quen tiêu dùng hay các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên cũng có ảnhhưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào biếtkhai thác các thế mạnh của mình như hiểu rõ nắm vững tâm lý khách hàng haylợi thế về nguồn lực tự nhiên cũng sẽ có được lợi thế so với các đối thủ cạnhtranh của mình
Đối với các nhân tố thuộc môi trường vi mô, mô hình 5 lực lượng cạnhtranh của Michael Porter đã thể hiện rất rõ, đó là những áp lực mà các nhân tốthuộc môi trường ngành đưa lại cho doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải nângcao năng lực cạnh tranh của mình
Số lượng và quy mô của nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh,quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ
có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tớitoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Trong vấn đề này tanghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp
và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost)
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân
tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnhhưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp
Hiện nay trên thị trường chỉ có 2 nhà cung cấp chip ( Bộ vi xử lý -CPU)cho máy tính là AMD và Intel Tất cả các máy tính bán ra trên thế giới đều sử
Trang 21dụng bộ vi xử lý của hai hãng này chính vì quyền lực đàm phán của Intel vàAMD với các doanh nghiệp sản xuất máy tính là rất lớn.
Một trường hợp nữa ngay trong ngành công nghệ thông tin là các sảnphẩm của hệ điều hành Window như Word, Excel Các nhà sản xuất máy tínhkhông có sự lựa chọn vì chưa có hệ điều hành, các sản phẩm soạn thảo văn bảnnào đáp ứng được nhu cầu tương đương với các sản phẩm của Mircosoft
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ
có quy mô , sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm Chính vì thếnhững nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công ) sẽ
có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượnglớn nhưng họ lại thiếu tổ chức
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ, Nhà phân phối Cảhai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch
vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông quaquyết định mua hàng
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áplực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: Quy mô, Tầm quan trọng, Chi phíchuyển đổi khách hàng, Thông tin khách hàng
Đặc biệt khi phân tích nhà phân phối ta phải chú ý tầm quan trọng của họ,
họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong nội bộ của doanh nghiệp
Wal- Mart là nhà phân phối lớn có tầm ảnh hưởng toàn thế giới, hệ thốngphân phối của Wal mart có thể ảnh hưởng tới nhiều ngành hàng như thực phẩm,hàng điện tử , các hàng hàng hóa tiêu dùng hàng ngày Wal Mart có đủ quyển lực
Trang 22để đàm phán với các doanh nghiệp khác về giá cả, chất lượng sản phẩm cũngnhư các chính sách marketing khi đưa hàng vào trong hệ thống của mình.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, việc đưa các sản phẩmvào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn và trở ngại vìcác áp lực về giá và chất lượng Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam như dệtmay, da giầy rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ ,EU nếu khôngqua hệ thống phân phối Chính vì vậy chúng ta đã được lắng nghe những câuchuyện về việc một đôi giầy sản xuất ở Việt Nam bán cho nhà phân phối với giáthấp còn người dân Việt Nam khi mua hàng ở nước ngoài thì phải chịu những cáigiá cắt cổ so với sản phẩm cùng chủng loại ở trong nước
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trêntrong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩnnhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tốsau
Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉsuất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành
Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhậpvào một ngành khó khăn và tốn kém hơn: Kỹ thuật, Vốn , Các yếu tố thươngmại: Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng
Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằngcấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ
Không ai có thể lường được việc Apple sẽ cho ra đời máy nghe nhạc Ipodđánh bại người hùng về công nghệ mutilmedia như Sony Rõ ràng sức hấp dẫncủa cầu các thiết bị nghe nhạc đã đưa Ipod trở thành sản phẩm công nghệ được
ưa chuộng nhất Chính Sony đã tự làm các rào cản về công nghệ, thương hiệu
Trang 23của mình giảm sút bằng việc quá chú trọng vào phát triển theo chiều rộng nhiềungành để người tí hon Apple thâm nhập và kiểm soát toàn bộ thị trường, biến lợithế cạnh tranh của Sony trở thành gánh nặng cho chính họ.
Tương tự như ví dụ trên chúng ta so sánh trong ngành công nghiệp nặngnhư sản xuất máy bay Rào cản gia nhập ngành quá lớn cả về vốn, công nghệ,nguyên vật liệu đầu vào nên hiện tại chỉ có 2 hãng hàng không lớn cạnh tranhvới nhau là Airbus và Boeing Nếu không có sự đột biến về công nghệ để chế tạo
ra sản phẩm mới hoặc là tối ưu hơn máy bay ( Loại máy nào đó có thể đi từ nơinày sang nơi khác như truyện cổ tích) hoặc là tính năng tương tương nhưng giá
và công nghệ rẻ hơn thì chắc chắn rào cản gia nhập ngành chế tạo máy bay vẫn
là đích quá xa cho các doanh nghiệp khác
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãnnhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành
Ta có thể lấy luôn ví dụ sau đó mới đưa ra các nhận định về áp lực cạnhtranh chủ yếu của sản phẩm thay thế : Phần lớn thành viên trong Saga là các quýông Mà các quý ông thì có sở thích uống bia, rượu khi đã uống vào rồi thì làsay, say thì các phu nhân sẽ không thích Các bác thường đổ lỗi cho bạn bè, đồngnghiệp, đối tác để biện cớ cho việc mình tiêu thụ lượng lớn bia để bổ sungdoanh thu cho các hàng bia hơi Vậy bia thỏa mãn nhu cầu gì: Gặp gỡ đối tác, Tụhọp bạn bè, Bàn công việc với đồng nghiệp, còn vô vàn lý do khác nhưng taxét trên phương diện công việc nên chỉ dùng một vài yếu tố để nhận định
Vậy sản phẩm thay thế của bia, rượu là một hàng hóa ( hoặc dịch vụ có thểthỏa mãn các nhu cầu ở trên) Tại đây tôi xin liệt kê một số hàng hóa có thể thaythế được bia rượu : Uống cafe, uống trà, chơi thể thao Các dịch vụ này có thể
Trang 24thỏa mãn các nhu cầu trên và thêm vào một lợi ích là được chị em saganor hoannghênh.
Qua ví dụ trên chúng ta thấy áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thaythế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa
là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố khác của môi trường như văn hóa,chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế
Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế : Ngay cả trong nội bộngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay thế chongành mình Điện thoại di động chính là sản phẩm thay thế cho điện thoại cốđịnh và sắp tới là VOIP sẽ thay thế cho cả hai sản phẩm cũ
Chi phí chuyển đổi: Chúng ta biết các phần mềm mã nguồn mở nhưLinux hay như ở Việt Nam là Viet Key Linux giá thành rất rẻ thậm chí là miễnphí nhưng rất ít người sử dụng vì chi phí chuyển đổi từ hệ điều hành Window vàcác ứng dụng trong nó sang một hệ điều hành khác là rất cao và có thể ảnhhưởng đến hoạt động, các công việc trên máy tính
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp vớinhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Trong mộtngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnhtranh
Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhaunhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệpcòn lại
Trang 25Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữvai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)
Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành,rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệptrở nên khó khăn : Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư; Ràng buộc với người laođộng, Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder), Các ràngbuộc chiến lược, kế hoạch
Thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam hiện nay đã córất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là Vina Phone , Mobifone và Viettel Nhu cầu
sử dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khoảng 5-10%/ năm, doanh thu, lợi nhuậncủa các nhà cung cấp cũng tăng với con số tương đương Mặc dù cho các ràocản gia nhập ngành, rào cản rút lui là cao, áp lực từ khách hàng không đáng
kể nhưng đang có rất nhiều doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập vào thị trường Mộtđiều đáng mừng hơn nữa là sự ra đời của ngành dịch vụ kèm theo dịch vu viễnthông như : Các tổng đài giải trí, cá cược, các dịch vụ khác mà điển hình gần đây
là xem giá chứng khoán qua mạng di động Với xu hướng này sức cạnh tranhtrong nội bộ ngành sẽ ngày càng gia tăng và lúc đó người tiêu dùng sẽ ngày càngđược tôn trọng hơn
Áp lực từ các bên liên quan mật thiết là áp lực không được đề cập trực tiếpngay trong ma trận nhưng trong quyển sách " Strategic Management & BusinessPolicy" của Thomas L Wheelen và J David Hunger có ghi chú về áp lực từ cácbên liên quan mật thiết: Chính phủ, Cộng đồng Các hiệp hội, Các chủ nợ, nhà tàitrợ, Cổ đông,
Trang 26Complementor ( Tạm hiểu là nhà cung cấp sản phẩm bổ sung cho mộthoặc nhiều ngành khác: Microsoft viết phần mềm để cho các công ty bán đượcmáy tính, các doanh nghiệp khác có thể soạn thảo văn bản để bán được hàng )
1.5 Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng ma trận
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta sử dụng khái niệmnăng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh vốn có thể được xem xét trên nhiềugóc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanhnghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ… Trong phần nghiên cứunày chúng ta chỉ tập trung đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời
đề xuất vận dụng công cụ ma trận về các yếu tố môi trường nội bộ để đánh giánăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏicủa khách hang để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây làcác yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí
về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cáchriêng biệt mà cần đánh giá, so sánh các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trêncùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh vàđiểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánhvới các đối tác của mình Nhờ lợi thế này, các doanh nghiệp có thể thoả mãn tốthơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng củađối tác cạnh tranh
Trang 27Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp cạnh tranh nào có khả năngthoả mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp
có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Vấn đề cơ bản là doanh nghiệpphải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mìnhđang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Những điểm mạnh
và điểm yếu bên trong của một doanh nghiệp được thể hiện thong qua các lĩnhvực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất,nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thong tin… Tuy nhiên, để đánh giá nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần xác định được các yếu tố phản ánh nănglực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việcđánh giá bằng cả định tính và định lượng Các doanh nghiệp hoạt động sản xuấtkinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lựccạnh tranh khác nhau Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giánăng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ,chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng,thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển, thương hiệu
và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, thị phần sản phẩm doanh nghiệp
và tốc độ tăng trưởng của thị phần, vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trịdoanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếpcác yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủcạnh tranh Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này làkhông cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình
Trang 28khắc phục nhược điểm này, việc nghiên cứu vận dụng ma trận đánh giá các yếu
tố môi trường nội bộ, qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranhtổng thể của mình so với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khảthi cao
Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không có nhiều khó khăn lắm đốivới các doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp
lý Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, cácchuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hang, doanh nghiệp cóthể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận.Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội
bộ quanh doanh nghiệp bao gồm:
Một là, lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh ( thường là khoảng từ 10đến 20 yếu tố)
Hai là, ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ không quan trọngđến quan trọng nhất cho mỗi yếu tố Cần lưu ý tầm quan trọng được ấn định chocác yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công củadoanh nghiệp trong ngành kinh doanh Như vậy, đối với các doanh nghiệp trongngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê ở bước trước là như nhau
Ba là, phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện ( thực tế có thể khoảngđiểm rộng hơn) Cho điểm yếu nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khiphân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớnnhất khi phân loại bằng 4 và như vậy đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh
Trang 29tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngànhkinh doanh.
Bốn là, tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng củacác yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng
Năm là, tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trậnbằng cách cộng điểm của các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanhnghiệp Tổng điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanhnghiệp
Từ đó, nếu tổng điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào matrận IFE từ 2,50 trở lên thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trênmức trung bình Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thìnăng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình
Nếu ký hiệu yếu tố cần đánh giá là i, tầm quan trọng của yếu tố là h, điểm
số phân loại cho yếu tố là M, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp làASI, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của các đối thủ cạnh tranh là ASC, năng lựccạnh tranh tương đối của doanh nghiệp là RS, ta có các chỉ tiêu đánh giá nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp thong qua công thức sau:
RS= ASI / ASC
Trong đó, ASC là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp cạnhtranh trực tiếp trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cần đánh giá hay cònđược gọi là doanh nghiệp chuẩn
Trang 30Nhìn chung, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếukhách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Nếu không làmđược điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại ở nơi đất khách quê người màcòn có thể phải chấp nhận những hậu quả tương tự trên ngay chính trên quêhương mình Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì một trong những việc màdoanh nghiệp cần làm là chủ động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm
ra những điểm mạnh cơ bản để phát huy Hy vọng rằng công cụ ma trận đánh giácác yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp này sẽ góp phần giúp các doanhnghiệp đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan sosánh với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường mục tiêu, để từ đó tìm ra đượcnhững lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trênthị trường
2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn giữ vị trí vô cùng quantrọng và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia Trong thời gianqua, các doanh nghiệp này đã và đang phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên bên cạnhviệc mở ra các cơ hội cho các doanh nghiệp thì quá trình hội nhập cũng đem lại
vô vàn những khó khăn và thách thức Và phải nói rằng thách thức lớn nhất đốivới các doanh nghiệp Việt Nam chính là khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp này trên trường quốc tế
Năng lực cạnh tranh như đã nói đến từ đầu là thuật ngữ dung để nói đếncác đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãngkhác nhờ chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệ và kỹ thuật trong so sánh
Trang 31quốc tế Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có nhiều lợi thế về cạnh tranh,tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế và yếu kém.
Thứ nhất, chất lượng và khả năng cạnh tranh về quản lý còn yếu kém Độingũ chủ doanh nghiệp, giám đốc và cán bọ quản lý còn nhiều hạn chế về kiếnthức và kỹ năng quản lý Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cóchủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi với trình độ chuyên môn cao và năng lực quản
lý tốt chưa nhiều Một bộ phận lớn các chủ doanh nghiệp và giám đốc doanhnghiệp tư nhân chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếukiến thức kinh tế- xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về nănglực kinh doanh quốc tế Từ đó khuynh hướng phổ biến là các doanh nghiệp hoạtđộng quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trêncác phương diện: quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu,
sử dụng máy tính và công nghệ thong tin Một số chủ doanh nghiệp mở công tychỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi đó thiếu kiến thức và kỹnăng về kinh doanh vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại Khả năng liên doanhliên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sứcmạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp
Thứ hai, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩmcao làm yếu đi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
So sánh các sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan,Malaysia, Philipines,… thì sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
có giá thành cao hơn từ 1,58 đến 9,25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộcloại thấp so với các nước trong khu vực Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệpcùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến
Trang 32doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cầnthiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp còn chưahoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chếkhả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn cácsản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%) Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộmáy quản lý điều hành chưa tất, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thốngdoanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới,công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh cònlạc hậu,
Thứ ba, năng lực cạnh tranh về tài chính vẫn còn rất yếu kém Quy môvốn và tài chính ( kể cả vốn chủ sở hữu và tổng vốn) của nhiều doanh nghiệp cònrất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả vừa thiếu bền vững Số lượng các doanh nghiệpvừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao, số lượng các doanh nghiệp này tuy tăng lênnhưng chủ yếu là quy mô nhỏ và siêu nhỏ Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vàvừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mônhỏ) Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rấthạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít Thiếu vốn dẫn đến tìnhtrạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chấtlượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinhdoanh Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp
là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng còn nhiều trong các nguồn và việc huy độngvốn trong dân vào đầu tư sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện Các doanhnghiệp Nhà nước được ưu đãi hơn về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từngân sách, cấp đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh Còn các doanh nghiệp
Trang 33ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào vốn
tự có của cá nhân Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp
có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa cácdoanh nghiệp
Thứ tư, nhận thức và sự chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp vừa vànhỏ Việt Nam còn rất hạn chế Một số khá lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ViệtNam còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt làcác quy định về thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hóa và
sở hữu công nghiệp Tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bị các cơquan chức năng phàn nàn, xử phạt vi phạm các chế độ về thuế, tài chính còn phổbiến Nguyên nhan của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là
do việc nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp về pháp luật còn hạn chế Tâm lý
ăn chuôi vẫn còn khá phổ biến
Thứ năm, sự yếu kém về thương hiệu đã góp phần làm yếu khả năng cạnhtranh Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing
đa dạng sản phẩm và đa thương hiệu Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ViệtNam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín
và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế Nhiều doanh nghiệp ởViệt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chiến lược xây dựngthương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khảnăng cạnh tranh còn yếu Theo số liệu khảo sát của VCCI, chỉ có gần 10% sốdoanh nghiệp là thường xuyên tìm hiểu thị trường nước ngoài và trong số nàychủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có hoạtđộng xuất nhập khẩu; khoảng 42% doanh nghiệp tìm hiểu thị trường nước ngoàikhông thường xuyên và khoảng 20% doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp
Trang 34nhỏ và vừa, không có các hoạt động tìm hiểu thị trường nước ngoài Việc tạo lậpthương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực sự coi thươnghiệu là tài sản của doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp xây dựng được hệthống quản lý chất lượng còn ít Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phânphối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế Phần lớn các doanh nghiệp không xâydựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài.
Văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của cácdoanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu
Hội nhập quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnhtranh để đủ sức đứng vững trên thị trường Năng lực cạnh tranh của các nhà quản
lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởngquyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nhân ngày nay cần
có những năng lực tổng hợp và ở mức độ cao hơn hẳn 5 năm trước, trong đó cầnđặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triểnthương hiệu, về chiến lược cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trênthương trường Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ởnăng lực cạnh tranh Để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trìnhhội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các doanhnghiệp Việt Nam
Trang 35CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH &
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC HOA
1 Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ngọc Hoa
1.1 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
Địa chỉ: 98 Cầu Gỗ, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Diện tích mặt bằng kinh doanh: Hiện nay là 1 m2
Công ty TNHH Ngọc Hoa là một cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhânđược thành lập từ những ngày đầu với quy mô tương đối nhỏ
Trong 2 năm hoạt động của mình, chức năng, nhiệm vụ chính của công tyTNHH Ngọc Hoa là sản xuất và kinh doanh băng keo, đề can và các loại sảnphẩm Trong đó có thể nói văn phòng phẩm chính là những mặt hàng chủ đạotrong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Là một doanh nghiệp hình thành và phát triển cùng với chặng đường đổimới và phát triển của đất nước, công ty TNHH Ngọc Hoa cũng đã góp phần nhỏ
bé của mình vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trước hết khigia nhập vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công
ty cũng đã có những đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua chế độ thuế,đồng thời tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống nhân dân trong nước Bên cạnh
đó, sự gia nhập của công ty cũng làm gia tăng sức cạnh tranh giữa các doanhnghiệp cùng hoạt động trong ngành sản xuất văn phòng phẩm, do đó làm nềnkinh tế phát triển Ngoài ra, công ty cũng đã tạo ra công ăn việc làm cho không ítngười, cùng các doanh nghiệp trong cả nước nâng cao đời sống nhân dân
Trang 36Lĩnh vực sản xuất chủ yếu của công ty theo giấy phép đăng ký kinh doanhbao gồm:
Băng dính
Đề can
Văn phòng phẩm khác
1.2 Đặc điểm bên trong của công ty
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Ngọc Hoa
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Ngọc Hoa đã cho chúng ta thấycác bộ phận, các vị trí quản lý quan trọng của công ty cũng như quan hệ giữa các
TP
Kinh doanh
Thủ kho
Tổ trưởng tổ sản xuất
Thủ kho
Trang 37vị trí, các bộ phận đó theo các tuyến quyền hạn chủ yếu Nó đã chỉ cho các nhàquản lý và nhân viên của công ty biết họ đang ở đâu trong tổ chức, gắn bó vớicác bộ phận khác và với tổ chức ra sao.
Công ty TNHH Ngọc Hoa được thành lập và hoạt động theo Luật doanhnghiệp, các luật khác có liên quan và theo Điều lệ Công ty đã được đại hội đồng
cổ đông thông qua
Bộ máy tổ chức điều hành của công ty có thể thấy bao gồm: giám đốccông ty, 02 Phó giám đốc phụ trách những bộ phận khác nhau, Kế toán trưởng vàcác tổ trưởng, trưởng phòng chức năng
Nếu xét theo cấp quản lý, cán bộ quản lý của công ty được chia thành 3 cấp: Cán bộ quản lý cấp cao, giám đốc của công ty, là người chịu trách nhiệmquản lý toàn diện đối với toàn bộ tổ chức Ông là người có quyền quyết địnhchiến lược của công ty, quyết định các chính sách và chỉ đạo các mối quan hệcủa tổ chức với môi trường Ông ta cũng là cán bộ quản lý tổng hợp
Cán bộ quản lý cấp trung, các phó giám đốc và trưởng phòng kế toán, lànhững người chịu trách nhiệm quản lý những bộ phận và phân hệ của tổ chức mà
cụ thể ở đây là bộ phận sản xuất, kinh doanh, kế toán Họ là những người lãnhđạo của các cán bộ quản lý cấp thấp hơn Trách nhiệm của họ là chỉ đạo quátrình triển khai các chính sách của tổ chức và thiết lập mối quan hệ cân bằnggiữa đòi hỏi của những nhà quản lý với năng lực của các nhân viên Trongtrường hợp của công ty, các cán bộ quản lý cấp trung này cũng chính là nhữngcán bộ quản lý chức năng
Cán bộ quản lý cấp cơ sở, các trưởng phòng, tổ trưởng, thủ kho, là nhữngngười chịu trách nhiệm trước công việc của những người lao động trực tiếp Họ