1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong tiết dạy phân môn vẽ tranh

24 2,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 454,5 KB
File đính kèm ân môn vẽ tranh.rar (300 KB)

Nội dung

Để làm tốt điều đó người giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảngdạy theo yêu cầu của đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực độc lậpsuy nghĩ, sáng tạo của học sinh thông qu

Trang 1

Phân môn vẽ tranh là sự tổng hợp kiến thức của các phân môn khác đòi hỏi

sự tư duy, sáng tạo, kỹ năng, kinh nghiệm trong khâu thể hiện để gửi gắm nhữngtâm tư, tình cảm của mình vào trong tác phẩm Mỗi học sinh có một suy nghĩ, một

cá tính và cách cảm nhận về thế giới xung quanh khác nhau vì vậy mỗi sản phẩmcác em làm ra đều chứa đựng những tình cảm riêng của mình

Người giáo viên cần hiểu được cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm nhận, thểhiện của học sinh để tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp vớiđối tượng gây hứng thú cho cả người học và người dạy

Để làm tốt điều đó người giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảngdạy theo yêu cầu của đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực độc lậpsuy nghĩ, sáng tạo của học sinh thông qua việc học sinh chủ động tham gia vào cáchoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức, biến học sinh thành một chủ thể tích cực,chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó Giáo viên giữ vai trò

là người hướng dẫn, định hướng, tổ chức các hoạt động học tập

Phải chuẩn bị chu đáo các điều kiện, các phương tiện phục vụ cho công tácdạy và học một cách tốt nhất Trong sáng kiến này đề cập tới một số phương pháp

Trang 2

và những điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họcsinh trong phân môn vẽ tranh.

2 Cơ sở thực tiễn:

Trong thực tế các giờ dạy phân môn vẽ tranh học sinh chưa thực sự hứngthú, chủ động làm bài, ít có sự sáng tạo do nhiều nguyên nhân khách quan và chủquan

Đôi khi do phương pháp chưa nhuần nhuyễn, chưa linh hoạt trong việc tổchức các hoạt động dạy và học hay chưa khai thác triệt để các ưu điểm của từngphương pháp dạy học Học sinh ít hoạt động để tự tìm ra kiến thức xây dựng bài,trong thực hành ít có sáng tạo

Việc chuẩn bị các điều kiện, phương tiện dạy học chưa kỹ lưỡng hoặc chưakhoa học Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, quan sát, sưu tầm tư liệu về bài học chưađầy đủ Đồ dùng trực quan chưa phong phú, chính xác, khoa học ảnh hưởng nhiềutới hiệu quả giảng dạy

Một số học sinh có tâm lý thờ ơ, ít quan tâm tới môn học và tập chung vàocác môn học khác Việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh chưa đầy đủ do ýthức, do điều kiện hoàn cảnh dẫn đến tâm lý chán nản Người giáo viên chưa sửdụng các phương pháp để lôi quấn học sinh vào môn học, bài học Đa phần dùngcác biện pháp cứng để đưa học sinh vào bài học Tiết học trở nên thiếu sinh động,học sinh chưa có sự chủ động trong học tập do đó chưa phát huy được hết tính tíchcực, sáng tạo của đông đảo học sinh Đa số học sinh phải làm theo các gợi ý củathầy là chủ yếu hoặc phụ thuộc vào sách giáo khoa, chép theo những hình minhhọa

Khi áp dụng một số biện pháp cải tiến mới tôi thấy hiệu quả tiết dạy được thayđổi đáng kể Học sinh hứng thú, hăng hái xây dựng bài một cách chủ động, tựgiác và lôi quấn vào bài học một cách tự nhiên Học sinh yêu môn học, tích cựcchủ động xây dựng bài

Trang 3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Bộ môn mỹ thuật trong trường THCS thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ

có một giáo viên Việc trao đổi và thảo luận với đồng nghiệp gặp nhiều khó khăn

Vì vậy mỗi người giáo viên luôn phải tự học tự rèn luyện đê nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng những yêu cầu mới trong dạy học và giáo dục

Trong quá trình giảng dạy nói chung và dạy mĩ thuật nói riêng, người giáoviên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suynghĩ và lý giải về sự vật hiện tượng khác nhau Người lớn có cách cảm nhận lôgic

và khoa học, còn trẻ em thì có cách cảm nhận hồn nhiên, ngây thơ, không vướngbận những nguyên tắc mà chủ yếu tập trung tình cảm, sự yêu thích của mình vàobài vẽ một cách hồn nhiên Cho nên bài vẽ học sinh thường đem lại cho ta nhiềucảm xúc và tình cảm mới lạ Mỗi lứa tuổi cách cảm nhận của các em mỗi đổi thay

Là người giáo viên dạy mỹ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh biếtđược các em nghĩ gì, cần gì, từ đó đáp ứng nhu cầu của học sinh, đưa ra phươngpháp giảng dạy phù hợp để phát huy được năng lực, sự đam mê của các em

Bộ môn mỹ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừachung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn Điều đó đòi hỏi giáo viên ngoài việcphải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần phải nắm vững các phương pháp dạyhọc, nắm vững tâm lý học lứa tuổi, đặc trưng ngôn ngữ tạo hình của học sinh, biếtđược học sinh cần gì, muốn gì từ đó đưa ra các phương pháp, biện pháp đáp ứngnhu cầu học tập của học sinh

1 Thực trạng của việc dạy phân môn vẽ tranh.

Trong thực tế dạy Mĩ thuật, đặc biệt trong các giờ dạy tiết vẽ tranh học sinhchưa thực sự hứng thú, chủ động làm bài, ít có sự sáng tạo

Học sinh ít hoạt động để tự tìm ra kiến thức xây dựng bài do phương phápchưa kích thích được hứng thú của học sinh Trong thực hành ít có sáng tạo, nhiềuhọc sinh sao chép, cóp nhặt các hình ảnh làm cho tranh trở nên khô cứng, thiếutình cảm

Trang 4

Tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng do áp lực phải hoàn thiện bài, áp lực vềđiểm số Học sinh làm bài gò ép, thiếu tự tin do đó chưa phát huy được hết tínhtích cực, sáng tạo của đông đảo học sinh; Học sinh trở nên thụ động làm theo cácgợi ý của thầy là chủ yếu hoặc phụ thuộc vào sách giáo khoa, chép theo nhữnghình minh họa

Việc sử dụng phương tiện dạy học đôi khi còn chưa hợp lý, chưa khoa học.Việc chuẩn bị đồ dùng học tập chưa đầy đủ do điều kiện hoàn cảnh, do tâm lý lơ làkhông thực sự quan tâm đến môn học Một số em học sinh khá giỏi tập trung sangmôn học khác ít quan tâm đến môn mĩ thuật…

2 Các biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiết dạy phân môn vẽ tranh.

2.1 Về phương pháp giảng dạy

Trong các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh nóichung thì trong dạy học phân môn vẽ tranh tôi muốn nhấn mạnh một số phươngpháp sau

2.1.1 Phương pháp trực quan:

Phương pháp trực quan giúp cho HS phát triển tư duy hình tượng Sau khiquan sát trực tiếp thông qua các đồ dùng trực quan là tranh, ảnh học sinh nắm đượcđặc điểm cấu trúc, hình dạng, màu sắc của đối tượng Khi không có đối tượngtrước mắt học sinh vẫn có thể hình dung ra đối tượng một cách khái quát hoặc cụthể Đó là cơ sở để phát triển hứng thú học tập và tư duy sáng tạo của học sinh

- Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu của bài học để chuẩn bị đồ dùng dạyhọc, đảm bảo rõ nội dung, tránh trùng lặp

- Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chỗ, không lạm dụng Kết hợpnhịp nhàng giữa lời giảng để cho sự lĩnh hội của học sinh được đồng thời bằng cảthị giác và thính giác

- Tùy theo nội dung bài dạy giáo viên có cách trình bày đồ dùng dạy họckhác nhau:

Trang 5

+ Trình bày cùng một lúc để HS có cái nhìn bao quát về nội dung bài học+ Trình bày theo trình tự bài giảng để HS theo dõi từng vấn đề của nội dungbài học

- Đối với phân môn vẽ tranh giáo viên cần sưu tầm bài vẽ tranh của học sinhhoặc của họa sĩ để làm tư liệu giảng dạy Sau khi đã có tư liệu , cần phân loại từngbài dạy sao cho sát đối tượng Chính những bài vẽ của học sinh mới là trực quansinh động, rễ hiểu nhất bởi các em được quan sát những sản phẩm cùng mức độnhận thức, cùng có cách nhìn, cách nghĩ như nhau sẽ rễ hiểu và rễ cảm nhận

Tóm lại: Dạy học bằng đồ dùng trực quan giúp học sinh lĩnh hội tri thứcnhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn bởi những phương tiện trực quan đó đã dựng lênmột hình ảnh, một khung cảnh sinh động trước học sinh

2.1.2 Phương pháp quan sát:

Qua việc quan sát đối tượng học sinh có thể đối chiếu, so sánh, nhận ra đặcđiểm riêng của đối tượng Đặc biệt với phân môn vẽ tranh, quan sát thực tế sẽ là tưliệu để HS thể hiện bài vẽ một cách sinh động

Trước khi tổ chức bài học giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hoạtđộng liên quan tới bài học Hướng dẫn cho HS cách nhìn, cách ngắm đối tượng vớimục đích xác định theo mục tiêu bài học để hình thành những hình ảnh tiềm tàng

mà học sinh sẽ sử dụng trong bài học

Có thể vận dụng phương pháp quan sát như sau:

Hướng dẫn cho HS cách quan sát có trọng tâm: Quan sát từ bao quát đến chitiết, khi quan sát cần đối chiếu, so sánh để rút ra nhận xét đúng, khách quan

Phương pháp quan sát giúp học sinh rèn luyện đôi mắt, biết nhìn nhận, sosánh, đối chiếu các sự vật Từ đó thâu tóm được nguồn tư liệu phong phú từ cuộcsống và hứng thú hơn khi thực hành bài vẽ của mình

2.1.3 Phương pháp gợi mở:

Có thể kết hợp cùng với các phương pháp khác đó là hệ thống câu hỏi gợi

mở hoặc dùng lời nhận xét gợi mở…để học sinh suy nghĩ, tìm tòi Phương pháp

Trang 6

này phù hợp với tất cả các hoạt động trong giờ học vẽ tranh, vì nó phát huy đượckhả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi và tính tích cực học tập của mọi học sinh.Phương pháp gợi mở kết hợp với các phương pháp khác để giúp học sinh phát huytính tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập

Trước khi dạy bài mới, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các tình huống, các vấn

đề cần gợi mở và khi gợi mở phải phù hợp với từng đối tượng học sinh

Ở hoạt động tìm và chọn nội dung đề tài giáo viên có thể gợi mở để khaithác đề tài sâu hơn Ở hoạt động thực hành gợi mở giúp học sinh tư duy, hìnhdung, sáng tạo trên cơ sở bài vẽ của mình Hoặc ở hoạt động thực hành có thể gợi

mở về cách vẽ: Ví dụ: “em nhớ lại xem hình ảnh các bạn đang dọn vệ sinh ngoàisân trường như thế nào?, các động tác như thế nào ? Giáo viên cần chỉ ra nhữngsai sót một cách cụ thể đồng thời yêu cầu học sinh tự sửa theo khả năng của mình

Về đánh giá bài vẽ tranh giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp gợi mở

để hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài trong lớp

2.1.4 Phương pháp luyện tập, thực hành:

Trong môn Mĩ thuật hoạt động thực hành là hoạt động chính, chiếm hơn nửathời gian và hoạt động thực hành cũng là hoạt động giúp phát triển tư duy sáng tạonhất

GV cần làm cho học sinh hiểu rõ mục đích, yêu cầu và mức độ cần đạt củacác bài tập Dựa vào trình tự nội dung, vào trình độ học sinh, giáo viên ra các bàitập cho phù hợp, có thể là đơn lẻ, nhằm củng cố, phát triển một đơn vị kiến thứcnhỏ VD: sắp xếp bố cục mảng chính, mảng phụ

Khi hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần tìm ra những thiếu sót, gợi ýcho các em tìm ra cách sửa chữa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạngbài của các em

Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên gợi ý, hướng dẫn về bố cục, vẽhình và vẽ màu Đặc biệt giáo viên phải động viên, khích lệ, phải tạo được không

Trang 7

khí thi đua sôi nổi, tránh những gò ép, áp lực để học sinh chủ động làm bài mộtcách tự nhiên mới có thể phát huy được tính sáng tạo.

Giáo viên giúp học sinh nhớ lại những gì đã nghe ở phần lý thuyết rồi tự tìmcách giải quyết bài tập

Chỉ ra thiếu sót ngay trên bài học sinh vì đối với thực hành giáo viên dạyngay “hiện trạng” bài vẽ của học sinh và học sinh học ngay trên bài vẽ của mình làtốt nhất, vì tất cả cái sai, cái đúng, cái đẹp hay chưa đẹp đều được biểu hiện mộtcách rõ ràng, cụ thể ngay trên từng bài vẽ

Ngoài ra trong phần thực hành giáo viên có thể dùng một số bài tốt hoặcchưa tốt để học sinh nhận xét và rút kinh nghiệm dưới sự hướng dẫn định hướngcủa giáo viên học sinh nhận ra ngay những thiếu sót, những gì chưa hợp lý ở bài vẽcủa mình, của bạn và tìm cách điều chỉnh cho bài vẽ tốt hơn Đó chính là cách họcmang lại hiệu quả cao

Đây là một trong những phương pháp đặc thù của môn Mĩ thuật và thườngmang lại kết quả khả quan cho bài dạy GV làm việc với từng học sinh, góp ý,khích lệ để mỗi em hoàn thành bài vẽ theo khả năng của mình

Giáo viên cần chọn lọc những kiến thức có thể tích hợp phù hợp nhất với bàihọc và đối tượng học sinh

GV có thể sử dụng kết hợp với trực quan, câu hỏi gợi mở để giúp học sinhnhớ lại những kiến thức đã được học, khéo léo lồng ghép nội dung vào bài học.VD: Ở bài đề tài Bộ đội có thể tích hợp với nội dung môn Lịch sử, Ngữ văn, Âm

Trang 8

nhạc, tích hợp chủ đề biển đảo… Ở bài đề tài quê hương có thể tích hợp môitrường …

Phương pháp dạy học tích hợp nhằm hình thành phát triển khả năng tự học,tìm tòi nghiên cứu Học sinh được tìm tòi, phát huy vốn kinh nghiệm, hiểu biết củabản thân vì vậy các em rất hứng thú và tích cực học tập

2.1.6 Phương pháp làm việc theo nhóm :

Các thành viên trong nhóm có điều kiện chia sẻ mọi suy nghĩ băn khoăn,kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng bài học Phương phápnày thu hút học sinh bởi đối tượng có cùng nhận thức, cùng ngôn ngữ, cùng tâm lý

sẽ rễ chia sẻ, rễ học hỏi Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ khôngphải chỉ là tiếp thu thụ động kiến thức từ giáo viên

Theo phương pháp này học sinh dễ hiểu, dễ nhớ hơn vì các em được tham giatrao đổi trình bày vấn đề nêu ra, cảm thấy hào hứng vì trong sự thành công chungcủa nhóm có sự đóng góp của mình

Phương pháp này xây dựng cho học sinh tinh thần tập thể, đồng thời hìnhthành ở học sinh phương pháp làm việc khoa học - tự lập kế hoạch và làm việctheo kế hoạch

Phương pháp học tập này được tiến hành vào phần lý thuyết hoặc thực hành:+ Thảo luận câu hỏi: GV có thể chia lớp thành bốn nhóm rồi đặt tên cho cácnhóm Giao câu hỏi hoặc phiếu bài tập cho từng nhóm HS thảo luận và cử nhómtrưởng trình bày

+ Làm bài tập theo nhóm: Giao bài tập cho từng nhóm để học sinh cùng xây dựng

ý tưởng và làm bài Cần chia nhóm nhỏ khoảng 4 em

- GV hướng dẫn thể lệ và hình thức hoạt động kết hợp gợi ý một số nội dungliên quan đến bài tập

- Sau khi HS hoàn thành bài tập nhóm trưởng thay mặt nhóm trình bày Cácnhóm hoặc cá nhân khác góp ý, bổ sung, tranh luận đánh giá

Trang 9

Hoạt động nhóm sẽ giúp cách em hình thành tích tập thể, làm việc khoa học.Qua đó các em sẽ rất hào hứng, chủ động, tích cực học tập lẫn nhau Hoạt độngnhóm cũng tạo không khí sôi nổi, đoàn kết và thi đua học hỏi lẫn nhau.

2.1.7 Phương pháp sử dụng trò chơi :

Đối với bộ môn mỹ thuật, phương pháp dạy học tổ chức trò chơi là phươngpháp đặc biệt hấp dẫn học sinh Thông qua các trò chơi được lồng ghép kiến thứctrong bài học, học sinh hăng hái tham gia, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động

phát triển năng lực hợp tác và năng lực cá nhân

Phương pháp tổ chức trò chơi giúp trẻ nhận thức nhanh và khắc sâu hơn, tạotâm lý học tập thoải mái Điều này sẽ kích thích cho các em bộc lộ năng lực, sởtrường, ý thích một cách tự nhiên và vận dụng những kỹ năng đó vào học tập

Với phương pháp tổ chức trò chơi việc học tập được tiến hành một cách nhẹnhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán Học sinh được lôi cuốn vào quátrình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thờigiải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập

Giáo viên cần xác định nội dung học tập mà qua trò chơi học sinh cần nắmbắt là gì ? Dựa vào điều đó, người giáo viên còn có cơ sở để lựa chọn trò chơi phùhợp với nội dung và mục đích học tập

Sau đó cần lựa chọn trò chơi phù hợp và chia nhóm chơi tùy theo đặc điểmcủa từng lớp, từng địa điểm và làm sao cho phù hợp với từng đối tượng chơi

Sau khi các nhóm thực hiện song thì người giáo viên tổng kết và đánh giákết quả từng đội chơi bám vào nội dung học tập đã được xác định từ trước

VD: + Có thể cho các nhóm sắp xếp bố cục trên giấy bằng những mảng hình giáoviên chuẩn bị sẵn

+ Hay GV có thể chuẩn bị 3,4 bức tranh đẹp đã được cắt ra thành nhiều mảnh,mỗi nhóm một bức, sau đó lên lớp yêu cầu học sinh ghép hình để hoàn thiện bứctranh cho đúng

Trang 10

Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động,không khô khan, nhàm chán Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập mộtcách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được nhữngmệt mỏi, căng thẳng trong học tập.

2.2- Khâu chuẩn bị

Trước khi dạy một bài vẽ tranh đề tài thì khâu chuẩn bị là rất quan trọngnhất là đồ dùng dạy học Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phươngpháp dạy học thì một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (tranh, ảnhminh hoạ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến thị giác vàtrí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết

sử dụng đúng lúc Đồ dùng dạy học cần khoa học, chính xác, đẹp về đường nét,hình mảng, đậm nhạt và đặc biệt là màu sắc Tranh ảnh cần có kích thước hợp lý

và treo ở vị trí thích hợp cho học sinh rễ quan sát

Về phía học sinh cũng phải có sự chuẩn bị đầy đủ, sách vở, giấy vẽ, màu chìtẩy, những đồ dùng học tập cần thiết

Đặc biệt giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu và quan sát, tham khảo,sưu tầm tranh về những đề tài mà mình sẽ thể hiện trước khi đến lớp Từ nhữngkiến thức các em đã tìm hiểu, quan sát thực tế, sưu tầm được khi đến lớp học sinh

sẽ rễ ràng tiếp cận bài mới, sẽ tìm hiểu được sâu hơn, sẽ hứng thú hơn đó là điềukiện thuận lợi để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Cần có hệ thống câu hỏi gợi mở rõ ràng dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôinổi trong từng đối tượng học sinh, tránh những câu hỏi dài khó hiểu

+ Đối với học sinh yêú kém cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chỗ hay,

chưa hay để bài vẽ đẹp hơn Ví dụ: Bố cục đã hợp lý chưa, hay màu sắc có lộn xộnquá không? vv

+ Đối với học sinh trung bình thì có thể gợi mở để các em tự tìm ra, tự điều chỉnh.

+ Với học sinh khá, giỏi thì yêu cầu cao hơn Ví dụ: Nét vẽ có linh hoạt không?

Hình có tĩnh, có động không? Màu sắc vẽ theo gam gì ?

Trang 11

Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, thì giáo viên cần phải có thời gian vàquá trình thâm nhập giáo án kĩ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy, để vừa đảmbảo tiến trình bài dạy vừa giúp học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất.

Ứng dụng công nghệ thông tin, sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảngdạy Khai thác nguồn tư liệu phong phú để giới thiệu cho học sinh để các em đượctham khảo, quan sát, nhiều nội dung, nhiều cách thể hiện từ đó tìm ra những ýtưởng hay cho riêng mình

+ Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung

Từ những nội dung đã hướng dẫn các em quan sát, tìm hiểu trước, qua hình

vẽ tranh, ảnh, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn về đề tài, làm cho các emthấy được sự phong phú của đề tài từ đó tìm ra được cách thể hiện khác nhau, tìm

ra những ý tưởng hay dí dỏm cho tranh của mình

Như một nhà giáo dục đã nói: “Hãy để trẻ suy nghĩ và làm việc theo cách

của trẻ, thật là vô lý nếu bắt trẻ em phải suy nghĩ và làm việc theo cách của người lớn” Vì vậy khi hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài giáo viên cần tôn

trọng các ý tưởng của học sinh, không nên cố uấn nắn học sinh theo ý mình mà nêngợi ý cho các em thấy cái hay, cái đẹp từ đó các em tự thể hiện theo cảm xúc riêngcủa mình

Sử dụng các phương pháp gợi mở, thảo luận, vấn đáp, trực quan trong đóchú trọng hoạt động thảo luận của học sinh Mỗi nhóm nên ghép khoảng 4 em (2bàn liền kề) học sinh rễ tập chung vào bài học và trao đổi, thảo luận được thuậnlợi, kích thích sự thi đua giữa các nhóm Học sinh cùng lứa tuổi có cùng tâm lý,cùng sự suy nghĩ và sự ngây thơ sẽ rễ hiểu nhau, rễ truyền đạt cho nhau Khi áp

Trang 12

dụng phương pháp thảo luận học sinh sẽ hiểu sâu hơn về đề tài, giúp nhau xâydựng được những ý tưởng hay, mặt khác cũng làm cho giờ học sinh động hơn,khơi gợi được sự hứng thú ở mỗi em

Giáo viên nên liên hệ thực tế ngay trên địa phương mình hoặc những hìnhảnh gần gũi để các em thấy được cuộc sống tươi đẹp sinh động đang diễn ra xungquanh mình từ đó kích thích, khơi gợi hứng thú phát huy khả năng sáng tạo củahọc sinh Đồng thời cũng cung cấp cho học sinh vốn sống, kinh nghiệm và kỹ năngsống

+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ

Sử dụng đồ dùng trực quan (tranh, ảnh) và kết hợp trực tiếp minh hoạ bảng

để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước vẽ cùng những ưu điểm khitiến hành vẽ theo đúng trình tự Có thể kết hợp lồng ghép trò chơi để tăng hứng thúhọc tập cho học sinh

Giáo viên phải phân tích kĩ các bước tiến hành một bài vẽ tranh đề tài phảithực hiện theo những bước nào Những bước đó là gì và kết hợp đồ dùng minh hoạ

đễ học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt Cho học sinh tham khảo tranh của các hoạ sĩ, bài

vẽ của học sinh năm trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài

Tuỳ theo từng bài mà có thể giảm thời lượng lý thuyết và tăng thời gian thựchành, hướng các em đi vào trình tự các bước vẽ tranh và dành thời gian nhiều hơncho các em thể hiện ý tưởng của mình

- Tìm bố cục, phác mảng chính phụ sao cho hợp lý, cân đối hài hòa với tờgiấy rõ trọng tâm, rõ nội dung thể hiện được chủ đề Không yêu cầu nghiêm ngặt

mà ở đây chỉ cần học sinh sắp xếp bố cục sao cho hài hòa và thuận mắt Cần chohọc sinh thấy được tác dụng của việc phác bố cục, sắp xếp các mảng hình để các

em thấy được sự cần thiết của từng bước tiến hành Có thể sử dụng phương pháptrò chơi, cho các em tập sắp xếp mảng hình

- Vẽ hình cần chọn các hình ảnh tiêu biểu, điển hình, có chọn lọc, tránh vẽtheo lối sao chép, kể lể Hình vẽ nên có chính có phụ, có tĩnh, có động, có cứng có

Ngày đăng: 24/09/2015, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w