gây bệnh thán thư trên gấc và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học” được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa N
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN LONG HỒ
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ
CHỦNG NẤM COLLETOTRICHUM SPP GÂY
BỆNH THÁN THƯ TRÊN GẤC VÀ BƯỚC
ĐẦU NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỆNH THÁN THƯ TRÊN GẤC VÀ BƯỚC
ĐẦU NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC
HÓA HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 3103606
Lớp: BVTV K36
Cần Thơ, 2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM
COLLETOTRICHUM SPP GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN GẤC VÀ BƯỚC
Do sinh viên NGUYỄN LONG HỒ thực hiện và đề nạp
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần thơ, ngày ,tháng ,năm 2013
Cán bộ hướng dẫn (Ký tên)
Ts Lê Minh Tường
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài:
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG GÂY HẠI CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM
COLLETOTRICHUM SPP GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN GẤC VÀ BƯỚC
ĐẦU NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG THUỐC HÓA HỌC
Do sinh viên NGUYỄN LONG HỒ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ngày ,tháng ,năm 2013
Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức điểm
Ý kiến của hội đồng:
Trang 5
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây
Người thực hiện
Nguyễn Long Hồ
Trang 6LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Long Hồ
Ngày sinh: 16/09/1992
Nơi sinh: Châu Thành, An Giang
Họ và tên Cha: Nguyễn Văn Bờ
2010-2014: Sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa
36, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
Trang 7LỜI CẢM TẠ
Kính dâng Cha Mẹ với lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất Công ơn sinh thành, dưỡng dục là vô bờ bến, là động lực cho con đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã để có những thành quả như ngày hôm nay
Em xin gửi đến thầy Lê Minh Tường lòng thành kính và biết ơn sâu sắc Cảm
ơn thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng nói riêng và các thầy cô trong Trường Đại Học Cần Thơ, đã tận tâm dạy
dỗ, truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức quý báo trong suốt thời gian em học tập tại trường
Trang 8Nguyễn Long Hồ, 2013 “Khảo sát khả năng gây hại của một số chủng nấm
Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên gấc và bước đầu nghiên cứu biện
pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học” Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành Bảo Vệ
Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: Ts Lê Minh Tường
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát khả năng gây hại của một số chủng nấm Colletotrichum
spp gây bệnh thán thư trên gấc và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ
bằng thuốc hóa học” được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới
tại Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 03/2013 đến 11/2013 nhằm tìm ra chủng nấm
Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên gấc nặng nhất và tìm ra loại thuốc có
hiệu quả trị bệnh thán thư cao nhất trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới
Đề tài gồm có 3 thí nghiệm sau:
* Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây bệnh thán thư trên gấc của 9 chủng nấm
Colletotrichum spp được thu thập từ 3 tỉnh: An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang Ở
15 ngày sau khi lây bệnh (NSKLB) tất cả 9 chủng nấm đều gây bệnh, trong đó
chủng Col-CT3 gây bệnh nặng nhất với phần trăm diện tích vết bệnh là 56,3%
* Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả ức chế của 10 loại thuốc hóa học trừ nấm
bệnh lên sự phát triển của chủng nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư ở điều kiện in vitro Thí nghiệm được bố trí với 10 nghiệm thức với 5 lần lập lại Kết quả hết các loại thuốc đều có khả năng ức chế nấm Colletotrichum sp CT3, thuốc
Topsin M và Score 250EC là cho hiệu quả tốt, trong đó thuốc Topsin M là tốt nhất với bán kính vòng vô khuẩn (BKVVK) và hiệu quả ức chế (HQƯC) lần lượt là 12,9
mm và 62,41% ở 6 NSKTN
* Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả phòng trị của 2 loại thuốc là Topsin M và
Score 250EC đối với bệnh thán thư hại gấc trong điều kiện nhà lưới Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, kết quả cả 2 loại thuốc Topsin M và có hiệu quả phòng trị tốt khác biệt có ý nghĩa với đối chứng Trong đó Topsin M cho hiệu quả ức chế đường kính vết bệnh là 9,97 mm vượt trội hơn so với Score 250EC là 17,67 mm
TỪ KHÓA: Colletotrichum spp., thán thư, gấc, thuốc hóa học
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN iv
LỜI CẢM TẠ v
TÓM LƯỢC vi
DANH SÁCH BẢNG ix
DANH SÁCH HÌNH x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY GẤC 2
1.1.1 Phân loại thực vật 2
1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố 2
1.1.3 Đặc tính thực vật 2
1.1.4 Các yêu cầu ngoại cảnh cho cây gấc 3
1.1.5 Thành phần dinh dưỡng của gấc 3
1.1.6 Giá trị dược liệu của gấc 4
1.2 BỆNH THÁN THƯ TRÊN GẤC 5
1.2.1 Triệu chứng 5
1.2.2 Tác nhân gây bệnh 5
1.2.3 Đặc điểm một số loại nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư 8
1.3 Đặc tính một số loại thuốc hoa học sử dụng trong thí nghiệm 9
1.3.1 AntraCol 700WP 9
1.3.2 Amistar 250SC 9
1.3.3 Champion 57,6DP 10
1.3.4 Daconil 75WP 10
1.3.5 Dihane-M 85WP 11
1.3.6 Score 250EC 11
1.3.7 Kasumin 2L 12
1.3.8 Alpine 12
1.3.9 Anvil 5SC 13
1.3.10 Topsin M 13
CHƯƠNG 2 – PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 14
2.1 PHƯƠNG TIỆN 14
2.1.1 Thời gian và địa điểm 14
Trang 102.1.2 Vật liệu thí nghiệm 14
2.2 PHƯƠNG PHÁP 15
2.2.1 Phương pháp phân lập nấm bệnh 15
2.2.2 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây bệnh của một số chủng nấm 15
2.2.3 Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả của 10 loại thuốc trừ nấm bệnh lên sự phát triển của chủng nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư nặng nhất trong thí nghiệm 1 ở điều kiện in vitro 16
2.2.4 Đánh giá hiệu quả phòng trị của một số loại thuốc hiệu quả đối với bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp gây ra trong điều kiện nhà lưới 17
CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
3.1 Kết quả phân lập nấm bệnh 19
3.2 Đánh giá khả năng gây bệnh của 9 chủng nấm Colletotrichum spp 20
3.3 Hiệu quả phòng trị của 10 loại thuốc trừ nấm lên sự phát triển của chủng nấm Colletotrichum sp.CT3 trong điều kiện in vitro 23
3.4 Hiệu quả phòng trị của 2 loại thuốc Topsin M và Score 250EC lên sự phát triển của nấm Colletotrichum sp CT3 trong điều kiện nhà lưới 28
CHƯƠNG 4 – KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30
4.1 Kết luận 30
4.2 Đề nghị 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
Trang 11DANH SÁCH BẢNG
3.1 Các chủng nấm Colletotrichum spp thu thập được từ An
3.2 Phần trăm diện tích vết bệnh vào 5, 7, 11 và 15 NSKLB
3.3 BKVVK của 10 loại thuốc đối với nấm Colletotrichum spp ở các
thời điểm 2, 4, 6 ngày sau khi thí nghiệm 24 3.4 Hiệu quả ức chế của 10 loại thuốc đối với nấm
Colletotrichum spp ở các thời điểm 2, 4, 6 ngày sau khi thí
nghiệm
26 3.5 Hiệu quả của 2 loại thuốc lên đường kính vết bệnh thán thư trên
gấc do nấm Colletotrichum sp CT3 gây ra ở thời điểm 2, 4, 6
NSKLB
28
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
2.1 Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm Colletotrichum spp 7
3.1 Vết bệnh thán thư ngoài đồng trên trái (A) và lá gấc
3.4 Khả năng ức chế của 2 loại thuốc Topsin M và Score
250EC lên sự phát triển của nấm Colletotrichum sp
CT3 trong điều kiện nhà lưới ở thời điểm 4NSKTN 27 3.5 Khả năng ức chế sự phát triển của nấm
Colletotrichum sp CT3 của 2 loại thuốc Topsin M
3.6 Hiệu quả của 2 loại thuốc lên đường kính vết bệnh
thán thư trên gấc do nấm Colletotrichum sp CT3
Trang 13ĐẶT VẤN ĐỀ
Gấc (Momordica cochinchinensis) là thực vật thân thảo, dây leo thuộc họ Bầu
bí (Cucurbitaceae), chi Mướp đắng (Momordica) có Nguồn gốc từ Việt Nam sau đó phân bố khắp Châu Á và Úc (Đỗ Tất Lợi, 2006) Ở Việt Nam gấc được dùng chủ yếu trong ẩm thực và y học chữa trị hiệu quả được nhiều bệnh Ngày nay cây gấc được coi là cây xóa đói giảm nghèo bởi năng suất cao, dễ trồng, không kén đất, mặt khác bởi giá trị xuất khẩu cao và là gấc yên liệu quý cho các công ty dược phẩm Tuy nhiên giá trị của cây gấc chỉ được biết đến trong một vài năm gần đây nên việc nghiên cứu về sâu bệnh hại còn hạn chế gây khó khăn cho nông dân trong việc phòng trị các dịch hại trên gấc như: Ruồi đục trái, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh thán thư Nhưng đặc biệt nghiêm trọng là bệnh thán thư gây hại nặng cả trên lá và trên trái nhất là vào mùa mưa, làm giảm năng suất gây tổn thất kinh tế cho nông dân (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương)
Bệnh thán thư trên gấc do nấm Colletotrichum spp gây ra Bệnh thường gây hại
nặng vào mùa mưa khi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí cao làm cho bệnh phát triển nhanh chóng Cây gấc thường bò theo giàn, trãi rộng nên bào tử nấm bệnh dễ dàng lây lan theo nước mưa làm nông dân khó kiểm soát Hiện nay chưa có biện pháp quản lý tổng hợp nào phòng trị bệnh thán thư trên gấc chủ yếu là sử dụng biện pháp hóa học (Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương)
Ngày nay, trong sản xuất việc phòng trị bệnh thường khuyến cáo áp dụng là biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó sự phối hợp nhiều biện pháp hợp lý trong đó biện pháp canh tác, biện pháp sinh học được chú trọng Tuy nhiên khi dịch bệnh bùng phát vượt tầm kiểm soát của các biện pháp sinh học thì biện pháp hóa học vẫn là lựa chọn tối ưu cho việc dập tắt dịch bệnh do có ưu điểm là hiệu quả nhanh, chi phí thấp
Do đó đề tài: “Khảo sát khả năng gây hại của một số chủng nấm
Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên gấc và bước đầu nghiên cứu hiệu
quả phòng trừ bằng biện pháp hóa học” nhằm tìm ra chủng nấm Colletotrichum
spp gây hại nặng nhất và tìm ra loại thuốc tối ưu trong việc ức chế sự phát triển của
chủng nấm Colletotrichum spp.; tạo sự đa dạng trong sự lựa chọn của nông dân khi
sử dụng thuốc hóa học để phòng trị bệnh thán thư trên cây gấc
Trang 14CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây gấc
1.1.1 Phân loại thực vật
Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour) Spreng Còn có tên
gọi là mộc tất tử, thổ mộc thiết, mộc biệt tử…thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) Ở Việt Nam cây gấc mọc hoang dại và đã được trồng như một loại cây trồng ( Đỗ Tất Lợi, 2006)
Dựa vào kích thước trái, độ sai trái, gai trái, màu sắc ruột trái mà người ta phận loại: gấc nếp hay gấc tẻ:
- Gấc tẻ: trái nhỏ hoặc trung bình, ít hạt, gai nhọn Trái chín có cơm màu vàng nhạt và màng bao hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng, không tươi như gấc nếp (Trần Đức Ba ctv., 2006)
- Gấc nếp: trái to, nhiều hạt, gai to và ít, khi chín chuyển màu đỏ tươi rất đậm
và dày thớ (Trần Đức Ba ctv., 2006)
1.1.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cây gấc có Nguồn gốc Châu Á, vùng nhiệt đới, mọc hoang trong rừng sau đó được cư dân mang về trồng Cây gấc tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Á như: miền Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Philippine và Việt Nam (Trần Đức Ba ctv., 2006)
Ở Việt Nam, cây gấc được trồng khắp cả nước, nhưng nhiều nhất là ở miền Bắc (Trần Đức Ba ctv., 2006)
1.1.3 Đặc tính thực vật
Gấc là cây đa niên nhưng sinh trưởng như cây hằng niên Mỗi năm kết thúc một chu kì sinh trưởng dây rụng gần hết lá, khi đó cần cắt dây gần sát gốc và từ gốc sẽ mọc lại nhiều chồi mới vào mùa xuân (ở miền Bắc) hay đầu mùa mưa (ở miền Nam) Mỗi gốc gấc cho nhiều dây, các dây phân đốt, mỗi đốt mang một lá (Trần Đức Ba và ctv., 2006; Đỗ Tất Lợi, 2006)
Hoa gấc thuộc dạng đơn tính biệt chu, có dây đực và dây cái (Phạm Hoàng Hộ, 1999) Hoa gấc nở vào tháng 4 – 5 dương lịch, đực cái riêng biệt Hoa cái khi mới nẩy có hình trái gấc con Hoa đực lúc đầu nấp trong lá bắc, được lá bắc bọc kính lại trông như tổ kiến, sau đó hoa nở thành hình loa màu vàng nhạt (Đỗ Tất Lợi, 2006) Trái non có màu xanh nhạt chuyển dần sang xanh lục khi trái già, đến khi chín trái có màu vàng gạch đến đỏ rực hoặc đỏ thẩm trông rất đẹp Trái gấc hơi tròn, to nhỏ tùy theo giống và điều kiện chăm sóc, toàn thân trái có gai to và nhọn Trong
Trang 15trái có nhiều hạt, trung bình từ 30-40 hạt khá to xếp thành hàng dọc Vỏ hạt có màu đen, cứng, chung quanh mép hạt có răng cưa, tù và rộng Trong hạt chứa phôi mầm
và nhân, nhân hạt chứa nhiều dầu (Trần Đức Ba và ctv., 2006)
Gấc trồng một năm thì cho trái, thu hoạch được quanh năm và nhiều năm, năm sau năng suất thường cao hơn năm trước Gấc là loại cây không kén đất, dễ trồng,
có sức chống chịu cao với sâu bệnh (Trần Đức Ba và ctv., 2006; Trần Xuân Định, 2008)
1.1.4 Các yêu cầu ngoại cảnh cho cây gấc
Do là cây nhiệt đới nên gấc đòi hỏi điều kiện nóng và ẩm, ưa khí hậu ấm áp, không khí có độ ẩm cao (Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2008) Nhiệt độ trung bình tốt nhất là 25 – 290C Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa trung bình 1600 mm/năm phân phối đều cho 8-9 tháng/năm Độ ẩm không khí 60 – 70% Gấc là cây
ưa ánh sáng ngày ngắn Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh nhưng giai đoạn quả đang lớn nếu gặp ánh sáng trực tiếp quả rất dễ bị rám, thối hoặc rụng sớm gấc ít kén đất trồng, phù hợp với nhiều loại đất nhưng phải thoát nước do gấc chịu hạn tốt hơn chịu úng (Sở khoa học công nghệ Hải Dương, 2012)
Sâu bệnh hại (Sở khoa học công nghệ Hải Dương, 2012):
Sâu hại trên gấc chủ yếu là ruồi đục trái (Dacus dorsalis), bọ rùa, sâu đục
thân…
Bệnh hại trên gấc chủ yếu là các bệnh trên dưa bầu bí như sương mai
(Pseudoperonospora spp.), bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoarcearum ) và bệnh thán
thư (Colletotrichum spp.)
1.1.5 Thành phần dinh dưỡng của gấc
Trong các loại rau quả cận nhiệt đới, chỉ có quả gấc được xem là có màu đỏ của lycopen và màu vàng của β-caroten với hàm lượng cao gấp nhiều lần các thực phẩm đang được sử dụng phổ biến trên thế giới (Bùi Minh Đức và ctv, 2010)
Màng đỏ hạt gấc chứa: lycopene (380 µg/g) so với cà chua (31 µg/g), dưa hấu (41 µg/g), bưởi (54 µg/g); β-caroten (460 µg/g) so với cà rốt (17 µg/g), khoai lang (14 µg/g) Ngoài ra còn có: protein, lipip, glucide, xơ, và muối khoáng (Bùi Minh Đức và ctv, 2010)
Ly trích từ màng đỏ hạt gấc ta được dầu gấc,màu đỏ sẫm, vị béo, mùi thơm đặc trưng, 100g dầu có trên 1446mg (1185-1708) carotenoid, 422mg (228-617) β-caroten, 138,5 mg α-tocopherol và 364,8 mg lycopen (Bùi Minh Đức và ctv, 2010) Theo Đỗ Tất Lợi (2006) trong nhân hạt gấc có 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 55,3% chất béo, 16,6% Protit, 2,9% đường toàn bộ, 1,8% tanin, 2,8% xenluloza và 11,7% chất không xác định được Ngoài ra, còn có các men photphataza, invactaza
Trang 16và peroxydaza, một chất không tan trong ete dầu hỏa, ete etylic, tan trong cồn metylic và cho các phản ứng của một sapotoxin Trong gấc không có ancaloit
Bảng 1.1 : Thành phần dinh dưỡng của trái và hạt gấc ( Phan Văn Tâm, 2010)
1.1.6 Giá trị dược liệu của gấc
Sản phẩm chính của gấc là trái, thịt trái rất giàu caroten, là Nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể Trong 100 g thịt gấc cho 14.120 µg vitamin A Có thể so sánh với một số thực phẩm giàu vitamin A khác như trong thịt bò là 17 µg, gan heo là 3.975 µg vitamin A Do đó gấc là Nguồn cung cấp vitamin A cần thiết cho trẻ em nhằm phòng chống bệnh suy dinh dưỡng và khô mắt của trẻ (Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2008)
“Theo Võ Văn Chi (2004), người ta ép dầu gấc từ thịt gấc và màng áo hạt Dầu gấc dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể; dùng bôi lên các vết thương, vết loét, vết bỏng và các ổ loét dãn tĩnh mạch đỡ được mùi hôi, chóng lên da non và liền sẹo; chữa các bệnh viêm hậu môn và trực tràng có loét, cao huyết áp, rối loạn thần kinh Nhân hạt gấc thường dùng trị mụn nhọt sưng tấy, lở loét, sưng vú, tắc ti sữa, chấn thương ứ huyết Màng của hạt gấc giúp tạo sữa nên dùng cho phụ nữ mang thai” (Phan Văn Tâm, 2010)
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, hạt gấc có “tính mát” nên được dùng trong các bệnh lý gan, lách, vết thương, máu tụ, sưng tấy, mụn mủ Và gần dây nhất người ta đã phát hiện khả năng chống ung thu của gấc: Trường Đại học Y Hà Nội
và Viện quân y 108 nghiên cứu tác dụng của thuốc làm từ tinh dầu gấc trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan và ung thư gan Bệnh nhân ung thư gan sau một thời gian điều trị kích thước khối u thu nhỏ và nồng độ afeto – protein/huyết thanh trở về mức bình thường Gấc có chưa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, do đó có hiệu quả phòng chống các ung thư liên quan đến các gốc
tự do như ung thu gan, ung thu đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vú (Khoa học phổ thông, 2006)
CHO (g)
Protein (g)
Chất béo (g)
Chất
xơ (g)
β- χαρ
µγ
Ca (mg)
P (mg)
Trang 171.2 Bệnh thán thư
1.2.1 Triệu chứng
Bệnh gây hại ở hai mép lá, chót lá hoặc giữa hai phiến lá Lúc đầu vết bệnh là những chấm tròn nhỏ màu nâu xám hoặc nâu vàng, có hình đồng tâm lõm xuống, có viền màu nâu nhạt, kích thước vết bệnh trung bình từ 2-5 mm, sau đó vết bệnh lan rộng ra liên kết lại làm lá cháy khô thành từng mảng, bề mặt vết bệnh có những chấm li ti màu đen là đĩa đài của nấm gây bệnh (Phạm Thị Ngọc Thu, 2010)
* Bệnh thán thư trên gấc
Theo Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương (2012) bệnh thán thư có thể phá hại từ giai đoạn mọc mầm, cây con Trên tử diệp cây con vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm Trên thân cây con vết bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống
và nứt nẻ Bệnh nặng nhiều vết bệnh hợp lại thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống Trên lá cây đã lớn vết bệnh thường nằm dọc theo gân lá, hình tròn, hình
đa giác hoặc hình bất định Vết bệnh lúc đầu màu vàng nâu, sau đó chuyển sang màu nâu sẫm, có viền màu đỏ Trên vết bệnh có nhiều chấm nổi màu nâu đen Trên cuống lá và thân cành vết bệnh kéo dài màu nâu sẫm, hơi lõm cây còi cọc, lá vàng
dễ rụng Bệnh nặng còn gây hại cả hoa và quả non làm rụng hoa và quả Trên vỏ quả vết bệnh hình tròn màu nâu vàng hơi lõm
Colletotrichum spp thuộc lớp nấm nang (Ascomycetes) có tên là Glomerella cũng
cho ra dạng bào tử đơn bào (Agrios, 2005)
Chi Colletotrichum được mô tả có 21 loài (trích dẫn của Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành, 2009) “Sutton (1992) đã phân loại Colletotrichum thành 39
loài dựa trên tiêu chuẩn chi tiết về hình thái, đặc điểm nuôi cấy và khả năng gây
bệnh, trong đó C coccodes, C dematium, C.gloeosporioides, C graminiCola, C falcatum và C capsici…là những loài thường gây bệnh thán thư thường gặp” (Phạm
Thị Ngọc Thu, 2010)
Sợi nấm nội sinh, mảnh, không màu, không phân nhánh, có vách ngăn, có nội bào tử và gian bào Nhiều hạt dầu được sản xuất trong mỗi tế bào của hệ sợi nấm Khi già sợi nấm trở nên sậm màu và bện xoắn lại thành dạng chất nền nhỏ dưới lớp ngoài cùng (Cao Ngọc Điệp và ctv, 2009)
Trang 18Theo Bartnett et al (1998) mô tả chi Colletotrichum spp có dạng đĩa đài tròn
hoặc dạng gối, có sáp màu đen, có gai ở mép rìa đĩa đài hoặc giữa các cành bào đài Cành bào đài đơn bào, thon dài, bào tử trong suốt Một tế bào dạng trứng hoặc dạng
thon đến dạng liềm, nấm sống ký sinh và là giai đoạn bất toàn của chi Glomerella Chi nấm này khác với Gloeosporium vì có gai cứng Khi nuối cấy, gai cứng có thể
không xuất hiện
Colletotrichum spp chỉ sinh sản vô tính bằng bào tử đính, bào tử đính phát triển
trên cuống bào tữ trong dạng thể quả là cụm cuống bào tử; Cụm cuống bào tử có dạng địa phẳng, mặt sau có cấu trúc phấn mịn, mỗi cụm cuống bào tử gồm lớp chất nền, bề mặt sản sinh cuống bào tử trong suốt Cuốn bào tử không có vách ngăn kéo dài đơn bào, dạng liềm, cong, bào tử trong suốt Cùng với bào tử và cuống bào tử các lông cứng trên mỗi cụm cuống bào tử, lông dài cứng, thuôn nhọn không phân nhánh và đa bào cấu trúc như tơ (Cao Ngọc Điệp và ctv, 2009) “Frost (1964) có hoặc không có lông cứng phụ thuộc vào sự thay đổi độ ẩm” (Cao Ngọc Điệp và ctv, 2009)
Sự hình hành một số lượng lớn bào tử gây nứt gãy trên biểu bì vật chủ, gặp điều kiện thuận lợi, mỗi bào tử mọc từ một đến nhiều ống mầm để hình thành hệ sợi
nấm; Đĩa bám là dạng của Colletotrichum spp trong nuôi cấy (Sutton, 1962, 1968)
Sợi nấm già đôi khi hình thành vách dày, màu nâu sậm, hình cầu hoặc không đều gọi là hậu bào tử (Chlamydospores), nó có thể ở tận cùng hoặc chen giữa sợi nấm
và tồn tại trong thời gian dài và khi tách ra chúng cũng mọc mầm để hình thành sợi nấm mới (Cao Ngọc Điệp và ctv, 2009)
* Quá trình xâm nhiễm của nấm Colletotrichum spp
“Để có thể xâm nhiễm vào bên trong mô ký chủ và gây bệnh, nấm cần phải trải qua các giai đoạn sau: (1) Bào tử phát triển trên bề mặt vết bệnh, (2) Lây lan và bám trên bề mặt ký chủ, (3) Bào tử nảy mầm, (4) Hình thành đĩa áp, (5) Xâm nhiễm qua lớp biểu bì cây, (6) Phát triển và lây lan ra các vùng xung quanh, (7) Tạo nhiều ổ
nấm và bào tử (Jeffries et al., 1990; prusky et al., 2000) Bào tử nấm sử dụng
những tín hiệu hóa học hoặc tín hiệu vật lý từ trên bề mặt cây để nảy mầm và phân hóa đĩa áp (Aist, 1986) Đĩa áp là bộ phận rất quan trọng và cần thiết cho sự xâm
nhiễm thành công của nấm (Aist, 1976; Perfect et al., 1999) Khi vào bên trong tế
bào ký chủ, những sợi nấm phá vở lớp cutin và vách tế bào biểu bì và thành lập nên
sợi nấm kí sinh bắt buộc (Bailey et al., 1992) Nấm hình thành đĩa áp bên trên chỗ
nối giữa những tế bào biểu bì khác nhau, những chỗ nối này chính là điểm yếu trong lớp biểu bì bên ngoài Vì thế, sự hình thành đĩa áp gần những vùng này có lẽ là thuận lợi cho sự xâm nhiễm vào tế bào ký chủ” (Phạm Thị Ngọc Thu, 2010)
Trang 19Hình 2.1 Cơ chế xâm nhiễm của loài nấm Colletotrichum spp (O’Connell et al
(2000)
C: bào tử; A: đĩa áp; PP: vòi xâm nhiễm; Cu: biểu bì; ILS: Đốm màu sáng;
PH: Sợi nấm sơ cấp; E: mô biểu bì; M: Tế bào thịt lá; N: giai đoạn hoại sinh; SH: Sợi nấm thứ cấp; ScH: Lớp dưới biểu bì
* Chu trình gây bệnh của nấm Colletotrichum spp
Nấm xâm nhiễm vào tế bào mới, bào tử nảy mần tạo ra đĩa áp màu nâu Đĩa áp xâm nhập xuyên qua bề mặt mô cây và một số ở dạng miên trạng, một số khác thì phát triển ngay Đĩa đài (acerulus) được tạo ra rải rác trên bề mặt mô đã chết, nơi vết bệnh phát triển hoàn chỉnh Bào tử được tạo ra nhiều tạo thành khối màu hồng (Butler và Bisby, 2003) Nấm gây hại ở phần trên mặt đất của cây hoặc lan truyền theo nhiều cách khác Bệnh nhiễm vào hạt có thể bán bên trong và bên trên hạt giống và lan truyền qua cây con và những ký chủ trung gian có thể là cỏ hoặc là cây
trồng Solanaceae như: cà chua, khoai tây (Robert et al., 2001) và có thể sống
ngoại sinh trên phần cây đã chết hoặc trên xác bã thực vật trong đất Trái ở sát mặt đất hoặc gần mặt thì dễ bị nhiễm bệnh nhất do sự bắn nước hoặc tiếp xúc trực tiếp
với đất (Bailey et al., 1992; Robert et al., 2001)
* Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh thán thư
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), nhiệt độ thích hợp cho nấm gây bệnh là 28-300C Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ và độ ẩm cao Bào tử phát triển nhờ mưa, gió và côn trùng Bón nhiều đạm và mật độ gieo trồng cao thì bệnh sẽ nặng Nấm tồn tại trên vỏ hạt giống, trên tàn dư cây bệnh, bào tử phân sinh có sức sống cao Trong điều kiện khô, mặc dù tàn dư thực vật bị vùi trong đất vẫn có thể nảy mầm vào vụ sau
Trang 20* Biện pháp phòng trị
Một số biện pháp phòng trị bệnh thán thư (Vũ Triệu Mân, 2007):
- Luân canh với cây trồng khác họ trong khoảng 2 – 3 năm nếu vườn bị bệnh nặng
- Lựa chọn giống, hom tốt sạch bệnh Chú ý mật độ gieo trồng thích hợp
- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tan dư cây bệnh
- Bón phân cân đối, tránh bón nhiều đạm khi cây đang bệnh
- Có thể sử dụng biện phát sinh học, dùng các chế phẩm từ loài nấm đối kháng
như Gliocladium roseum, Trichoderma viride, Penicillium thomi để xử lý hạt giống
cũng làm giảm tỷ lệ bệnh
- Quản lý tốt cỏ dại
- Thu hoạch ngay khi trái vừa chín
1.2.3 Đặc điểm một số loại nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư
Nấm C gloeosporioides: bào tử có dạng thẳng một đầu cùn, một đầu hẹp lại ở
đế, đĩa áp dạng trứng ngược hoặc xé thùy, mép rìa dọc thành đĩa thường có nếp ngăn và hơi nhô cao; có màu nâu nhạt đến nâu, kích thước 6,25 – 17,5 x 11,25 μm Khuẩn lạc trên môi trường PDA có màu hơi xám đến xám sẫm (Lê Hoàng Lệ Thủy, 2004)
Nấm C capsici: có đĩa cành đường kính 70 – 80 μm có gai cứng màu nâu sẫm,
đỉnh có màu hơi nhạt có nhiều vách ngăn ngang và dài tới 150 μm Bào tử phân sinh không màu, đơn bào, hơi cong hình lưỡi liềm kích thước 17 – 28 x 3 – 4 μm có giọt dầu bên trong (Vũ Triệu Mân, 2007)
Nấm C acutatum: sợi nấm màu trắng đến sáng hồng, khối bào tử hồng hơi đỏ,
mặt đáy khuẩn lạc mọc trên đĩa Petri có màu hồng, không gai cứng, bào tử có hình thoi có thắt có ở giữa Kích thước bào tử 8,5 – 16,5 x 2,5 – 4 μm Đĩa áp có màu nâu nhạt đến nâu sậm, dạng chùy hoặc bất dạng, kích thước 8,5 – 10 x 4,5 – 6 μm (Sutton, 1980)
Nấm C corchori: đĩa đài mọc nhô lên, bào tử hình lưỡi liềm nhọn ở 2 đầu, kích
thước 20- 25 x 2,5 – 3 μm, có hạch nấm và gai cứng có màu nâu được nuôi cấy trong môi trường, kích thước 100- 200 x 10 – 15 (Nguyễn Thị Nghiêm và Nguyễn Thị Quế Phương, 2003)
Nấm C dematium: bào tử hình lưỡi liềm, nhọn ở 2 đầu, kích thước 19,5 – 24 x
2 – 2,5 μm, đĩa áp màu nâu kích thước 8 – 11,5 x 6,5 – 8 μm, không có hạch nấm nhưng có gai cứng trong môi trường Gai cứng cong màu nâu kích thước 100 – 200
x 10 – 15 μm (Nguyễn Thị Nghiêm và Nguyễn Thị Quế Phương, 2003)
Nấm C coccodes: bào tử hình trụ, nhọn ở hai đầu, kích thước bào tử 16 – 22
μm x 3 – 4 μm Đĩa áp hình chùy, dài, màu hơi nâu, không đều, đôi khi rìa cạnh có
Trang 21nhún tai bèo, kích thước 11 – 16,5 μm x 6 – 9,5 μm, trong điều kiện tối C cocodes
có khả năng hình thành gai cứng trong môi trường PDA (Sutton, 1980)
Nấm C nigrum: đường kính đĩa cành từ 120 – 280 μm có nhiều lông gai nhọn ở
đỉnh, kích thước 55 – 190 μm x 6,5 – 65 μm; bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trụ hai đầu tròn, không màu, đơn bào, kích thước 20 – 50 x 25 μm (Vũ Triệu Mân, 2007)
1.3 Đặc tính một số loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm
1.3.1 Antracol 700WP
Công ty sản xuất: Công ty Bayer Vietnam Ltd (BLV)
Hoạt chất: Propineb 700g/kg + chất phụ gia
Công thức hóa học: (C5H5N2S4Zn)x
Đặc tính:
Loại bột màu trắng vàng, hầu như không tan trong nước và trong dung môi hữu cơ; phân giải trong môi trường ẩm, chua và kiềm mạnh; ở môi trường khô khô không ăn mòn kim loại Thuốc nhóm độc IV, LD50 >5000mg/kg Thuốc độc với cá, không độc với ong mật (Trần Văn Hai, 2005)
Phương thức tác động:
Azoxystrobin có tác dụng tiếp xúc và nội hấp, ức chế bào tử nảy mầm và sợi nấm phát triển, ức chế sự hình thành bào tử nấm Thuốc có phổ tác dụng rộng, dùng phòng trừ nhiều loại nấm bệnh như phấn trắng, gỉ sắt hại ngũ cốc; đạo ông, khô vằn hại lúa, nhiều bệnh hại cà phê, chè, rau, chuối, cam, …Thời gian cách ly sau khi phun thuốc là 7 ngày (Trần Quang Hùng, 1999)
Trang 221.3.3 Champion 57,6DP
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam
Hoạt chất: Copper hydroxyde 576g/kg
Công thức hóa học: Cu(OH)2
Đặc tính:
Copper hydroxyde ở thể rắn màu xanh lam, tan rất ít trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ nhưng tan trong nước amoniac và axit yếu, bị phân hủy trong môi trường kiềm Thuốc thuộc nhóm độc III LD50 qua miệng: 489mg/kg,
LD50 qua da: 3160mg/kg
Phương thức tác động và sử dụng:
Là thuốc trừ nấm và vi khuẩn có tác dụng bảo v,ệ trừ bệnh sương mai hại nho,
bắp cải, cháy lá và mốc sương trên cà chùa, khoai tây, Septoria trên dâu tây; Leptosphaeria, Septoria và Mycosphaerella trên ngũ cốc (Vũ Triệu Mân,
2007).Copper hydroxyde là loại thuốc có hiệu quả trừ bệnh mạnh nhưng lại an toàn với cây trồng do đó càng được sử dụng rộng rãi nhiều hơn so với các loại thuốc gốc đồng khác (Trần Quang Hùng, 1999)
Phương phức tác động và sử dụng:
Thuốc trừ nấm tiếp xúc, phun lên lá có tác dụng bảo vệ Là thuốc trừ nấm phổ rộng, trừ được bệnh trên nhiều loại cây trồng như cây ăn quả cam chanh, chuối xoài dừa, cọ dầu, cà phê, nho, thuốc lá, chè, đậu tương, lạc,… Ở Việt Nam thuốc được khuyến cáo phòng trừ nhiều bệnh như đốm lá đậu, đốm nâu thuốc lá, đốm vằn, đạo
ôn trên lúa, thán thư xoài, ghẻ nhám cây có múi, mốc sương, phấn trắng trên dưa bầu bí (Vũ Triệu Mân, 2007)
Trang 23>15000mg/kg Thuốc độc với cá, không độc với ong mật
Phương thức tác động và sử dụng
Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ Phun lên cây, xử lý hạt giống trừ nhiều nấm bệnh như thối lá, đốm lá, gỉ sắt, phấn trắng v.v…Thuốc trị được nhiều bệnh trên cây ngắn ngày, cây ăn quả và cây cảnh (Vũ Triệu Mân, 2007)
Phương thức tác động và sử dụng:
Là loại thuốc trừ nấm tiếp xúc và nội hấp Sự phá hủy của vi sinh vật tăng khi hàng lượng ergosterol tăng Hoạt chất difenoconazole làm ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosterol ngăn cản sự hình thành đĩa bám, sự sinh trưởng và phát triển của sợi nấm (Nguyễn Trần Oánh, 1999) Thuốc được phun trên lá và xử lý đất để bảo vệ nhiều loại cây trồng Thuốc có hiệu lực lâu dài, chống lại được nhiều laoi5
nấm bệnh thuộc các lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất toàn như Alternaria, Ascochyta, Phoma, Septoria, Cercospora, Cercosporium, Colletotrichum, Venturia spp và một
số bệnh trân hạt giống (Vũ Triệu Mân, 2007)
Trang 24Phương thức tác động và sử dụng:
Là thuốc trừ nấm và vi khuẩn nội hấp, kìm hãm sự sinh tổng hợp chitin của vách tế bào Thuốc xâm nhập rất nhanh vào cây qua lá và di chuyển hướng ngọn qua các mô, có tác dụng bảo vệ và diệt trừ Thuốc nhanh chóng xâm nhập vào trong cây và gây ra những tác động khác nhau tùy loại cây Thuốc ức chế mạnh sinh trưởng của sợi nấm, ngăn chặn sự tạo thành bào tử nấm Ưu điểm của thuốc là an toàn đối với sinh vật có ích, có hiệu lực cao, an toàn với cây trồng Không hỗn hợp thuốc với các thuốc có tính kiềm mạnh (Vũ Triệu Mân, 2007)
LD50 qua miệng > 2000mg/kg Thuốc độc đối với cá ít độc đối với ong mật (Trần Văn Hai, 2005)
Phương thức tác động và sử dụng:
Là thuốc trừ bệnh nội hấp, thấm nhanh qua lá và rễ, vận chuyển hướng ngọn va
xuống rễ Thuốc trừ các loại nấm trong lớp Phycomycetes: (Pythium, Phytopthora, Bremia spp., Plasmopara, v.v…) trên nhi, cây ăn trái, dâu tây, rau, cây cảnh,
v.v…Thuốc cũng có tác dụng chống một vài loại vi khuẩn gây bệnh Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ bệnh khác Không được phối hợp với các loại phân bón lá (Vũ Triệu Mân, 2007)
Trang 26CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Nguồn nấm: Mẫu bệnh được thu thập ở 3 tỉnh, thành phố: An Giang, Cần Thơ
và Tiền Giang Sau đó mẫu bệnh được phân lập tại phòng thí nghiệm bệnh cây, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật
- Nguồn trái gấc: trái gấc, giống gấc tẻ lấy từ vườn gấc tại khu nhà lưới của khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
- Môi trường nuôi cấy nấm:
Công thức môi trường PDA (Averre và Shurleff, 1997)
Khoai tây (Potato): 200 g
Antracol 700WP (hoạt chất: Propineb, Công ty Bayer Vietnam)
Amistar 250SC (hoạt chất: Azoxystrobin, Công ty Syngenta Vietnam)
Champion 57.6Dp (hoạt chất: copper hydroxyde, Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam)
Daconnil 75WP (hoạt chất: chlorothalonil; Công ty SDS Biotech K.K Tokyo – Japan)
Dithane M-45 80WP (hoạt chất: Mancozeb; Công ty ADC Vietnam)
Score 250EC (hoạt chất: difenoconazole; Công ty Syngenta Vietnam)
Alpine 80WDG (hoạt chất: Fosetyl-Aluminium; Công ty cổ phần bảo vệ thực vật Sài Gòn)