phát triển của nấm Colletotrichum sp. CT3 trong điều kiện nhà lưới
Dựa vào kết quả ghi nhận ở bảng 3.5 ta thấy 2 loại thuốc Topsin M và Score 250EC đều cho hiệu quả khác biệt so với đối chứng, trong đó thuốc Topsin M cho hiệu quả rất tốt, có khác biệt với Score.
Ở 2NSKLB Topsin M và Score 250EC đều cho hiệu quả tốt với . Trong đó Topsin M có hiệu quả tốt khác biệt có ý nghĩa với 8 mm so với Score 250EC là 9,93 mm và Score 250EC cũng cho hiệu quả khác biệt với đối chứng
Ở 4NSKLB thuốc Topsin M vẫn tiếp tục ức nấm rất tốt, vết bệnh dần khô lại và hầu như không lớn thêm với 7,86mm; Score 250EC ức chế vết bệnh tương đối tốt, 10.97 mm khác biệt so với đối chứng là 25.18 mm.
Ở 6NSKLB thuốc Topsin M hầu như hoàn toàn khống chế được nấm
Colletotrichum sp. CT3, vết bệnh không lớn thêm, khô ráo; thuốc Score 250EC vẫn chỉ ức chế bệnh ở mức tương đối tốt với 17.67 mm so với đối chứng là 43.28 mm và so với Topsin M là lớn hơn 7.84 mm. (Hình 3.6)
Bảng 3.5 Hiệu quả của 2 loại thuốc lên đường kính vết bệnh thán thư trên gấc do nấm
Colletotrichum sp. CT3 gây ra ở thời điểm 2, 4, 6 NSKLB
Ghi chú: Các số trung bình cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chử cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Ducan
*: Khác biệt mức ý nghĩa 5%
Thuốc Score 250EC cho hiệu quả tốt ở 2NSKLB và giảm dần về sau, điều này phù hợp với kết quả của Lê Ngọc Trúc Linh (2013) trong nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của thuốc Score 250EC đối với bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện nhà lưới ở nghiệm thức phun sau; điều này cũng có thể phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phùng Vĩnh Lộc (2010) trong nghiên cứu hiệu quả phòng trừ của hoạt chất difenoconazole đối với bệnh thán thư trên hoa hồng ở nhà lưới; trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khánh (2011) cũng cho thấy Score 250EC là thuốc hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện nhà lưới.
Thuốc Đường kính vết bệnh (mm) 2NSKLB 4NSKLB 6NSKLB Topsin M 8,00 c 7,86 c 9,93 c Score 9,93 b 10,97 b 17,67 b Đối chứng 11,93 a 25,18 a 43,28 a Mức ý nghĩa (%) * * * CV (%) 10.19 9.6 5.43
29
Hình 3.6: Hiệu quả của 2 loại thuốc lên đường kính vết bệnh thán thư trên gấc do nấm
Colletotrichum sp. CT3 gây ra ở thời điểm 4NSKLB
Tóm lại thuốc Topsin M có hiệu quả phòng trừ cao đối với nấm Colletotrichum
sp. CT3, thuốc có khả năng ức chế bệnh ngay từ ban đầu giai đoạn bệnh mới phát sinh, có thể giết chết nấm bệnh làm vết bệnh không phát triển và cho hiệu quả kéo dài. Trong khi đó, thuốc Score 250ECchỉ cho hiệu quả ức chế bệnh tương đối tốt, không giết chết được mầm bệnh, vết bệnh vẫn lớn dần thêm sau 2, 4 và 6 NSKLB.
30
Thuốc Score 250 EC với hoạt chất difenoconazole có trong thuốc đã kìm hãm quá trình sinh tổng hợp ergosterol, ngăn cản quá trình hình thành đĩa bám, sự sinh trưởng và phát triển của sợi nấm (Nguyễn Trần Oánh, 1999). Thuốc Topsin M 70%w/w với hoạt chất thiophanate methyl, là thuốc trừ nấm tiếp xúc và nội hấp, xâm nhập vào cây qua lá và rễ, từ đó được vận chuyển trong mạch dẫn của cây từ đó có thể giết chết nấm bệnh từ bên trong lẫn cả bên ngoài (Vũ Triệu Mân, 2007)
31
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ