1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng học thuyết hai nhân tố herzberg trong nghiên cứu tạo động lực học tập cho sinh viên trường đại học thủy lợi

49 3,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 122,62 KB

Nội dung

Đã có rấtnhiều thuyết tạo động lực được ra đời, tuy nhiên với sự phù hợp và tính đầy đủ, thuyếthai nhân tố Herzberg được lựa chọn để áp dụng vào môi trường học tập của sinh viên.. Chính

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU -1

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài -2

1.1 Mục tiêu chung -2

1.2 Mục tiêu cụ thể -2

2 Phương pháp nghiên cứu -2

3 Phạm vi nghiên cứu -2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT HERZBERG ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN -3

1.1 Lý thuyết về tạo động lực -3

1.1.1 Động lực -3

1.2 Các học thuyết về tạo động lực -4

1.3 Học thuyết hai nhân tố của Herzberg về tạo động lực trong học tập của sinh viên -6

1.3.1 Học thuyết hai nhân tố của Herzberg -6

1.3.2 Lý do lựa chọn thuyết hai nhân tố tạo động lực trong sinh viên -8

1.3.3 Nội dung thuyết Herzberg trong tạo động lực cho sinh viên -14

1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tạo động lực -16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC TRONG HỌC TẬP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI -18

2.1 Thực trạng hoạt động học tập -18

2.1.1 Thái độ học tập -18

2.1.2 Kết quả học tập -19

2.2 Thực trạng nhóm hai nhân tố Herzberg trong tạo động lực cho sinh viên của trường Đại học Thủy Lợi -22

2.2.1 Thực trạng nhóm nhân tố thúc đẩy -22

2.2.2 Thực trạng nhóm nhân tố duy trì -24

2.3 Đánh giá thực trạng động lực học tập của sinh viên vàhoạt động tạo động lực của Nhà trường -31

Trang 2

2.3.2 Hạn chế còn tồn tại -32

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN -35

3.1Giải pháp tổ chức nhóm lớp dành cho sinh viên -35

3.2 Thay đổi lượng hóa trọng số điểm rèn luyện đối với sinh viên. -37

3.3 Tổ chức các buổi tọa đàm “định hướng” -38

3.3.1 Tọa đàm định hướng đầu năm học -39

3.3.2 Tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. -40

3.4 Dịch vụ tin nhắn kết nối giữa gia đình và nhà trường -41

3.5 Tổ chức hội chợ việc làm cho sinh viên -42

3.6 Định hướng sinh viên -43

KẾT LUẬN -44

TÀI LIỆU THAM KHẢO -46

Trang 3

Bảng 1.1: Các học thuyết về tạo động lực cho người lao động -4

Bảng 1.2: Bảng nội dung của thuyết hai nhân tố -7

Bảng 1.3: Bảng phân tích các học thuyết tạo động lực -9

Bảng 1.4: Bảng tóm tắt nội dung thuyết hai nhân tố trong tạo động lực -16

cho sinh viên -16

Biểu đồ 2.1:Kết quả học tập của sinh viên hệ ĐHCQ Đại học Thủy Lợi theo từng Khóa năm học 2012- 2013 -20

Bảng 2.1 : Nhóm các yếu tố thúc đẩy trong học tập của SV ĐHTL -22

Bảng 2.2: Số sinh viên được khen thưởng và bị kỷ luật -24

năm học 2012- 2013 -24

Bảng 2.3: Nhóm các yếu tố duy trì tác động đến động lực học tập của sinh viên Đại học Thủy lợi -25

Bảng 2.4 : Mức xét học bổng cho sinh viên -29

Bảng 3.4 Mức kinh phí sử dụng dịch vụ tin SMS cho sinh viên và gia đình -41

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong thời kì hội nhập, việc gia nhập WTO, AFTA đã đem đếncho Việt Nam không chỉ những cơ hội mà còn là những thách thức lớn trong bước pháttriển và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế Để vượt qua những thách thức

đó và đưa Việt Nam ngày một phát triển vững mạnh thì điều kiện tiên quyết nhất đó làđất nước phải có đội ngũ tri thức trẻ có khả năng chuyên môn và năng lực Muốn đạtđược điều đó thì những sinh viên cầnđược trang bị kiến thức đầy đủ và tinh thần họctập nghiêm túc.Thế nhưng thực trạng học tập sinh viên hiện nay lại không đạt hiệu quảcao, phần lớn sinh viên rơi vào tình trạng thụ động trong việc học, không có mục tiêuphấn đấu và động lực trong học tập

Để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên, thì điều trước tiên là sự tác độngtới tâm lý của sinh viên, tạo động lực trong học tập đối với mỗi cá nhân Đã có rấtnhiều thuyết tạo động lực được ra đời, tuy nhiên với sự phù hợp và tính đầy đủ, thuyếthai nhân tố Herzberg được lựa chọn để áp dụng vào môi trường học tập của sinh viên

Chính vì vậy, nhóm đã lựa chọn đề tài : “Ứng dụng học thuyết hai nhân tố Herzberg trong nghiên cứu tạo động lực học tập cho sinh viên trường Đại học Thủy lợi”

Học thuyết hai nhân tố cũng như các thuyết tạo động lực khác đều được xây dựngdựa trên đối tượng là các nhân viên văn phòng, việc đưa thuyết Herzberg vào trongmôi trường học tập sinh viên còn khá mới mẻ Với nghiên cứu này, nhóm tác giả hivọng đề tài sẽ đem lại hiệu quả hơn trong học tập cho sinh viên, từ đó nâng cao chấtlượng sinh viên hơn, góp phần xây dựng đội ngũ tri thức chất lượng, có thể đưa đấtnước ngày một phát triển

Nội dung đề tài gồm có ba phần chính:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

- Chương 2: Thực trạng hoạt động tạo động lực trong học tập của trường Đại họcThủy lợi

- Chương 3: Giải pháp và một số kiến nghị

Trang 5

1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.1 Mục tiêu chung

- Tìm hiểu thực trạng học tập của sinh viên trong năm học 2012 – 2013

- Phân tích động lực học tập trong sinh viên trường Đại học Thủy Lợi

1.2 Mục tiêu cụ thể

- Đưa thuyết Herzberg vào trong môi trường học tập của sinh viên

- Phân tích và đánh giá thực trạng , hiệu quả hoạt động tạo động lực của sinhviên dựa trên thuyết hai nhân tố Herzberg , đây là mục tiêu chính của đề tàinghiên cứu; từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế còn tồn tại

- Tìm ra giải pháp tạo động lực cho sinh viên trong học tập

2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:Phương pháp điều tra sinh viên ( phỏngvấn sinh viên)

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:thực hiện bằng cách thu thập thông tinliên quan đến đề tài nghiên cứu từ các nguồn như từ các phòng ban công tácchính trị và quản lý sinh viên, sách báo, internet…

- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính

3 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: tác giả nghiên cứu kết quả học tập của sinh viên trong năm học

2012 - 2013

- Về không gian: nghiên cứu sinh viên trường Đại học Thủy Lợi

- Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung đi vào áp dụng thuyết hai nhân tố Herzbergvào môi trường học tập của sinh viên để từ đó tìm ra giải pháp tạo động lựccho sinh viên học tập tốt hơn

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT HERZBERG

ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CHO SINH VIÊN 1.1 Lý thuyết về tạo động lực

1.1.1 Động lực

Trong giai đoạn hiện nay nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò hết sức quantrọng, đó là nhân tố hàng đầu quyết định nên sự thành bại trong kinh doanh của tổchức Sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, đổi mới… đều bắt nguồn từ con người Bởi vậy,vấn đề tạo động lực trong lao động là một trong những nội dung quan trọng của côngtác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm việcnâng cao năng suất lao động

Theo giáo trình “Quản trị nhân lực” của ThS Nguyễn Vân Điềm – PGS.TSNguyễn Ngọc Quân: “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người laođộng để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó”

Theo giáo trình “Hành vi tổ chức” của TS Bùi Anh Tuấn: “ Động lực lao động

là những nhân tố bên trong kích thích con người tiếp tục làm việc trong điều kiện chophép tạo ra năng suất, hiêu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say

mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người laođộng”

Như vậy, động lực có thể hiểu là nhân tố chủ quan kích thích con người làm việctốt hơn, năng suất hơn, là mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao tạo ra được độnglực để người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho tổ chức

1.1.2 Tạo động lực

Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị của mỗi doanh nghiệp Các nhà quản trịtrong tổ chức muốn xây dựng công ty, xí nghiệp mình vững mạnh thì phải dùng mọibiện pháp kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trongquá trình làm việc Đây là vấn đề tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp

Vì vậy, tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp củanhà quản trị áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động lực làm việc cho người laođộng, ví dụ như: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu

Trang 7

người lao động vừa thỏa mãn mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kíchthích về cả vật chất và tinh thần…

Vậy vấn đề quan trọng của động lựclà mục tiêu Nhưng để đề ra được nhữngmục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người laođộng sự hăng say nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lý phải biết được mụcđích hướng tới của người lao động sẽ là gì Việc dự đoán và kiểm soát hành động củangười lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ vànhu cầu của họ

sẽ trở thành động lực thúc đẩy con người thực hiện một việc nào

đó để thoả mãn

- Học thuyết này giúp cho các nhà quản lý biết được cần phải xácđịnh được nhân viên của mình đang ở đâu trong hệ thống thứ bậcnày và tìm biện pháp đáp ứng nhu cầu đó

2 Thuyết ERG

của Alderfer

- Clayton Alderfer giáo sư đại học Yale đã tiến hành sắp xếp lạinghiên cứu của Maslow và đưa ra kết luận của mình Ông chorằng: hành động của con người bắt nguồn từ nhu cầu – cũnggiống như các nhà nghiên cứu khác – song ông cho rằng conngười cùng lúc theo đuổi việc thỏa mãn ba nhu cầu cơ bản: nhucầu tồn tại, nhu cầu quan hệ và nhu cầu phát triển

- Thuyết ERG cho rằng: tại cùng một thời điểm có thể có nhiềunhu cầu ảnh hưởng đến sự động viên- Khi một nhu cầu cao hơn

Bảng 1.1: Các học thuyết về tạo động lực cho người lao động

Trang 8

không thể được thỏa mãn thì một nhu cầu ở bậc thấp hơn sẵnsàng để phục hồi.

Nhu cầu về quyền lực: là nhu cầu tác động lên người

khác, tới hoàn cảnh, kiểm soát và thay đổi hoàn cảnh

 Nhu cầu về liên minh: là các nhu cầu về quan hệ xã hội,quan hệ giúp đỡ qua lại giữa các đồng nghiệp với nhau

 Nhu cầu về thành tích: là nhu cầu vươn tới thành tựu vàthắng lợi

- Theo ông thì những người thành đạt trong xã hội và trongcác doanh nghiệp thường là những người có nhu cầu cao vềthành đạt, khá cao về quyền lực và không quá thấp về nhu cầu

về liên kết Từ đó, là nhà quản lý cần nắm được điều này và biếttạo điều kiện, phát triển nhân viên cũng như giúp họ thăng tiếnkhi có cơ hội

4 Thuyết công

bằng của Adam

- Học thuyết này đề cập đến vấn đề nhận thức của người lao động

về mức độ được đối xử công bằng trong tổ chức Giả thiết cơ bảncủa học thuyết là mọi người đều muốn được đối xử công bằng; các

cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ vàcác quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và các quyền lợi củanhững người khác Do đó, để tạo động lực người quản lý cần tạo ra

và duy trì sự cân bằng giữa sự đóng góp của cá nhân và các quyềnlợi mà cá nhân đó được hưởng

Trang 9

5 Thuyết kỳ

vọng của Vroom

- Thuyết kỳ vọng của V Vroom được xây dựng theo côngthức:

Hấp lực x Mong đợi x Phương tiện = Sự động viên

• Hấp lực (phần thưởng) = sức hấp dẫn cho một mục tiêu nào đó(Phần thưởng cho tôi là gì?)

• Mong đợi (thực hiện công việc) = niềm tin của nhân viên rằngnếu nỗ lực làm việc thì nhiệm vụ sẽ được hoàn thành (Tôi phảilàm việc khó khăn, vất vả như thế nào để đạt mục tiêu?)

• Phương tiện (niềm tin) = niềm tin của nhân viên rằng họ sẽnhận được đền đáp khi hoàn thành nhiệm vụ (Liệu người ta cóbiết đến và đánh giá những nỗ lực của tôi?)

Thành quả của ba yếu tố này là sự động viên Đây chính lànguồn sức mạnh mà nhà lãnh đạo có thể sử dụng để chèo lái tậpthể hoàn thành mục tiêu đã đề ra

Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm nghiên cứu

1.3 Học thuyết hai nhân tố của Herzberg về tạo động lực trong học tập của sinh viên

1.3.1 Học thuyết hai nhân tố của Herzberg

Đối với các thuyết về động lực nêu trên, về bản chất, các học thuyết đều nói vềsựđộng viên và chia thành các nhu cầu cơ bản của người lao động Tuy nhiên, trongphạm vi nghiên cứu của đề tài, động lực trong học tập của sinh viên không chỉ chịu tácđộng của các nhu cầu nội tại bên trong mỗi cá nhân mà còn là sự tác động từ môitrường học tập, nó ảnh hưởng tới quá trình nỗ lực học tập của mỗi sinh viên Chính vìvậy, mô hình thuyết hai nhân tố Herzberg được lựa chọn để áp dụng vào trong nghiêncứu về động lực học tập của sinh viên vì tính xác thực và hợp lý đối với đối tượngnghiên cứu

1.3.1.1Hoàn cảnh ra đời của thuyết Herzberg

Thuyết hai nhân tố được nhà tâm lý học người Mỹ Frederick Herzberg khởixướng năm 1959 Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp

Trang 10

dụng rộng rãi Để xây dựng học thuyết hai nhân tố, Herzberg đã tiến hành phỏng vấn

203 nhân viên kế toán và kỹ sư tại Mỹ Việc lựa chọn hai đối tượng trên để phỏng vấnđược lý giải bởi tầm quan trọng của các nghề này trong hoạt động kinh doanh ở Mỹ.Phát hiện của Herzberg đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thứcthông thường Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn vàngược lại Nhưng, Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏamãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà làkhông thỏa mãn

1.3.1.2Nội dung của thuyết hai nhân tố

Bảng 1.2: Bảng nội dung của thuyết hai nhân tố

Chỉ

Định

nghĩa

Các nhân tố thúc đẩy là các yếu tố

thuộc bên trong công viêc Đây

chính là nhu cầu cơ bản của người

lao động khi tham gia làm việc

Các Nhân tố duy trì là các yếu tố khách quanbên ngoài công việc, tác động tới khảnăng duy trì, tiếp tục công việc củangười lao động

Nội

dung

Nhân tố thúc đẩy bao gồm :

- Các nhân tố tạo nên sự thỏamãn

- Các nhân tố tạo nên sựthành đạt

- Sự thừa nhận thành tích

- Bản thân công việc củangười lao động

Nhân tố duy trì bao gồm:

- Môi trường và điều kiện làmviệc của người lao động

- Các chính sách chế độ quảntrị của doanh nghiệp

- Tiền lương

- Sự hướng dẫn công việc

- Các quan hệ với con người.Vai

Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Herzberg cho rằng năm yếu tố tiêu biểu mang lại “sự thỏa mãn trong công việc” là:

Trang 11

Thành đạt: làsự thỏa mãn của bản thân khi hoàn thành một công việc, giải quyết

một vấn đề vànhìn thấy những thành quả từ nỗ lực của mình (Con người được độngviên khi anh ta có khảnăng thực hiện được những ý định của mình)

Bản thân công việc: Những ảnh hưởng tích cực từ công việc lên mỗi người.

chẳng hạn, mộtcông việc có thể thú vị, đa dạng, sáng tạo và thách thức

Sự thừa nhận: Sự ghi nhận việc hoàn thành tốt một công việc Điều này

có thể được tạo ra từ bản thân từng cá nhân hoặc sự đánh giá của mọi người (Conngười được kích thích mỗi khiứng xử của mình được đánh giá đúng thông qua nhữnglời khen ngợi (khi có kết quả tốt) hoặcxử phạt (khi không đạt yêu cầu)

Trách nhiệm: Mức độ ảnh hưởng của một người đối với công việc Mức độ

kiểm soát của mộtngười đối với công việc có thể bị ảnh hưởng phần nào phần nào bởiquyền hạn và trách nhiệmđi kèm với nó

Sự thăng tiến, tiến bộ: là những cơ hội thăng tiến, hoàn thiện bản thân trong

doanh nghiệp Cơ hội phát triển cũng xuất hiện trong công việc thường ngày nếu người

ta có quyền quyết địnhnhiều hơn để thực thi các sáng kiến

1.3.2 Lý do lựa chọn thuyết hai nhân tố tạo động lực trong sinh viên

Trong thực tế, các thuyết về tạo động lực đã được rất nhiều các nhà nghiên cứuđưa ra với những khía cạnh phân tích khác nhau Điều này khiến cho cho các nhà quản

lý gặp khó khăn trong việc lựa chọn mô hình thích hợp để đưa vào thực tế ứng dụng.Tuy nhiên, mỗi học thuyết đưa ra đều có những ưu nhược điểm nhất định và việc phântích những ưu nhược điểm sẽ giúp cho các nhà quản lý tìm được mô hình phù hợpnhất Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, dựa trên những ưu điểm và hạn chếcủa các học thuyết để có thể tìm ra mô hình thích hợp, áp dụng đối với sinh viên, cụthể là với sinh viên trường Đại học Thủy lợi

Bảng 1.3: Bảng phân tích các học thuyết tạo động lực

Trang 12

cá nhân.

- Tạo ra động cơ thúc đẩyngười lao động làm việc tốthơn, giúp họ yên tâm vớicông việc hơn bằng cáchthoả mãn những nhu cầuhiện tại của họ

- Các nghiên cứu chưa xácnhận được sự tồn tại nămthứ bậc về nhu cầu conngười một cách chính xác

- Các nhu cầu xuất hiệnkhông theo thứ bậc nhưMaslow đã đề nghị mà tùythuộc nhiều vào cá nhân vàhoàn cảnh

- Nhu cầu an toàn và xãhội chỉ xuất hiện một sốquốc gia trên thế giới.Thuyết ERG của

Alderfer

- Alderfer cho rằng: hànhđộng của con người bắtnguồn từ nhu cầu

- Ông cho rằng con ngườicùng lúc theo đuổi việc thỏamãn ba nhu cầu cơ bản: nhucầu tồn tại, nhu cầu quan hệ

và nhu cầu phát triển

- Các nhu cầu được đưa ratrong thuyết ERG chưa đủ

để tạo động lực cho nhânviên

Thuyết công

bằng của Adam

- Thuyết công bằng giúp chonhà quản lý hoặc giám sátghi nhận công việc kịp thời,

là nhân tố động viên hàngđầu đối với nhân viên

- Có thể sử dụng các công cụquản lý hiệu quả công việc

- Trên thực tế, động lựclàm việc của người laođộng không chỉ phụ thuộcvào các yếu tố về sự côngbằng

- Khái niệm “công bằng”chỉ mang tính tương đối

Trang 13

được thiết kế nhằm thu thậpphản hồi để đánh giá và sosánh hiệu quả công việccủa nhân viên.

- Giúp nhận biết những hành

vi nào góp phần làm tănghiệu quả công việc, tổ chứcxây dựng được tiêu chuẩncho những người giỏi nhất

Thuyết thành tựu

của Mc Clelland

- Thuyết thành tựu của McClelland được thể hiệntrong mô hình này dướidạng công việc, từ đó xâydựng mô hình công việcnhư họ mong muốn:

- Nhu cầu thành tựu

- Nhu cầu về liên minh

- Cuối cùng nhu cầu vềquyền lực

- Từ học thuyết này ta có thểxây dựng mô hình côngviệc dựa trên những nhucầu cơ bản nhất của conngười trong công việc, tạođộng lực trong quá trìnhlàm việc cho nhân viên

- Thuyết thành tựu của McClelland lại xoay quanhnhu cầu về thành tựu, mốiquan hệ, quyền lực

- Trên thực tế, động lực chonhân viên không chỉ xoayquanh các nhu cầu vềthành tựu mà con phụthuộc vào nhiều yếu tốkhác

Thuyết kì vọng

- Victo H Vroom cho rằnghành vi và động cơ của mộtcon người không nhất thiết

- Học thuyếtnày dựa trênnhận thức của người laođộng, chính vì vậy mà có

Trang 14

của Vroom phải phụ thuộc vào hành vi

hiện thực của con người màphụ thuộc vào ý thức conngười

- Đây chính là nguồn sứcmạnh mà nhà lãnh đạo cóthể sử dụng để chèo lái tậpthể hoàn thành mục tiêu đã

đề ra

sự không đồng đều trongviệc tạo động viên chongười lao động

Thuyết hai nhân

tố Herzberg

- Herzbeg cho rằng quan hệ của một cá nhân với công việc là yếu tố cơ bản và thái

độ của một người đối với đối với công việc rất có thể quyết định sự thành bại

- Ông chia ra các yếu tố tạonên sự thỏa mãn cho côngviệc hay không thỏa mãntrong công việc

- Thuyết của ông dựa trênnghiên cứu thực tế , cụ thể

và rõ ràng nhu cầu củangười lao động

- Thuyết hai nhân tố khôngchỉ ra mối quan hệ giữahai yếu tố duy trì và thúcđẩy

- Đối tượng nghiên cứu làcác kĩ sư và nhà khoa học,không đủ để làm đại diệncho người lao động

Nguồn : Theo tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Trang 15

Từ bảng phân tích trên,có thể dễ dàng có cơ sở để lựa chọn cho môi trườngđang nghiên cứu mô hình thích hợp, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã lựachọn mô hình thuyết hai nhân tố của Herzberg để áp dụng nghiên cứu trong môitrường học tập của sinh viên và cụ thể là tại môi trường Đại Học Thủy Lợi.

Để có thể lựa chọn mô hình thuyết tạo động lực phù hợp với đối tượng là sinhviên thì trước hết, cần làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa sinh viên và nhân viênvăn phòng (đối tượng của các thuyết tạo động lực chủ yếu là nhân viên văn phòng) Cảsinh viên và nhân viên văn phòng đều có được tự do lựa chọn chuyên ngành học cũngnhư làm việc, có sự độc lập nhất định, học và làm vì những mục đích riêng Tuy nhiênvới nhân viên văn phòng, việc đi làm là để kiếm thêm thu nhập và mang tính tựnguyện, mục đích này hầu hết các nhân viên đều có, với mục đich như vậy, có coiđộng lực trong nhân viên là đồng đều Điều này được giải thích từ sự suy đoán chủquan rằng mỗi cá nhân đều có nhu cầu đi làm, kiếm thu nhập để duy trì cuộc sống, đấy

là vòng tròn tuần hoàn của cuộc sống Bởi vậy, trên một khía cạnh nào đó, động lựclàm việc của nhân viên văn phòng sẽ khác so với sinh viên và những nhu cầu đượcnghiên cứu dựa trên đối tượng là các nhân viên văn phòng cũng khác biệt rất nhiều

Đối với sinh viên, đây là những cá nhân có đặc trưng rất riêng, đó là vẫn cònphụ thuộc vào gia đình, việc học tập không đem lại nguồn thu nhập cho sinh viên cùngvới đó, học tập vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ của sinh viên, chính bởi vậy mà độnglực học tập của sinh viên rất đa dạng Đây là điểm khác biệt lớn giữa nhân viên vănphòng và sinh viên để từ đó làm cơ sở cho việc lựa chọn các học thuyết tạo động lựcphù hợp với từng đối tượng Từ bảng 1.4, nhóm tác giả lựa chọn phương pháp loại trừ

để tìm ra mô hình phù hợp nhất với sinh viên

Thuyết nhu cầu của Maslow: Theo thuyết này nhu cầu con người xuất hiện theothứ bậc từ thấp đến cao Khi nhu cầu thấp được thoả mãn thì nhu cầu cao hơn sẽ xuấthiện Ban đầu là các nhu cầu về sinh lý, tiếp theo là đến các nhu cầu về an toàn xã hội,nhu cầu tôn trọng và tự hoàn thiện mình Tuy nhiên các nghiên cứu chưa xác nhậnđược sự tồn tại năm thứ bậc về nhu cầu con người một cách chính xác và các nhu cầuxuất hiện không theo thứ bậc như Maslow đã đề nghị mà tùy thuộc nhiều vào cá nhân

Trang 16

và hoàn cảnh Với nhược điểm như vậy, rất khó có thể áp dụng đối với sinh viên bởitính đa dạng của mỗi cá nhân, vì vậy để có thể thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân từcấp thấp tới cấp cao là điều rất khó thực hiện Tương tự thuyết nhu cầu của Maslow,thuyết ERG có sự bổ sung cho học thuyết nhu cầu của Maslow về sự xuất hiện của cácnhu cầu song với tính đa dạng trong mỗi nhu cầu của sinh viên, các nhóm nhu cầuđược chia ra trong thuyết ERG chưa đủ để làm rõ vấn đề tạo động lực đối với sinhviên, đặc biệt đối với độ tuổi sinh viên từ 18 đến 24 tuổi, mỗi cá nhân lại có những đặcthù riêng mình, ước muốn riêng, và mục đích riêng Cùng với sự năng động và linhhoạt đối với sinh viên, rất khó để có thể đưa thuyết nhu cầu cũng như thuyết ERG đểthỏa mãn từ nhu cầu cơ bản của mỗi người.

Thuyết công bằng của Adam: Nội dung chủ yếu của học thuyết nói về vấn đềAdam cho rằng mọi người thường có mong muốn nhận được những phần thưởngtương xứng với những đóng góp hay công sức mà họ đã bỏ ra Và nhược điểm củathuyết cũng chính là lý do thuyết công bằng khó có thể áp dụng đối với đối tượng làsinh viên bởi trên thực tế, động lực làm việc của người lao động không chỉ phụ thuộcvào các yếu tố về sự công bằng mà còn nhiều yếu tố , thi cử là một vấn đề điển hìnhtrong học tập bởi một sinh viên thông minh và chăm học chưa chắc bài kiểm tra đã đạtkết quả cao vì nhiều yếu tố, đây cũng là thực tế cho thấy thuyết trên sẽ không phù hợpkhi áp dụng vòa trong môi trường sinh viên Cùng với đó, khái niệm “công bằng” chỉmang tính tương đối

Thuyết thành tựu của Mc Clelland: Học thuyết xoay quanh các nhu cầu thànhtựu, mối quan hệ và quyền lực Trong khi đó, trong học tập, vấn đề về quyền không cóảnh hưởng hay tác động tới vấn đề học vấn, vấn đề về quyền lực hay có khả năng kiểmsoát trong vấn đề học tập nằm trong phạm vi của giáo viên, vì vậy áp dụng thuyết nàyvào mô hình học tập của sinh viên là vô lý

Thuyết hai nhân tố Herzberg: Herzberg chia các nhu cầu thành hai nhóm, đó lànhóm yếu tố thúc đẩy và nhóm yêu tố duy trì Trong đó nhóm yếu tô thúc đẩy bao gồmcác nhân tố từ bên trong (chủ quan) mỗi cá nhân và nhóm yếu tố duy trì bao gồm cácnhân tố môi trường bên ngoài (khách quan) Trong học thuyết của Herzberg, ông coitrọng nhóm nhân tố thúc đẩy và cho rằng nhóm yếu tố duy trì quyết định sự hài lòng

Trang 17

hay không hài lòng của mỗi cá nhân Lý do lựa chọn mô hình học thuyết hai nhân tốdựa trên những phân tích về bản chất học tập trong sinh viên như sau:

Sinh viên để có thể học tập tốt, trước hết phải có những động lực từ bên trong

để có thể phấn đấu vươn lên Mà động lực trong mỗi cá nhân bắt nguồn từ những mụctiêu đặt ra, những mục tiêu đó chính là các nhu cầu mà Herzberg đã đưa ra trong họcthuyết của mình

Cùng với những mục tiêu, động lực bên trong, môi trường học tập là nhân tốkhách quan tác động rất lớn tới động lực học tập trong sinh viên Có thể lấy một yếu tốtrong môi trường học tập làm ví dụ điển hình như việc một sinh viên với mục tiêu đạthọc bổng trong kì, để đạt được điều đó, các môn trung bình phải đạt từ điểm B trở lên.Tuy nhiên, với cơ sở vật chất kém chất lượng của nhà trường trong việc trang bị thiết

bị dạy học như máy chiếu hỏng, thiếu phòng học, không có đài nghe tiếng anh… đãảnh hưởng tới việc tiếp thu kiến thức Kết quả là sinh viên đó đã không hoàn thành đọcmục tiêu của mình dẫn tới sự chán nản trong học tập Như vậy, cho dù yêu tố thúc đẩyquan trọng thế nào thì yếu tố duy trì vẫn ảnh hưởng rất lớn tới việc tạo động lực tronghọc tập của sinh viên

Từ sự phân tích trên, có thế thấy học thuyết Herzberg đưa ra đã khái quát đượcnhững nhu cầu cần thiết sát với sinh viên nhất, đó là sự tác động cả từ bên trong và từbên ngoài Mặc dù nhược điểm của học thuyết là chưa có sự liên kết giữa hai nhân tốtrên, song trên thực tế đối với môi trường học tập trong sinh viên, có thể dễ dàng chỉ ra

sự tương tác giữa hai yếu tố này Thêm vào đó, dựa trên những phân tích về đặc điểmcủa sinh viên, thuyết Herzberg được áp dụng vì nó đảm bảo tính hợp lý và khả thitrong môi trường học tập

Từ những phân tích trên cùng những quan điểm chủ quan, việc đưa học thuyếthai nhân tố Herzberg vào môi trường học tập của sinh viên là hoàn toàn hợp lý

1.3.3 Nội dung thuyết Herzberg trong tạo động lực cho sinh viên

Hầu hết các thuyết tạo động lực đều được nghiên cứu trong môi trường làm việccông sở, các đối tượng điều tra là các nhân viên văn phòng Chính vì vậy, để áp dụngđược một mô hình thích hợp trên cơ sở thuyết tạo động lực vào môi trường học tập củasinh viên là điều khá khó Dựa vào những phân tích ở trên, sau khi chọn được thuyếthai nhân tố làm nền tảng cho quá trình áp dụng quá trình tạo động lực của sinh viên,

Trang 18

thì để có thể áp dụng vào môi trường học tập, phải chỉ ra những yếu tố trong họcthuyết với những yếu tố trong học thuyết Những yếu tố đó được nhóm nghiên cứu vàphân tích như sau:

Đối với yếu tố thúc đẩy, yếu tố này liên quan đến tính chất công việc và tưởngthưởng Trong học thuyết của Herzberg, ông chia nhóm các yếu tố thúc đẩy bao gồm:

-Đạt kết quả mong muốn

- Sự thừa nhận của tổ chức,lãnh đạo,của đồng nghiệp

- Trách nhiệm,sự tiến bộ,thăng tiến trong nghề nghiệp

- Sự tăng trưởng như mong muốn

Đây là yếu tố khiến cho sinh viên có động lực trong học tập với những nhu cầutrong học tập được đưa ra và phân nhóm cụ thể

Đối với nhóm yếu tố duy trì, nhóm yếu tố liên quan đến sự hài lòng hay khônghài lòng của sinh viên, là yếu tố tác động tới sự thỏa mãn trong học tập Tức là ngoàiđộng lực, thuyết hai nhân tố còn tác động tới thái độ học tập của sinh viên, nếu tồn tạithái độ không hài lòng do các nhân tố duy trì tác động, yếu tố thúc đẩy sẽ không đượcđảm bảo và ngược lại, tồn tại sự hài lòng, yếu tố duy trì được đảm bảo Trong họcthuyết hai nhân tố, các yếu tố duy trì là:

- Điều kiện làm việc

- Chế độ chính sách, lương bổng

- Quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cấp trên cấp dưới…

Đối với trường hợp sinh viên, học thuyết hai nhân tố được phân loại qua bảng 1.4

Trang 19

Bảng 1.4: Bảng tóm tắt nội dung thuyết hai nhân tố trong tạo động lực

cho sinh viên Nhân tố Nhóm nhu cầu Nội dung trong tạo động lực cho sinh viên Nhân tố

thúc đẩy

Nhu cầu đạt kếtquả mong muốn

Cách đánh giá điểm trong học tập

Nhu cầu sự thừanhận

Cách xét điều kiện của một cá nhân dựa trên tiêu chíđạt được để đạt danh hiệu nào đó trong nhà trường(sinh viên có thành tích học xuất sắc, sinh viên có thànhtích khá )

Được xem là mối quan hệ với bạn bè trong sinh viên

Nhu cầu về mốiquan hệ cấp trêncấp dưới

Trong môi trường học tập không thể hiện rõ ràng, cóthể xem đây là mối quan hệ giữa sinh viên và thầy cô

Nguồn: Theo tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Như vậy, khi đưa học thuyết Herzberg vào để phân tích các hoạt động tạo độnglực cho sinh viên, có thể làm rõ và phân tích dễ dàng hơn thực trạng hoạt động tạođộng lực cho sinh viên trong học tập, để từ đó có thể tìm ra những giải pháp tối ưu chosinh viên học tập tốt hơn

1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tạo động lực

Để xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động tạo động lực cho sinh viên chỉ tiêuquan trọng nhất đó là điểm số Điểm số bao gồm hai thành phần chính là điểm học tập

và điểm rèn luyện

Trang 20

- Điểm học tập: thể hiện kết quả học tập của mỗi sinh viên trong suốt một kỳ học,một năm học Đây là thước đo đầy đủ và chính xác quá trình học tập phấn đấu củasinh viên

- Điểm rèn luyện: dùng để đo lường, phản ánh ý thức học tập, ý thức chấp hành nộiquy, quy định, tham gia hoạt động ngoại khóa…

Qua hai thành phần điểm này có thể đánh giá toàn diện về quá trình học tập vàphấn đấu của một sinh viên

Ngoài chỉ tiêu điểm số hiệu quả hoạt động tạo động lực còn có thể đánh giá quathái độ học tập, đó là việc tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, thời gian tựhọc và đọc sách ở nhà, tham gia các chương trình do Nhà trường phát động: Các cuộcthi Olympic môn học, Hội nghị Khoa học tuổi trẻ

Trang 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG LỰC TRONG HỌC

TẬP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI 2.1 Thực trạng hoạt động học tập

2.1.1 Thái độ học tập

Học tập được coi là một quá trình nhận thức đặc biệt trong đó sinh viên đóngvai trò chủ thể của hoạt động này Thái độ học tập có vai trò quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả học tập của sinh viên

Để đánh giá thực trạng thái độ học tập của sinh viên ta cần dựa vào một số yếu

tố như: những chỉ số chú ý, hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động họctập, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, học thêm và làm các bài tập khác, vận dụnghay chuyền tải những gì đã học vào thực tế, hình thành và phát triển các quan hệ thầytrò, quan hệ tình bạn nhằm giúp bản thân học tập tốt hơn, kết quả học tập cao hơn

Tại Trường Đại học Thủy Lợi, phần lớn sinh viên rất chuyên cần trong vấn đề

đi học đúng giờ và chấp hành nội quy Điều này thể hiện rõ qua các con số thống kêthực tế của nhà trường, qua thống kê bảng hỏi, quan sát của nhóm nghiên cứu Thống

kê sơ bộ về tình hình điểm danh của trường trong ba tháng đầu năm học 2013-2014cho thấy số sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ chiếm 87.26%, tăng 7.81% so với cùng

kỳ năm học 2012-2013 Như vậy có thế thấy rằng thái độ học tập của sinh viên về việcchấp hành đúng nội quy, quy định của nhà trường là khá tốt Song như vậy là chưa đủ,nhiệm vụ cần đặt ra là phải nâng cao con số này trong những tháng học tiếp theo Vềvấn đề học tập trên giảng đường, một buổi học thật sự có kết quả cao nếu như sinhviên chủ động trao đổi những vấn đề thắc mắc với giảng viên, hăng hái phát biểu…làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi Điều này có thể thấy được trong các giờhọc thực hành của sinh viên Thủy Lợi: giờ thực hành Tin đại cương, thực hành Toánkinh tế, hay các buổi thảo luận nhóm của các môn học khác Tuy nhiên, ở các lớp Lýthuyết không khí lại rất trầm,có ít sinh viên chủ động phát biểu và trao đổi ý kiến vớigiảng viên điều này có thể do đặc thù của môn học song bên cạnh đó cũng phải kể đếnthái độ học tập chưa tốt của phần lớn sinh viên Vẫn còn hiện tượng sinh viên ngủ gậttrên lớp hay ngồi nói chuyện riêng ảnh hưởng tới các sinh viên khác tình trạng này

sẽ phải được giải quyết trong thời gian sắp tới

Trang 22

Cùng với đó, một trong những chỉ tiêu đánh giá thái độ học tập của sinh viênqua việc học tập ở thư viện Thư viện là nơi lý tưởng nhất cho các hoạt động họp nhómhay trao đổi bài của sinh viên Qua quan sát cho thấy số sinh viên lên thư viện trườnghàng ngày khá đông, đặc biệt vào giai đoạn ôn thi thư viện thường bị “quá tải” Hệthống các phòng tự học trên ký túc được mở thường xuyên với mật độ sinh viên khálớn Điều này cho thấy sinh viên trong trường đã có ý thức tự giác trao đổi kiến thức

và giúp đỡ nhau học tập Tuy nhiên, còn một số ít các sinh viên có ý thức học tậpchưa cao, gây mất trật tự trên phòng tự học hay thư viện ảnh hưởng tới mọi ngườixung quanh Thư viện còn là nơi sinh viên có thể mượn giáo trình và các tài liệu thamkhảo có liên quan tới ngành học của mình Nhiều sinh viên đã chủ động trong việcchuẩn bị tài liệu môn học, vào đầu mỗi kỳ học thường có cảnh sinh viên các khóađứng xếp hàng để vào mượn giáo trình một cách nghiêm túc Song tại một số phòngcung cấp tài liệu tham khảo như phòng đọc mở, phòng báo, tạp chí… có số lượng sinhviên đến còn khá ít Điều này cho thấy một thực trạng là phần lớn sinh viên chưa chịuhọc hỏi kiến thức ngoài chương trình cũng như các kiến thức thực tế khác Đây cũng làmột điểm yếu của sinh viên Thủy Lợi so với sinh viên các trường Đại học khác

Mỗi trường đại học đều có các câu lạc bộ, việc thành lập ra các câu lạc bộ nhằm

tổ chức các chương trình giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm không chỉ trong họctập mà trong cả cuộc sống hàng ngày Đại học Thủy lợi có rất nhiều các câu lạcbộhoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, song chỉ có một số Câu lạc bộ hoạt động cóhiệu quả Trong số đó phải kể tới câu lạc bộ Tiếng Anh và câu lạc bộ Kỹ sư thủy lợitương lai, hai câu lạc bộ này thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu hỏi hỏi vàchia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên

Từ những thực trạng trên có thể nhận xét rằng thái độ học tập của sinh viên Đạihọc Thủy lợi vẫn còn nhiều hạn chế và cần có giải pháp để khắc phục trong trong thờigian sắp tới Điều này sẽ được nhóm nghiên cứu đề cập tới trong phần Giải pháp

2.1.2 Kết quả học tập

Kết quả học tập phản ánh thái độ học tập nói trên của sinh viên Qua số liệuthống kê từ phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên nhóm nghiên cứu đã tổng

Trang 23

hợp được kết quả học tập các Khóa của sinh viên hệ Đại học chính quy, cơ sở phía Bắctrong toàn trường năm học 2012- 2013, bao gồm 4 Khóa: K51, K52, K53, K54 Tất cảcác số liệu về kết quả học tập đã được nhóm mô tả dưới dạng biểu đồ dưới đây

Biểu đồ 2.1:Kết quả học tập của sinh viên hệ ĐHCQ Đại học Thủy Lợi

theo từng Khóa năm học 2012- 2013

Nguồn: Phòng CTCT& QLSV trường ĐHTL

Từ các biểu đồ trên có thể thấy rằng tỷ lệ sinh viên xếp loại học tập Xuất sắc,Khá, Giỏi của sinh viên Khóa mới K53, K54 là thấp hơn nhiều so với sinh viên cácKhóa K51, K52 Sự chênh lệch này là khá lớn Cụ thể:

Trang 24

- Số sinh viên xuất sắc trong năm học 2012- 2013 của K51 và K52 là 2,8%, trongkhi đó với cùng chỉ tiêu thì số sinh viên K53 chỉ chiếm 0,4%, đặc biệt K54 chỉ đạt 0,1%.

- Số sinh viên đạt loại Giỏi của K51 là 8,5%, của K52 là 10,1%, nhưng K53 chỉđạt 4,1%, K54 là 0,9%

- Số sinh viên đạt loại Khá của K51 là 37,9%, của K52 là 32,3%, các Khóa K53

và K54 là 25,5% và 15,6%

- Số sinh viên Trung bình khá, Trung bình, Yếu, Kém của K53 và K54 lại chiếm

tỷ lệ lớn hơn rất nhiều so với hai khóa trên là K51 và K52 Số sinh viên yếu, kém củaK51 và K52 là 18,9% và 17,8% Trong khi đó, số sinh viên yếu kém của K53 và K54khá cao: 31,3% và 26,3%

Có thể thấy kết quả học tập của các Khóa trong trường có sự chênh lệch nhaukhá lớn Sinh viên các khóa K52 và K51 có kết quả học tập cao hơn khóa K53, K54.Bắt đầu từ năm học 2012- 2013 Nhà trường đã tính điểm theo quy chế mới, tức là bỏcác điểm cộng B+, C+, D+ tuy nhiên vẫn có khoảng cách về điểm số quá lớn Điềunày có thể giải thích là do chương trình học của các Khóa là khác nhau, tuy nhiên cũngphản ánh một phần thái độ học tập của sinh viên Nguyên nhân có thể giải thích là K51

và K52 là các Khóa sắp ra trường, họ ý thức được tầm quan trọng của việc học, muốnxin được một công việc tốt thì trước hết cũng phải có một tấm bằng tốt Các KhóaK53, đặc biệt là K54 vừa thi đỗ Đại học nên các tân sinh viên này có phần chủ quan,coi những năm đầu Đại học để vui chơi sau kỳ thi Đại học vất vả mà quên đi rằng đây

là những năm học định hướng, có tầm quan trọng đặc biệt

Thực tế cho thấy số sinh viên đạt loại học lực trung bình trở xuống đều nghĩrằng họ chưa thật sự cố gắng và phấn đấu hết mình cho học tập, cảm thấy chán nản vàkhông hài lòng với kết quả học tập đó Các sinh viên này đều muốn cải thiện điểm sốcủa mình song các phương pháp mà họ áp dụng chưa thật sự đúng đắn Song cũng cónhững sinh viên thuộc nhóm này tuy chưa hài lòng nhưng họ lấy đó làm động lực đểphấn đấu Đối với các sinh viên loại khá giỏi có 12,36 % sinh viên cũng không hàilòng với kết quả học tập hiện có, họ cho rằng thành tích đó chưa phải là tốt nhất vàluôn hướng tới những kết quả cao hơn nữa để có thể khẳng định bản thân Số còn lạithỏa mãn với thành tích đã đạt được Nhiệm vụ đặt ra là phải tác động đến thái độ họccủa mỗi sinh viên để kết quả học tập được nâng cao hơn nữa

Ngày đăng: 21/09/2015, 23:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] ThS. Nguyễn Vân Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân: “Quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Lao động xã hội – Hà Nội, năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội – Hà Nội
[2] T.S Bùi Anh Tuấn: “ Hành vi tổ chức”, Nxb Thống kê, năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi tổ chức
Nhà XB: Nxb Thống kê
[3] Hà Văn Hội :“ Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Bưu điện
[4] Đỗ Hoàng Toàn - Lê Thị Anh Vân - Trần Thị Thúy Sửu: “Tâm lý học quản lý kinh tế”, Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật, năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật
[5] Triệu Tuệ Anh – Lân Trạch Viên, người dịch Lý Chiến Sỹ - Nguyễn Minh Hải: “ Thiết kế tổ chức và Quản lý chiến lược nguồn nhân lực”, Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế tổ chức và Quản lý chiến lược nguồn nhân lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
[6] Người dịch Lê Xuân Vũ – Tâm Hương: “Khuyến khích để tạo ra động cơ và xây dựng nhóm có hiệu quả”, Nhà xuất bản Lao động xã hội.Trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến khích để tạo ra động cơ và xây dựng nhóm có hiệu quả
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội.Trang Web

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w