Đề tài được tiến hành với 4 thí nghiệm: 1 Khảo sát ảnh hưởng của công đoạn làm mát nguyên liệu tới độ bền gel và chất lượng cảm quan của sản phẩm, nguyên liệu được làm mát tới 50 C trước
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
DƯƠNG QUẾ THANH
THỬ NGHIỆM QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÀU HỦ KI CUỘN
CHẢ CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) CHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2013
Trang 2CHẢ CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) CHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS VƯƠNG THANH TÙNG
2013
Trang 3TỜ XÁC NHẬN
Đề tài “Thử nghiệm quy trình sản xuất tàu hủ ki cuộn chả cá tra chiên” do sinh viên Dương Quế Thanh thực hiện đã báo cáo và được chỉnh sửa theo sự góp ý của các Thầy Cô trong ban Hội đồng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp em đã gặp không
ít khó khăn nhưng với sự yêu thương, quan tâm, động viên giúp đỡ của gia đình,
thầy cô và bạn bè đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình và
có được những kinh nghiệm, kiến thức hữu ích cho bản thân
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trường Đai học Cần Thơ, Ban chủ
nhiệm Khoa Thủy sản đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Bộ môn Dinh dưỡng
và Chế biến Thủy sản đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và quan tâm,
giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn
Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy Vương Thanh Tùng đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp những kiến thức vô cùng bổ ích đã giúp em
rất nhiều trong quá trình em làm luận văn
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô luôn vui, khỏe và gặt hái được
nhiều thành công hơn! Chúc các bạn gặp nhiều may mắn và thành công!
Xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện Dương Quế Thanh
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm qui trình sản xuất tàu hủ ki cuộn chả cá tra
chiên” xuất phát từ nhu cầu sản xuất ra sản phẩm mang lại sự tiện ích và cung
cấp đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm góp phần nâng cao giá
trị kinh tế của mặt hàng chả cá tra trên thị trường Đề tài được tiến hành với 4 thí
nghiệm:
(1) Khảo sát ảnh hưởng của công đoạn làm mát nguyên liệu tới độ bền gel
và chất lượng cảm quan của sản phẩm, nguyên liệu được làm mát tới 50
C trước khi đưa vào sản xuất (2) Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ muối, đường đến chất
lượng cảm quan sản phẩm, phối trộn gia vị với các tỷ lệ muối (1%, 1,5%, 2%) và
tỷ lệ đường ( 1%, 1,5%, 2%,2,5%) so với nguyên liệu (3) Khảo sát ảnh hưởng
của thời gian chiên và nhiệt độ chiên đến chất lượng cảm quan sản phẩm, sau khi
được cuộn tàu hủ ki sẽ được mang đi chiên ở nhiệt độ (160o
C, 170oC, 180oC) và ở thời gian (5 phút, 7 phút, 9 phút) (4) Khảo sát ảnh hưởng của thời gian bảo quản
đến chất lượng cảm quan sản phẩm và mật độ vi sinh vật, sau khi hoàn thiện sản
phẩm được bao gói chân không trong bao bì PA và bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5o
C với các mốc thời gian như sau 0 ngày, 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày, 12 ngày và 15
ngày Tiến hành kiểm tra vi sinh với từng mốc thời gian
Kết quả của thí nghiệm là một qui trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng
cảm quan cao Nguyên liệu được làm mát đến 50
C trước khi đưa vào sản xuất và được phối trộn ở tỷ lệ muối 2%, đường 2% sản phẩm có cấu trúc tốt vị ngọt rất
hài hòa Khi chiên ở nhiệt độ 180o
C trong 5 phút, sản đạt chất lượng cảm quan cao nhất Sau 12 ngày bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5oC thì sản phẩm vẫn đạt chất
lượng tốt và không có dấu hiệu hư hỏng Mật độ vi sinh chưa quá ngưỡng cho
phép
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT vii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.3 Nội dung của đề tài 2
1.4 Thời gian thực hiện 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu chung về nguyên liệu cá tra 3
2.7.1 Phân loại 3
2.7.2 Giá trị dinh dưỡng 3
2.7.3 Thành phần hóa học của thịt cá 3
2.7.4 Khả năng tạo gel của protein thịt cá 5
2.7.5 Các hiện tượng xảy ra trong quá tình sản xuất 6
2.2 Giới thiệu chung về nguyên liệu tàu hủ ki 7
2.3 Giới thiệu chung về phụ gia 7
2.7.1 Muối 7
2.7.2 Đường 8
2.7.3 Bột ngọt 8
2.7.4 Tiêu 8
2.7.5 Hành 8
2.7.6 Cà rốt 8
2.4 Quá trình chiên và những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình chiên 9
2.7.1 Biến đổi của nguyên liệu 9
2.7.2 Biến đổi giá trị cảm quan 10
2.7.3 Biến đổi của dầu 11
2.5 Những nghiên cứu có liên quan 11
2.6 Qui trình đề xuất 13
2.7 Thuyết minh qui trình 14
2.7.1 Nguyên liệu 14
2.7.2 Cắt tiết, fillet, lạng da, rửa sạch 14
2.7.3 Cắt nhỏ 14
2.7.4 Làm mát 14
2.7.5 Xay nhuyễn 14
2.7.6 Quết thô 14
2.7.7 Phối trộn 14
2.7.8 Quết mịn 15
2.7.9 Chuẩn bị tàu hủ ki 15
Trang 72.7.10Cuộn tàu hủ ki, chiên 15
2.7.11Bao gói, bảo quản 15
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Vật liệu nghiên cứu 16
3.2 Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.1 Thí nghiệm 1: khảo sát tỷ lệ phối trộn gia vị (đường, muối) đến chất lượng sản phẩm 17
3.2.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của công đoạn làm mát nguyên liệu đến độ bền gel và chất lượng sản phẩm 19
3.2.3 Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chiên và thời gian chiên đến chất lượng sản phẩm 21
3.2.4 Thí nghiệm 4: khảo sát ảnh hưởng thời gian bảo quản sản phẩm đến chất lượng sản phẩm 23
3.2.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu và xử lý số liệu 25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Thành phần hóa học của sản phẩm tươi và sản phẩm chiên 26
4.2 Ảnh hưởng tỉ lệ phối trộn gia vị (đường, muối) đến chất lượng sản phẩm 27
4.3 Ảnh hưởng của công đoạn làm mát nguyên liệu đến độ bền gel và chất lượng sản phẩm 29
4.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ chiên và thời gian chiên đến chất lượng sản phẩm 32
4.5 Ảnh hưởng thời gian bảo quản sản phẩm đến chất lượng sản phẩm 34
4.6 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến tổng số vi sinh vật hiếu khí có trong sản phẩm 35
4.7 Ước tính chi phí sản phẩm 36
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Đề xuất 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
PHỤ LỤC A PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ T IÊU 41
PHỤ LỤC B KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ 53
Trang 8DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của cá tra 3
Bảng 4.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu và sản phẩm (tính theo căn bản ướt
(%)) 25
Bảng 4.2 Ảnh hưởng tỉ lệ phối trộn gia vị (đường, muối) đến chất lượng sản phẩm
27
Bảng 4.3 Sự thay đổi nhiệt độ khối pate sau mỗi công đoạn 28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của công đoạn làm mát tới độ bền gel sản phẩm của sản
phẩm 29
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của công đoạn làm mát đến chất lượng sản phẩm 30
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian chiên đến chất lượng sản phẩm 31
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến chất lượng cảm quan của sản
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Đã từ lâu thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
của cả nước nói chung và của vùng đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng Với
nhiều mặt hàng như: cá tra, tôm, cua, ghẹ, nhuyễn thể… các sản phẩm thủy sản
của Viêt Nam xuất hiện khắp nơi trên thế giới Giá trị xuất khấu thủy sản chính
ngạch của cả nước 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2,89 tỷ USD Trong đó giá trị xuất
khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2013 đạt 849 triệu USD (Vasep, 2013)
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu ăn uống của con người
ngày một cao Họ không những cần những sản phẩm ngon mà còn phải an toàn
và tốt cho sức khỏe Thủy sản là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng
và có giá trị dinh dưỡng cao Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm từ thủy
sản như: chả cá tra nhồi khổ qua, tôm cuộn khoai tây, cá trứng tẩm bột chiên, chả
mực… sản phẩm tàu hủ ki cuộn cá tra là một sản phẩm mới với người tiêu dùng
Cá tra là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, với nguồn cung cấp dồi dào
Tàu hủ ky cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được chế biến từ đậu
nành sạch 100%, nên được nhiều người ưa chuộng
Sản phẩm tàu hủ ki cuộn cá tra là một sản phẩm giàu dinh dưỡng và tốt
cho sức khỏe, đồng thời góp phần đa dạng hóa thực đơn của người tiêu dùng Để
sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng, kể cả những người tiêu dùng khó
tính nhất, thì việc sản xuất ra một sản phẩm an toàn, hợp vệ sinh là vấn đề cần
thiết Nhưng hiện nay việc nghiên cứu sản xuất ra sản phẩm này vẫn còn hạn
chế Thấy được vấn đề đó nên đề tài “Thử nghiệm qui trình sản xuất tàu hủ ki
cuộn chả cá tra chiên” được thực hiện
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Xây dựng qui trình sản xuất sản phẩm tàu hủ ki cuộn cá tra
- Tìm ra các thông số tối ưu góp phần sản xuất ra sản phẩm thơm ngon, đạt
giá trị cảm quan cao
Trang 121.3 Nội dung của đề tài
- Khảo sát tỷ lệ phối trộn gia vị (đường, muối) đến chất lượng sản phẩm
- Khảo sát ảnh hưởng của công đoạn làm mát đến độ bền gel và chất lượng
Trang 13CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu chung về nguyên liệu cá tra
2.7.1 Phân loại
Cá tra có tên tiếng Anh là shutchi catfish
Tên khoa học là pangasianodo hypophthalmus
Phân loại khoa học của cá tra: cá tra thuộc
Cá tra là loài cá nước ngọt có giá trị dinh dưỡng cao, trong thành phần
protein có đầy đủ các acid amin cần thiết còn trong thành phần acid béo có các
acid béo không no rất có giá trị dinh dưỡng Thành phần dinh dưỡng của cá tra
được thể hiện trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 thành phần dinh dưỡng của cá tra
Thành phần dinh dưỡng cá tra tính trên 100g sản phẩm ăn được
Thành phần hóa học cơ bản của thịt cá gồm : protein, lipid, khoáng, nước,
vitamin,…Các thành phần này thay đổi phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, điều
kiện sinh sống và một số các yếu tố khác như thành phần thức ăn, kích cỡ…đặc
biệt là ở cá nuôi
Trang 14Protein
Được cấu tạo từ các axit amin Là thành phần quan trọng và chủ yếu trong
thịt cá, chiếm khoảng 70- 80% tỷ lệ chất khô Protein cá là loại protein là hoàn
hảo Là loại protein chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu với tỷ lệ cân đối Cấu
trúc protein cá rất dễ bị biến tính khi các yếu tố vật lý thay đổi Protein có thể
được chia làm 3 nhóm như sau:
Protein cấu trúc: chiếm khoảng 70-80% protein cá Gồm actin, myosin,
tropomyosin (actin, myosin tham gia trực tiếp trong quá trình duỗi cơ) Chúng tan
trong dung dịch muối trung tính có nồng độ ion tương đối cao (>0,5M)
Protein tương cơ: chiếm khoảng 25-30% protein thịt cá, gồm có
myoglobin, myoalbumin, glubolin, enzyme Chúng tan trong nước và dung dịch
muối trung tính có nồng độ ion thấp (<0,15M) Hầu hết protein chất cơ bị đông tụ
khi chúng bị nung nóng trong nước ở nhiệt độ trên 50oC Các protein tương cơ
cản trở quá trình tạo gel
Protein của mô liên kết: chiếm 3-10%, gồm có collagen và elastin Chúng
không tan trong nước, dung dịch kiềm hoặc dung dịch muối có nồng độ ion cao
Lipid
Lipid cá chứa đến 40% axit béo mạch dài có độ không bão hòa cao Hàm
lượng lipid trong thịt cá dao động lớn (0,1-30%) Lipid trong cơ thịt tham gia
hình thành mùi vị cá và có xu hướng tạo mùi lạ Các hợp chất axit
eicosapentaenoic (EPA 20-5) và axit Docosahexaenoic (DHA 22:6) có trong lipid
cá rất có lợi cho sức khỏe con người
Chất khoáng
Chất khoáng của cá chủ yếu trong trong mô xương, đặc biệt là xương ống
với thành phần chính là canxi và photpho Ngoài canxi và photpho thịt cá còn rất
giàu sắt, đồng
Nước
Hàm lượng nước trong thịt cá chiếm tỷ lệ cao nhất, phụ thuộc vào loài, độ
tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý… nước là môi trường hoạt động của enzyme, vi
sinh vật, tham gia vào quá trình sinh hóa trong tế bào Ngoài ra nước còn ảnh
hưởng đến giá trị cảm quan, chất lượng thực phẩm như: độ bóng, độ dẻo, độ đàn
hồi
Trang 152.7.4 Khả năng tạo gel của protein thịt cá
Khái niệm
Khi các phân tử protein bị biến tính tập hợp lại thành một mạng lưới
protein có trật tự thì hiện tượng đó gọi là sự tạo gel
Điều kiện tạo gel
Trong đa số trường hợp, sự gia nhiệt là cần thiết cho quá trình tạo gel Sự
làm lạnh sau đó cũng cần thiết cho quá trình tạo gel Tùy theo trường hợp cụ thể,
người ta có thể acid hóa nhẹ, hoặc bổ sung muối, đặc biệt hơn là ion canxi Nhiều
protein có thể tạo gel không cần qua giai đoạn gia nhiệt mà chỉ cần thủy phân
hoặc đưa pH của môi trường đến điểm đẳng điện của protein
Cơ chế tạo gel
Khi protein bị biến tính các cấu trúc bậc cao bị phá hủy, liên kết giữa các
phân tử bị đứt, các nhóm bên của acid amin ẩn phía trước trong phân tử xuất hiện
ra ngoài Các mạch polypeptide bị duỗi ra tiếp xúc và liên kết lại với nhau tạo
thành mạng lưới không gian ba chiều mà mỗi vị trí tiếp xúc của mạch gọi là một
nút Các phần còn lại hình thành mạng lưới không gian vô định hình, rắn, trong
đó có chứa đày pha phân tán là nước
Khi nồng độ protein tăng lên thì khả năng gel hóa tăng vì số những vị trí
tiếp xúc để tạo ra nút mạng tăng lên
Các nút mạng có thể hình thành do tương tác giữa các nhóm ưa béo Khi
các nhóm này gần nhau, tương tác với nhau thì hình thành nên liên kết ưa béo,
lúc này các phân tử nước xung quanh chúng bị đẩy ra và chúng có khuynh hướng
tụ lại với nhau Tương tác ưa béo được tăng cường khi tăng nhiệt độ do đó làm
cho khối gel cứng hơn
Nút mạng cũng có thể tạo ra do các liên kết hydro giữa các nhóm peptide
với nhau, giữa các nhóm hydroxyl của serine, threonine, tyrosine với các nhóm
cacboxyl của aspartate và glutamate Nhiệt độ càng thấp thì liên kết hydro càng
được tăng cường và cũng cố vì càng có điều kiện tạo ra nhiều cầu hydro Liên kết
hydro là liên kết yếu, tạo ra độ linh động nào đó giữa các phần tử với nhau, do đó
làm cho gel có độ dẻo nhất định Các mắt lưới trong gel gelatin chủ yếu được tạo
nên do liên kết hydro Khi gia nhiệt, các liên kết hydro bị đứt làm cho gel bị nóng
chảy Khi để nguội liên kết hydro được tái lập và gel được hình thành Ngoài ra
Trang 16các nút mạng trong gel được hình thành do các tương tác tĩnh điện ngược dấu
hoặc do các nhóm tích điện cùng dấu qua các ion đa hóa trị như ion canxi
Các giai đoạn của quá trình tạo gel
- Từ các dung dịch protein trong nước, các giai đoạn của việc hình thành gel
- Phân ly thuận nghịch cấu trúc bậc 4 thành N tiểu phần đơn vị
- Biến tính không thuận nghịch các cấu trúc bậc 2 và 3 (duỗi một phần của
mạch polypeptide)
- Trạng thái gel hóa cuối cùng là tập hợp các protein đã bị biến tính một phần
2.7.5 Các hiện tƣợng xảy ra trong quá tình sản xuất
2.1.5.1 Hiện tƣợng Suwari
Hiện tượng Suwari là sự hình thành cấu trúc protein dưới dạng tương đối
bền Nhờ có hiện tượng này làm cho sản phẩm có tính dẻo dai, đàn hồi tốt Hiện
tượng Suwari bắt đầu từ khâu nghiền trộn đến khâu định hình Để có hiện tượng
Suwari xảy ra tối đa thì surimi phải được giữ trong thời gian nhất định và thời
gian này phụ thuộc nhiệt độ
2.1.5.2 Hiện tƣợng Modari
Hiện tượng Modari là hiện tượng ngược lại với hiện tượng Suwari, quá
trình này luôn có thể xảy ra trong thịt nhuyễn surimi, chả cá, thịt cá xay và làm
giảm tính chất dẻo dai và đàn hồi của sản phẩm Quá trình này diễn ra ở nhiệt độ
40oC đến 70oC một cách mạnh mẽ Trong quá trình sản xuất surimi, người ta cố
gắng loại trừ hiện tượng modari, kéo dài thời gian ở nhiệt độ gây ra hiện tượng
Suwari Hiện tượng Modari cũng có thể xảy ra khi các chất phụ gia sử dụng
không đúng tỷ lệ hoặc không đạt tiêu chuẩn và các chất phụ gia ít nhiều mang
chức năng bảo vệ protein khi gặp các điều kiện không tốt làm giảm chức năng
protein
Trang 172.2 Giới thiệu chung về nguyên liệu tàu hủ ki
Tàu hủ ki hay còn gọi là phù chúc hoặc váng đậu là một sản phẩm làm
từ đậu nành Trong quá trình nấu đậu, một lớp đậu mỏng chứa đạm và chất béo sẽ
hình thành trên bề mặt nồi sữa đậu Người ta sẽ vớt lớp màng mỏng này và phơi
khô để thành tàu hủ ki
Tàu hủ ki sau khi được hong sấy khô có dạng tấm mỏng như bánh tráng
màu vàng đục, kích cỡ không đều và tuy là khô nhưng vẫn hay gọi là tàu hủ ki
tươi để phân biệt với tàu hủ ki chiên là loại tàu hủ ki khô được cắt xén gọn gàng,
chiên lại với dầu cho nở phồng, xếp thành miếng vuông vắn, gọn gàng
Tàu hủ ki thường mỏng và rất dính, nên thường được xếp thành một xấp
khi bán Trước khi dùng, người ta cũng thường chiên sơ để tàu hủ ki được cứng
hơn
Tàu hủ ki được xếp vào loại thực phẩm khô, dự trữ được trong thời gian
ngắn Đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và được nhiều người ưa chuộng
(http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u_h%C5%A9_ky )
2.3 Giới thiệu chung về phụ gia
Phụ gia là những chất thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến có thể
có hoặc không có giá trị dinh dưỡng với mục đích làm tăng hương, vị, màu sắc,
làm thay đổi những chất lý học, hóa học để tạo điều kiện dễ dàng chế biến, hoặc
kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm Liều lượng thường rất ít
Phụ gia thực phẩm được chia thành rất nhiều loại khác nhau như: chất điều
vị, chất bảo quản, chất tạo màu, chất ổn định…
2.7.1 Muối
Muối là chất bảo quản truyền thống, tạo vị mặn cho sản phẩm, làm tăng
giá trị cảm quan Ngoài ra muối còn làm tăng khả năng giữ nước, là dung dịch
hào tan actomyosin, actin, myosin tạo thành dung dịch keo nhớt có tính kết dính
Muối sử dụng là loại muối đã qua tinh chế, được bán rộng rãi trên thị trường
(Nguyễn Duy Thịnh, 2004)
Trang 182.7.2 Đường
Nâng cao giá trị thực phẩm và độ calo của thực phẩm: mỗi gam đường khi
tiêu hóa trong cơ thể sẽ cho 4,1 kcal năng lượng Đường còn có tác dụng tạo vị
ngọt cho sản phẩm, làm dịu vị muối, làm mềm thịt Khi nồng độ đường cao còn
có khả năng bảo quản
(Nguyễn Duy Thịnh, 2004)
2.7.3 Bột ngọt
Hay còn gọi là glutamat natri, nó có vị mặn hơi ngọt, tan nhiều trong nước
Được sử dụng để điều vị cho sản phẩm, khi cho một ít bột ngọt vào sản phẩm nó
sẽ làm tăng vị riêng của mỗi sản phẩm mà không làm cho sản phẩm có mùi lạ
Liều lượng natri glutamatlà 0,2-0,5 % đối với rau hộp và 0,4-0,65 % đối với thực
phẩm đặc biệt
(Nguyễn Duy Thịnh, 2004)
2.7.4 Tiêu
Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua Một
nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1
ngày/1 người Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin
Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay Trong
tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro Vị cay nồng, mùi thơm đặc
trưng của tiêu góp phần làm giảm mùi tanh của cá
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%C3%AAu)
2.7.5 Hành
Hành lá có tên khoa học là allium fistulosum, thuộc họ Hành (Alliaceae)
Là một loại rau, cũng là loại gia vi không thể thiếu trong nấu ăn
(http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh)
2.7.6 Cà rốt
Cà rốt có tên khoa học là: Daucus carota subsp sativus, thuộc họ Hoa
tán Apiaceae.
Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên
thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người Cà
Trang 19rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng Trong 100g ăn
được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5%, protid 1,5%, glucid 8,8%,
cellulose 1,2%, chất tro 0,8% Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium,
sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden Trong Cà rốt
có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều
chất caroten (cao hơn ở cà chua), sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần
thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ
( hueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C/CaRot.htm&key=&ch
http://www.lrc-ar=C)
2.4 Quá trình chiên và những biến đổi của nguyên liệu trong quá trình
chiên
Chiên là quá trình nhiệt mà dầu hoặc mỡ là chất tải nhiệt vừa là thành
phần của sản phẩm cuối cùng Quá trình chiên làm tăng giá trị cảm quan, với
những đặc tính của sản phẩm như: chắc, giòn, vị đặc biệt, mùi thơm hấp dẫn, màu
sắc đặc trưng
2.7.1 Biến đổi của nguyên liệu
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao (120 – 180o
C) quá trình chiên làm cho sản
phẩm có những biến đổi sâu sắc về tính chất vật lý, hóa học, cảm quan,…
Biến đổi cấu trúc vật lý và tính chất nguyên liệu: gồm 5 giai đoạn
Giai đoạn 1: nhiệt độ của thực phẩm thấp hơn nhiều so với nhiệt độ của dầu nên
nhiệt độ của thực phẩm có xu hướng tăng lên cân bằng với nhiệt độ của dầu
Trong giai đoạn này, trạng thái và hình dạng bên ngoài của sản phẩm chưa có sự
thay đổi nhiều, chỉ có biến đổi nhỏ về màu sắc do lớp bề mặt của nguyên liệu do
đó lớp bề mặt của nguyên liệu tiếp xúc với nhiệt độ cao làm phá hủy một số sắc
tố
Giai đoạn 2: khi nhiệt độ chiên đủ cao để làm thay đổi cấu trúc của tế bào, thể
tích của sản phẩm tăng do tế bào trương nở, nước trong sản phẩm bắt đầu bay hơi
và dầu từ ngoài thấm vào mạnh hơn Do bị mất nước nên cuối thời kỳ này vỏ tế
bào co lại, thể tích tế bào giảm dần còn thể tích các khoảng trống giữa các tế bào
tăng lên
Trang 20Giai đoạn 3: xảy ra mạnh mẽ sự bay hơi nước từ trong tế bào cũng như từ khoảng
trống giữa các tế bào Do đó hình dạng sản phẩm dần dần bị teo lại, các tổ chức tế
bào bị phá hủy tạo nên nhiều khoảng trống mới có chỗ cho dầu ngấm vào nhiều
hơn
Giai đoạn 4: là giai đoạn hình dạng sản phẩm bị biến đổi sâu sắc, cấu trúc của tổ
chức tế bào bị phá hủy làm cho sản phẩm trở nên khô cứng (giòn) Đây là giai
đoạn mà sản phẩm đạt được các yêu cầu như độ giòn, màu sắc, mùi vị,… và có
thể dừng quá trình chiên
Giai đoạn 5: sản phẩm xảy ra hàng loạt các biến đổi về tính chất hóa học theo
chiều hướng không có lợi, làm giảm giá trị cảm quan cũng như giá trị dinh dưỡng
của sản phẩm, đồng thời có tạo ra một số sản vật có thể gây độc hại cho người
tiêu dùng
Biến đổi về tính chất hóa học:
Các thành phần hóa học biến đổi nhiều nhất trong quá trình chiên là các
carbohydrat (tinh bột, đường,…) và các protid
Biến đổi tinh bột: dưới tác dụng của nhiêt độ cao, tinh bột bị phân hủy
thành các chất trung gian như dextrin làm cho sản phẩm chiên có vị đặc trưng
Dextrin tiếp tục bị phân hủy thành đường caramen tạo mùi thơm, màu, vị thích
hợp với khẩu vị người tiêu dùng Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy
dextrin là các acid, aldehyd,…
Biến đổi protein: dưới tác dụng của nhiệt độ, protein cũng bị biến tính
mạnh mẽ như sự đông tụ protein Nếu tiếp tục tăng cao nhiệt độ, protein tiếp tục
bị biến đổi sâu sắc tạo thành NH3, H2S,… Những chất này làm chất lượng và mùi
vị của sản phẩm giảm đáng kể
Ngoài ra trong quá trình chiên cũng tạo điều kiện thuận lợi xảy ra phản
ứng Maillard giữa acid amin và đường đơn Đây là nguyên nhân làm sẫm màu
sản phẩm (Lê Thị Minh Thủy, 2011)
2.7.2 Biến đổi giá trị cảm quan
Do thành phần hóa học biến đổi và sự hấp thụ dầu nên chất lượng sản
phẩm nâng cao rõ rệt làm cho giá trị sản phẩm được tăng cao
Trang 212.7.3 Biến đổi của dầu
Trong quá trình chiên dầu bị biến đổi đáng kể làm cho chất lượng dầu
giảm dần Đó là những biến đổi hóa học do các phản ứng: thủy phân, oxy hóa, sự
biến đổi các yếu tố sinh hóa Bao gồm các phản ứng sau:
Phản ứng thủy phân: phản ứng xảy ra trong điều kiện nhiệt độ và áp suất
cao với sự có mặt của hơi nước Khi dầu bị thủy phân các axit béo hòa và không
bão hòa bị tách ra, trong đó các không bão hòa tiếp tục bị phá hủy, làm tăng chỉ
số axit đồng thời gây mùi ôi dầu
Phản ứng oxy hóa: là phản ứng xảy ra với sự có mặt của oxy trong không
khí, nhiệt độ càng cao quá trình oxy hóa xảy ra càng nhanh
Phản ứng oxy hóa dầu mỡ bao gồm: phản ứng tự oxy hóa, oxy hóa nhiệt,
phản ứng trùng hợp nhiệt
Chính những phản ứng này làm làm thay đổi thành phần, cấu trúc của dầu,
làm cho chất lượng dầu giảm rõ rệt (có màu sẫm, ôi, khét) Quá trình biến đổi dầu
trong quá trình chiên là không thể tránh khỏi, vấn đề ở chỗ nên cần có biện pháp
hạn chế tối đa những biến đổi đó (Lê Thị Minh Thủy, 2011)
2.5 Những nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu “Sản xuất chả mực từ mực nang kết hợp với thịt cá tra” với
kết quả thí nghiệm như sau: thời gian quết 10 phút sẽ cho cấu trúc sản phẩm chả
cá tốt nhất, tỉ lệ đường 1,25%, muối 1,25%, tỉ lệ giữa cá: mực là 4:6 cho sản
phẩm chả có mùi vị đặc trưng Độ bền gel của sản phẩm giảm dần theo thời gian
bảo quản, hàm lượng khoáng và lipid thì không thay đổi nhiều, hàm ẩm giảm và
thời gian bảo quản lạnh sản phẩm là không quá 15 ngày (Nguyễn Thị Bạch Huệ,
2010)
Nghiên cứu “Nghiên cứu qui trình công nghiệ sản xuất chạo cá tra đông
lạnh” đã xác định tỉ lệ đường 2%, muối 1,5%, thời gian hấp và nhiệt độ hấp
được chọn là 20 phút và 90oC cho sản phẩm có cảm quan và độ bền gel tốt nhất
Sản phẩm được bổ sung 6% bột bắp và 0,2% gelatin (Nguyễn Trí An, 2010)
Nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng quy trình nâng cao chất lượng chả cá
từ vụn cá tra” đã sử dụng nguyên liệu là thịt vụn cá tra và thịt cá tươi phối trộn lại
nhằm nâng cao phẩm chất nguyên liệu, tỉ lệ phối trộn được xác định là 1 cá:1,25
thịt vụn Trong quá trình xử lí nguyên liệu tiến hành loại bỏ mỡ để không ảnh
Trang 22hưởng tới cấu trúc sản phẩm Sản phẩm bổ sung 1,9% gluten và 0,2%
tripolyphophat trong quá trình chế biến giúp cải thiện cấu trúc và làm tăng giá trị
kinh tế của sản phẩm (Nguyễn Thị Thu Trang, 2010)
Trang 23Tiêu 0,5%
Hành 2%
Cà rốt 10%
Tàu hủ ki 10 % Phối trộn
cân
Cá tra
Làm mát(5oC) Cắt tiết, fillet, lạng da, rửa
cân
Cắt nhỏ
Hình 2.1 Quy trình đề xuất
Trang 242.7 Thuyết minh qui trình
2.7.1 Nguyên liệu
Cá tra: chọn mua nguyên liệu cá tra nguyên con, còn sống, khối lượng từ
1kg -1,5kg
Tàu hủ ki: chọn loại tàu hủ ki tươi
Các loại gia vị: hành, cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ
2.7.2 Cắt tiết, fillet, lạng da, rửa sạch
Tiến hành xử lý nguyên liệu cắt tiết, fillet, lạng da, sau đó rửa sạch, để ráo
nguyên liệu
2.7.3 Cắt nhỏ
Nguyên liệu được cắt nhỏ thành từng lát mỏng theo chiều ngang của
miếng fillet, có bề dày khoảng 0,5cm
2.7.4 Làm mát
Nguyên liệu được cắt nhỏ sau đó được làm mát trong tủ đông để hạ nhiệt
độ nguyên liệu xuống Đến khi nhiệt độ nguyên liệu ổn định ở mức 5oC thì kết
thúc quá trình làm mát
2.7.5 Xay nhuyễn
Quá trình xay sẽ phá mô cơ cá thành những phân tử nhỏ hơn và sẽ làm gia
tăng nhiệt độ của khối thịt cá, có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc của sản phẩm
Thời gian xay là 3 phút
2.7.6 Quết thô
Quết hỗn hợp trong 10 phút để phá hủy các cấu trúc bậc cao, hình thành
các liên kết Quá trình quết sẽ làm tăng nhiệt độ khối thịt cá xay
2.7.7 Phối trộn
Tiến hành phối trộn gia vị với thịt cá theo tỉ lệ % đã được tính sẵn Trong
quá trình phối trộn cần chú ý đến nhiệt độ khối thịt cá
Trang 25Cắt thành miếng hình chữ nhật để chuẩn bị cuộn với chả cá
2.7.10 Cuộn tàu hủ ki, chiên
Cá sau khi được quết mịn được đem cuộn với tàu hủ ki Cho một lượng
chả cá thích hợp (15-20g) lên tàu hủ ki, cuộn lại Mang đi chiên ở chế độ nhiệt và
thời gian khác nhau
2.7.11 Bao gói, bảo quản
Sản phẩm sau khi chiên xong được đóng gói, hút chân không Bao bì sử
dụng là bao PA Sản phẩm được bảo ở nhiệt độ lạnh 0-5o
C
Trang 26CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
Địa điểm và thời gian
- Địa điểm: phòng thí nghiệm bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản –
Trang 273.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thí nghiệm 1: khảo sát tỷ lệ phối trộn gia vị (đường, muối) đến chất
lượng sản phẩm
Mục đích: xác định tỷ lệ gia vị phù hợp nhất để tạo ra sản phẩm có giá trị
cảm quan cao, giá thành phù hợp
Chuẩn bị mẫu: cá tra sau khi xử lý sạch, để ráo Quết trong khoảng thời
gian 10 phút Tỷ lệ gia vị được phối trộn theo tỷ lệ sau: bột ngọt 0,5%, hành 2%,
tiêu 0,5%, cà rốt 10%, tàu hủ ki 10% Tiến hành quết cho hỗn hợp thấm đều gia
vị Chiên ở nhiệt độ 180o
C trong 6 phút
Đánh giá cảm quan sản phẩm, chọn ra các thông số phù hợp
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với các tỷ lệ
muối:đường khác nhau và 3 lần lặp lại A tỉ lệ đường, B là tỉ lệ muối:
A4: 2,5%
Số nghiệm thức là 4*3=12, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tổng số mẫu thí nghiệm
là 36 mẫu Khối lượng mỗi mẫu là 50g
Trang 28Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn gia vị (đường,
muối) đến chất lượng sản phẩm
Quết mịn (5 phút) Cuộn tàu hủ ki Chiên (180oC, 6 phút) Đánh giá cảm quan
Cá tra
Cắt tiết, fillet, lạng da, rửa
Làm mát (5o C) Cắt nhỏ (bề dày 0,5 cm)
Trang 293.2.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của công đoạn làm mát nguyên liệu
đến độ bền gel và chất lượng sản phẩm
Mục đích: xác định sự cần thiết của công đoạn làm mát trong quá trình sản
xuất Công đoạn xay thô và quết là những quá trình cơ học quan trọng trong qui
trình sản xuất, nhưng 2 công đoạn này sẽ làm tăng nhiệt độ của khối thịt cá, có
thể ảnh hưởng xấu độ bền gel và chất lượng sản phẩm
Chuẩn bị mẫu: cá tra sau khi xử lý sạch, để ráo Tiến hành làm mát nguyên
liệu, khi nhiệt độ nguyên liệu đạt 5oC ngừng quá trình làm mát
Bố trí thí nghiệm: hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần lặp lại
A1: thực hiện công đoạn làm mát
A2: không thực hiện công đoạn làm mát
Số nghiệm thức 2, số lần lặp lại là 3, tổng số mẫu thí nghiệm là 2*3=6 Khối
lượng mỗi mẫu là 50g
Trang 30Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của công đoạn làm mát nguyên liệu
Cắt tiết, fillet, lạng da, rửa sạch
Quết 10 phút
Quết 5 mịn phút
Xay nhuyễn (3 phút)
Đường Muối Bột ngọt 0,5%
Trang 313.2.3 Thí nghiệm 3: khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chiên và thời gian
chiên đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: nhiệt độ và thời gian là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới
chất lượng, giá trị cảm quan và cả giá thành sản phẩm Thí nghiệm bố trí nhằm
mục đích chọn ra chế độ chiên và thời gian thích hợp nhất
Chuẩn bị thí nghiệm: cá tra sau khi xử lý sạch tiến hành phối trộn gia vị
Tỷ lệ gia vị được phối trộn theo tỷ lệ sau: tỉ lệ muối, đường được chọn ra từ thí
nghiệm 1, tiêu 0,5%, bột ngọt 0,5%, hành 1%, cà rốt 2% Quết trong khoảng thời
gian 10 phút Chiên ở các chế độ nhiệt và thời gian khác nhau Tiến hành đánh
giá cảm quan sản phẩm, chọn ra các thông số phù hợp
Bố trí nghiệm: thí nghiệm được bố trí với 2 nhân tố và 3 lần lặp lại Nhân
tố A là nhiệt độ chiên, nhân tố B là thời gian chiên
Số nghiệm thức là 3*3=9, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tổng số mẫu thí nghiệm
là 27 mẫu Khối lượng mỗi mẫu là 50g
Trang 32Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3 ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian chiên đến
Xay nhuyễn 3 phút Làm mát (5oC)
Quết 10 phút
Đường Muối Bột ngọt 0,5%
Trang 333.2.4 Thí nghiệm 4: khảo sát ảnh hưởng thời gian bảo quản sản phẩm đến
chất lượng sản phẩm
Mục đích: xác định khả năng bảo quản sản phẩm và chọn ra thời gian bảo
quản phù hợp để không làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm sau bảo quản
Chuẩn bị thí nghiệm: tỷ lệ gia vị được phối trộn theo tỷ lệ sau: tỉ lệ muối,
đường được chọn ra từ thí nghiệm 1, bột ngọt 0,5%, hành 1%, cà rốt 2% Quết
trong khoảng thời gian 10 phút Chiên ở chế độ nhiệt và thời gian được chọn ra từ
thí nghiệm 3
Tiến hành đánh giá cảm quan, phân tích vi sinh sản phẩm, so sánh với mẫu
đối chứng Chọn ra thời gian bảo phù hợp
Bố trí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và 3 lần lặp
lại Nhân tố A là thời gian bảo quản
A1: 3 ngày
A2: 6 ngày
A3: 9 ngày
A4: 12 ngày
Số nghiệm thức là 3, thí nghiệm được lặp lại 3 lần, tổng số mẫu thí nghiệm là
3*4=12 Khối lượng mỗi mẫu là 50g
Trang 34Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4 khảo sát ảnh hưởng thời gian bảo quản
sản phẩm đến chất lượng sản phẩm Đánh giá cảm quan, phân tích vi sinh
Cắt nhỏ Cắt tiết, fillet, lạng da, rửa
Cuộn tàu hủ ki Quết mịn 5 phút Phối trộn
Xay nhuyễn 3 phút Làm mát (5 oC)
Quết 10 phút Đường
Muối Bột ngọt 0,5%
Nhiệt độ, thời gian
Thí nghiệm 3 Chiên
Bảo quản lạnh ( 0o
C - 5oC)
12 ngày
Trang 353.2.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
- Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan bằng phương pháp đánh giá cảm quan theo
theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3215-79)
- Phương pháp xác định hàm lượng ẩm: phương pháp sấy (TCVN 3700 -
90)
- Phương pháp phân tích protein: phương pháp Kjeldahl (TCVN 3705 - 90)
- Phương pháp định lượng lipid: phương pháp Soxlet (TCVN 3703 – 90)
- Phương pháp xác định hàm lượng tro: phương pháp đốt (TCVN 5105 –
90)
- Xác định độ bền gel bằng máy đo cấu trúc
- Kiểm tra vi sinh bằng phương pháp đếm khuẩn lạc
Phương pháp xử lý số liệu
Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính trên phần mềm
Microsoft Excel và so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phép thử
DUCAN ở mức ý nghĩa P=0,05 bằng phần mềm SPSS 16.0 One-way ANOVA
Trang 36CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thành phần hóa học của sản phẩm tươi và sản phẩm chiên
Thành phần hóa học của sản phẩm là một trrong những mối quan tâm của
nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng, nhưng sau nhiều công đoạn chế biến
thành phần hóa học của sản phẩm đã thay đổi nhiều so với nguyên liệu ban đầu
Thành phần hóa học của sản phẩm là một trong những yếu tố cần phải kiểm soát
Thành phần hóa học của nguyên liệu và sản phẩm được thể hiện trong Bảng 4.1
Bảng 4.1 Thành phần hóa học của nguyên liệu và sản phẩm (tính theo căn bản
Từ Bảng 4.1 cho thấy thành phần hóa học của sản phẩm tươi, sản phẩm
chiên có sự khác nhau nhiều Đồng thời khi so sánh với thành phần hóa học của
cá tra fillet của đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung gelatin đến cấu trúc gel
surimi cá tra” với thành phần hỗn hợp như sau: ẩm độ 77,5%, protein 16,7%,
lipid 2,38%, tro 1,24% ta thấy thành phần hóa học của nguyên liệu, sản phẩm
tươi và sản phẩm chiên có sự khác nhau
Ẩm độ của sản phẩm tươi thấp hơn so với nguyên liệu nhưng cao hơn rất
nhiều so với sản phẩm chiên Trong quá trình sản xuất làm thất thoát một lượng
nước nhỏ (quá trình cắt nhỏ, quá trình xay nhuyễn…), bên cạnh đó do sản phẩm
được bổ sung một số thành phần khác (cà rốt, tàu hủ ki…) do đó làm giảm tỷ lệ
ẩm trong hỗn hợp Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, làm bay hơi một lượng nước
rất lớn trong sản phẩm làm ẩm độ sản phẩm chiên giảm nhiều, nhưng ẩm độ vẫn
còn cao, sản phẩm vẫn có cấu trúc dẻo dai, mềm mại
Còn protein trong sản phẩm tươi giảm là do quá trình sản xuất, trong quá
trình rửa làm thất thoát một lượng lớn protein Bên cạnh đó, do sản phẩm được
bổ sung thêm nhiều thành phần khác do đó làm giảm tỷ lệ protein trong sản phẩm