NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIÊM THựC VẬT VÀ THÀNH PHẨN HOÁ HỌC CÂY TẨM GỬI MACROSOLEN COCHINCHINENSIS LOUR.VAN TIEGH., HỌ TẨM GỬI LORANTHACEAE KÝ SINH TRÊN CÂY MÍT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ ĐẠI
Trang 1NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIÊM THựC VẬT VÀ
THÀNH PHẨN HOÁ HỌC CÂY TẨM GỬI (MACROSOLEN COCHINCHINENSIS (LOUR.)VAN TIEGH.), HỌ TẨM GỬI
(LORANTHACEAE) KÝ SINH TRÊN CÂY MÍT
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ ĐẠI HỌC 2001-2006)
: GS TS PHẠM THANH KỲ
DS HOÀNG VĂN VÕ : Bộ môn Dược liệu Trường Đại học Dược Hà Nội
ThM gian thực hiện : 2 -5 /2006
Người hướng dẫn Nơi thực hiện
Hà nội, 5/2006
Trang 2Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới:
- GS Vũ Văn Chuyên - Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội
- PGS TS Chu Đình Kính - Viện hoá Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
- TS Đỗ Ngọc Thanh - Phòng thí nghiệm trung tâm Trường Đại học Dược
Hà Nội
- PGS TS Vũ Xuân Phương- Phòng tiêu bản, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Cùng toàn thể các thầy cô, các anh chị ở bộ môn Dược liệu và các phòng
ban trong và ngoài trường, người thân, bạn bè đã luôn tạo điều kiện thuận lợi
và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này
Trong phạm vi hạn chế của khoá luận tốt nghiệp, những kết quả thu được còn rất ít và quá trình làm việc khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp
títá ttạ 5 ttă ttt 2 0 0 6
Sũ~ CKhuấí ^ h u OlạtL
Trang 3MỤC LỤC
ĐẶT VẤN Đ Ề 1
PHẦN I : TỔNG Q U A N 3
1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Tầm g ử i 3
1.1.1 Vị trí phân loại của chi Macrosolen 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật của họ Tầm g ử i 3
1.1.3 Số lượng và phân bố họ Tầm gửi 4
1.2 Đặc điểm chi M acrosolen 5
1.2.1 Đặc điểm thực v ậ t 5
1.2.2 Một số loài thuộc c h i 6
1.3 Thành phần hoá học 8
1.4 Tác dụng và công d ụ n g 8
PHẦN I I : NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú ư 10
2.1 Nguyên liệu nghiên cứu 10
2.2 Phương tiện nghiên c ứ u 10
2.2.1 Các máy và thiết bị dùng trong nghiên cứu 10
2.2.2 Hoá chất 10
2.3 Phưong pháp nghiên cứ u 11
2.3.1 Nghiên cứu về thực vật 11
2.3.2 Nghiên cứu về hoá học 11
PHẦN III: THỰC NGHIỆM VÀ KÊT Q U Ả 12
3.1 Nghiên cứu về thực vật 12
3.1.1 Mô tả hình thái cây và kiểm định tên khoa học 12
3.1.2 Đặc điểm vi phẫu l á 12
3.1.3 Đặc điểm vi phẫu thân 13
Trang 43.1.4 Đặc điểm bột lá .13
3.1.5 Đặc điểm bột th â n 13
3 2 Kết quả nghiên cứu về thành phần hoá h ọ c 18
3.2.1 Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá h ọ c 18
3.2.2 Định tính Aavonoid trong dược liệu bằng SK L M 26
3.2.3 Chiết xuất ílavonoid trong lá Tầm gửi mít 28
3.2.4 Định lượng các chất trong phân đoạn ethylacetat 30
3.2.5 Phân lập Aavonoid bằng sắc ký c ộ t 34
3.2.6 Nhận dạng các chất phân lập .36
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ X U Ấ T 38
4.1 Kết l u ậ n 38
4.2 Đề x u ấ t 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC.
Trang 5UV: Ultra Violet.
TNHH; Trách nhiêm hữu han
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỂ
Từ xưa, Việt Nam cũng như một số nước Á Đông khác (như Trung Quốc, Nhật Bản ) có truyền thống chữa bệnh bằng y học cổ truyền Ngày nay xu
hướng sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo mộc ngày càng tăng không chỉ ở các
nước phương Đông Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên có thảm thực vật phong phú và đa dạng do đó cũng có nguồn dược liệu rất quý và dồi dào Trong những thập niên gần đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu, khai thác nguồn dược liệu đã có những bước tiến đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, hiệu quả kinh tế Tuy nhiên cùng với điều đó, nguồn tài nguyên cũng đang cạn kiệt dần.Vì vậy, việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này và tìm nguyên liệu mới làm thuốc là hết sức cần thiết
Họ Tầm gửi là họ lớn nhất trong các họ thực vật bậc cao sống ký sinh Người dân miền Bắc hay gọi các cây ký sinh nói chung là Tầm gửi, ít khi phân biệt là chúng mọc trên cây gì Hiện có hai ý kiến khác nhau về Tầm gửi: một cho rằng cần sử dụng chính xác tên loài, dù ở trên cây chủ nào; một cho rằng cần quan tâm đến cây chủ vì chúng cung cấp nguồn sống, còn loài không quan trọng Vấn đề này cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ Tầm gửi cây Mít có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trên đất nước ta, từ lâu đã được người dân sử dụng làm thuốc với các tác dụng khá phong phú Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về họ Tầm gửi nói chung và Tầm gửi cây Mít nói riêng ở Việt Nam còn
chưa nhiều Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực
vật và thành phần hoá học của Tầm gửi cây Mít” với những nội dung sau:
- Về thực vật: + Mô tả đặc điểm thực vật, kiểm định tên khoa học của
mẫu nghiên cứu
+ Mô tả đặc điểm vi phẫu và đặc điểm bột dược liệu
Trang 7- về hoá học: + Định tính các nhóm chất có trong thân và lá Tầm gửi
+ Định lượng flavonoid có trong hai bộ phận là thân và lá + Chiết xuất và phân lập một số chất chính
Trang 8PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Tầm gửi.
1.1.1 Vị trí phân loại của chi Macrosolen
Theo tài liệu [1], [5], [11], [12
Cây gỗ, cây bụi hoặc cây bụi nhỏ, một vài trường hợp là dây leo Không rễ hoặc có rễ (đúng hơn là giác mút), nửa ký sinh ở các phần trên mặt đất của ký chủ, ít khi ký sinh trên rễ của cây chủ
Giác mút đặc trưng, thường tạo ra trên thân cây chủ những mụn cây Tầm gửi phát triển trông giống như một gốc ghép trên thân cây chủ
Thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông đến lông tơ
Lá đơn, nguyên, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không lá), phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song Không
có lá kèm
Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính Cụm hoa dạng xim, cành, bông, chùm, tán mọc ở kẽ lá bắc (hai lá bắc hợp sinh trông giống như một đài phụ bên ngoài đài hoa) Bao hoa có đài, tràng phân biệt hoặc tiêu giảm chỉ còn lại một loại (thường tràng tiêu giảm chỉ còn là vành nhỏ hoặc không còn) Đài một vòng,
lá đài hợp, hình thuỳ hay hình chén, mép nguyên hay khía răng Tràng
Trang 9(3-)5-6(-9), một vòng, thường cánh hợp, hình ống, màu vàng, da cam hoặc đỏ Bộ nhị một vòng đẳng số với bao hoa, xếp đối diện với chúng Chỉ nhị mảnh hoặc không có Bao phấn đính gốc hay đính lưng, nở bằng kẽ nứt dọc hoặc bằng lỗ
Bộ nhuỵ 3-4 lá noãn dính nhau, bầu dưới, 1 ô, Noãn không cuống, không áo, không khác rõ rệt với thực giá noãn, không có phôi tâm rõ ràng Túi phôi phát triển Vòi nhuỵ ngắn hoặc không có
Quả mọng hay quả nạc, vỏ thường có chất dính giúp cho việc phát tán trên thân ký chủ 1-3 hạt, không có vỏ, nhiều nội nhũ, có 1-3 phôi khá phân hoá Hầu hết hạt của các loài Tầm gửi đều được phủ bởi một lớp chất lỏng sền sệt trên bề mặt, điều này cho phép chúng bám được trên cây chủ
Tầm gửi có nhiều loại: loại chỉ sống được trên một loài cây chủ; loại sống
được trên nhiều loài cây chủ, như Tầm gửi cây Mít {Macrosolen
cochinchỉnensis (Lour.) van Tiegh), có thể mọc được cả trên cây Hồi, cây
Chanh, cây Nhót Cùng trên một loài cây chủ cũng có thể có nhiều loài Tầm gửi ký sinh như vị thuốc Tang ký sinh lấy từ cây Dâu tằm gồm nhiều loài như:
Loranthus parasiticus (L.,) Meư (Trung Quốc); Loranthus graccilifolia Schultes và Loranthus espititatus Stapf (Việt Nam).
1.1.3 Sô lượng và phân bô họ Tầm g ử i.
Họ Tầm gửi là họ quan trọng nhất trong thực vật bậc cao sống ký sinh Gồm khoảng 40 chi, 1400 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số ít ở vùng ôn đới [3]
Trang 10Bản đồ phân bố của họ Tầm gửi trên thế giới
* Theo Đường Hồng Dật [9] 1980, họ Tầm gửi có khoảng 20 chi, 850 loài
* Lê Khả Kế, Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam ghi họ Tầm gửi gồm 30 giống
với khoảng 1100 loài
* Flore générale de rindochine (H Lecomte) quyển 5 ghi 4 giống {Lomnthus,
Viscum, Ginalloa, Eỉytranthe), 32 loài.
* Việt Nam có 5 chi với khoảng 35 loài , mọc hoang, chỉ có một loài được công ty TNHH Bảo Long trồng ghép thử nghiệm thành công là Tầm gửi Dâu [3]
1.2 Đặc điểm chi Macrosolen.
1.2.1 Đặc điểm thực vật.
Cây bụi, ký sinh thường dựa vào rễ mút, không có lông ở tất cả các bộ
phận
Lá mọc đối, gân lá hình lông chim
Cụm hoa dạng bông, ít khi tán, mọc ở kẽ lá Một lá bắc, hai tiểu bắc xếp
đối diện với mỗi hoa, lá bắc nhỏ, ngắn hơn đài, tiểu bắc thường hợp sinh
Hoa lưỡng tính, đối xứng toả tia hoặc đối xứng hai bên Đài hình trứng hoặc oval, phiến hình khuyên hoặc hình chén, đài tồn tại Hoa hình ống, tràng
Trang 11hợp, thường 6 thuỳ, khi nở ống từ từ mở ra, sau đó rụng đột ngột ở chỗ thắt lạirồi mở rộng ở phần dưới thành quả hình chuỳ.
Chỉ nhị ngắn, bao phấn thường 4 ngăn, có khi nhiều ngăn Hạt phấn nửa phân thuỳ Bầu nhụy lúc đầu 4 ngăn sau chỉ còn một ngăn, kiểu đính noãn trung tâm Vòi nhụy hình chỉ, liền nhau ở gốc, núm nhụy hình đầu
Quả mọng, hình trứng hoặc elip
Chi Macrosolen có khoảng 40 loài phân bố ở các nước nhiệt đới Nam A',
Đông Nam A'
* Đại cán Việt {Macrosolen annamicus D ans.,)
Bụi to, không lông Lá mọc đối; cuống rất ngắn; phiến bầu dục, dài 10-18
cm, rộng 4-7 cm, dai, gân phụ rất mảnh Tán 2 hoa; lá hoa và tiền diệp cao 1,5 mm; đài dài 4 mm; vành cao 6,5-8,5 cm, đỏ Rừng trung nguyên, llOOm
* Đại cán núi Ave {Macrosolen avenís (Bl.) D ans.,.)
Bán ký sinh Lá có phiến bầu dục, to 3-7,5 X 1-3,5 cm, đầu thon, đáy tà,dai, gân phụ 4 cặp; cuống 2-3 mm Tán có cọng ngắn, 2-4 hoa; cọng hoa ngắn; vành lưỡng trắc, dài 32-45 mm Rừng cao độ 1.200-2.100 m: Phú Khánh, Lâm Đồng
* Đại cán 2-tiền diệp (Macrosolen bibracteolatus (Hance) Dans.,)
Bụi ký sinh, không lông; nhánh già tròn; lóng dài 1,5-8 cm Lá có phiến thon, dài 8-12 cm, chóp thon nhọn, dày, dai, gân phụ khó nhận; cuống ngắn Tán 2-3 hoa; đài 4mm; vành dài 2,5-3,5 cm Quả 9 x 6 mm, có đáy vòi nhuỵ còn lại Rừng từ 700 m trở lên
* Đĩịi céLXihú-hoĩí {Macrosolen dianthus (King) Dans.,).
Bụi ký sinh to; thân dài đến 2 m; vỏ xám trắng, lóng dài 5-6 cm Lá có phiến xoan rộng, to 9 X 6 cm, đáy tròn, đầu tà, dày, dai, gân phụ rõ, 4-5
Trang 12cặp Hoa to, đỏ; ống vành dài 5-7 cm, tai 1,5 cm; tiểu nhuỵ 1,5 cm Có ở Nha Trang.
* Đại cán robinson (Macrosolen robinsonỉi (Gamble) Dans =
Elytranthe robinsonii Ganble.)
Bán ký sinh không lông; lóng tròn Cuống lá 3-9 mm, phiến xoan thon, to5-7,5 X 2-3,5 cm, mỏng; gân phụ 5 cặp Phát hoa ở mắt, tán 2-4 hoa có cuộng ngắn hay không cuộng; cuộng hoa 2,5 mm; ống dài 3mm; tràng dài 12-15
mm, phần đáy hơi phù, 6 tai Quả xoan Có ở Quảng Trị, Nha Trang
* Đại cán tam sắc {Macrosolen tricolor (Lee) Dans = Elytranthe
tricolor H.lec ).
Bụi bán ký sinh, không lông, vỏ xám Lá có phiến bầu dục, rộng 2-2,5cm, dai, đầu tròn; cuống dài 2-3 mm Hoa từng cặp; lá hoa 1,5 mm; đài cao 4 mm; tràng hình ống dài 3-4 mm, nhị 6 Quả tròn Có ở Nha Trang, Phan Rang
* Tầm gửi cây Mít {Macrosolen cochinchinensis (Lour.) Van
Tiegh.)
Cây bụi 0,5-1,3 m, cành hơi xám Cuống lá 5-10 mm, phiến lá rộng hình elip hoặc hình trứng, dày, không lông, gân bên có 4-5 đôi, nhô lên ở xa trục hoặc không rõ ở cả hai mặt, đỉnh lá nhọn Cụm hoa riêng lẻ hoặc tụ 2-3 chùm ở
kẽ lá, có khi mọc ở những mấu không có lá (2-)4-8 hoa ở mỗi nhánh, cuống hoa dài 15-20 mm, lá bắc hình trứng 1-2 mm, lá bắc con hình tam giác, hợp sinh ở
đế l-l,5mm Cuống nhỏ 4-6 mm Đài hoa hình elip 2-2,5 mm Phiến lá đài hình khuyên Nụ hoa 1-1,5 mm Tràng hoa màu cam, thẳng, phồng lên ở giữa, 6 thuỳ Chỉ nhị 2 mm, bao phấn 1 mm Quả mọng, vàng cam, gần cầu 7mm
Phân bố ở Độ, Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia,Indonexia ở Việt Nam, cây này có ở các tỉnh Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Sông Bé, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh [5], [11]
Trang 131.3 Thành phần hoá học.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần
hoá học của các loài Tầm gửi Luận án tốt nghiệp của thạc sĩ Nguyễn Mai Hương đã nghiên cứu về thành phần hoá học của một số loài Tầm gửi
Ợaxillus chinensis, Macrosolen tricolor, Macrosoỉen ajfinis robinsonii, Scurrula gracilafolia) cho thấy thành phần hoá học chính của các loài này là
flavonoid, tanin, đường khử, caroten Taxillus chinensỉs, Scurrula gracilifolia
ký sinh trên cây Trúc đào có glycosid tim Phân lập từ Macrosolen affinis
robinsonii được hai chất là Quercetin-3-rhamnoside và pyrogallol Phân lập từ
Scuưula gracilafolia được hai chất là quercetin và quercetin-3-xylosid
Theo tài liệu từ mạng Internet, Tầm gửi Loranthus globosus ký sinh trên
cây Xoài có catechin; 3,4- dimethoxy cinnamyl; 3,4,5- trimethoxy cinnamyl
1.4 Tác dụng và công dụng.
- Trái trị ho, lá dùng như trà, nhựa tống nhau sau sinh [8]
- Alfred Perelot: Phổ biến khắp Đông Dương, ở Quảng Tn lá pha như chè
ở Huế, quả màu vàng chữa ho ở Biên Hoà, hoa dùng làm thuốc [15]
- Đại quản hoa Nam Bộ, Tầm gửi cây Hồi, Đại cán Nam Bộ {Macrosolen
cochinchinensis (Lour.) Van Tiegh) Quả mọng màu vàng Thường được dùng
để chữa ho, tê thấp nếu mọc trên cây Hồi, chữa ỉa chảy nếu mọc trên cây Nhót, ở Quảng Trị lá dùng nấu nước thay trà ở Huế quả vàng dùng làm thuốc trị ho [5]
- Robert K., Zeecheng (Dep Pharmacology, toxicology and therapeutics, univ Kanasas Cancer center, USA) nghiên cứu 135 loài Tầm gửi thấy có tác dụng chống ung thư
- Họ Tầm gửi có nhiều loài thường được sử dụng làm thuốc, kể cả trong công nghiệp dược, với tên là Tang kí sinh Trong dân gian, Tầm gửi mọc trên
Trang 14các cây chủ như Bưởi, Qianh, Gạo, Mít, Nghiên, Xoan, v.v đều quý, được dùng làm thuốc [3].
- Theo những tài liệu thu thập được từ mạng Internet:
+ Dịch chiết ethylacetat từ vỏ Tầm gửi cây Xoài, Loranthus globosus có
tác dụng kháng cả vi khuẩn Gr(+) và vi khuẩn Gr(-), nó còn có đặc tính độc tế bào ở nồng độ nhất định
+ Theo một nghiên cứu từ trường đại học Rajshahi, Bangladesh: (+)- Catechin; 3,4-dimethoxycinnamyl alcohol và 3,4,5-trimethoxycinnamyl
alcohol được chiết xuất từ vỏ cây Loranthus globosus, có hoạt tính kháng vi
trùng và độc tế bào
+ Được dùng như trà, có tác dụng chữa đau đầu và chữa ngứa
Trang 15PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ
2.1 Nguyên liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được thu hái tại xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây vào tháng 9, 10 năm 2005 Lấy riêng lá, thân phơi khô rồi nghiền nhỏ tạo nguyên liệu
- Tủ sấy dược liệu SHELLAB
- Bản mỏng sắc ký hoạt hoá trong tủ sấy BINDER ở nhiệt độ 105- 110° c
trong 60 phút
- Thu hồi dung môi bằng máy cất quay BŨCHi ROTAVAPOR R- 200
- Cân phân tích Precisa
- Máy xác định độ ẩm SATORIUS tại bộ môn Dược liệu, trường Đại học Dược Hà Nội
- Máy đo phổ tử ngoại trên máy UV-VIS spectrophotometer carry (Australia) tại phòng thí nghiệm trung tâm, trường Đại học Dược Hà Nội
- Máy đo phổ hồng ngoại FT-IR spectrophotometer 1650-Perkin (USA) tại phòng thí nghiệm trung tâm, trường Đại học Dược Hà Nội
- Máy đo phổ khối trên máy 5989-MS tại phòng cấu trúc, Viện Hoá học- Viện khoa học- công nghệ Việt Nam
2.2.2 Hoá chất.
- Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích
- Hoá chất: Ethanol, Methanol, Chloroform, n-Hexan, Ethylacetat
Trang 162.3 Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1 Nghiên cứu về thực vật.
- Mô tả đặc điểm hình thái thực vật theo tài liệu:
+ Thực vật học [3]
+ Thực vật dược - Phân loại thực vật [4]
- Vi phẫu được cắt, tẩy, nhuộm kép theo tài liệu:
+ Thực tập dược liệu - phần vi học [16]
+ Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi [17]
- Quan sát cấu tạo vi phẫu thân, lá, bột dược liệu bằng kính hiển vi
2.3.2 Nghiên cứu về hoá học.
- Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong dược liệu theo tài liệu:
+ Bài giảng dược liệu, Tập I và II
+ Thực tập dược liệu - phần hoá học
+ Phương pháp nghiên cứu hoá học cây thuốc [10]
- Định tính flavonoid trong dược liệu bằng sắc ký lớp mỏng, dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 (Merck)
- Định lượng flavonoid trong dược liệu theo phưcfng pháp cân
- Phân lập bằng sắc ký cột, dùng gel lọc là Sephadex LH20
- Nhận dạng các chất phân lập
Trang 17PHẨN III: THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1.1 Mô tả hình thái cây và kiểm định tên khoa học.
Cây bụi, cành hơi xám, lá mọc đối, cuống 3-7cm, phiến nguyên, hình elip hoặc hình trứng, hơi dày, to 6-8 X 2,5-5 cm, gân bên có 4-6 đôi, đỉnh lá nhọn, không lông Hoa mọc thành cụm riêng lẻ hoặc tụ 2-3 chùm ở kẽ lá, có khi mọc ở những mấu không lá, 4-8 hoa ở mỗi nhánh, đài hình trứng, tồn tại Hoa
màu vàng cam, hình ống, tràng hợp, thắt lại ở đoạn giữa, khi nở 6 thuỳ lật ra ở
chỗ thắt lại Chỉ nhị hình dùi, bao phấn Imm Vòi nhụy hình chỉ, liền nhau ở
gốc, núm nhụy hình đầu Quả mọng, màu vàng cam khi chín màu đỏ, hình trứng hoặc gần cầu Hoa nở vào tháng 12-3
Sau khi quan sát và phân tích các đặc điểm hình thái của mẫu cây nghiên cứu, đối chiếu với mẫu lưu, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội và GS Vũ Văn Chuyên, đều định tên
khoa học của cây Tầm gửi ký sinh trên cây Mít là: Macrosolen
cochinchinensis (Lour.) van Tiegh., thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae).
3.1.2 Đặc điểm vi phẫu lá.
Quan sát tiêu bản vi phẫu lá Hình 3.9:
Phần gân lá: Phía trên lồi ít, phía dưới lồi nhiều Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào hình đa giác đều đặn [1] Sát biểu bì trên và dưới là mô dày gồm những tế bào hình trứng thành dày, xếp lộn xộn [2] Mô mềm là những tế bào thành mỏng hình tròn hoặc đa giác, không đều nhau [3] Có 3 bó libe-gỗ hình cung, mỗi bó có cung libe [6] ôm sát bó gỗ [7] Ngoài mỗi bó libe có bó sợi [5] Trong mô mềm có nhiều thể cứng hình dạng khác nhau, đứng riêng lẻ hoặc xếp thành đám [4] Có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối
Phần phiến lá: Biểu bì trên và dưới hình chữ nhật [ 1 ], biểu bì dưới mang
Trang 18lỗ khí Mô giậu là các tế bào hình chữ nhật, xếp xít nhau và thẳng góc với biểu
bì trên [a] Trong mô mềm có thể cứng [b] Rải rác có tinh thể calci oxalat hình khối
3.1.3 Đặc điểm vi phẫu thân :
Từ ngoài vào; Lớp bần gồm nhiều hàng tế bào nhỏ, xếp đều đặn thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm [1] Mô mềm vỏ là những tế bào hình trứng hay đa giác, thành mỏng [2] Libe gồm các bó nhỏ [4], ngoài mỗi bó có bó sợi [3] Tầng phát sinh libe-gỗ không rõ Gỗ rộng, bị tia ruột loe ra chia thành từng bó, mạch gỗ to, nhỏ không đều [5] Có rất nhiều thể cứng thành dày đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành đám [6] Có nhiều tinh thể calci oxalat hình khối
Mô mềm ruột là những tế bào hình trứng hay đa giác, kích thước lớn [7] Hình 3.7
3.1.4 Đặc điểm bột lá
Lá được phơi sấy khô, tán thành bột mịn Bột có màu xanh lục
Soi dưới kính hiển vi thấy: Các mảnh biểu bì mang lỗ khí [1], tế bào biểu
bì hình chữ nhật hoặc đa giác đều đặn Tinh thể calcioxalat hình phiến [2], nằm tự do hay trong các đám tế bào mô Các hạt tinh bột rải rác hoặc tụ lại thành đám [3] Mảnh mạch gồm mạch xoắn, mạch mạng [4] Mảnh mang màu [5] Bó sợi [6] Mô mềm [7] Hình 3.10
3.1.5 Đặc điểm bột thân.
Mạch gồm mạch mạng, mạch điểm, mạch xoắn [1] Tinh thể calci oxalat [2] Mô mềm [3] Các hạt tinh bột riêng lẻ hoặc tụ lại thành đám, rốn hạt là một điểm hoặc phân nhánh [4] Thể cứng [5] Mảnh bần [6] Lông che chở [7] Hình 3.8
Trang 19Hình 3.1: Ảnh cây Tầm gửi lúc ra hoa
Hình 3.2: Cành mang nụ hoa Hình 3.3: Cành mang hoa
Trang 20Hình 3 4: Mẫu khô lưu tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
o
è
Trang 21Hình 3.7: Vi phẫu thân Tầm gửi
Hình 3.8: Đặc điểm bột thân Tầm gửi Mít
Trang 22Hình 3.9: Vi phẫu lá Tầm gửi
Hình 3.10: Đặc điểm bột lá Tầm gửi
/
Trang 233.2 Kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học.
3.2.1 Định tính các nhóm chất hữu cơ bằng phản ứng hoá học.
Tiến hành với 2 phần dược liệu riêng: lá và thân
3.2.L1 Định tính alcaloid.
Cho khoảng 3g bột dược liệu vào bình nón dung tích lOOml, thấm ẩm dược
liệu bằng dd amoniac đặc Đậy kín trong 30 phút Cho 15ml chloroform lắc
đều, ngâm 12 giờ Lọc lấy dịch chiết cho vào bình gạn Sau đó lắc kỹ với 10
ml dd H2SO4 IN Gạn lấy dịch chiết acid, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống Iml
dịch chiết
Kết quả: Dược liệu lá và thân đều giống nhau:
Ống 1: Nhỏ 2-3 giọt TT Mayer không có tủa trắng
Ống 2: Nhỏ 2-3 gọt TT Dragendorff —> không có tủa
Ống 3: Nhỏ 2-3 gọt TT Bouchardat không tạo tủa
Kết luận: Dược liệu không có alcaloid.
Cho 2ml dịch chiết vào một ống nghiệm, thêm một ít bột Magie kim loại,
rồi cho 4-5 giọt HCl đặc Đun cách thuỷ vài phút thấy dung dịch chuyển màu:
Dược liệu là lá: màu chuyển từ xanh sang đỏ nâu
Dược liệu là thân: màu chuyển từ xanh sang đỏ đậm
- Phản ứng vói kiềm:
• Phản ứng với NH3: Nhỏ 1 giọt dịch chiết lên tờ giấy lọc, sấy khô, rồi
hơ trên miệng lọ có chứa amoniac đặc đã mở nút, thấy màu vàng của vết đậm
lên (đối với cả lá và thân)
Trang 24• Phản ứng với NaOH: Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết, thêm vài giọt dd NaOH 10%, thấy xuất hiện tủa và màu vàng của dịch chiết tăng lên rõ
rệt (đối với cả lá và thân)
Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết, thêm 2-3 giọt dd PeClg 5% thấy xuất
hiện màu xanh đen (đối với cả lá và thân)
Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết, thêm 2-3 giọt dd AICI3 3% trong cồn
thấy xuất hiện màu vàng ánh xanh ( đối vói cả lá và thân)
Kết luận: Trong lá và thân đều có Aavonoid
3.2.13 Định tính saponin.
- Hiện tượng tạo bọt:
Cho vào ống nghiệm to 0,5g bột dược liệu, thêm 5ml nước, đun sôi nhẹ, lọc
nóng Dịch lọc cho vào ống nghiệm to, thêm lOml nước Lắc mạnh trong 5
phút theo chiều dọc ống nghiệm Để yên, quan sát:
Dược liệu là lá: cột bọt bền vững sau 15 phút
Dược liệu là thân: cột bọt không bền sau 15 phút
- Phản ứng phân biệt 2 loại Saponin (tiến hành với dược liệu là lá):
Cho vào ống nghiệm lớn 0,5 g bột dược liệu, thêm 5ml cồn 90° Đun cách
thuỷ đến sôi Lọc nóng, lấy dịch lọc làm các thí nghiệm:
Ống 1: Cho 5ml dd NaOH 0,1N + 5 giọt dịch lọc trên
Ống 2:Qio 5ml dd HCl 0,1N + 5 giọt dịch lọc trên
Lắc đều 2 ống nghiệm trong 1 phút Để yên, thấy cột bọt ở ống 1 cao hofn ở
ống 2
Kết luận: Trong lá có saponin triterpenoid.
Trong thân không có saponin
Trang 253.2.1.4 Định tính Anthranoỉd:
- Phản ứng Borntrager:
Cho 3g bột dược liệu vào bình nón dung tích lOOml, thêm 50ml dd H2SO4 10%, đun sôi cách thuỷ trong 15 phút Lọc nóng vào bình gạn Để nguội rồi lắc với 5ml ether ethylic Gạn lấy phần ether cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống Iml dịch chiết
Ống 1: Thêm Iml NH4OH 10% -> 2 lớp dung môi trong suốt
Ống 2: Thêm Iml NaOH 10% -> lớp kiềm chuyển màu vàng
- Vi thăng hoa:
Đặt Ig bột dược liệu trên nắp nhôm Hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn đến khi bay hơi hết nước trong dược liệu Đặt lên miệng nắp nhôm một lam kính, trên lam kính có để một miếng bông tẩm nước lạnh Đốt nắp nhôm trên ngọn lửa đèn cồn Sau 5-10 phút, lấy lam kính ra để nguội Soi dưới kính hiển vi, không thấy có tinh thể
Kết luận: Dược liệu không có anthranoid.
3.2.1.5 Định tính glycosid tìm.
Cho lOg bột dược liệu vào bình nón dung tích lOOml, thêm 60ml cồn 20°, lắc đều để qua đêm Gạn lấy dịch chiết, loại tạp bằng chì acetat 30% dư Để lắng, lọc Loại chì acetat thừa bằng dd Na2SƠ4 bão hoà đến khi không còn tủa với Na2SƠ4 nữa Lọc lấy dịch vào bình gạn Lắc kỹ 3 lần với Chloroform, mỗi lần lOml Gạn dịch chloroform vào cốc có mỏ, bốc hơi cách thủy đến khô Hoà tan cắn trong 5 ml cồn 90° để làm phản ứng:
- Phản ứng Lieberman:
Cho Iml dịch chiết vào ống nghiệm, cô cách thuỷ đến cắn Thêm Iml anhydrid acetic, lắc đều cho đến khi tan hết cắn Đặt nghiêng ống nghiệm 45°, thêm từ từ theo thành ống nghiệm Iml dd H2SO4 đặc để dịch lỏng trong ống nghiệm chia thành 2 lớp
Trang 26Dược liệu là lá: xuất hiện vòng màu nâu đỏ ở bề mặt phân cách
Dược liệu là thân: vòng màu đỏ tím ở bề mặt phân cách
- Phản ứng Baljet:
Cho Iml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 0,5ml thuốc thử Baljet mới pha (gồm 1 phần dd Acid picric 1% và 9 phần dd NaOH 10%)
Dược liệu là lá: không thấy xuất hiện màu đỏ cam
Dược liệu là thân: không thấy xuất hiện màu đỏ cam
- Phản ứng Legal:
Cho Iml dịch chiết vào ống nghiệm, thêm 5 giọt dd Natri nitroprussiat 1%
và 2 dd NaOH 10% Lắc đều
Dược liệu là lá: Không thấy xuất hiện màu đỏ
Dược liệu là thân: Không thấy xuất hiện màu đỏ
Kết luận: Dược liệu không có glycosid tim.
Trang 27Thêm vài giọt HCl đặc, ống 1 trở lại đục như ống 2.
- Phản ứng Diazo:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết, thêm 2 ml dd NaOH 10% Đun cách thuỷ sồi 5 phút rồi để nguội Thêm vài giọt TT Diazo mới pha, thấy xuất hiện màu đỏ gạch
Các kết quả trên đúng trong cả 2 trường hợp dược liệu là lá và thân.
Kết luận: Trong lá và thân đều có coumarin.
3.2.1.7 Định tính tanin.
Qio vào ống nghiệm Ig bột dược liệu, thêm 10 ml nước cất, đun sôi trực tiếp 5 phút Lọc qua giấy lọc gấp nếp Dịch lọc cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống Im l dịch chiết
• Ống 3: Thêm 2-3 giọt dd Chì acetat 10% thấy xuất hiện tủa bông
Kết quả trên đúng trong cả 2 trường hợp dược liệu là lá hay thân
Kết luận: Dược liệu không có tanin
3.2.1.8 Định tính chất béo.
ƠIO lOg bột dược liệu vào bình nón dung tích 50 ml, đổ ngập ether dầu
hoả, ngâm qua đêm, lọc Nhỏ một giọt dịch chiết lên giấy lọc, hơ nóng cho bay hơi hết dung môi, thấy để lại vết mờ trên giấy lọc ( trong cả hai trường hợp dược liệu dùng là lá và thân)
Kết luận: Trong lá và thân đều có chất béo
3.2.1.9 Định tính steroỉd.
Cho vào ống nghiệm Iml dịch chiết ether dầu hoả trên Bốc hơi dung môi
Trang 28đến khô Thêm vào ống nghiệm Iml anhydrid acetic, lắc kỹ Để nghiêng ống nghiệm 45° rồi thêm 1 ml H2SO4 đặc theo thành ống nghiệm, thấy mặt phân cách màu đỏ tím.
Kết quả trên đúng trong cả hai trường hợp dược liệu sử dụng là lá hoặc thân.
Kết luận: Trong lá và thân đều có Steroid.
3.2.1.10 Định tính caroten.
Cho vào ống nghiệm 2ml dịch chiết ether dầu hoả trên, bốc hơi cách thuỷ đến cắn Thêm 2 giọt H2SO4 đặc vào cắn, không thấy xuất hiện màu xanh da trời ( trong cả hai trường hợp dược liệu là lá và thân)
Kết luận: Dược liệu không có caroten.
3.2.1.11 Định tính acỉd hữu cơ.
Cho Ig bột dược liệu vào ống nghiệm, thêm 10 ml nước cất Đun sôi trực tiếp 10 phút, để nguội, lọc Thêm vào dịch lọc một ít tinh thể Na2C03, thấy có bọt khí
Kết quả trên đúng trong cả hai trường hợp dược liệu sử dụng là lá hoặc thân.
Kết luận: Dược liệu có acid hữu cơ.
3.2.1.12 Định tính acid amỉn.
Cho vào ống nghiệm Ig bột dược liệu, thêm 10 ml nước cất, đun sôi 5 phút Lọc nóng, lấy 2 ml dịch chiết cho vào một ống nghiệm khác, thêm 2-3 giọt
TT Ninhydrin 3%, đun cách thuỷ sôi 10 phút, không thấy hiện tượng đổi màu
Kết quả trên đúng trong cả hai trường hợp dược liệu sử dụng là lá hoặc thân.
Kết luận: Dược liệu không có acid amin.
3.2.1.13 Định tính đường khử.
Qio 2 ml dịch chiết nuớc vào ống nghiêm, thêm 3 giọt thuốc thử Fehling A