Mục đích của đề tài - Dựa trên các tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đánh giá thực trạng công tác phát triển nông thôn huyện Hương Sơn thời gian qua nhằm khẳng định những thàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- -
PHAN VĂN DŨNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHAN VĂN DŨNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ THỊ BÌNH
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Phan Văn Dũng
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của cô giáo PGS.TS Vũ Thị Bình, cùng các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan và bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Phan Văn Dũng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………i
LỜI CẢM ƠN……….ii
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2.1 Mục đích của đề tài 2
2.2 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới 4
1.1.1 Nông thôn 4
1.1.2 Phát triển nông thôn 5
1.1.3 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng 5
1.1.4 Quy hoạch nông thôn mới 6
1.1.5 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới 12
1.2 Cơ sở thực tiễn về quy hoạch nông thôn mới 13
1.2.1 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới 13
1.2.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 19
1.2.3 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh 27
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
2.2 Nội dung nghiên cứu 30
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn 30
2.2.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Hương Sơn 30
Trang 62.2.3 Đánh giá các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn so với bộ
tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 30
2.2.4 Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Sơn Diệm - huyện Hương Sơn 31
2.2.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 32
2.3.2 Phương pháp so sánh 32
2.3.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 33
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 34
3.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội 38
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện 41
3.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Hương Sơn 43
3.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 43
3.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn 44
3.2.3 Thực trạng những vấn đề xã hội nông thôn 45
3.2.4 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 46 3.3 Đánh giá các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn so với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới 55
3.3.1 Nhóm tiêu chí quy hoạch 55
3.3.2 Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế - xã hội 56
3.3.3 Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất 57
3.3.4 Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường 57
3.3.5 Nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị 58
3.4 Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Sơn Diệm - huyện Hương Sơn 58
Trang 73.4.1 Tóm tắt phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm, huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2014 58
3.4.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm 64
3.4.3 Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM xã Sơn Diệm 71
3.4.4 Những tồn tại và hạn chế trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm 79
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện 80
3.5.1 Giải pháp về huy động và sử dụng vốn hiệu quả 80
3.5.2 Giải pháp về phát triển sản xuất 81
3.5.3 Giải pháp tổ chức sản xuất 82
3.5.4 Giải pháp cơ chế chính sách 83
3.5.5 Giải pháp phát triển các lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Môi trường 83
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84
1 Kết luận 84
2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
PHỤ LỤC 88
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
SU : Phong trào Làng mới của Hàn Quốc làng (Saemaul)
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2005 - 2014 38
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí của tỉnh Hà Tĩnh về nông thôn mới của 30 xã 53
Bảng 3.3 Quy hoạch đất ở nông thôn 60
Bảng 3.4 Hệ thống đường giao thông trục xã, liên xóm 62
Bảng 3.5 Công suất các trạm biến áp đến năm 2014 62
Bảng 3.6 Quy hoạch nhà văn hóa và sân thể thao các xóm 63
Bảng 3.7 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2014 71
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội của mỗi quốc gia Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm gần 70% dân số cả nước Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế của đất nước, kinh tế khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt Tuy nhiên do trình độ sản xuất còn thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho GDP của khu vực nông thôn còn chậm Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạc hậu và không đồng bộ Kết cấu hạ tầng chưa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế; Cơ cấu hạ tầng kết nối giữa các khu vực còn yếu kém Trước tình hình đó, để thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và giải quyết những bất cập mà khu vực nông thôn đang gặp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển cho khu vực nông thôn Để vấn đề đầu tư được hiệu quả cao thì công tác quy hoạch cho khu vực nông thôn phải đi trước một bước
Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu Quốc gia chiếm vị trí hết sức quan trọng Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã có văn bản hướng dẫn các địa phương triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới Theo đó, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải gắn với đặc trưng vùng miền và các lợi thế của từng địa phương là nhằm đáp ứng sự phát triển theo các tiêu chí nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009
Huyện Hương Sơn là huyện trung du, miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh gồm 2 thị trấn và 30 xã Trong những năm qua huyện Hương Sơn
đã có bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: Điện, đường, trường, trạm, Vấn đề chuyển
Trang 11dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn của huyện đang tạo ra một bộ mặt mới theo hướng rất tích cực
Tuy nhiên, Hương Sơn vẫn là một huyện còn nhiều khó khăn như: Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất chưa cao, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt thấp, thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi, đặc biệt trên địa bàn thường chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán và mưa bão
Vì vậy, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là rất cần thiết, là chìa khóa cho sự liên kết giữa không gian sống, không gian sinh hoạt và không gian sản xuất thêm chặt chẽ
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh”
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
- Dựa trên các tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đánh giá thực trạng công tác phát triển nông thôn huyện Hương Sơn thời gian qua nhằm khẳng định những thành tựu của địa phương, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển nông thôn của huyện
- Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm - huyện Hương sơn nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đồng thời có thể làm mô hình tham khảo cho các xã
có điều kiện tương tự
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
2.2 Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển nông thôn và đưa ra định hướng phát triển về không gian, mạng lưới điểm dân cư, về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo các tiêu chí của quy hoạch nông thôn mới
Trang 12- Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, phản ánh đúng hiện trạng
- Tuân thủ các văn bản pháp quy hiện hành về quy hoạch xây dựng
- Tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường
- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của huyện, xã đã được phê duyệt
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới
1.1.1 Nông thôn
Nông thôn dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn Khi định nghĩa về nông thôn người ta thường so sánh nông thôn với
đô thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư: ở nông thôn thấp hơn so với thành thị Có ý kiến dùng chỉ tiêu trình độ cơ cấu hạ tầng để phân biệt nông thôn với thành thị
Cũng có một số nhà quản lý lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nông thôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường Như
về mặt kinh tế thì giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lao động, nghề nghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ, Về mặt xã hội thì đó là sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở, Về mặt môi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm,
Quan điểm khác cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hoá để xác định vùng nông thôn (nông thôn thấp hơn)
Lại có quan điểm cho rằng, vùng nông thôn là vùng mà dân cư ở đây làm nông nghiệp là chủ yếu
Có quan điểm cho rằng, Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là UBND xã
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống
Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau
Trang 14Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị là ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp hơn, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn ” (Vũ Thị Bình, 2006)
1.1.2 Phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn nhìn chung được diễn tả bao gồm các hành động và sáng kiến được thực hiện để cải thiện mức sống khu vực ngoài đô thị, nông thôn,
và các làng bản xa xôi Những cộng đồng này có thể được nhận diện bởi mật độ dân số thấp, người dân sống trong các vùng không gian mở,
Phát triển nông thôn không chỉ là phát triển sản xuất nông nghiệp mà phải kết hợp với phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo thành cơ cấu nông thôn hợp lý Trong phát triển nông nghiệp phải chú trọng tới cả phát triển lâm nghiệp và thủy sản,
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm PTNT như sau: PTNT là một chiến lược nhằm cải thiện đời sống kinh tế và xã hội của những người ở nông thôn, nhất là những người nghèo Nó đòi hỏi phải mở rộng các lợi ích của sự phát triển đến với những người nghèo nhất trong số những người đang tìm kế sinh nhai ở các vùng nông thôn
Như vậy, phát triển nông thôn là hệ thống đảm bảo sự phát triển tổng hợp kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn nhằm vào việc cải thiện mức sống, cả tinh thần và vật chất của dân cư nông thôn Tùy theo góc độ xem xét, PTNT có thể được diễn giải theo những cách khác nhau Góc độ xem xét và diễn giải nội dung PTNT tương ứng đồng thời phục vụ triển khai thực hiện PTNT theo các cách, mục tiêu khác nhau
1.1.3 Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
PTNT dựa vào cộng đồng chính là việc tổ chức thực hiện các nội dung thông thường trong PTNT với việc nhấn mạnh vai trò cộng đồng là người đứng
ra lãnh đạo tổ chức thực hiện Nó phân biệt với các cách tiếp cận khác khi có thể cùng thực hiện các nội dung thông thường của PTNT nhưng không do cộng đồng đứng ra lãnh đạo việc tổ chức thực hiện
Trang 15Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về phát triển (nông thôn) theo định hướng cộng đồng, và có một số cách dùng từ khác nhau như phát triển theo định hướng cộng đồng, phát triển dựa vào cộng đồng, phát triển do cộng đồng làm chủ
và phát triển lấy người dân làm trung tâm Phát triển theo các tên gọi khác nhau này đều có chung bản chất là phát triển theo định hướng cộng đồng
Phát triển theo định hướng cộng đồng cho rằng các cộng đồng địa phương khi có được quyền ra các quyết định và quản lý các nguồn lực trong tay sẽ thực hiện việc phát triển tốt hơn
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, phát triển do cộng đồng làm chủ phụ thuộc vào việc xây dựng mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ với các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư nhân hay công cộng (như dịch vụ khuyến nông) Trong điều kiện của Việt Nam, có thể hiểu trong điều kiện khi chính quyền xã, các thôn và các tổ chức cộng đồng đang giữ vai trò chủ đạo trong việc lựa chọn, lập kế hoạch và quản lý các chương trình, các hoạt động phát triển địa phương Điều đó còn bao gồm cả việc chuyển quyền chủ đầu tư và sử dụng tài chính cho cấp địa phương
Như vậy, PTNT dựa vào cộng đồng hướng đến con đường, cách thức để thực hiện các nội dung thông thường trong PTNT Kết quả cần đạt được ngoài các nội dung thông thường trong PTNT như tất cả các cách thức PTNT khác, quan trọng hơn chính là tìm ra con đường, cách thức để thực hiện nó Các vấn đề
l ý luận về PTNT dựa vào cộng đồng, nhìn chung, xoay quanh việc xem xét cơ chế, cách thức để huy động sự tham gia tự nguyện và chủ động của cộng đồng vào tổ chức PTNT (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2010)
1.1.4 Quy hoạch nông thôn mới
1.1.4.1 Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm về nông thôn mới: Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững
Trang 16- Khái niệm về xây dựng nông thôn mới: Là xây dựng nông thôn đạt 19
tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới
- Khái niệm quy hoạch nông thôn mới: Là bố trí, sắp xếp các khu chức
năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn, theo tiêu chuẩn nông thôn mới, gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; được mọi người dân của xã trong mỗi làng, mỗi gia đình ý thức đầy đủ, sâu sắc và quyết tâm thực hiện
1.1.4.2 Các đặc trưng của nông thôn mới
Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 gồm các đặc trưng: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao; Nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao; An ninh tốt, dân chủ được phát huy
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nước ta đã đạt được thành tựu to lớn và khá toàn diện; tuy nhiên, những thành tựu đạt được chư tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng; nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp;việc chuyển dịch cơ cấu kinh té và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm; năng xuất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, chưa thúc đẩy mạnh
mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn; đời sông vật chất và tinh thần của người dân nông thôn còn thấp; chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng miền còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc… Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở nông thôn
1.1.4.3 Chức năng của nông thôn mới
- Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần
lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia Có thể nói nông nghiệp
là chức năng tự nhiên của nông thôn Chức năng cơ bản của nông thôn là sản
Trang 17xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống: Để đảm bảo giữ gìn được văn
hóa truyền thống tốt đẹp của nông thôn, việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá
vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thôn mà còn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nông thôn và cảnh quan văn hoá truyền thống
- Chức năng sinh thái: Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con
người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến những ô nhiễm trong môi trường nước
và không khí Nếu so sánh với hệ thống sinh thái đô thị, thì hệ thống sinh thái nông nghiệp một mặt có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm lương thực hoa quả cho con người, mặt khác cũng đáp ứng được các yêu cầu về môi trường
tự nhiên Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên, phát huy các tác dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất, Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn Thông qua sự tuần hoàn của tự nhiên và năng lượng, cuối cùng, thành thị cũng là nơi thu được lợi ích từ chức năng sinh thái của nông thôn
1.1.4.4 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại; nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất; sản phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi,
Trang 18trường học, trạm y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;
an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở nông thôn, củng cố vững chắc liên minh công nhân - nông dân - trí thức
1.1.4.5 Nội dung xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới được thể hiện trong chương trình MTQG xây dựng NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010), gồm 11 nội dung sau:
Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trong xã
Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu
chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã
Thứ ba, Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhằm
đạt tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hang hóa, có hiệu quả kinh tế cao
Trang 19- Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn
Thứ tư, Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí số 11
của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 64 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao
- Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
Thứ năm, Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu
quả ở nông thôn nhằm mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn
Thứ sáu, Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu
chí số 5 và 14 của bộ tiêu chí quốc gia về NTM Với nội dung tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêu cầu bộ tiêu chí quốc gia NTM
Thứ bảy, Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn nhằm đạt
yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM Với nội dung tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Thứ tám, Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông
thôn nhằm đạt tiêu chí số 6 và 16
Trang 20- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM về văn hoá, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
- Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia NTM
Thứ chín, Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm đạt yêu cầu tiêu chí
số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân
cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng
Thứ mười, Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị
xã hội trên địa bàn
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo,
đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Thứ mười một, Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn nhằm mục tiêu
đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
- Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
1.1.4.6 Trình tự xây dựng nông thôn mới
Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý Chương trình NTM
Trang 21Bước 2: Tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí
Bước 4: Lập đề án (kế hoạch) xây dựng NTM
Bước 5: Xây dựng quy hoạch NTM của xã
Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án
1.1.5 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chương trình nông thôn mới
1.1.5.1 Vị trí và phạm vi của PTNT
Như được phân tích ở trên, PTNT bao gồm các hoạt động đa ngành nhằm mục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn Theo cách đánh giá phục vụ các mục tiêu khác nhau, nội dung liên quan trong PTNT cũng thay đổi khác nhau tương ứng Tuy vậy nhìn chung, nội dung PTNT là rất rộng lớn, có thể bao gồm các hoạt động đa ngành, liên quan đến nhiều cấp độ khác nhau diễn ra chủ yếu tại khu vực nông thôn Như vậy tất cả các hoạt động nhằm đến mục tiêu cuối cùng, có tác động đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của bộ phận dân cư, của các cộng đồng nông thôn một cách bền vững, đều
có thể coi là hoạt động, nội dung của PTNT
1.1.5.2 Vị trí và phạm vi của xây dựng NTM
Xây dựng nông thôn mới NTM có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phần của tổng thể PTNT Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khác biệt với nông thôn hiện nay hoặc với nông thôn trước kia Sự khác biệt đó hàm ý
sự thay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn Các thay đổi có thể về bộ mặt nông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi
về chất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy PTNT tại vùng phạm vi địa
lý nhất định Nếu PTNT là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối
và có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng NTM có tính chất đặc thù Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung này thành công trong PTNT
Trang 22Xây dựng NTM tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ sở Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính quyền tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng dân cư Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với vùng diện tích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng đồng dân cư nông thôn Xây dựng NTM là một quá trình liên tục, lâu dài Các nội dung sẽ bao trùm tất cả các hoạt động PTNT tại cấp cơ sở Có nhiều bên với vai trò khác nhau
sẽ tham gia vào quá trình xây dựng NTM, đó là người dân, Nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác
1.1.5.3 Vị trí và phạm vi của chương trình NTM
Xây dựng NTM là việc tập trung thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ
sở Trong đó có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau Sự tham gia của Nhà nước có vai trò rất quan trọng để có thể thúc đẩy PTNT cấp cơ sở ở vùng nông thôn trên phạm vi cả nước, đưa đến một mặt bằng chung, nhất là có thể tạo
ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về chất trong các giai đoạn tiếp theo Nhà nước cần thiết kế và xây dựng một chương trình NTM nằm trong bối cảnh xây dựng NTM Chương trình NTM là một chương trình do Nhà nước chủ trì, thực hiện hỗ trợ một số lĩnh vực cụ thể về quản lý, kỹ thuật và nguồn lực trong việc xây dựng NTM Các lĩnh vực, cách thức hỗ trợ của Nhà nước trong chương trình NTM phải là thiết yếu, có hiệu quả, tạo ra tác động tích cực trong xây dựng NTM cấp cơ sở Nếu như xây dựng NTM là một quá trình lâu dài thì chương trình NTM được thực hiện trong một khung thời gian nhất định
Như vậy, chương trình NTM do Nhà nước khởi xướng và thiết kế chương trình, trong đó có phần hỗ trợ quan trọng và phù hợp của Nhà nước nhắm đến việc xây dựng NTM Chương trình NTM thường có khung thời gian trong giai đoạn 5 - 10 năm đầu của quá trình xây dựng NTM
1.2 Cơ sở thực tiễn về quy hoạch nông thôn mới
1.2.1 Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới
1.2.1.1 Nhật Bản: Mỗi làng một sản phẩm
Sau Chiến tranh thế giới II, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề, không chỉ sản xuất công nghiệp mà nông nghiệp cũng đạt ở mức rất thấp, nguyên liệu
Trang 23và lương thực trong nước thiếu thốn trầm trọng Do vậy, trong điều kiện đất chật người đông, để phát triển nông nghiệp Nhật Bản coi phát triển khoa học - kỹ thuật nông nghiệp là biện pháp hàng đầu Nhật Bản tập trung vào các công nghệ tiết kiệm đất như: tăng cường sử dụng phân hoa học; hoàn thiện công tác quản lý
và kỹ thuật tưới tiêu nước cho ruộng lúa; lai tạo và đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét; nhanh chóng đưa sản xuất nông
nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất,
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP), với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” dựa trên 3 nguyên tắc chính là: Địa phương hóa rồi hướng tới tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa
mạch, cam Kabosu,… giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương (Tiến sỹ
Nguyễn Mạnh Dũng, 2006)
1.2.1.2 Thái Lan: Sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như sau:
Thứ nhất là chính sách trợ giá nông sản Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá
cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây,… Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân
mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp,… Ngoài ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính
Trang 24phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới
Thứ hai là chính sách công nghiệp nông thôn Thái Lan vốn là nước nông
nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80% Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân
Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau:
+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình
“Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này
+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm Để thực hiện chính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng
Thứ ba là: mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của
nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm Ở đây
Trang 25chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ Ở Thái Lan xúc tiến tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp Tóm lại chính sách xây dựng phát triển nông thôn ở Thái Lan là một loạt chính sách ra đời từ thách thức của nền nông nghiệp Thái Lan, đó là diện tích canh tác bị thu hẹp, nông dân bỏ ruộng vườn đi làm thuê, nông dân không được hưởng lợi từ các chính sách của chính phủ
Đây là chính sách nhằm “bắt bệnh” và tìm thuốc chữa xuất phát từ sự quan tâm của vua Thái Lan đến chính phủ và chính quyền của các địa phương Các chính sách ấy đã kết hợp được kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại đề từng bước làm cho suy nghĩ, nhận thức cùa người nông dân Thái Lan thay đổi, họ đã hiểu sản xuất nông nghiệp không chỉ để ăn mà còn để xuất khẩu Từ đây họ đã chung sức, chung lòng phát triển nền nông nghiệp với tốc độ tăng
trưởng nhanh, công nghệ cao và một số lĩnh vực đứng đầu thế giới (Nguồn:
tapchicongsan.org.vn)
1.2.1.3 Xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Tại Hội nghị toàn thể TW lần thứ 5 khóa 16 Ðảng cộng sản Trung Quốc năm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch "xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa" Ðây là một kế hoạch xây dựng mới của sự nghiệp cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc và quy hoạch này đã được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm năm lần thứ 11 (2006 - 2010) Mục tiêu của quy hoạch này là: "Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ, quản lý dân chủ" Quy hoạch này bao gồm cả xây dựng văn minh tinh thần và vật chất, phát triển chính trị ở nông thôn Ðây là một mục tiêu vô cùng to lớn
Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:
Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp Ở đây
Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanh
Trang 26nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệp hoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước Thực tế hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp
có số vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30% Cách này đã vực dậy tình trạng thua
lỗ của quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn
Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc sẽ phát triển khu công
nghiệp công nghệ cao, là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học - Nhà nước - Doanh nghiệp - Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo Với chính sách như vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyên sâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm) Đến nay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sự phát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng cây các loại; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản Trước mắt lục địa Trung Quốc này
đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình và quốc gia
Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở cửa thị trường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực Để thực hiện được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tài chính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệp phát triển và nông dân tăng thu nhập” Định hướng hổ trợ tài chính cho Tam nông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa, nông dân chuyên nghiệp hóa”
Hiện nay chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm
2009 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 8.000 tệ/năm tăng 8,5% so với 2008 Năm 2009 Trung Quốc đã làm 300.000 km đường bộ nông thôn, hổ trợ
46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiếu triển khai 320 huyện thực hiện thí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở nông thôn Chính sách tam nông ở Trung Quốc cũng gắn với chủ trương hạn chế tới đa việc lấy đất nông nghiệp Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp ở nước này được qui định rất chặc chẽ
Trang 27Thứ tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông và
tăng quyền cho nông dân Nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân được trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đang được hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyển đổi mục đích sử dụng Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp Việc nông dân được phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn với
công nghệ canh tác (Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Sa, 2009)
1.2.1.4 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn
Quốc phát động phong trào Saemaul Undong Mục tiêu của phong trào này
là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn
và giàu hơn Cuối cùng là để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn"
(phong trào Saemaul Undong do Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy phát
động vào ngày 22/4/1970)
Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành Trong 8 năm từ 1971 - 1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631 km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322 m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220 km, trung bình mỗi làng là 1.280 m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839 km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng
Trang 28Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phương tiện sản xuất Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm
1975, trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980
Từ đó, tạo phong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mới lai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả
đã thúc đẩy năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tự chủ về kinh tế
Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn đó là: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất
để tăng thu nhập, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn, phát huy dân chủ
để phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng , phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân
1.2.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Tính đến năm 2014, Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai diện rộng trên khắp cả nước, bước đầu đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất định
1.2.2.1 Về kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo và phát động phong trào xây dựng
nông thôn mới
a) Về tổ chức bộ máy chỉ đạo:
Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình đồng bộ ở các cấp
từ Trung ương tới cơ sở:
* Ở Trung ương: Đã hình thành Ban chỉ đạo, Văn Phòng điều phối Trung ương đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
* Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập BCĐ chương trình do đồng chí Bí thư tỉnh/thành ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực tiếp làm trưởng Ban BCĐ các tỉnh, thành phố đều thành lập bộ phận giúp việc theo một trong 03 hình thức:
- Ban Xây dựng NTM tương đương cấp sở (05 tỉnh, thành phố);
- Văn phòng điều phối NTM tỉnh (54 tỉnh, thành phố);
- Tổ giúp việc BCĐ (04 tỉnh, thành phố)
Trang 29* Cấp huyện đều thành lập BCĐ huyện do đồng chí bí thư huyện ủy hoặc chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban Bộ phận giúp việc đặt trong phòng Nông nghiệp huyện
* Cấp xã thành lập BCĐ do đồng chí Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng ban và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban Đã có 71% thôn, bản, ấp thành lập Ban Phát triển thôn, bản, ấp
b) Về ban hành văn bản hướng dẫn
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia làm cơ sở định hướng chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn xã và 05 quyết định về cơ chế, chính sách để thực hiện chương trình Các Bộ, ngành đã ban hành 05 quyết định và 52
thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách, nội dung chương trình
Tuy vậy, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậm được ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chính sách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn xã; Tổ chức bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo (BCĐ) chương trình các cấp; Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; nhà ở dân cư đạt chuẩn; Hướng dẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn,…
c) Về một số hoạt động
* Công tác tuyên truyền, vận động:
Các cơ quan Trung ương và địa phương đã tích cực tổ chức quán triệt về mục đích, nội dung của chương trình Đến cuối năm 2011 có 100% cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp đã triển khai công tác tuyên truyền tới người dân tại thôn, bản
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua
“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Nhiều tỉnh, thành phố, Bộ, ngành
đã hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở địa phương, đơn vị
Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thi đua trong xây dựng NTM và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, tổng hợp kết quả thi đua
Ban Chỉ đạo Chương trình ở các địa phương đã chủ động chỉ đạo biên tập, ban hành sổ tay hướng dẫn, xây dựng phim tư liệu, bản tin, tập san riêng về xây
Trang 30dựng NTM phát đến các cơ quan và cán bộ tham gia chỉ đạo xây dựng NTM Nhiều đài, báo Trung ương và địa phương đã tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động của chương trình
Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ
đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình thực hiện chương trình: “Tổ phụ nữ tự quản đường giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM”,
Công tác tuyên truyền vận động được coi trọng đã góp phần rất quan trọng giúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ, khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trình thành một phong trào ngày càng lan rộng
* Công tác kiểm tra, giám sát:
- Ban Chỉ đạo Trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác; phân công các thành viên kiểm tra, đôn đốc các địa phương Nhờ đó, đã phát hiện các vướng mắc kịp thời đề xuất bổ sung các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi
cho địa phương tổ chức thực hiện (công tác quy hoạch; thực hiện tiêu chí giao
thông, điện, chợ nông thôn, )
Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện
Chương trình ở các vùng (miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Cửu long; Duyên
hải nam Trung bộ, Đông nam Bộ và Tây Nguyên) đánh giá kết quả, làm rõ tính
đặc thù của từng vùng, từ đó có cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp, thúc đẩy thực hiện chương trình
Các Bộ, ngành đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát, các hội nghị sơ kết để đánh giá kết quả, kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, giải pháp
thực hiện hiệu quả hơncác nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Văn phòng Điều phối sớm ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM, các đơn vị chuyên ngành của
Trang 31Bộ đã xây dựng Sổ tay hướng dẫn chuyên ngành, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ vận hành chương trình và tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình điểm về các nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành
- Ở các địa phương, công tác kiểm tra, chỉ đạo được coi trọng Nhiều địa
phương đã quy định cụ thể thời gian kiểm tra địa bàn của BCĐ các cấp (BCĐ
tỉnh Hà Tĩnh đã quy định ngày thứ Bảy hàng tuần là ngày nông thôn mới để xuống kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chương trình ở cơ sở)
Tuy nhiên, việc chỉ đạo từ Trung ương hầu như mới chỉ tập trung vào cấp tỉnh và cấp xã, ít chú ý chỉ đạo cấp huyện Vì vậy, vai trò của cấp huyện trong quy hoạch, thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã chưa thật rõ nét
1.2.2.2 Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới tại
Trang 32b Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới tại các địa phương:
Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, mức đạt các tiêu chí NTM tăng lên rõ rệt Từ bình quân 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 nay đã đạt 8,47 tiêu chí/xã Đã có:
- Số xã đạt 19 tiêu chí: 185 xã, chiếm tỷ lệ 2,05%;
- Số xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: 622 xã, chiếm tỷ lệ 6,9%;
- Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí: 2.646 xã, chiếm tỷ lệ 29,37%;
- Số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí: 4.033 xã, chiếm 44,77%;
- Số xã dưới 5 tiêu chí: 1.515 xã, chiếm 16,82%;
- Số xã chưa đạt tiêu chí tiêu chí nào: 07 xã
* Mặt hạn chế:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nguồn ngân sách bố trí cho chương trình còn thấp so với nhiệm vụ đề ra; Đầu tư của doanh nghiệp trong nước và đầu tư của nước ngoài vào nông thôn rất thấp; Thiếu cơ chế lồng ghép hiệu quả các chương
trình, dự án trên địa bàn nông thôn
(Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015)
1.2.2.3 Về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạch xây dựng NTM, hỗ trợ ngân sách Trung ương để các địa phương thực hiện Đến quý 1/2014 đã có 93,7% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM (trước khi có Quyết định 193/QĐ-TTg, toàn quốc mới chỉ đạt 23,4%)
Các tỉnh đã hoàn thành 100% công tác lập quy hoạch xây dựng xã NTM gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An,
Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Nông, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng… Một số địa phương đạt thấp như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La Đồng thời, các xã đã tiến hành lập Đề án xây dựng NTM xác định mục tiêu và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên Đến nay đã có 81% số xã phê duyệt xong đề án
Trang 33Tuy vậy, chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều nơi còn thấp Nhiều xã
mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần thiết Nhiều Đề án nặng về tính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triển sản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huy động nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn
(Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015)
1.2.2.4 Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện
- Phát triển giao thông nông thôn: Nhiều địa phương đã có chính sách hỗ
trợ, thu hút nguồn lực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân
và toàn xã hội Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển rất cao Cả nước đã và đang triển khai xây dựng trên 5 ngàn công trình với khoảng 70.000
km đường giao thông nông thôn
Đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông
- Về thủy lợi đã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình
thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửa gần 7 ngàn km kênh mương Tỉnh Thái Bình đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ cứng hoá toàn bộ hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng cho các xã điểm
Đã có 31,7% số xã đạt tiêu chí thủy lợi
- Điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng Từ năm 2010-2013
nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thôn khoảng 15.205 tỷ đồng, chủ yếu là vốn của ngành điện và các các dự án vay vốn nước ngoài Người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện Tới nay, tỷ lệ xã có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6% (tăng 1,3% so với năm 2010), trong đó có 16 tỉnh, thành phố đạt 100% số hộ nông thôn
có điện
Đã có 67,2% số xã đạt tiêu chí về điện
Trang 34- Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Đã nâng cấp hơn 1.000
công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoát nước thải vệ sinh Đã có 40% xã lập tổ thu gom rác thải tăng 10% so với trước khi thực hiện chương trình Đã có 14,9% số xã đạt tiêu chí về môi trường
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển đến các xã vùng sâu, vùng
xa Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G đã đạt trên 80% dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97% Hầu hết người dân khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập Đã có 77% số xã đạt tiêu chí về bưu điện
- Chợ nông thôn: Tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn các
năm 2010-2013 đạt 2.783 tỷ đồng, chủ yếu là vốn xã hội hóa (gần 80%) Tới nay
đã có 57,6% số xã có chợ; trong đó, có 84 chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh Về mô hình quản lý chợ, bên cạnh hình thức ban quản lý chợ truyền thống,
đã có 194 HTX, 401 doanh nghiệp tham gia kinh doanh, quản lý chợ Đã có 30,2% số xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn
- Trường học các cấp từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hoá Đã
xây mới thêm 198 trường Trung học phổ thông; xây dựng bổ sung 25.794 phòng học mầm non, 39.480 phòng học cho tiểu học, 21.899 phòng học cho THCS, 5.018 phòng học cho THPT; trẻ em đi nhà trẻ tăng 15,8% so với năm 2008; trẻ
em đi mẫu giáo tăng 11,4% so với năm 2008 Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng được hoàn thiện, giải quyết được 07 - 12% học sinh dân tộc vào học Đã có 21,9% xã đạt tiêu chí trường học (với 289 trường mẫu giáo, 1.910 trường mầm non, 5.254 trường tiểu học và 2.164 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia)
- Hệ thống các trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và bổ sung nhân
viên y tế Đã có 99,51% số xã có trạm y tế, 72% trạm y tế xã có bác sĩ, trên 95% trạm y tế xã có nhà hộ sinh, khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên 86% Đã có 45,9% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
Trang 35- Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp Đã có
44,8% số xã có Trung tâm văn hoá - Thể thao xã, 46% số thôn có nhà văn hoá/nhà sinh hoạt cộng đồng, 48,65% thôn được công nhận là làng văn hoá, có 36.141 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý, 1.593 nhà thi đấu và nhà tập luyện, 348 bể bơi và hồ bơi tự tạo, 38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sở được thành lập Đã có 7,7% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa
Tuy nhiên, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã còn chưa đồng bộ và chưa đồng đều giữa các vùng Các địa phương Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long có tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chia cắt, suất đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế
Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bất cập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện
- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được
đa dạng hóa và đẩy mạnh Năm 2013 có 47% làng, thôn, ấp, bản văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất; 16 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Đã có 47,5% số xã đạt tiêu chí về văn hóa
- Về đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn: Đã phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân Đến nay đã có 86,1% số xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự xã hội
1.2.2.5 Về phát triển sản xuất
Đề án sản xuất của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhóm cây, con, ngành nghề lợi thế Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án trên đồng ruộng
Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi - chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…
Chính sách hỗ trợ dân mua máy cày, gặt, sấy đã được nhiều tỉnh triển khai mạnh mẽ, đưa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu này tăng từ 40% - 50% lên 80% - 90% như Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp…
Trang 36Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” được 43 tỉnh trong cả nước áp dụng Riêng vụ Đông - Xuân năm 2013-
2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích cánh đồng lớn lên đến 100.000 ha, nhiều nhất tại An Giang (35.000 ha), Cần Thơ (14.228 ha)
Đã có trên 9.000 mô hình sản xuất với tổng vốn ngân sách hỗ trợ khoảng 8.400 tỷ đồng đem lại năng suất thu nhập cao hơn trước từ 15%-40%
Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn năm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010 Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm
2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008
Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 52,8% số xã đạt tiêu chí việc làm và 24,5% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo
1.2.3 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
1.2.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM
Tổng số tiêu chí đạt được đến năm 2014 là 1.937 tiêu chí Tổng hợp chung toàn tỉnh đến nay có 26 xã đạt chuẩn NTM; 13 xã đạt 13 - 17 tiêu chí; 75 xã đạt 9 -
12 tiêu chí; 101 xã đạt 6 - 8 tiêu chí; không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí
1.2.3.2 Hạ tầng kinh tế - xã hội
Trong năm 2014, toàn tỉnh đã làm được 1.053,77 km mặt đường bê tông
và nhựa (chủ yếu là bê tông: 222,15 km mặt cấp phối, đá dăm; xây mới 83 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn, Đến nay, 17 xã đạt tiêu chí giao thông; 33 xã đạt tiêu chí thủy lợi; 191 xã đạt tiêu chí điện; 96 xã đạt tiêu chí trường học; 15 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá; 35 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn; 208 xã đạt tiêu chí bưu điện; 110 xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư
1.2.3.3 Kinh tế và hình thức sản xuất:
Toàn tỉnh đã xây dựng hon 2.500 mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, trong đó có 450 mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm (huyện Hương Sơn: 166 mô hình, Hương Khê: 93 mô hình, Thạch Hà: 91 mô hình, Vũ Quang: 84 mô hình ), ngoài ra còn xuất hiện 381 mô hình mới chưa có sản phẩm thu hoạch nhưng dự kiến thời kỳ thu hoạch sẽ cho
Trang 37doanh thu trên 100 triệu đồng/năm chủ yếu là cây ăn quả và trang trại chăn nuôi (Vũ Quang, Hương Khê và Kỳ Anh là các huyện có số mô hình loại này khá lớn); nâng tổng số mô hình sản xuất, kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm trở lên trong 3 năm là 1.757 mô hình, trong đó có 267 mô hình doanh thu trên 1 tỷ đồng Thành lập mới 109 Hợp tác xã, nâng tổng số HTX đến nay lên
686 HTX Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2013 ước đạt
14,4 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,75% Đến nay có 163 xã đạt tiêu chí thu nhập; 32 xã đạt tiêu chí Hộ nghèo dưới 5%; 164 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có
việc làm thường xuyên; 155 xã đạt tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất
1.2.3.4 Văn hoá, xã hội và môi trường
Toàn tỉnh có 56 xã đạt tiêu chí văn hóa; 80,9% hộ đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa; 39,2% thôn đạt danh hiệu “Làng văn hóa”; người dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện và có sự chuyển biến tốt trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội
Chất lượng giáo dục được củng cố và từng bước phát triển theo hướng toàn diện, quan tâm tạo cơ hội cho phát triển năng khiếu Đến nay có 135 xã đạt tiêu chí Giáo dục; 96 xã đạt tiêu chí Trường học
Việc nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị các Trạm Y tế xã và đào tạo nguồn nhân lực y tế cơ sở đã góp phần nâng cao hơn chất lượng dịch vụ y tế Toàn tỉnh hiện có 92,7% số xã triển khai công tác khám BHYT; 69,8% Trạm Y tế có bác sỹ Đến nay, có 106 xã đạt tiêu chí Y tế
Tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh được tăng lên đáng kể, đến nay tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83,21 %, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng công trình hợp vệ sinh đạt 74,82 %, tỷ lệ số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 71,25% Đến nay, có 18 xã đạt tiêu chí môi trường
Tiêu biểu thực hiện tốt nhóm tiêu chí này là các huyện Hương Sơn, Thạch
Hà, Hương Khê, Đức Thọ, Thị xã Hồng Lĩnh,
1.2.3.5 Hệ thống chính trị
Đến nay tổng số cán bộ công chức cấp xã là 5.499 người, trong đó tổng số cán bộ đạt chuẩn chiếm 74,3% Việc sáp nhập thôn tiếp tục được thực hiện, trong
Trang 38năm toàn tỉnh đã giảm thêm 52 thôn, số thôn hiện có là 1.877 thôn Hiện có 28 xã đạt tiêu chí Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh
Đến nay có 166/235 (70,64%) xã đạt chuẩn về an ninh trật tự xã hội được giữ vững), tiêu biểu là các huyện: Đức Thọ, Thạch Hà, Lộc Hà
Trang 39
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh và chi tiết, cụ thể, thí điểm trên địa bàn xã Sơn Diệm
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề về quản lý sử dụng đất, phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại huyện Hương Sơn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại xã Sơn Diệm - huyện Hương Sơn
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hương Sơn
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
- Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
2.2.2 Thực trạng phát triển nông thôn huyện Hương Sơn
2.2.2.1 Đánh giá thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
2.2.2.2 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
2.2.2.3 Thực trạng những vấn đề xã hội nông thôn
2.2.2.4 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
+ Tình hình lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới
+ Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
+ Những tồn tại và hạn chế trong việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
2.2.3 Đánh giá các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Hương Sơn so với bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới
- Nhóm tiêu chí về quy hoạch
- Nhóm tiêu chí về hạ tầng - kinh tế - xã hội
- Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất
- Nhóm tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi trường
- Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị
Trang 402.2.4 Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn xã Sơn Diệm - huyện Hương Sơn
2.2.4.1 Tóm tắt phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm -
huyện Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
- Quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch sản xuất:
+ Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
+ Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề + Quy hoạch phát triển thương mại, dịch vụ
- Quy hoạch xây dựng:
+ Quy hoạch tổ chức mạng lưới điểm dân cư
+ Quy hoạch hệ thống trung tâm, công trình công cộng
+ Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
+ Quy hoạch hạ tầng xã hội
2.2.4.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm
- Tổ chức lực lượng
- Huy động nguồn lực
- Triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các công trình và kết quả thực hiện
2.2.4.3 Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm
- Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng NTM
- Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
- Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường
- Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội
- Về huy động và giải ngân nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG Nông thôn mới
2.2.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
- Giải pháp về huy động và sử dụng vốn hiệu quả