Quản lý tư nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 47)

T: THÁCH THỨC

4.5.3 Quản lý tư nhân

a. Thực tế quản lý

Sự quản lý của nhóm tư nhân đối với nguồn LSNG phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường. Hiện nay, người dân đang chú ý đến 11 loài đang được thị trường tiêu thụ, trong đó có một số đối tượng trồng trọt (mét, mây nếp, quế, trầm hương, sa nhân), và một số đối tượng dự tuyển triển vọng (song, luồng, trám, hà thủ ô, máu chó,…). Khi nhu cầu thị trường thay đổi thì sự quan tâm đối với các đối tượng đó chắc chắn sẽ thay đổi theo.

b. Cách thức tiếp cận quản lý

Loại cây nào mà thị trường có nhu cầu và có được một khoản thu nhất định thì người dân sẽ quan tâm, có thể là trồng hoặc khai thác:

- Trồng cây cho LSNG: việc trồng cây phụ thuộc vào nhu cầu của người dân và thị trường tiêu thụ. Qua điều tra và phỏng vấn người dân tại xã Lục Dạ, chúng tôi đã đưa ra một số loài có triển vọng để người dân đưa vào gây trồng như mét, mây nếp, quế, gió trầm, sa nhân. Đối với một số loài cây phần lớn người dân thiếu thông tin về khả năng trồng vì vậy cần có các cán bộ về hướng dẫn cụ thể cho người dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ.

- Khai thác cây cho LSNG: việc khai thác trong rừng được giao đã chú ý đến trừ lại nguồn giống cho sự tái sinh, song PRA cộng đồng tại cả 3 bản cho thấy chưa có sự hướng dẫn nào của cán bộ chuyên môn về các quy trình thu

hái – chăm sóc đối với các sản phẩm LSNG, ngay cả đối với những cây hiện đang có nhu cầu thị trường.

c. Bài học từ quản lý tư nhân

- Khi rừng được giao cho hộ, tài nguyên rừng được bảo tồn, phát triển và đảm bảo cho sự phát triển của cộng đồng địa phương, điều đó cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của Quốc gia.

- Nhu cầu thị trường đang là định hướng tiếp cận chính quyết định đến xu hướng và cách thức quản lý nguồn LSNG. Xu hướng chính là người dân cố gắng tìm cách trồng được loại mà thị trường muốn mua. Những loại không hoặc khó trồng được thì họ tìm cách khai thác hợp lý hơn, không làm mất nguồn giống tái sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w