Giải pháp thị trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 51 - 54)

T: THÁCH THỨC

4.6.5 Giải pháp thị trường

- Thị trường kinh doanh buôn bán thực vật cho LSNG ở khu vực diễn ra còn nhỏ lẻ, mới chỉ tập trung ở một số mặt hàng chủ yếu như: song, mây, tre, … Còn thị trường một số loài cây thuốc và các loài cây khác, mặc dù có giá trị kinh tế cao nhưng chưa được người dân để ý gây trồng rộng rãi do thị trường đầu ra chưa thật sự phổ biến. Vì vậy cần mở rộng thị trường cho các sản phẩm LSNG.

- Cần có thông tin thị trường đến từng nhười dân, tránh tình trạng người khai thác bị tư thương ép giá.

- Vườn quốc gia Pù Mát cần phối hợp với chính quyền địa phương xã Lục Dạ và các vùng lân cận để tìm đầu ra cho các sản phẩm có giá trị.

- Cần xây dựng các cơ sở sơ chế hay chế biến và có kế koạch bao tiêu ổn định cho sản phẩm.

Phần thứ năm

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu trên đề tài đi đến một số kết luận sau:

- Thực vật LSNG có vai trò quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân địa phương, đặc biệt là những hộ sống liền kề với rừng.

- Tiềm năng LSNG tại địa phương rất lớn song việc sử dụng của người dân còn đơn giản, chưa tương xứng với khả năng cung cấp nên gây rất nhiều lãng phí. Cần có sự hợp tác từ bên ngoài với cộng đồng để phát huy kiến thức bản địa, nâng cao giá trị LSNG.

- Lượng LSNG được chế biến trước khi tiêu thụ rất ít, chúng hầu hết chỉ mới qua sơ chế đơn giản như phơi, rửa và điều này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, sản phẩm thu hái được rất dễ bị mốc, hỏng nếu gặp thời tiết không thuận lợi.

- Cấu trúc thị trường LSNG còn nhiều khâu trung gian, người khai thác thiếu thông tin về giá cả, về nhu cầu sản phẩm cũng như chất lượng của sản phẩm mà người mua yêu cầu,…

- Qua nghiên cứu và thảo luận với chính quyền và nhân dân địa phương đề tài đưa ra một số loài LSNG chủ đạo vào gây trồng là: gió trầm, quế, mét, mây nếp, sa nhân.

5.2 Tồn tại

Việc đánh giá thực trạng khai thác và lên được danh lục tài nguyên thực vật cho LSNG, cũng như việc lựa chọn một số loài phù hợp với điều kiện của địa phương là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự điều tra phân tích tỉ mỉ và toàn diện, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài còn một số hạn chế sau:

- Số liệu thống kê tài nguyên thực vật cho LSNG được kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây và thông qua nguồn thông tin của bà con nông dân địa phương, chưa có điều kiện để kiểm tra một cách toàn diện do đó số loài thực vật cho LSNG trên thực tế chắc chắn sẽ còn lớn hơn.

- Đề tài chưa phân tích cụ thể về thị trường của từng loại LSNG mà người dân khai thác và sử dụng.

- Ngoài ra đề tài cũng chưa tính toán được đến sản phẩm chế biến cuối cùng trong phần thực hiện giải pháp nên chưa phản ánh được hết các hiệu quả của các loài LSNG được lựa chọn tại địa phương.

- Do hạn chế về kiến thức LSNG, lại thiếu các thông tin về thị trường nên việc đề xuất còn hạn chế.

5.3 Kiến nghị

Qua thời gian thực tập và quá trình làm khóa luận, tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần xây dựng mạng lưới thông tin thị trường từ huyện đến các thôn bản nhằm cung cấp cho người sản xuất những thông tin về người mua, giá bán, yêu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm.

- Các nhà khoa học, quản lý cần đầu tư nghiên cứu các giống cây trồng cho LSNG có giá trị có thể trồng ở những vùng đất khác nhau trên địa bàn xã Lục Dạ nói riêng, cũng như trên địa bàn Vườn quốc gia quản lí nói chung.

- Cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến từng xã. - Đầu tư xây dựng các khu chế biến LSNG tại chỗ.

- Các cấp các ngành có liên quan đến phát triển thực vật cho LSNG cần phải xây dựng quy trình quy phạm kĩ thuật lâm sinh cấp tỉnh về phát triển thực vật cho LSNG. Đặc biệt vườn quốc gia Pù Mát cần hỗ trợ về khâu kĩ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật LSNG đến bà con nông dân trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng các mô sử dụng đất bền vững và hiệu quả .

- Đối với các sản phẩm LSNG có triển vọng trước khi xây dựng kế hoạch phát triển cần có những điều tra, nghiên cứu cụ thể hơn.

- Một số loài quí hiếm, đang bị khai thác mạnh như lá khôi, song mây, hoàng đằng… cần xây dựng kế hoạch đưa vào bảo tồn.

- Cần có các nghiên cứu có liên quan tiếp theo như thử nghiệm để tìm hiểu ảnh hưởng của các loài sống chung, của các nhân tố sinh thái đến loài triển vọng, tìm ra các công thức bón phân phù hợp… để chiến lược phát triển LSNG tại xã Lục Dạ và vườn quốc gia Pù Mát ngày càng hoàn thiện và có kết quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w