Các chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 48)

T: THÁCH THỨC

4.5.5 Các chính sách hỗ trợ

Khuyến lâm và quản lý nguồn LSNG:

- Nhà nước và các tổ chức phát triển đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để thực hiện nhiều chương trình khuyến lâm nhằm hỗ trợ bảo vệ và phát triển vốn rừng kết hợp với tăng thu nhập cho người dân. Hệ thống khuyến lâm cũng đã được cơ cấu từ cấp trung ương đến cấp bản. Song hầu hết các cán bộ khuyến lâm được đào tạo cơ bản được bố trí từ cấp huyện trở lên. Họ đồng thời đảm trách nhiều việc nên ít có điều kiện hướng dẫn cụ thể đến nông hộ, mà thông qua hệ thống khuyến lâm viên cấp xã và bản.

- Các khuyến lâm viên cấp xã và bản tại điểm nghiên cứu đều chưa được đào tạo chính quy, mới qua các lớp tập huấn ngắn ngày, và đây là điểm yếu của hệ thống này. Chính vì vậy cần mở các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các cán bộ khuyến lâm.

* Qua phân tích tình hình quản lý tài nguyên LSNG ở trên và theo người dân Lục Dạ thì có khá nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý và phát triển nguồn LSNG trên địa bàn cần được quan tâm giả quyết. Sau đây là một số tồn tại chính:

- Nguồn LSNG hiện nay vẫn bị khai thác một cách quá mức, tùy tiện, trách nhiệm quản lý không rõ ràng.

- Người khai thác thiếu kiến thức kỹ thuật và chưa có ý thức bảo vệ nguồn lâm sản này.

- Việc phát triển loại lâm sản này chưa được quan tâm chú trọng do thiếu vốn, kỹ thuật.

- Địa hình bất lợi gây khó khăn cho việc quản lý nguồn lâm sản này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w