Tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 43)

* Những loài có giá trị kinh tế:

Trong số những loài thực vật cho LSNG đã xác định tại xã Lục Dạ thì có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân trong khu vực như các loại Mây, Mét, Sa Nhân, Quế, Trầm Hương,…

* Những loài có khả năng phát triển tốt ở khu vực nghiên cứu:

Là những loài phù hợp với địa hình, địa chất, khí hậu của địa phương mà còn đem lại giá trị kinh tế cao. Theo người dân địa phương thì ở đây có khoảng 30 loài như Song, Mây, Tre, Nứa, Luồng, Quế, Sa Nhân, Hà Thủ Ô, củ Nâu, củ Mài, Nghệ, Gừng,… có thể trồng ở vườn nhà, vườn rừng.

Qua điều tra thực tế cho thấy có khoảng hơn 20 loài đã được người dân đem trồng nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của gia đình như các loại rau và một số cây thuốc dễ trồng. Bên cạnh đó cũng có những loài cây có giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được trồng tại địa phương như: Quế, Song, Mây, Trầm Hương,… Vì thế, cần phải chú trọng vào công tác khuyến nông khuyến lâm, tạo nguồn vốn, tìm kiếm thị trường để giúp các hộ gia đình phát triển kinh tế vườn, tăng thu nhập hơn nữa, đồng thời hạn chế khai thác tài nguyên rừng.

Với hiện trạng đất đai, khí hậu, tài nguyên LSNG, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, kết hợp với sự hiểu biết của người dân địa phương, tôi đã tham khảo ý kiến của người dân trên địa bàn nghiên cứu và đã lựa chọn được một số loài cây trồng triển vọng có giá trị kinh tế cao, thông qua việc cho điểm xếp hạng cây trồng với các tiêu chí như sau: (kết quả chi tiết xem phần phụ biểu 02).

Bảng 9: Cho điểm của các loài được lựa chọn Loài cây

Tiêu chuẩn

Mét Mây nếp Quế HươngTrầm nhânSa

I. Sinh thái: 51 48 48 44 51

1. Sẵn có theo thời gian 7 8 7 6 9

2. Phân bố rộng 9 8 7 7 9

3. Kĩ thuật trồng đơn giản 8 8 6 8 9

4. Ít sâu bệnh 9 7 8 9 8

5. Thời gian thu hoạch ngắn 9 9 6 7 7

6. Khả năng tái sinh 9 9 6 7 9

II. Kinh tế- xã hội: 24 26 30 29 28

1. Đầu tư thấp 7 7 8 5 9

2. Sản phẩm dễ tiêu thụ 9 9 9 9 9

3. Đóng góp thu nhập 4 5 7 8 5

4. Khả năng tạo việc làm 4 5 6 7 5

III. Môi trường: 20 25 21 25 31

1. Cải tạo đất 5 6 6 7 7 2. Chống xói mòn 7 6 6 6 8 3. Tăng độ che phủ 4 7 5 7 8 4. Ít cháy rừng 4 6 4 5 8 Tổng điểm 95 99 99 98 110 Thứ tự lựa chọn 4 2 2 3 1

Theo thứ tự các điểm từ cao đến thấp ta có các loài cây triển vọng là Sa Nhân, Mây nếp, Quế, Trầm Hương và Mét. Đây là số loài có số điểm cao nhất trong số 14 loài được lựa chọn, là những loài có giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn thì người dân cho điểm theo chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót một số loài có giá trị, ngoài 5 loài thực vạt được lựa chon trên thì vẫn còn một số loài dự tuyển triển vọng như: Song, Luồng, Trám, Hà Thủ Ô, Máu Chó,.. Đây là những loài rất phù hợp với điều kiện lập địa của khu vực, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt, nguồn giống dễ tim, kĩ thuật trồng đơn giản. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế của nó không cao nên không được lựa chọn trong số các loài trên, chúng chỉ được xếp là những loài dự tuyển triển vọng để người dân tham khảo. Các loài cây này người dân có thể trồng làm hàng rào bảo vệ quanh nhà hoặc ở bìa rừng với tác dụng cải tạo đất, cho bóng mát, cho gỗ củi, nuôi ong, làm thức ăn gia súc, làm phân bón, cho sợi,… (kết quả chi tiết xem phần phụ biểu 03).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w