Giải pháp về xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 50 - 51)

T: THÁCH THỨC

4.6.4 Giải pháp về xã hộ

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị của LSNG, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp: hiện nay một số nơi chưa có quy hoạch sử dụng đất, vì vậy diện tích rừng cũng như diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp nói chung thường bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất, giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất sử dụng có hiệu quả.

- Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở cấp xã nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ, sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của nhà nước.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với lực lượng biên phòng, lực lượng quản lý bảo vệ rừng các Công ty lâm nghiệp,… để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi phá hoại rừng.

- Xây dựng hương ước cộng đồng nhằm kiểm soát việc kinh doanh LSNG. Ngoài ra cần ký kết các hợp đồng trách nhiệm giữa cá nhân, gia đình và cộng đồng với nhà nước về phát triển thực vật cho LSNG và bảo vệ rừng. Thực thi những giải pháp hành chính cứng rắn, xử phạt rõ ràng, nghiêm khắc với những hành vi xâm phạm tài nguyên rừng.

- Quản lí tài nguyên trên cơ sở quản lí cộng đồng là cách quản lí mà mọi thành viên cộng đồng đều tham gia. Lồng ghép các hoạt động kinh doanh LSNG với những mục tiêu khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ của người dân xã Lục Dạ- huyện Con Cuông- tỉnh Nghệ An (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w