DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BHYT : Bảo hiểm y tế CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng GTSX : Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân HTX
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-TRỊNH VĂN TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 2ƠBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-TRỊNH VĂN TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 60.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS NGUYỄN THỊ VÒNG
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi cũng cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
Tác giả luận văn
Trịnh Văn Trường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng nỗ lực củabản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình củacác thầy cô giáo trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam, từ các đơn vị và cánhân cả trong và ngoài ngành nông nghiệp Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết
ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡnhiệt tình của Cô giáo – PGS.TS Nguyễn Thị Vòng là người trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô trong Khoa Quản lý đất đai
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của UBND huyện Hải Hậu,phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,Chi cục Thống kê huyện Hải Hậu và Uỷ ban nhân dân các xã đã tạo điều kiện vềthời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trìnhhọc tập và thực hiện luận văn này
Tác giả luận văn
Trịnh Văn Trường
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài .1
2 Mục đích của đề tài 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới .3
1.1.1 Các khái niệm có liên quan đến xây dựng nông thôn mới 3
1.1.2 Đặc trưng của nông thôn mới 7
1.1.3 Chức năng của nông thôn mới 8
1.1.4 Các nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 9
1.1.5 Các nội dung xây dựng nông thôn mới 10
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới 13
1.2 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
14 1.2.1 Thực trạng về xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới14 1.2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 18
1.2.3 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định 29
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Đối tượng nghiên cứu 35
2.2 Phạm vi nghiên cứu 35
2.3 Nội dung nghiên cứu 35
2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hải Hậu 35
Trang 6địa bàn huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định 35
Trang 72.3.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải
Đường và Hải Cường, huyện Hải Hậu 35
2.3.4 Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
36 2.4 Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 36
2.4.2 Phương pháp chọn xã điều tra 36
2.4.3 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 37
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hải Hậu 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 38
3.1.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 43
3.2 Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Hải Hậu 49
3.2.1 Đánh giá thực trạng thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
49 3.2.2 Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới 53
3.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới 56
3.3.1 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 56
3.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 67
3.4 Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định 77
3.4.1 Về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 77
3.4.2 Về thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã 78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80
Kết luận 80
Kiến nghị 81
Trang 8PHỤ LỤC 84
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BHYT : Bảo hiểm y tế
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CSHT : Cơ sở hạ tầng
GTSX : Giá trị sản xuất
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTX : Hợp tác xã
MTQG : Mục tiêu quốc gia
NTM : Nông thôn mới
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
OVOP : Mỗi làng một sản phẩm
PRA : Rapid Rural Appraisal
PTNT : Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
SU : Phong trào Làng mới của Hàn Quốc (Saemaul Undong) TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TDP : Tổ dân phố TDTT
: Thể dục thể thao THCS :
Trung học cơ sở THPT :
Trung học phổ thông TMDV :
Thương mại dịch vụ TNHH :
Trách nhiệm hữu hạn TTCN :
Tiểu thủ công nghiệp UBND :
Ủy ban nhân dân XHCN : Xã
hội chủ nghĩa
Trang 10DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu GTSX giai đoạn 2005 – 2010 và 2011 - 2014 44Bảng 3.2 Nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới huyện Hải Hậu
55Bảng 3.3 Quy hoạch sử dụng đất xã Hải Đường đến năm 2014 56Bảng 3.4 Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Hải Đường đến năm 2014 57Bảng 3.5 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2014 xã Hải Đường60Bảng 3.6 Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng xã hội xã Hải Đường 64Bảng 3.7 Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật và môi trường
xã Hải Đường 65Bảng 3.8 Quy hoạch sử dụng đất xã Hải Cường đến năm 2014 68Bảng 3.9 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã Hải Cường đến năm 2014 68Bảng 3.10 Quy hoạch hệ thống hạ tầng xã hội xã Hải Cường đến năm 2014 69Bảng 3.11 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2014 xã HảiCường 72Bảng 3.12 Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã Hải Cường 73Bảng 3.13 Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng xã hội xã Hải Cường75Bảng 3.14 Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật và môi trường
xã Hải Cường 75
Trang 11DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế của huyện Hải Hậu giai đoạn 2011 - 2014 43Hình 3.2 Cơ cấu lao động theo nhóm ngành của huyện Hải Hậu năm 2014 48Hình 3.3 Nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới huyện Hải Hậu 55
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung củamỗi quốc gia Đối với Việt Nam thì ngày càng quan trọng bởi vì nước ta là nướcnông nghiệp, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, công việc lao động chínhcủa họ là làm nông nghiệp Cuộc sống của người dân phụ thuộc vào mảnh ruộng
mà họ có được nhưng đến nay do quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa làmcho diện tích đất nông nghiệp giảm, dịch vụ trong nông thôn không phát triển kể
cả giáo dục, y tế Các nguồn lực về tài chính, hệ thống quản lý và các chính sáchtài chính cho phát triển kinh tế nông thôn còn nghèo nàn chưa đáp ứng đủ yêucầu phát triển kinh tế
Để khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, từ năm 2008 Đảng vàChính phủ ban hành Nghị quyết 26 - NQ/TW mà hội nghị Trung ương lần thứ 7của Đảng khóa 10 về nông nghiệp - nông thôn - nông dân, đánh dấu bước pháttriển quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Đến nay Đảng và Chính phủ
đã ban hành một số chính sách, chương trình nhằm phát triển nông thôn một cáchtoàn diện và bền vững Trong đó nổi bật là Quyết định 491/QĐ-TTg ngày16/4/2009 của Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
và Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Chính phủ về Phê duyệt chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Vănkiện này đánh dấu bước ngoặt soi sáng cho con đường phát triển nông thôn ởViệt Nam Chủ trương phát triển nông thôn mới của Đảng và Chính phủ phổ biến
đã mở ra một vận hội vô cùng quan trọng cho phát triển tam nông (nông nghiệp,nông dân và nông thôn) của Việt Nam Trước tình hình đó Ban bí thư Trungương Đảng đã chỉ đạo cho các vùng kinh tế - văn hóa trên cả nước xây dựng thíđiểm mô hình nông thôn mới, khởi xướng là 11 xã điểm Đến nay, mô hình nôngthôn mới được nhân rộng trên cả nước nhằm phát triển kinh tế nông thôn baogồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môitrường khác nhau từ đó có thể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân
Trang 13Để thấy được xu hướng xây dựng nông thôn mới của Đảng trong thời kỳhiện nay đồng thời thấy được thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thực hiệnmục tiêu đưa huyện Hải Hậu sớm trở thành huyện nông thôn mới Tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy
hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”.
2 Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
- Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện
3 Yêu cầu của đề tài
- Nắm được thực trạng việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện
- Số liệu điều tra phải đầy đủ, chính xác, khách quan, trung thực.
- Giải pháp đưa ra phải phù hợp với thực trạng và định hướng của huyện
về xây dựng nông thôn mới
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Các khái niệm có liên quan đến xây dựng nông thôn mới
1.1.1.1 Khái niệm nông thôn và phát triển nông thôn
a Khái niệm nông thôn
Như chúng ta đã biết nông thôn có vai trò và vị trí quan trọng trong sựphát triển chung của mỗi quốc gia Đặc biệt đối với Việt Nam, một nước có nềnsản xuất nông nghiệp làm nền tảng, sự đóng góp của nông thôn vào sự phát triểnchung của quốc dân càng to lớn
Khái niệm nông thôn thường đồng nghĩa với làng xóm, thôn bản… Trongtâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúanước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hóa xâyđắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh người Việt.Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác, LàngViệt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam Làng xã đã từng đóng vai trò rấtquan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là nơi lưu giữ những giá trị vănhóa, nuôi dưỡng nguyên khí của dân tộc trước các nguy cơ đồng hóa, nô dịch.Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêudùng của cả xã hội đồng thời cũng là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩmcủa khu vực thành thị hiện đại Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực,thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước Sự gia tăng dân số
là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ lươngthực, thực phẩm cho toàn xã hội Vì vậy, sự phát triển bền vững nông thôn sẽgóp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội.Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có định nghĩa chuẩn về nông thôn, còn cónhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu trình độphát triển của cơ sở hạ tầng Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêutiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng nông thôn vì cho rằngnông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường so với đô
Trang 15và đô thị hóa.
Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm về nông thôn chỉ mang tính chấttương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội củacác quốc gia trên thế giới Khái niệm nông thôn bao gồm nhiều mặt có quan hệchặt chẽ với nhau
Có thể hiểu: “Nông thôn là vùng khác với vùng đô thị là ở đó có một cộngđồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấphơn, có cơ cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kémhơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấphơn” (Vũ Thị Bình, 2006)
b Khái niệm phát triển nông thôn
Trước hết ta cần hiểu Phát triển là gì? Phát triển được coi như là sựchuyển biến của xã hội, là chuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại vớinhau Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của ngườidân, bao hàm cả nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục, sứckhỏe,…
Phát triển nông thôn là một phạm trù được nhận thức với rất nhiều quanđiểm khác nhau Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từlâu và có sự thay đổi qua các thời kỳ nhận thức khác nhau
Một số quan điểm cho rằng, phát triển nông thôn là hoạt động nhằm nângcao vị thế về kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn thông qua việc sử dụng
Trang 16có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tàilực Phát triển nông thôn sẽ thành công khi chính người dân nông thôn tham giatích cực vào quá trình phát triển.
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động cómối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, côngnghệ, văn hóa, xã hội, thể chế, môi trường Nó không tiến hành một cách độc lập
mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triểnquốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sựnghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương, baogồm phát triển các hoạt động nông nghiệp và các hoạt động có tính chất liên kếtphục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyềnthống, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực nông thôn và xây dựng,tăng cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cộng đồng nông thôn
1.1.1.2 Khái niệm nông thôn mới
Trước hết cần nhận thức về nội dung chức năng nông thôn mới XHCNViệt Nam Vậy nông thôn mới là gì?
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 về Phê duyệtchương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã đưa ra mục tiêu vềxây dựng nông thôn mới như sau: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triểnnông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc vănhóa dân tộc; dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninhtrật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngđược nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
1.1.1.3 Mối liên hệ giữa phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới
a Vị trí và phạm vi của PTNT
Như được phân tích ở trên, PTNT bao gồm các hoạt động đa ngành nhằmmục tiêu cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn Theo cách
Trang 17đánh giá phục vụ các mục tiêu khác nhau, nội dung liên quan trong PTNT cũngthay đổi khác nhau tương ứng Tuy vậy nhìn chung, nội dung PTNT là rất rộnglớn, có thể bao gồm các hoạt động đa ngành, liên quan đến nhiều cấp độ khácnhau diễn ra chủ yếu tại khu vực nông thôn Như vậy tất cả các hoạt động nhằmđến mục tiêu cuối cùng, có tác động đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinhthần của bộ phận dân cư, của các cộng đồng nông thôn một cách bền vững, đều
có thể coi là hoạt động, nội dung của PTNT
b Vị trí và phạm vi của xây dựng NTM
Xây dựng nông thôn mới NTM có thể tạm coi là một bộ phận, hợp phầncủa tổng thể PTNT Nếu căn cứ vào diễn giải ngôn từ, nông thôn mới sẽ khácbiệt với nông thôn hiện nay hoặc với nông thôn trước kia Sự khác biệt đó hàm ý
sự thay đổi theo hướng tích cực của vùng nông thôn Các thay đổi có thể về bộmặt nông thôn thể hiện ra bên ngoài nói chung, nhưng cũng có thể là các thay đổi
về chất lượng, về tinh thần tạo ra động lực thúc đẩy PTNT tại vùng phạm vi địa
lý nhất định Nếu PTNT là vấn đề phát triển chung, có sự thống nhất tương đối
và có thể chia sẻ giữa các nước khác nhau trên thế giới, thì xây dựng NTM cótính chất đặc thù Không nhiều nước sử dụng và phát triển nội dung này thànhcông trong PTNT
Nổi bật hơn cả có trường hợp phong trào Làng Mới của Hàn Quốc Khi đóngười nông dân trong các làng quê được khơi dậy và khai sáng tinh thần để làmviệc chăm chỉ trên cơ sở tính gắn kết cộng đồng, đoàn kết và kỷ luật cao, cộngđồng làng của họ có thể thực hiện được các công việc khó khăn Từ đó tạo ra sựthay đổi của bộ mặt làng quê, người nông dân đồng thời cải thiện đáng kể điềukiện đời sống vật chất và tinh thần Kết quả thu được từ phong trào Làng Mớiđược coi là có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể vào hiện đại hóa, phát triểnkhu vực nông thôn và phát triển đất nước Hàn Quốc Như vậy, yếu tố Mới vừa làthay đổi tích cực về chất - tinh thần người nông dân, vừa là thay đổi tích cực vềhình thức - bộ mặt làng quê Trong đó, thay đổi về chất có vai trò quyết định.Xây dựng NTM tập trung vào tổ chức thực hiện các nội dung PTNT tạicấp cơ sở Việc quản lý và thực hiện trên cơ sở cấp quản lý chính quyền tiếp xúc
Trang 18trực tiếp với cộng đồng dân cư Nó có giới hạn về phạm vi địa lý với vùng diệntích tương đối nhỏ, tương ứng với phạm vi sinh sống của mỗi cộng đồng dân cưnông thôn Xây dựng NTM là một quá trình liên tục, lâu dài Các nội dung sẽ baotrùm tất cả các hoạt động PTNT tại cấp cơ sở Có nhiều bên với vai trò khác nhau
sẽ tham gia vào quá trình xây dựng NTM, đó là người dân, Nhà nước, các tổchức và cá nhân khác
c Vị trí và phạm vi của chương trình NTM
Xây dựng NTM là việc tập trung thực hiện các nội dung PTNT tại cấp cơ
sở Trong đó có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau Sự tham gia củaNhà nước có vai trò rất quan trọng để có thể thúc đẩy PTNT cấp cơ sở ở vùngnông thôn trên phạm vi cả nước, đưa đến một mặt bằng chung, nhất là có thể tạo
ra động lực cho sự phát triển mạnh mẽ về chất trong các giai đoạn tiếp theo.Nhà nước cần thiết kế và xây dựng một chương trình NTM nằm trong bốicảnh xây dựng NTM Chương trình NTM là một chương trình do Nhà nước chủtrì, thực hiện hỗ trợ một số lĩnh vực cụ thể về quản lý, kỹ thuật và nguồn lựctrong việc xây dựng NTM Các lĩnh vực, cách thức hỗ trợ của Nhà nước trongchương trình NTM phải là thiết yếu, có hiệu quả, tạo ra tác động tích cực trongxây dựng NTM cấp cơ sở Nếu như xây dựng NTM là một quá trình lâu dài thìchương trình NTM được thực hiện trong một khung thời gian nhất định
Như vậy, chương trình NTM do Nhà nước khởi xướng và thiết kế chươngtrình, trong đó có phần hỗ trợ quan trọng và phù hợp của Nhà nước nhắm đếnviệc xây dựng NTM Chương trình NTM thường có khung thời gian trong giaiđoạn 5 - 10 năm đầu của quá trình xây dựng NTM
1.1.2 Đặc trưng của nông thôn mới
Đơn vị cơ bản của nông thôn mới là làng - xã Làng xã là một cộng đồng,trong đó công tác quản lý của nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nôngthôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người dân thông qua hương ước lệlàng Quản lý nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hòa các giá trịtruyền thống làng xã được phát huy tối đa nhằm hình thành môi trường thuận lợicho phát triển kinh tế nông thôn
Trang 19Nông thôn mới đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa, đô thị hóa Đó làquá trình chuẩn bị những điều kiện vật chất tinh thần giúp nông dân làm ăn sinhsống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ gắn bó lâu đời.
Nông thôn biết khai thác hợp lý và nuôi dưỡng nguồn lực Tăng trưởngkinh tế cao và bền vững, môi trường sinh thái được giữ gìn khai thác tốt tiềmnăng sẵn có, khôi phục ngành nghề truyền thống Vận dụng công nghệ về quản
lý, sinh học, các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả, cơ cấu kinh tế phát triển hài hòa.Dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất Các chủ thể nôngthôn tham gia tích cực trong quá trình ra quyết định về phát triển nông thôn,thông tin minh bạch thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan, ngườinông dân thực sự được tự do và tự quyết định trên luống đất mà họ sở hữu, lựachọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương đúngchủ chương, đường lối của Đảng và Nhà nước
Nông dân, nông thôn có văn hóa phát triển, trí tuệ nâng lên, sức lao độngđược giải phóng, người nông dân có cuộc sống ổn định, trình độ văn hóa, khoahọc kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được giátrị văn hóa bản sắc truyền thống dân tộc
1.1.3 Chức năng của nông thôn mới
1.1.3.1 Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại
Sản xuất nông nghiệp cần với diện tích lớn, nhất là ngành trồng trọt Do
đó, nông nghiệp là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp củacác quốc gia “Có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn Chứcnăng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chấtlượng cao Khác với nông thôn truyền thống sản xuất nông nghiệp của nông thônmới bao gồm cơ cấu của các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệphiện đại hóa, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổchức nông nghiệp hiện đại”
1.1.3.2 Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, các làng xã ở nông thôn thường đượchình thành dựa trên các cộng đồng cùng phong tục tập quán Người dân trong
Trang 20xóm thường cư xử với nhau dựa trên quan hệ huyết thống và phong tục tập quán
“Cũng chính văn hóa quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn hóa tinhthần quý báu như lòng kính lão, yêu trẻ, Các truyền thống văn hóa quý báu nàyđòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển lâu dài qua các thế hệ
1.1.3.3 Chức năng sinh thái
Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống sinh thái nôngnghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái Đất canh tác, hệ thống thủylợi, các khu rừng,… đều phát huy tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện đất đai
1.1.4 Các nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới và được thực hiện dựa trên 6 nguyêntắc sau:
Thứ nhất, Các nội dung hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn
mới phải được hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ
Thứ hai, Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là
chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động
cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện
Thứ ba, Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địabàn nông thôn
Thứ tư, Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảmbảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt
Thứ năm, Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng
cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các côngtrình,
Trang 21dự án của chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò làm chủ củangười dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá
Thứ sáu, Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội, cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quátrình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận tổ quốc
và các tổ chức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai tròchủ thể trong xây dựng nông thôn mới
1.1.5 Các nội dung xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới được thể hiện trong chương trìnhMTQG xây dựng NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010), gồm 11nội dung sau:
Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sự phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển cáckhu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trong xã
Thứ hai, Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội với mục tiêu đạt yêu cầu tiêu
chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
- Hoàn thiện hệ thống đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thốngđường giao thông trên địa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinhhoạt và sản xuất trên địa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trênđịa bàn xã
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ chuẩn hóa về giáo dục trênđịa bàn xã
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã
Trang 22Thứ ba, Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nhằm
đạt tiêu chí số 10; 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướngphát triển sản xuất hang hóa, có hiệu quả kinh tế cao
- Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗilàng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa côngnghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao độngnông thôn
Thứ tư, Giảm nghèo và an sinh xã hội nhằm mục tiêu đạt tiêu chí số 11
của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
- Thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngcho 64 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao
- Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
Thứ năm, Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả
ở nông thôn nhằm mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc giaNTM
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hìnhkinh tế ở nông thôn
Thứ sáu, Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn nhằm đạt yêu cầu tiêu
chí số 5 và 14 của bộ tiêu chí quốc gia về NTM Với nội dung tiếp tục thực hiệnchương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực về giáo dục – đào tạo, đáp ứng yêucầu bộ tiêu chí quốc gia NTM
Trang 23Thứ bảy, Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn nhằm đạt
yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM Với nội dung tiếp tụcthực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầucủa Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Thứ tám, Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
Thứ chín, Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm đạt yêu cầu tiêu chí
số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia NTM
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn;
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nướctrong thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnhtrang, cải tạo nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân
cư, phát triển cây xanh ở các công trình công cộng
Thứ mười, Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể
chính trị xã hội trên địa bàn
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứngyêu cầu xây dựng nông thôn mới;
- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo,
đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặcbiệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong
hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
Thứ mười một, Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn nhằm mục tiêu
đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Trang 24- Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chốngcác tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
- Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiệncho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo anninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới
Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường
và giao lưu, hội nhập Để đạt được điều đó kết cấu hạ tầng của nông thôn phảihiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán
- Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọingười tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt
sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng
- Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú trọng xây dựng mới các hợp tác
xã theo mô hình kinh doanh đa ngành
- Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc củatừng vùng, địa phương
Về chính trị, phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ
làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tínhpháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ làng xã
Về văn hóa xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau
xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng
Về con người, xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá
giả, giàu có; kết tinh các tư cách; công dân, thể nhân, dân của làng, người concủa các dòng họ gia đình
Về môi trường, xây dựng củng cố và bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái.
Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường, không khí vàcác chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững
Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệchặt chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều hành quá trìnhhoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý,
Trang 25hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện động viên tinh thần Trên tinh thần
đó, các chính sách kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển
mô hình nông thôn mới
1.2 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Thực trạng về xây dựng nông thôn mới ở một số quốc gia trên thế giới
1.2.1.1 Hàn Quốc
Vào những năm 60 Hàn Quốc là nước chậm phát triển, nông nghiệp làhoạt động kinh tế chủ yếu với khoảng 2/3 dân số ở khu vực nông thôn Do vậynhững chính sách mới mẻ về phát triển nông thôn ra đời nhằm khắc phục tìnhtrạng về cuộc sống nghèo khổ của người dân nơi đây
Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một nướcnông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại bậc nhấtchâu Á
Phong trào Saemaul Undong của Hàn Quốc: Nhằm giảm thiểu tác độngtiêu cực đến khu vực kinh tế nông thôn khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I(1962 – 1966) và thứ II (1966 – 1971) với chủ chương công nghiệp hóa hướngđến xuất khẩu, tháng 4 năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động phong tràoSaemaul undong Mục tiêu của phong trào này là “nhằm biến đổi cộng đồngnông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới: mọi người làm việc và hợp tác vớinhau xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu có hơn Cuối cùng là
để xây dựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn”
Theo đó, Chính phủ vừa tăng cường đầu tư vào nông thôn vừa đặt mụctiêu thay đổi suy nghĩ ỷ lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nôngthôn Điểm đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợmột phần nguyên vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định vàthực thi mọi việc Saemaul undong cũng rất chú trọng đến phát huy dân chủ trongxây dựng NTM với việc dân bầu ra một nam và một nữ lãnh đạo phong trào.Ngoài ra, Tổng thống còn định kỳ mời 2 lãnh đạo ở cấp làng xã tham dự cuộchọp của Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đại diện này
Trang 26miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản.Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư về nông thôn vớilãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác… Năm 2005, Nhà nước banhành đạo luật quy định mọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền phảihướng về nông dân Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà HànQuốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu
có, hiện đại bậc nhất châu Á
Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm,ngư nghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tựmình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin Thắng lợi đó đượcHàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn đó là: Phát huy nội lực của nhân dân đểxây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất để tăng thu nhập, đào tạocán bộ phục vụ phát triển nông thôn, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn,phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng , phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệmôi trường bằng sức mạnh toàn dân
1.2.1.2 Trung Quốc
Tại Hội nghị toàn thể TW lần thứ 5 khóa 16 Ðảng cộng sản Trung Quốcnăm 2005, lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra quy hoạch "xây dựng nông thôn mới xãhội chủ nghĩa" Ðây là một kế hoạch xây dựng mới của sự nghiệp cải cách và pháttriển nông thôn Trung Quốc và quy hoạch này đã được đưa vào kế hoạch pháttriển kinh tế, xã hội năm năm lần thứ 11 (2006 - 2010) Mục tiêu của quy hoạchnày là: "Sản xuất phát triển, cuộc sống dư dật, làng quê văn minh, thôn xã sạch sẽ,quản lý dân chủ" Quy hoạch này bao gồm cả xây dựng văn minh tinh thần và vậtchất, phát triển chính trị ở nông thôn Ðây là một mục tiêu vô cùng to lớn
Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triểnnông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc đã được thực hiện như sau:
Thứ nhất, nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp Ở đây
Trung Quốc đã thực thi chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cho các doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp Hiện Trung Quốc có trên 10.000 doanh nghiệphoạt động ở nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước Thực tế hầu
Trang 27hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ (gần bằng 10 tỷ doanh nghiệp), các doanh nghiệp
có số vốn từ 200 tỷ trở lên chỉ chiếm 30% Cách này đã vực dậy tình trạng thua
lỗ của quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn
Thứ hai, bắt đầu từ năm 2009 trở đi Trung Quốc sẽ phát triển khu công
nghiệp công nghệ cao, là nơi hợp tác giữa nhà Khoa học - Nhà nước - Doanhnghiệp - Nhà nông trong đó doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo Với chính sáchnhư vậy, Trung Quốc đã làm bùng nổ về phát triển nông nghiệp, nông thôn chuyênsâu theo cách “Nhất thôn, nhất phẩm” (Mỗi thôn có một sản phẩm) Đếnnay, Trung Quốc đã có 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp kéo theo sựphát triển của 90.980.000 hộ sản xuất trên 1.300.000.000 mẫu diện tích trồng câycác loại; 95.700.000 mẫu chăn nuôi thủy, hải sản Trước mắt lục địa Trung Quốcnày đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tình và quốc gia
Thứ ba, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh” đó là: mở cửa giá thu mua, mở cửa thịtrường mua bán lương thực và một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qualưu thông thành trở thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực Đểthực hiện được tiêu chí trên thì chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay hỗ trợ tàichính tam nông với ba mục tiêu: “Nông nghiệp gia tăng sản xuất, nông nghiệpphát triển và nông dân tăng thu nhập” Định hướng hổ trợ tài chính cho Tamnông ở Trung Quốc hiện nay là: “Nông nghiệp hiện đại, nông thôn đô thị hóa,nông dân chuyên nghiệp hóa”
Hiện nay chính sách Tam nông ở Trung Quốc đã đạt hiệu quả khá tốt, năm
2009 thu nhập bình quân của dân cư nông thôn đạt 8.000 tệ/năm tăng 8,5% sovới 2008 Năm 2009 Trung Quốc đã làm 300.000 km đường bộ nông thôn, hổ trợ
46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiếu triển khai 320 huyện thực hiệnthí điểm bảo hiểm dưỡng lão xã hội ở nông thôn Chính sách tam nông ở TrungQuốc cũng gắn với chủ trương hạn chế tới đa việc lấy đất nông nghiệp Vấn đềthu hồi đất nông nghiệp ở nước này được qui định rất chặc chẽ
Thứ tư, Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông và
tăng quyền cho nông dân Nội dung cốt lõi của chính sách này là nông dân được
Trang 28trao đổi, sang nhượng không hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà họ đangđược hưởng cho nông dân khác hoặc cho doanh nghiệp miễn là không chuyểnđổi mục đích sử dụng Nông dân cũng sẽ được thế chấp, cầm cố quyền sử dụngđất để vay vốn ngân hàng hoặc góp vốn vào công ty nông nghiệp Việc nông dânđược phép bán đất đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các nông trại qui mô lớn vớicông nghệ canh tác.
1.2.1.4 Thái Lan
Tại Thái Lan, thông qua mô hình OVOP, Chính phủ đã xây dựng dự áncấp quốc gia “mỗi xã một sản phẩm” (One Tambon one Product-OTOP) nhằmtạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương có chất lượng độc đáo bánđược trên toàn cầu Sản phẩm OTOP được phân loại theo 4 tiêu chí: có thể xuấtkhẩu với giá trị thương hiệu; sản xuất liên tục và nhất quán; tiêu chuẩn hóa; đặcbiệt, mỗi sản phẩm đều có một câu chuyện riêng Các tiêu chí trên đã tạo thêmlợi thế cho du lịch Thái Lan vì du khách luôn muốn được tận mắt chứng kiến quátrình sản xuất sản phẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lối sống củangười dân địa phương
Như vây, kinh nghiệm xây dựng NTM ở các quốc gia như Hàn Quốc,Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản Dù đây là các quốc gia đi trước trong vấn đề
Trang 29hiện đại hóa nhưng họ đều tương đối chú trọng vào công cuộc xây dựng NTM,đồng thời tích lũy được những kinh nghiệm phong phú Các cách làm này chủyếu điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ giữa côngnghiệp và nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, cố gắng nângcao thu nhập cho nông dân Nâng cao trình độ tổ chức cho người nông dân Thúcđẩy đổi mới kỹ thuật bồi dưỡng nông dân theo mô hình mới.
1.2.2 Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trongnhững nội dung, nhiệm vụ quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Hộinghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Đây là chương trình có nội dung toàn diện, tổng hợp của cácchương trình mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, liên quantrực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70% dân số toàn quốc và được triển khaithực hiện trong thời gian dài Chương trình được triển khai sớm, nhanh chóng đivào cuộc sống, trở thành phong trào của cả nước, được người dân và các địaphương hết sức quan tâm, ủng hộ và tích cực triển khai Các cấp ủy Đảng vàchính quyền đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, vì lợi ích của đa sốnhân dân, góp phần đảm bảo công bằng và ổn định chính trị, xã hội; đã có nghịquyết, chỉ thị, kế hoạch hành động và nỗ lực triển khai thực hiện Chương trìnhphù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương
Tính đến năm 2014, Chương trình xây dựng nông thôn mới đang đượctriển khai diện rộng trên khắp cả nước, bước đầu đã thực hiện và đạt được nhữngkết quả nhất định
1.2.2.1 Về tổ chức bộ máy triển khai chương trình
Đã hình thành bộ máy chỉ đạo và quản lý Chương trình đồng bộ ở các cấp
từ Trung ương tới cơ sở:
a Ở Trung ương:
- Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập BCĐ và Thường trựcBCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM Trung ương do Phó Thủ tướng Chính
Trang 30phủ là Trưởng Ban Thường trực BCĐ Trung ương đã có quyết định thành lậpVăn phòng Điều phối Trung ương.
- Nhiều Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thành lập bộ phận thườngtrực để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được phân công Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đã thành lập BCĐ chương trình của Bộ, phân công nhiệm vụ cụthể cho các đơn vị trực thuộc
b Ở các tỉnh, thành phố
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều thành lập BCĐ chươngtrình do đồng chí Bí thư tỉnh/thành ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trựctiếp làm trưởng Ban BCĐ các tỉnh, thành phố đều thành lập bộ phận giúp việctheo một trong 03 hình thức:
- Ban Xây dựng NTM tương đương cấp sở (05 tỉnh, thành phố);
- Văn phòng điều phối NTM tỉnh (54 tỉnh, thành phố);
- Tổ giúp việc BCĐ (04 tỉnh, thành phố)
c Ở cấp huyện
Cấp huyện đều thành lập BCĐ huyện do đồng chí bí thư huyện ủy hoặcchủ tịch UBND huyện làm trưởng ban Bộ phận giúp việc đặt trong phòng Nôngnghiệp huyện
d Ở cấp xã
Cấp xã thành lập BCĐ do đồng chí Bí thư đảng ủy xã làm Trưởng ban vàBan quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởngban Đã có 71% thôn, bản, ấp thành lập Ban Phát triển thôn, bản, ấp
Hệ thống chỉ đạo mạnh, đồng bộ như đã nêu trên là yếu tố quan trọng thúcđẩy triển khai thực hiện Chương trình Tuy vậy, mô hình tổ chức hiện nay vẫn có
sự thiếu thống nhất Việc thiếu cán bộ chuyên trách ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng công tác tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình
1.2.2.2 Về ban hành văn bản hướng dẫn
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia làm cơ sở địnhhướng chỉ đạo xây dựng NTM trên địa bàn xã và 05 quyết định về cơ chế, chínhsách để thực hiện chương trình Các Bộ, ngành đã ban hành 05 quyết định và 52
Trang 31thông tư hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách, nội dung chương trình.Vận dụng chính sách của Trung ương, các tỉnh, thành phố đã ban hànhthêm nhiều cơ chế chính sách phù hợp với địa phương, như chính sách cấp ximăng để dân tự làm đường ở Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc,Nam Định; chính sách hỗ trợ lãi suất để khuyến khích nông dân vay chuyển đổi
cơ cấu sản xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng hoặc mua máymóc làm đất, máy gặt đập liên hợp của An Giang, Đồng Tháp, Thái Bình; chínhsách phát triển mỗi làng một sản phẩm của Quảng Ninh
Tuy vậy, tới nay vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậmđược ban hành hoặc chậm sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế như: Chínhsách cho các vùng đặc thù, cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bànxã; Tổ chức bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo (BCĐ) chương trình các cấp; Hướngdẫn thực hiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; nhà ở dân cư đạt chuẩn; Hướngdẫn về quy chế quản lý xây dựng nông thôn…
1.2.2.3 Về một số hoạt động
a Công tác tuyên truyền, vận động:
Các cơ quan Trung ương và địa phương đã tích cực tổ chức quán triệt vềmục đích, nội dung của chương trình Đến cuối năm 2011 có 100% cấp ủy đảng,chính quyền và các tổ chức đoàn thể các cấp đã triển khai công tác tuyên truyềntới người dân tại thôn, bản
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp phát động phong trào thi đua
“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” Nhiều tỉnh, thành phố, Bộ, ngành
đã hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở địa phương, đơn vị
Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đã có văn bản hướng dẫn thực hiệncông tác thi đua trong xây dựng NTM và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn hướng dẫn, tổng hợp kết quả thi đua
Ban Chỉ đạo Chương trình ở các địa phương đã chủ động chỉ đạo biên tập,ban hành sổ tay hướng dẫn, xây dựng phim tư liệu, bản tin, tập san riêng về xâydựng NTM phát đến các cơ quan và cán bộ tham gia chỉ đạo xây dựng NTM.Nhiều đài, báo Trung ương và địa phương đã tăng thời lượng, mở chuyên trang,
Trang 32chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về các hoạt động của chương trình.
Các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực vận động các thành viên, hộiviên tham gia thực hiện chương trình Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chỉđạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM; Trung ương Hội liên hiệpPhụ nữ đã chỉ đạo triển khai nhiều mô hình thực hiện chương trình: “Tổ phụ nữ
tự quản đường giao thông nông thôn”, “Phụ nữ chung sức xây dựng NTM” Công tác tuyên truyền vận động được coi trọng đã góp phần rất quan trọnggiúp cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về Chương trình, thay đổi nếp nghĩ,khắc phục một bước tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, khơi dậy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực to lớn biến chương trìnhthành một phong trào ngày càng lan rộng
b Công tác kiểm tra, giám sát:
* Ban chỉ đạo Trung ương
- Ban Chỉ đạo Trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trìnhcông tác; phân công các thành viên kiểm tra, đôn đốc các địa phương Nhờ đó, đãphát hiện các vướng mắc kịp thời đề xuất bổ sung các hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành tạo điều kiện thuận lợi
cho địa phương tổ chức thực hiện (công tác quy hoạch; thực hiện tiêu chí giao thông, điện, chợ nông thôn….).
- Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện
Chương trình ở các vùng (miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Cửu long; Duyên hải nam Trung bộ, Đông nam Bộ và Tây Nguyên) đánh giá kết quả, làm rõ tính
đặc thù của từng vùng, từ đó có cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp, thúc đẩythực hiện chương trình
- Các Bộ, ngành đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát, các hội nghị sơ kết đểđánh giá kết quả, kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, giảipháp thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước củangành
Trang 33Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Văn phòng Điều phốisớm ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng NTM, các đơn vị chuyên ngành của
Bộ đã xây dựng Sổ tay hướng dẫn chuyên ngành, tổ chức các lớp tập huấn chocán bộ vận hành chương trình và tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình điểm về cácnội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành
* Ở các địa phương
Công tác kiểm tra, chỉ đạo được coi trọng Nhiều địa phương đã quy định
cụ thể thời gian kiểm tra địa bàn của BCĐ các cấp (BCĐ tỉnh Hà Tĩnh đã quy định ngày thứ Bảy hàng tuần là ngày nông thôn mới để xuống kiểm tra, chỉ đạo thực hiện chương trình ở cơ sở).
Tuy nhiên, việc chỉ đạo từ Trung ương hầu như mới chỉ tập trung vào cấp
tỉnh và cấp xã, ít chú ý chỉ đạo cấp huyện Vì vậy, vai trò của cấp huyện trongquy hoạch, thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp xã chưa thật rõ nét
1.2.2.4 Về kết quả thực hiện các tiêu chí của Chương trình nông thôn mới tại các địa phương
a Về huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Trang 34bố trí cho năm 2014 với 4.765 tỷ đồng Hiện nay, các địa phương đang tích cựchoàn chỉnh phương án phân bổ để sớm triển khai thực hiện ngay từ Quí I/2014.
* Mặt hạn chế:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nguồn ngân sách bố trí cho chương trình cònthấp so với nhiệm vụ đề ra; Đầu tư của doanh nghiệp trong nước và đầu tư củanước ngoài vào nông thôn rất thấp; Thiếu cơ chế lồng ghép hiệu quả các chươngtrình, dự án trên địa bàn nông thôn
b Về quy hoạch và lập đề án nông thôn mới
Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước
để định hướng cho xây dựng NTM Ngày 02/02/2010, Thủ tướng Chính phủ đãban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát quy hoạchxây dựng NTM, hỗ trợ ngân sách Trung ương để các địa phương thực hiện Đếnquý 1/2014 đã có 93,7% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quyhoạch xây dựng xã NTM (trước khi có Quyết định 193/QĐ-TTg, toàn quốc mớichỉ đạt 23,4%)
Các tỉnh đã hoàn thành 100% công tác lập quy hoạch xây dựng xãNTM gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định,Nghệ An,Đà Nẵng, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Nông, Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang,Sóc Trăng… Một số địa phương đạt thấp như Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, SơnLa
Đồng thời các xã đã tiến hành lập Đề án xây dựng NTM xác định mục tiêu
và giải pháp thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên Đến nay đã có 81% số xã phê duyệtxong đề án
Tuy vậy, chất lượng công tác quy hoạch ở nhiều nơi còn thấp Nhiều xã
mới dừng ở quy hoạch chung, thiếu cụ thể hóa cần thiết Nhiều Đề án nặng vềtính toán đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức tới phát triểnsản xuất, văn hoá, bảo vệ môi trường, thiếu giải pháp thực hiện, tính toán huyđộng nguồn lực còn thiếu tính thực tiễn
c Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Các địa phương đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực cho xây dựng hạ tầng, làyếu tố quan trọng nhất để đổi mới bộ mặt nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế
Trang 35- xã hội và tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân Nhiều địa phương đã chủđộng ban hành cơ chế hỗ trợ linh hoạt, phù hợp điều kiện cụ thể của từng vùng đểhuy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này.
Sau hơn 3 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển nhanh hệthống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tưphát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện
- Phát triển giao thông nông thôn được xác định là khâu đột phá, đáp ứng
yêu cầu bức xúc của người dân nên được chú trọng đầu tư, người dân đồng tình
và tự nguyện thực hiện Nhiều địa phương đã có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồnlực phù hợp nên đã huy động được sự tham gia của người dân và toàn xã hội.Tỉnh Tuyên Quang đã có chính sách hỗ trợ bình quân 170 tấn xi măng, 02 triệuđồng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí) để xây dựng 01 km đường
bê tông, nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công, hiến đất, dịch chuyểncổng, tường rào để làm đường Các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, NamĐịnh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Tĩnh… cũng có chính sách tương tự.Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển rất cao Cả nước đã vàđang triển khai xây dựng trên 5 ngàn công trình với khoảng 70.000 km đườnggiao thông nông thôn
Đã có 11,6% số xã đạt tiêu chí giao thông
- Về thủy lợi đã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình
thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửagần 7 ngàn km kênh mương Tỉnh Thái Bình đã tập trung nguồn lực để hỗ trợcứng hoá toàn bộ hệ thống kênh mương thuỷ lợi nội đồng cho các xã điểm
Đã có 31,7% số xã đạt tiêu chí thủy lợi
- Điện nông thôn tiếp tục được nâng cấp và mở rộng Từ năm 2010-2013
nguồn vốn huy động đầu tư cải tạo và xây dựng mới hệ thống điện nông thônkhoảng 15.205 tỷ đồng, chủ yếu là vốn của ngành điện và các các dự án vay vốnnước ngoài Người dân đóng góp đất xây dựng hành lang an toàn lưới điện Tớinay, tỷ lệ xã có điện đạt 98,6% và tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện đạt 96,6% (tăng1,3% so với năm 2010), trong đó có 16 tỉnh, thành phố đạt 100% số hộ nông thôn
Trang 36có điện.
Đã có 67,2% số xã đạt tiêu chí về điện
- Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn: Đã nâng cấp hơn 1.000
công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1200 cống rãnh thoátnước thải vệ sinh Đã có 40% xã lập tổ thu gom rác thải tăng 10% so với trướckhi thực hiện chương trình
Đã có 14,9% số xã đạt tiêu chí về môi trường
- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển đến các xã vùng sâu,
vùng xa Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã,khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G đã đạttrên 80% dân số, tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97% Hầu hết người dân khuvực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập
Đã có 77% số xã đạt tiêu chí về bưu điện
- Chợ nông thôn: Tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn các
năm 2010-2013 đạt 2.783 tỷ đồng, chủ yếu là vốn xã hội hóa (gần 80%) Các tỉnh
có đầu tư kinh phí lớn như: Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Nghệ
An, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu Tới nay đã có 57,6% số xã có chợ; trong đó, có 84 chợ đầu mối nôngsản cấp vùng và cấp tỉnh Về mô hình quản lý chợ, bên cạnh hình thức ban quản
-lý chợ truyền thống, đã có 194 HTX, 401 doanh nghiệp tham gia kinh doanh,quản lý chợ
Đã có 30,2% số xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn
- Trường học các cấp từng bước xây dựng theo chuẩn và xã hội hoá Đã
xây mới thêm 198 trường Trung học phổ thông; xây dựng bổ sung 25.794 phònghọc mầm non, 39.480 phòng học cho tiểu học, 21.899 phòng học cho THCS,5.018 phòng học cho THPT; trẻ em đi nhà trẻ tăng 15,8% so với năm 2008; trẻ
em đi mẫu giáo tăng 11,4% so với năm 2008 Hệ thống trường phổ thông dân tộcnội trú ngày càng được hoàn thiện, giải quyết được 07 - 12% học sinh dân tộcvào học Chính sách hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc, miền núi, chínhsách cho vay vốn để học tập được điều chỉnh tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên
Trang 37từ các vùng nông thôn.
Đã có 21,9% xã đạt tiêu chí trường học (với 289 trường mẫu giáo, 1.910trường mầm non, 5.254 trường tiểu học và 2.164 trường trung học cơ sở đạtchuẩn quốc gia)
- Hệ thống các trạm y tế được tăng cường cả về số lượng và bổ sung nhân
viên y tế Đã có 99,51% số xã có trạm y tế, 72% trạm y tế xã có bác sĩ, trên 95%trạm y tế xã có nhà hộ sinh, khoảng 78,8% trạm y tế xã đã thực hiện khám chữabệnh bằng bảo hiểm y tế Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên86% Công tác chăm sóc sức khỏe tuyến cơ sở được đổi mới, mở rộng dịch vụ y
tế cho tuyến xã, thí điểm thực hiện quản lý một số bệnh mãn tính, góp phần giảmtải cho tuyến trên
Đã có 45,9% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
- Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp Đã có
44,8% số xã có Trung tâm văn hoá - Thể thao xã, 46% số thôn có nhà vănhoá/nhà sinh hoạt cộng đồng, 48,65% thôn được công nhận là làng văn hoá, có36.141 sân vận động và sân bóng đá do cấp xã quản lý, 1.593 nhà thi đấu và nhàtập luyện, 348 bể bơi và hồ bơi tự tạo, 38.371 câu lạc bộ TDTT cơ sở được thànhlập
Đã có 7,7% số xã đạt chuẩn về cơ sở vật chất văn hóa
Tuy nhiên, phát triển kết cấu hạ tầng cấp xã còn chưa đồng bộ và chưa
đồng đều giữa các vùng Các địa phương Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sôngCửu Long có tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chiacắt, suất đầu tư lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế
Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn nhiều bấtcập, chưa có cơ chế tài chính để thực hiện
1.2.2.7 Về văn hóa - xã hội - môi trường
- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao quần chúng được
đa dạng hóa và đẩy mạnh Nhiều hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản vănhóa được đẩy mạnh Sinh hoạt cộng đồng đã được quan tâm thực hiện và từngbước đi vào nền nếp
Trang 38kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã động viên, khơi dậy trong cáctầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xâydựng nông thôn mới Phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phát triểnsâu rộng Năm 2013 có 47% làng, thôn, ấp, bản văn hóa đạt chuẩn cơ sở vật chất;
16 triệu gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”
Đã có 47,5% số xã đạt tiêu chí về văn hóa
- Về đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn: Đã phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm,nguyện vọng của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận độngnhân dân ở các vùng nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc nâng cao cảnhgiác cách mạng, làm tốt công tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm
và các tệ nạn xã hội Đã chủ động đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt độngchống phá của thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nôngthôn; xử lý tốt các vấn đề phức tạp phát sinh, không để bị động, bất ngờ; đẩymạnh tấn công trấn áp tội phạm, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự an toàn xãhội trên địa bàn nông thôn
Đến nay đã có 86,1% số xã đạt tiêu chí về an ninh trật tự xã hội
1.2.2.8 Về phát triển sản xuất tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo
Đề án sản xuất của các xã đều được xây dựng trên cơ sở xác định nhómcây, con, ngành nghề lợi thế Nhiều xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện đề án trênđồng ruộng
Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệthống giao thông, thủy lợi - chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vàođồng ruộng, tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, HàNội, Nam Định, Thanh Hóa… Chính sách hỗ trợ dân mua máy cày, gặt, sấy đãđược nhiều tỉnh triển khai mạnh mẽ, đưa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu này tăng từ40% - 50% lên 80% - 90% như Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang An Giang, HậuGiang, Đồng Tháp…
Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông quatăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp Mô hình “cánh đồng
Trang 39mẫu lớn” được 43 tỉnh trong cả nước áp dụng Riêng vụ Đông - Xuân năm
2013-2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã mở rộng diện tích cánh đồng lớn lênđến 100.000 ha, nhiều nhất tại An Giang (35.000 ha), Cần Thơ (14.228 ha)
Đã có trên 9.000 mô hình sản xuất với tổng vốn ngân sách hỗ trợ khoảng8.400 tỷ đồng đem lại năng suất thu nhập cao hơn trước từ 15%-40%
Đã có nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả cao được các địa phươngquan tâm nghiên cứu, nhân rộng Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng triển khaimạnh các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao Tỉnh Lâm Đồng có 10.000
ha (11%) có mức thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm Một số tỉnh, thành phố
đã bước đầu quan tâm chỉ đạo hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp gắnvới du lịch ở nông thôn (xã Yên Đức, huyện Đông Triều, Quảng Ninh; xã ThôngNguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang…), hàng năm đã thu hút được hàngtrăm ngàn lượt khách du lịch
Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thônnăm 2013 gấp 1,8 lần so với năm 2010 Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm
2013 là 12,6% giảm bình quân 2%/năm so với năm 2008
Đến nay đã có 30,1% số xã đạt tiêu chí thu nhập, 52,8% số xã đạt tiêu chíviệc làm và 24,5% số xã đạt tiêu chí hộ nghèo
1.2.2.9 Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh:
- Tổ chức cơ sở đảng ở nhiều vùng nông thôn đã được nâng cao chấtlượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân tronglãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở Trong quá trình triển khaichương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều cấp uỷ đảng cơ sở đã chủ động lựachọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những yêu cầu, nguyện vọng chính đángcủa nhân dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp uỷ, chi bộ, và xây dựng thành nghịquyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện có kết quả Nhờ vậy uy tín được nâng cao
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo được nhiều địa phương (nhất là cấp xã) đãđược kiện toàn Qua hoạt động thực tiễn đội ngũ cán bộ xã đã có bước trưởngthành nhanh, năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng vận động quần chúng đãđược nâng lên rõ rệt Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn
Trang 40được quan tâm (đã có khoảng 85% số xã đạt tiêu chí này) Nhiều nơi đã luânchuyển tăng cường cán bộ về xã Một số địa phương có chính sách thu hút cán bộtrẻ về công tác ở cấp xã.
- Sự phối hợp giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức thành viên trong chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chương trình xâydựng NTM ngày càng cụ thể và hiệu quả như Hội nông dân với xóa đói giảmnghèo; Hội phụ nữ với phong trào “5 không, ba sạch”… Nhờ đó đã kịp thời khắcphục những hạn chế trong nhận thức của cán bộ và nhân dân; tháo gỡ khó khănvướng mắc từ cơ sở; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp,các ngành, tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị
Đến nay đã có 61,8% số xã đạt tiêu chí về hệ thống tổ chức chính trị xã hội Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương,mức đạt các tiêu chí NTM tăng lên rõ rệt Từ bình quân 4,7 tiêu chí/xã năm 2011nay đã đạt 8,47 tiêu chí/xã Đã có:
- Số xã đạt 19 tiêu chí: 185 xã, chiếm tỷ lệ 2,05%;
- Số xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: 622 xã, chiếm tỷ lệ 6,9%;
- Số xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí: 2.646 xã, chiếm tỷ lệ 29,37%;
- Số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí: 4.033 xã, chiếm 44,77%;
- Số xã dưới 5 tiêu chí: 1.515 xã, chiếm 16,82%;
- Số xã chưa đạt tiêu chí tiêu chí nào: 07 xã
(Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2013 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2014).
1.2.3 Thực trạng xây dựng nông thôn mới tỉnh Nam Định
1.2.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM
- Xác định quy hoạch là cơ sở quan trọng để xây dựng NTM, phải đi trướcmột bước, UBND tỉnh đã giao các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, thị trấn lập 3quy hoạch cấp xã; hỗ trợ các xã 27.630 triệu đồng để khảo sát hiện trạng và lậpcác quy hoạch (130 triệu đồng/xã)
- Đến cuối năm 2011, 100% số xã, thị trấn đã hoàn thành quy hoạchphát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng NTM; đến 20/12/2013 đãhoàn