0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 73 -80 )

3.4.2.1. Tổ chức lực lượng và phân công nhiệm vụ

* Đối với Ủy ban nhân dân xã:

UBND xã thành lập Ban Chỉđạo xây dựng nông thôn mới gồm các thành phần sau: Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm Phó Trưởng ban, Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ xã, Chủ tịch Hội Nông dân xã, cán bộđịa chính xã làm thành viên Ban Chỉđạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Phân công nhiệm vụ các thành viên:

- Bộ phận thường trực:

+ Xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý.

+ Duy trì hoạt động thường xuyên của BQL trong quá trình thực hiện đề án. - Tiểu ban tuyên truyền:

+ Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung đề án

đến cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong toàn xã.

+ Phối hợp với ban tuyên giáo Đảng uỷ thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên về mục tiêu, ý nghĩa và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cũng nhưđề án và quá trình triển khai thực hiện.

+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức ký kết thi đua xây dựng nông thôn mới cho các thôn trên địa bàn xã.

- Tiểu ban chuyên môn kỹ thuật:

+ Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của đề án, tham mưu cho BQL xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch phấn đấu hàng năm báo cáo Đảng uỷ - HĐND xã và trình UBND huyện phê duyệt.

+ Tiếp nhận, quản lý, theo dõi các nguồn vốn, tham mưu các biện pháp triển khai huy động nguồn vốn từ bên ngoài hỗ trợ cho chương trình.

+ Ban hành các quy chế quản lý, phân bổ, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ.

* Đối với các thôn:

- Thành lập Ban quản lý thôn với Trưởng ban là trưởng thôn. Nhiệm vụ của thôn:

- Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ

trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ

nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển nông thôn.

- Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng NTM chung của xã theo yêu cầu của Ban quản lý xã.

- Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên thôn, liên hộ; xây dựng trường mầm non, nhà văn hóa thôn).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi làng và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo.

- Đảm bảo an ninh, trật tự trong thôn; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn.

* Đối với hộ gia đình

- Tham gia đóng góp tiền của công sức để cải tạo nâng cấp hệ thống

đường ngõ xóm, hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng cải tạo nhà văn hóa thôn; tiếp nhận và ứng dụng giống mới; chỉnh trang nhà ở, xây dựng công trình vệ sinh trong khu dân cư.

- Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập đạt chất lượng, hiệu quả. - Phát triển sản xuất và xây dựng nhà ở phải theo quy hoạch, quan tâm xây dựng khuôn viên nhà, vườn, tường rào, cổng và các công trình khác đảm bảo xanh, sạch, đẹp; ưu tiên đầu tư các công trình nhà vệ sinh, nhà tắm, nước sinh hoạt đạt chuẩn; xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, không ảnh hưởng

đến các hộ lân cận.

- Tham gia tích cực trong việc đóng góp kế hoạch chuẩn bị triển khai thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn xã, đồng thời giám sát các công trình xây dựng cơ bản đối với đơn vị thi công công trình.

- Tiếp nhận và thực hiện đúng nội dung tuyên truyền thực thi xây dựng nông thôn mới của BCĐ cấp xã. Chủ động xây dựng gia đình văn hóa và tham gia xây dựng làng xóm văn hóa mới giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp,...

- Phát huy quyền dân chủ, tham gia giám sát việc thực hiện các công trình

được đầu tư trên địa bàn với tinh thần cao nhất, phản ánh những vấn đề sai trái với ban giám sát cộng đồng và các chức trách tại địa phương.

- Sau khi các công trình hoàn thành phải cùng nhau quản lý, bảo vệ và sử

dụng một cách có hiệu quả cao nhất, tránh làm lãng phí, thất thoát hoặc hư hỏng nhanh do quản lý kém.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 - Có ý thức tự lực, tự cường, phát huy nội lực của người dân và cộng cộng nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển để tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.

3.4.2.2. Huy động nguồn vốn xây dựng NTM

- Khai thác nguồn thu từ đất đai tại xã: Những diện tích đất xen kẹp, đất sản xuất kém hiệu quả trong địa bàn xã được quy hoạch đất dãn dân đề nghị

huyện cho phép thu hồi và tổ chức đấu giá thu tiền sử dụng đất. Số tiền thu được

đề nghị UBND huyện báo cáo HĐND cùng cấp xem xét, quyết định để lại 100% cho ngân sách xã bằng hình thức “cấp lại dự án” theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tạo nguồn vốn xây dựng NTM xã Sơn Diệm.

- Huy động vốn các doanh nghiệp, HTX và tư nhân đầu tư xây dựng các công trình dự án xây dựng khu chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản xa khu dân cư, dự

án sản xuất khác.

- Huy động vốn đầu tư từ cộng đồng: huy động vốn của nhân dân địa phương kết hợp chặt chẽ giữa việc huy động bằng tiền với việc đóng góp ngày công lao

động là chính. Trên cơ sở tuyên truyền, vận động để người dân hiểu biết và tự

nguyện, có nhận thức đúng đắn về việc đóng góp xây dựng, tránh tình trạng áp đặt. - Ưu tiên bố trí vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu của Trung

ương, tỉnh và cơ chế huy động, hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.

3.4.2.3. Triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm

Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Sơn Diệm đã thực hiện được các hạng mục công trình quy hoạch như sau:

a. Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Xã đã ưu tiên nguồn lực cho sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực. Từ

nguồn vốn xây dựng nông thôn mới xã đã hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi cho 21 mô hình chăn nuôi lợn có xử lý môi trường quy mô 15 - 30 con, 24 mô hình chăn nuôi hươu, 02 mô hình trồng cây lâu năm và 01 mô hình trồng và chăm sóc rừng.

b. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội * Giao thông

+ Giao thông trục xã: Trục đường xã đã có nền đường rộng 5 - 7m nên không cần mở rộng thêm, xã đã thuê đơn vị xây dựng để xây dựng tuyến đường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 trên nền đường hiện trạng với chiều dài 3,2 km, nguồn vốn xây dựng được lấy từ

vốn xây dựng nông thôn mới và quỹ thiên tai Miền Trung. Trong quá trình xây dựng thì có sự giám sát của địa chính xã và người dân nhằm tránh sai phạm, thất thoát, lãng phí, công trình không đảm bảo chất lượng.

+ Giao thông ngõ xóm, nội đồng: Xã đã vận động nhân dân hiến đất làm

đường giao thông rộng khắp toàn xã, toàn xã đã có 1.103 hộ hiến đất, hiến cây với 4,2 ha và hàng ngàn cây cối các loại. Cùng với chính sách hỗ trợ làm đường giao thông của tỉnh, vận động trong nhân dân đóng góp ngày công lao động, tiền và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trên địa bàn, xã đã bê tông hóa được 6,8 km giao thông trục xóm, 4,9 km giao thông ngõ xóm, 19,9 km giao thông nội đồng.

* Thủy lợi:

+ Xã đã hỗ trợ xi măng và vận động người dân hỗ trợ ngày công lao động

để xây dựng 4,5 km kênh mương. Hàng năm xã đã chỉđạo nhân dân nạo vét kênh mương đểđáp ứng nhu cầu sản xuất.

* Cơ sở vật chất văn hóa:

+ Xây dựng nhà văn hóa: Nhà văn hóa của 3 thôn được xây dựng mới trên nên đất cũ, với nguồn vốn được lấy từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn 135. Xã đã thuê đơn vị xây dựng để xây dựng nhà văn hóa đươi sự

giám sát của cộng đồng dân cư.

c. Về phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường

+ Y tế: thực hiện vận động các chương trình, mục tiêu Quốc gia về y tế để

chương trình được triển khai hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. + Văn hóa: Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, gia đình văn hóa bằng cách tuyên truyền, vận động trong nhân dân.

+ Các thôn tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm hàng tháng, thu gom rác thải; rà soát các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã để tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường.

d. Về xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh trật tự xã hội

Tuyên truyền toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69

e. Giữ vững và phát triển các tiêu chí đã đạt

- Củng cố và xây dựng hệ thống chính trịđạt trong sạch, vững mạnh hàng năm; quán triệt sâu rộng cho các Đảng viên biết Bộ tiêu chí và tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã để các Đảng viên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia một cách tích cực.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước:

+ Tổ chức quán triệt trong chính quyền và người dân về nội dung xây dựng nông thôn mới.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới và tổ chức cho người dân tham gia ý kiến về kế hoạch.

+ Lập các bản thỏa ước giữa chính quyền với nhân dân về công việc của các bên phải thực hiện trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

+ Thông báo rộng rãi trong hệ thống Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ

quốc, các đoàn thể và trong nhân dân về các công tác đã làm và chuẩn bị thực hiện trong thời gian tới.

+ Đối với từng công trình, dự án cụ thể khi triển khai thực hiện phải có sự

giám sát của nhân dân.

- Tăng cường công tác vận động tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong nhân dân.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân toàn xã biết về các nội dung xây dựng nông thôn mới để vận động người dân tự nguyện tham gia chương trình.

- Tổ chức cho nhân dân được tham gia thảo luận đóng góp vào kế hoạch trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn, từ đó xác định trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình và của cả cộng đồng trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Thường xuyên cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để phổ biến và nhân rộng mô hình phù hợp với tình hình thực tế của xã.

- Công khai trước nhân dân các mục tiêu, nội dung, mức độ, hình thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 nước và các nguồn vốn khác được sử dụng trong xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới.

- Vận động, khuyến khích nhân dân tự triển khai các nội dung, chương trình theo năng lực, hưởng ứng mạnh mẽ phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”. Tập trung cải tạo ao vườn, hệ thống tiêu thoát nước, chỉnh trang lại nhà ở, các công trình vệ sinh, tường rào, cổng ngõ; hướng dẫn và vận

động nhân dân bảo vệ cảnh quan môi trường và thu gom, xử lý rác thải.

- Các chương trình xây dựng trên địa bàn do xã, người dân và cộng đồng dân cư cùng quản lý, vận hành và bảo dưỡng. Các chương trình xây dựng cơ bản

đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao (nhà văn hóa, chương trình nước sạch, trường học, cầu cống,...) phải có thiết kế kỹ thuật theo quy định thì UBND huyện thẩm định và phê duyệt, các công trình khác không đòi hỏi kỹ thuật cao thì UBND xã lập Báo cáo đầu tư, phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Khuyến khích nhân dân giám sát, đánh giá độc lập các kết quả thực hiện từng hạng mục để rút kinh nghiệm triển khai các hạng mục khác cũng như tiến hành chương trình mục tiêu quốc gia sau này.

- Nâng cao chất lượng hoạt động, vai trò, mối quan hệ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sựđiều hành của chính quyền, xác định rõ vai trò của mỗi tổ chức trong xây dựng nông thôn mới thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

3.4.2.4. Tổ chức kiểm tra và giám sát các công trình thực hiện

- UBND xã thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng công trình. Quyết định xử lý theo qui

định của pháp luật, thực hiện cưỡng chế thi hành các quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên được giao đối với các công trình vi phạm quản lý quy hoạch xây dựng của xã.

- Cộng đồng dân cư cửđại diện để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã.

- Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 73 -80 )

×