3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế của huyện đã có những bước tăng trưởng khá: Giai đoạn 2013 - 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,5%, tỷ trọng cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 38,77%; Công nghiệp - Xây dựng 16,68%; Thương mại - dịch vụ : 44,55%. Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá trị gia tăng (giá hiện hành) năm 2005 đạt 4,6 triệu và năm 2013 đạt 23,14 triệu đồng/người.
Bảng 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2005 - 2014
( Đơn vị tính: % )
Chỉ tiêu 2005 2010 2013 2014
Nông nghiệp 70,70 44,70 41,10 38,77
Công nghiệp - Xây dựng 6,30 10,70 15,00 16,68
Dịch vụ 22,90 44,60 43,90 44,55
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Sơn năm 2014)
Thực trạng cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2005 - 2014 (tính theo tổng sản phẩm nội huyện - giá hiện hành) là Thương mại - Dịch vụ, Nông nghiệp và Công nghiệp – Xây dựng. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm rất nhỏ và chuyển dịch có xu hướng tăng dần, từ 6,3% năm 2005 lên 16,68% năm 2014.
Điều này phản ánh sự phát triển công nghiệp của Huyện chủ yếu là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, hàn gò,… Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm từ 70,7% năm 2005 xuống 38,77% năm 2014. Ngành Thương mại - Dịch vụ chuyển dịch rất nhanh từ 22,9% năm 2005 tăng lên 44,55% năm 2014. Thương mại - Dịch vụ
tăng nhanh chủ yếu là do những dự án thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cùng với đó là sự gia tăng nhanh của dịch vụ vận tải. Bưu chính viễn thông, các dịch vụ bảo hiểm, tin học, kỹ thuật, y tế, giáo dục…cũng có bước phát triển nhanh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Nền kinh tế của huyện Hương Sơn ngành nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm hàng đầu. Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ phát triển khá theo chiều chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn trong cả nước.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Ngành nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt kết quả khá toàn diện. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 45.934 tấn (bằng 102,37% KH, tăng 15,41% so với 2013), trong đó sản lượng cây trồng vụ Đông đạt cao nhất từ trước tới nay. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 1.520,42 tỷđồng. Giá trị bình quân trên một ha đất canh tác 60,7 triệu đồng.
Chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng nhanh, các mô hình gia trại, trang trại tiếp tục được nhân rộng. Tổng đàn hươu 30.500 con (tăng 7,02% so với năm 2013); đàn trâu, bò 31.450 con (tăng 2,03% so với năm 2013); đàn lợn 31.700 con (tăng 40,45 so với năm 2013) đàn dê 4.120 con, đàn gia cầm 458.000 con. Sản lượng thịt
đạt 7.638 tấn (tăng 20,28% so với năm 2013); nhung hươu 8.200 kg (tăng 12,33% so với năm 2013); sản lượng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản 670 tấn. Công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai đồng bộ, tiêm phòng đạt tỷ lệ cao, không
để dịch bệnh lớn xẩy ra trên địa bàn. Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 500,04 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 39,49% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Phong trào phát triển cây ăn quả, chè công nghiệp có bước chuyển biến mạnh. Các địa phương trồng mới trên 120 ha cây ăn quả (cam 105 ha); sản lượng quả đạt 15.275 tấn (đạt 102,98% kế hoạch, tăng 2,71% so với năm 2013). Diện tích Chè công nghiệp 325 ha, trong đó trồng mới 30 ha, sản lượng búp tươi 4.320 tấn.
Trồng mới 700 ha rừng tập trung, 01 triệu cây phân tán; trồng mới 106 ha cao su, nâng tổng diện tích cao su lên 650 ha. Khai thác 42.964 m3 gỗ, trong đó 40.000 m3 gỗ rừng trồng. Tổ chức tốt đợt diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng 3 cấp theo kế hoạch của tỉnh.
b. Ngành Công nghiệp – xây dựng
Trong năm 2014 thành lập mới 27 doanh nghiệp, 07 hợp tác xã. Đến nay toàn huyện có 266 doanh nghiệp (không tính các doanh nghiệp ngừng hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
động), 76 HTX, 2653 hộ kinh doanh cá thể hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Một số dự án đầu tư trên địa bàn như dự án khai thác khoáng sản sericit tại Sơn Bình, Sơn Trà; dự án khu sinh thái Hải Thượng tại Sơn Trung; dự
án bò sữa tại Sơn Lễ... đang tích cực triển khai. Việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản được được quan tâm và đạt kết quả khá, một số công trình trọng điểm như hệ thống điện 11 xã thuộc Dự án Năng lượng nông thôn 2 mở
rộng đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, đường nối cầu Mỹ Thịnh với quốc lộ 8A nhánh 2, đường vào trung tâm xã Sơn Quang, đường vào trung tâm xã Sơn Mai... đang triển khai, giá trị đầu tư XDCB đạt 578,2 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước 236,9 tỷđồng. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp -
xây dựng trên địa bàn (theo giá hiện hành) đạt 1.066,2 tỷ đồng, tăng 35,5% so với năm 2013.
c. Ngành thương mại - dịch vụ
Hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu lưu thông và trao đổi hàng hoá. Mạng lưới hệ thống chợ nông thôn và thương mại dịch vụ được quan tâm chú trọng phát triển, đang thực hiện mô hình xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý chợ nông thôn tại Sơn Châu bước đầu có hiệu quả
tốt. Công tác quản lý thị trường ngày càng được tăng cường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và tăng giá đột biến. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đạt 925 tỷđồng, tăng 30% so với 2013.
Hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tiếp tục đạt kết quả khả quan, trong năm 2014 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 02 dự án, nâng tổng số dự án đã được cấp giấy chứng nhận lên 21 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 3.100 tỷ đồng, trong đó có 7 dự án đã đi vào hoạt động. Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tăng mạnh, tính đến 27/11/2014
đạt 325,08 triệu USD (tăng 141,31 triệu USD so với năm 2013).
d. Tài chính - tín dụng
Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 59,5 tỷđồng (tăng 22,36% so với năm 2012 và vượt 6,25% so với KH); trong đó, thu từ cấp quyền sử dụng đất 27 tỷ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
đồng. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng - an ninh và hoạt động của hệ thống chính trị; vừa thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm chi, chống lãng phí, đồng thời đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội.
Hoạt động tín dụng ngân hàng đã có nhiều giải pháp để huy động nguồn vốn và thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, xây dựng nông thôn mới. Tổng nguồn vốn huy động và quản lý tại địa bàn đạt 1.102,48 tỷđồng, tăng 103,864 tỷ đồng (10,4%) so với đầu kỳ. Tổng dư nợ cho vay ước đạt 923,14 tỷ đồng, tăng 152,166 tỷ đồng (19,7%) so với đầu kỳ, trong đó cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn trên 90%; nợ xấu quá hạn chỉ còn 1,55 tỷđồng.
Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 18.241 lượt hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên và người đi xuất khẩu lao động vay số vốn trên 1.021,583 tỷđồng.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2014 dân số của huyện Hương Sơn có 117.077 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Hương Sơn ổn định ở mức 0,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,14 triệu đồng.
Tổng số lao động tham gia các hoạt động kinh tế trên địa bàn 56.800 người, số lao động được tạo việc làm 1.500 người. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động là 18,9%.