Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 47)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Sơn là huyện miền núi thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh, có tọa độ địa lý từ 105006'08" đến 105033'08" Kinh độ Đông và từ 18016'07"đến 18037'28" Vĩđộ Bắc. Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An; - Phía Đông giáp huyện Đức Thọ, huyện Vũ Quang;

- Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; - Phía Nam giáp huyện Vũ Quang.

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã với tổng diện tích tự nhiên 110.414,78 ha, chiếm 18,33% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Hương Sơn có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình đồi núi xen đồng bằng thung lũng bị chia cắt bởi 2 hệ thống sông: Ngàn Phố và Ngàn Sâu và một số lưu vực khác nên hình thành ba vùng địa hình khá rõ rệt: vùng núi cao, vùng bán sơn địa và thung lũng đồng bằng dọc theo các lưu vực sông. Vùng núi cao, vùng bán sơn địa chiếm hơn 3/4 diện tích tự nhiên của huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa, lại bị chi phối bởi yếu tố địa hình sườn Đông Trường Sơn nên có sự phân hóa rất khắc nghiệt với đặc trưng là mùa

đông lạnh ẩm, mưa nhiều, mùa hè khô, nóng. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 24,40C, lượng mưa bình quân hàng năm của huyện từ 2.000 - 2.100 mm), nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm.; Độẩm không khí bình quân năm là 85%. Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1.463 giờ.Các hiện tượng thời tiết khác:Hàng năm, trên địa bàn huyện còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 1 - 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Bão thường xuất hiện vào các tháng 9 - 11 hàng năm, trung bình một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới có thể gây ra lượng mưa từ 200 - 250 mm, thậm chí đến 500 mm. Mưa to, gió lớn, gây lũ lụt nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng bởi hệ thống sông, suối khá dày đặc trên địa bàn, nhưng nhìn chung là chiều dài của các con suối ngắn, lưu lượng nhỏ, suối có độ dốc và tốc độ dòng chảy lớn, chủ yếu là về mùa mưa lũ.

Sông Ngàn Phố là sông lớn duy nhất chảy qua địa bàn huyện, bắt nguồn từ

dãy núi Trường Sơn, chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam của huyện, nằm ở độ

dốc cao 1.400 m so với mặt nước biển. Sông có chiều dài khoảng 70 km, lòng sông hẹp (có độ rộng trung bình 18,7 m) lại chảy qua phần lớn khu vực đồi núi nên mặc dù có tạo ra được nguồn thuỷ năng lớn nhưng không mang theo phù sa

để tăng độ phì nhiêu cho ruộng đất mà trái lại về mùa mưa còn gây ra lũ lụt lớn làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Kết quả điều tra, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 cho thấy: Tài nguyên đất của huyện Hương Sơn có 4 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa: Có diện tích 12.295,25 ha, chiếm 11,14% diện tích tự

nhiên. Nhóm đất này phân bố tập trung ở địa hình tương đối bằng phẳng, nhóm đất này rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất đỏ vàng (F): Có diện tích 80.133,91 ha, chiếm 72,64% diện tích tự nhiên. Đất này là loại đất tốt, thích hợp để phát triển cây lâu năm có giá trị

như chè, cây ăn quả,...

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Có diện tích 3.546,77 ha, chiếm 3,21% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này thuộc tầng đất mỏng cần được sử dụng hợp lý.

- Đất mùn vàng đỏ trên núi (H): Có diện tích 2.842,29 ha, chiếm 2,58% diện tích tự nhiên của huyện. Loại đất này phù hợp cho khoanh nuôi phát triển rừng cũng như bố trí trồng rừng để bảo vệ các khu vực rừng đầu nguồn.

b. Tài nguyên nước

* Nguồn nước mặt: Hương Sơn có nguồn nước mặt khá dồi dào nhờ hệ

thống sông suối, kênh mương dày đặc và nhiều hồđập lớn. Trên địa bàn huyện hiện có 79 hồ, đập chứa nước các loại (cả tự nhiên và nhân tạo) với tổng dung tích trên 10 triệu m3 nước,… Hệ thống các sông, suối và các hồđập lớn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong huyện.

* Nguồn nước ngầm: Lượng nước ngầm của huyện thấp, vào mùa khô việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, cần nhanh chống phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc để tăng khả năng giữ nước trọng đất.

c. Tài nguyên rừng

Tài nguyên động thực vật rừng rất đa dạng và phong phú. Đã thống kê

được 465 loài thực vật bậc cao với nhiều loại quý hiếm như Cẩm Lai, Lát Hoa, Lim, Dổi, Pơ Mu,... và nhiều cây dược liệu quý.

Động vật rừng đã thống kê được 70 loài thú trong đó có nhiều loài quý hiếm như Sao La, Mang Lớn, Voi,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 Với tiềm năng rừng về số lượng động, thực vật kể trên, có thể khẳng định rừng trên địa bàn huyện rất phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên sinh học vô giá cần được giữ gìn và phát triển phục vụ mục đích kinh tế và nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch.

d. Tài nguyên du lịch và nhân văn

Thiên nhiên và con người nơi đây trong quá trình phát triển của lịch sửđã tạo nên một miền quê hội tụ nhiều di tích lịch sử văn hóa. Hương Sơn được xem là vùng đất học của xứ Nghệ. Người dân Hương Sơn hiếu học, cầu thị… có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua đã là

động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hương Sơn.

e. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện không nhiều, theo kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là quặng sắt tại xã Sơn Trường, quặng sắt Limonit, thiếc tại xã Sơn Kim, than đá tại xã Sơn Thịnh, đá vôi tại xã Sơn Lâm và vàng tại xã Sơn Quang.

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện gồm 2 loại: nhóm phi kim loại có: caolin, sét, gạch ngói, nguyên liệu gốm sứ, đá xây dựng, và than tập trung chủ yếu ở vùng Phố Châu với diện tích phân bố khoảng 200 km2.

Mỏ nước khoáng Sơn Kim là mỏ nước khoáng có chất lượng tương đối tốt và trữ lượng khá dồi dào, đây là vùng nghỉ ngơi, an dưỡng và chữa bệnh rất tốt,

Đây là tiềm năng phát triển du lịch an dưỡng và là lợi thế so sánh của huyện.

f. Thực trạng môi trường

Là một huyện thuần nông (các hoạt động sản xuất vật chất chủ yếu là nông, lâm nghiệp), các trung tâm kinh tế - xã hội (thị trấn, thị tứ) đang được hình thành và phát triển, nên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ở

Hương Sơn chưa thật sự nghiêm trọng.

Tuy nhiên, do chưa xây dựng được hệ thống xử lý chất thải đồng bộ nên ở

một số khu vực có mật độ dân số cao, các khu trung tâm thương mại, các khu chợ

dịch vụ, khu du lịch nghỉ mát Nước Sốt, Trung tâm y tế,... có lượng chất thải nhiều

đã gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nhất định. Mặt khác với tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ,..), sử dụng quá nhiều các chế phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp cũng phần nào gây ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên của huyện. Vì vậy, cần phải có các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái trong khu vực.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)