đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

116 2.3K 13
đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ∗∗∗

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Mã Số : 11 -10 -10 Hệ : Chính Quy Niên Khoá : 1999 – 2003

Đề tài :

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN

TỈNH VĨNH LONG

Mã Số : 49981502

Người thực hiện : Lê Nhật Trường Chinh

Người hướng dẫn : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh Đơn vị : Khoa Quản Trị Kinh Doanh

Năm 2003

Trang 2

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

1.2.1 Chức năng phân phối 4

1.2.2 Chức năng giám đốc 4

1.3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 6

1.4 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 6

1.5 NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9

1.6 CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9

1.6.1 Giới thiệu về hệ thống báo cáo tài chính 9

1.6.1.1 Bảng cân đối Kế Toán_Khái niệm và ý nghĩa 9

1.6.1.2 Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh 17

1.6.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính 21

1.6.2.1 Mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng Cân đối Kế toán 21

1.6.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản 23

1.6.2.3 Phân tích cơ cấu Nguồn vốn 24

1.6.2.4 Phân tích công nợ và khả năng thanh toán 25

1.6.2.5 Nhu cầu và khả năng thanh toán 27

1.6.2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời 28

Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG 32

2.1 GIỚI THIỆU BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG 32

2.1.1 Vị trí và vai trò của Bưu điện trong sư phát triển của tỉnh Vĩnh Long 33 2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bưu điện Vĩnh Long 33

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và sản xuất của Bưu điện Vĩnh Long 34

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA BƯU ĐIỆN VĨNH LONG 37

2.2.1 Bảng cân đối kế toán của Bưu điện Vĩnh Long_ Phân tích tình hình biến động các khoản mục trong giai đoạn 2000-2002 .37

2.2.2 Mối quan hệ và tình hình biến động các khoản mucï trong Bảng Cân Đối Kế Toán 52

2.2.2.1 Quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn chủ sỡ hữu 52

2.2.2.2 Quan hệ giữa Nguồn tài sản của Doanh nghiệp với Nguồn vốn chủ sỡ hữu và nguồn vay hợp pháp 53

2.2.2.3 Quan hệ giữa vốn Doanh nghiệp bị chiếm dụng hoặc đi chiếm dụng với số chênh lệch giữa Tài sản phải thu và Công nợ phải trả 53

Trang 3

2.2.3 Phân tích cơ cấu tài sản 54

2.2.4 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 63

2.2.5 Phân tích công nợ và khả năng thanh toán của Bưu điện 70

2.2.6 Phân tích quan hệ và biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 82

2.2.7 Phân tích khả năng sinh lời 91

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 93

3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 93

3.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG 94

3.3 KIẾN NGHỊ 96

KẾT LUẬN 98

PHẦN PHỤ LỤC 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

Trang 4

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DVTKBĐ Dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện

CPSXKD Chi phí Sản xuất kinh doanh

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 : Bảng phân tích tình hình biến động các khoản mục trong bảng Cân đối Kế toán của Bưu điện Vĩnh Long

Bảng 2 : Quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn chủ sỡ hữu

Bảng 3 : Quan hệ giữa Nguồn tài sản của Doanh nghiệp với Nguồn vốn chủ sỡ hữu và nguồn vay hợp pháp

Bảng 4 : Bảng quan hệ giữa vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng hoặc đi chiếm dụng với số chênh lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả

Bảng 5 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2000 của Bưu điện Vĩnh Long Bảng 6 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2001 của Bưu điện Vĩnh Long Bảng 7 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản năm 2002 của Bưu điện Vĩnh Long Bảng 8 : Phân tích định gốc cơ cấu tài sản qua các năm của Bưu điện Vĩnh Long Bảng 9 : Bảng phân tích định gốc tỷ suất đầu tư của Bưu điện Vĩnh Long

Bảng 10 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2000 của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long Bảng 11 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2001 của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long Bảng 12 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2002 của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long Bảng 13 : Phân tích định gốc cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2000 – 2002

Bảng 14 : Bảng phân tích định gốc tỷ suất tài trợ của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long

Bảng 15 : Bảng phân tích tình hình thanh toán năm 2000 của Bưu điện Vĩnh Long Bảng 16 : Bảng phân tích tình hình thanh toán năm 2001 của Bưu điện Vĩnh Long Bảng 17 : Bảng phân tích tình hình thanh toán năm 2002 của Bưu điện Vĩnh Long Bảng 18 : Bảng phân tích định gốc khả năng thanh toán của Bưu điện Vĩnh Long

Bảng 19 : Bảng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2001

Bảng 20 : Bảng phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2002 Bảng 21 : Bảng phân tích gốc hiệu quả kinh doanh của Bưu điện Bảng 22 : Sức sinh lời của vốn cố định

Bảng 23 : Sức sinh lời của vốn lưu động Bảng 24 : Hệ số luân chuyển vốn lưu động

Trang 6

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu 1 : Biểu đồ giá trị tổng tài sản của Bưu điện Vĩnh Long qua các năm (chọn cuối năm 1999 làm thời điểm gốc)

Biểu 2 : Cơ cấu tài sản cuối năm 1999 của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 3 : Cơ cấu tài sản cuối năm 2000 của Bưu điện Vình Long Biểu 4 : Cơ cấu tài sản năm 2001 của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 5 : Cơ cấu tài sản cuối năm 2002 của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 6 : Phân tích tỷ suất đầu tư của Bưu điện Vĩnh Long

Biểu 7 : Cơ cấu nguồn vốn đầu năm 2000 của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 8 : Cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2000 của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 9 : Cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2001 của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 10 : Cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2002 của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 11 : Phân tích tỷ suất tài trợ của Bưu điện Vĩnh Long

Biểu 12 : Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của Bưu điện Vĩnh long Biểu 13 : Tỷ suất thanh toán tức thời

Biểu 14 : Tỷ suất thanh toán vốn lưu động Biểu 15 : Tổng doanh thu thực hiện qua các năm

Biểu 16 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Bưu điện Vĩnh Long Biểu 17 : Tỷ lệ doanh thu phát sinh, doanh thu cước được hưởng so với doanh thu thuần

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động của một doanh nghiệp được biết đến không chỉ ngoài việc doanh nghiệp đó có đáp ứng được gì cho nhu cầu của xã hội, cho người tiêu dùng hay không, mà doanh nghiệp đó còn phải hoạt động tốt, đối với các nhà quản lý doanh nghiệp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh được quan tâm nhiều hơn, như thế nào là hợp lý và như thế nào là không hợp lý, tình hình sử dụng các nguồn như nhân lực, vật lực, tài lực của đơn vị có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để biết được điều vừa nói ở trên thì việc phân tích các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị đồng thời đưa ra những biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý của doanh nghiệp

Cùng với tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngành Bưu điện ngày càng lớn mạnh trong nhiều lĩnh vực phục vụ cũng như đầu tư quản lý, do đặc điểm của ngành Bưu điện là vốn lớn, các công trình xây dựng trong thời gian dài, máy móc thiết bị phải được khấu hao trong nhiều năm Vì thế việc phân tích tình hình tài chính và các báo cáo tài chính của Bưu điện sẽ cho người sử dụng thấy được sự vận động và sự tương quan giữa chúng để từ đó đưa ra được những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và những quyết định tài chính đúng đắn

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trong phạm vi của luận văn chúng tôi đề cập đến những mục tiêu chủ yếu sau :

! Đánh giá tình hình sử dụng vốn, huy động và phân bổ vốn hợp lý hay không, mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, những nguyên nhân đem đến việc thừa, thiếu vốn

! Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của đơn vị, tình hình chấp hành các chế độ chính sách tài chính, tín dụng của Nhà nước

! Đánh giá hiệu quả sử dụng các loại tài sản và vốn chủ sở hữu

! Phát hiện những khả năng của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 8

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 2 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của luận văn này không thể bao quát hết toàn bộ hoạt động của Bưu điện mà chỉ đi sâu vào phân tích đánh giá trong lĩnh vực tài chính, các chỉ tiêu tài chính cơ bản để có thể thấy được những mặt mạnh mặt yếu của việc sử dụng các nguồn lực tài chính của Bưu điện và đề ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê Phương pháp cân đối Phương pháp so sánh

Phương pháp thay thế liên hoàn

5 Nguồn số liệu

Bảng Cân đối Kế toán của Bưu điện Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2002

Bảng phân tích kết quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh giai đoạn 2000 – 2002

Thuyết minh báo cáo tài chính giai đoạn 2000 – 2002

Báo cáo Hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2003 của Bưu điện Vĩnh Long

Và các tài liệu liên quan khác

6 Kết cấu luận văn

Mở đầu

Chương 1 : Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp

Chương 2 : Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại Bưu điện tỉnh Vĩnh Long

Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn

Trang 9

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước

Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính Tài chính doanh nghiệp hoạt động theo những nguyên tắc nhất định :

o Hoạt động tài chính của doanh nghiệp là nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ

o Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động tài chính bao gồm việc tổ chức thu chi tiền tệ trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhiệm vụ đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ, kịp thời và một cách hợp pháp về vốn tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá

o Hoạt động tài chính của doanh nghiệp được thực hiện tốt hay xấu sẽ có tác dụng thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn công tác tài chính không cung cấp đầy đủ tiền để thu mua nguyên vật liệu… thì sản xuất không thể tiến hành được liên tục Trái lại hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hay xấu lại có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chẳng hạn khi doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá, không thu được tiền thì công tác tài chính của doanh nghiệp cũng không thể tốt được

Vậy nguyên tắc hoạt động tài chính của doanh nghiệp là : hoạt động có

mục đích, sử dụng tiết kiệm và có lợi, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn một cách hợp pháp Nghĩa là, doanh nghiệp sử dụng vốn của mình theo đúng mục đích, tuân thủ theo các kỷ luật tài chính, kỷ luật tín dụng và kỷ luật thanh toán của Nhà nước đã ban hành Cấp phát và chi tiêu theo đúng chế độ thu chi của Nhà nước, không chi sai phạm vi quy định, không chiếm dụng vốn của ngân sách, ngân hàng và của các doanh nghiệp khác

Trang 10

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 4 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

1.2 CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH 1.2.1 Chức năng phân phối

Phân phối là khâu mấu chốt nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh, thông qua chức năng phân phối, thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp sẽ được phân phối một cách hợp lý Thu nhập bằng tiền đó phải bù đắp trước tiên cho các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như : bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả tiền mua sắm nguyên nhiện vật liệu, trả lương cho người lao động, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, …… Mặt khác, thu nhập của doanh nghiệp còn được sử dụng để hình thành các quỹ của doanh nghiệp như : quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, trả lợi tức cổ phần (nếu có), thực hiện bảo toàn vốn …v…v

1.2.2 Chức năng giám đốc

Giám đốc tài chính là sự giám sát các hoạt động kinh tế thông qua sự vận động của vốn tiền tệ trong kinh doanh nhằm đảm bảo các quỹ tiền tệ được phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả

Giám đốc tài chính sẽ kiểm tra tính đúng đắn của việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong đầu tư, từ đó giám đốc tài chính đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được ổn định

Việc kiểm tra giám đốc tài chính được tiến hành thường xuyên và toàn diện đối với các hoạt động kinh tế tài chính, việc làm này sẽ tác động tích cực đến việc ngăn chặn các thiếu sót trong kinh doanh và cho người quản lý đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn

Vai trò cụ thể của giám đốc tài chính :

o Đảm bảo đủ nguồn tài chính cho doanh nghiệp : Công việc của nhà

quản trị tài chính là huy động một cách tốt nhất các nguồn tài chính và đảm bảo cho các nguồn lực tài chính được đưa vào sản xuất một

Trang 11

cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất Công việc này do giám đốc tài chính đảm nhiệm, phải đảm bảo cho doanh nghiệp luôn luôn có đủ tiền thanh toán các món nợ đến hạn hoặc huy động thêm tiền tài trợ cho sản xuất vào bất cứ lúc nào cần đến

o Huy động nguồn ngân quỹ với chi phí thấp nhất : giám đốc tài chính

phải đảm bảo sự ổn định về nguồn tài chính dài hạn cho doanh nghiệp, huy động đầy đủ các nhu cầu tín dụng ngắn hạn, các hoạt động mua hàng cần cố gắng mua được càng rẻ càng tốt, phải đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ và tránh không bị phá sản, xác định rõ kết cấu thích hợp giữa các khoản tài trợ ngắn hạn và dài hạn phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp

o Sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính : giám đốc tài chính phải sử

dụng tiền bạc của doanh nghiệp vào các hoạt động đem lại lợi nhuận, không đầu tư vào những hoạt động có thể làm mất khả năng chi trả các món nợ Nhiệm vụ này thực ra không dễ bởi giám đốc tài chính không chỉ phải định rõ kết cấu hợp lý nhất giữa các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn mà còn phải tìm ra những cơ hội đầu tư tốt nhất, phải quyết định thời hạn sử dụng những tài sản hiện có và nhu cầu thay thế hay bổ sung tài sản mới

o Phân tích tài chính : Giám đốc tài chính tiến hành phân tích tài chính

để xác định những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp để có thể tăng vốn và đầu tư tiền bạc vào hoạt động sản xuất một cách hợp lý nhất hoặc có thể đánh giá nhu cầu gia tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp để chống lại sự cạnh tranh bên ngoài Bên cạnh đó giám đốc tài chính cần phải thiết lập các kế hoạch tài chính để đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả và không lâm vào tình trạng không trả được nợ, đồng thời giám sát các hoạt động của doanh nghiệp để thấy mức độ phù hợp của chúng so với kế hoạch

Nhiệm vụ của giám đốc tài chính :

o Huy động nguồn tài chính cho doanh nghiệp với những điều kiện càng thuận lợi càng tốt

o Đầu tư tiền bạc của doanh nghiệp một cách khôn ngoan nhất o Đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn cao

Trang 12

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 6 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

o Không để doanh nghiệp lâm vào tình trạng nợ chồng chất

o Thực hiện phân tích tài chính và xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp

o Xây dựng các kế hoạch tài chính

o Giám sát và hướng dẫn cáchd chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.3 Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Hoạt động tài chính bao gồm các nội dung như là : xác định nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất và hợp lý nhất Hoạt động tài chính có vai trò quan trọng và có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính, thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho việc đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát và xem xét một cách chi tiết các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, thông qua đó nắm rõ được thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính Trên cơ sở phân tích, các nhà quản lý sẽ có những giải pháp hữu hiệu và các quyết định cần thiết nhất để nâng cao chất lượng quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.4 MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Mục đích của phân tích tài chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng khác nhau: Ban giám đốc (Hội đồng quản trị), các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nơ,ï các khách hàng chính, các nhà cho vay tín dụng, ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các cơ quan nhà nước và người lao động,

Trang 13

…v…v… thể hiện cụ thể trong việc ứng dụng các thông tin tài chính của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu sau :

o Cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ khác để họ có thể ra các quyết định đầu tư, tín dụng vào doanh nghiệp Các thông tin này phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế mà họ muốn nghiên cứu các thông tin này

o Cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền

o Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và tình huống làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó

Trang 14

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 8 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Bảng tóm tắt nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau

Đối tượng sử dụng thông tin

Mục tiêu Các yếu tố cần dự đoán cho tương lai

Trả lời nhận được từ các thông tin

Nhà quản trị doanh nghiệp

Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

- Lập kế hoạch cho tương lai

- Đầu tư dài hạn - Chiến lược sản phẩm và thị trường

- Chọn phương án nào sẽ có hiệu quả cao ? - Nên huy động nguồn vốn đầu tư nào ?

Nhà đầu tư

Có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không ?

- Giá trị đầu tư nào sẽ thu được trong tương lai

- Các lợi ích khác có thể thu được

Năng lực của doanh nghiệp trong điều hành kinh doanh và huy động vốn đầu tư như thế nào ?

Người cho vay

Có nên cho doanh nghiệp này vay vốn hay không ?

- Doanh nghiệp có khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng hay không?

- Các lợi ích khác đối với nhà cho vay

- Tình hình công nợ của doanh nghiệp - Lợi ích có được chủ yếu từ hoạt động nào ?

- Tình hình và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp ?

Cơ quan Nhà nước và người lao động

Các khoản đóng góp cho Nhà nước Có nên tiếp tục hợp đồng không ?

- Hoạt động của doanh nghiệp có thích hợp và hợp pháp không ?

- Doanh nghiệp có thể tăng thêm thu nhập cho người lao động không ?

- Có thể có biến động gì về vốn và thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai ?

Trang 15

1.5 NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Nhiệm vụ cơ bản của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là đánh giá tình hình tài chính, nguồn vốn xem việc phân bổ các nguồn vốn có hợp lý hay không, việc bảo toàn vốn được thực hiện như thế nào nhằm phát hiện khai thác khả năng của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Bên cạnh đó phân tích tài chính cũng nhằm đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả năng chấp hành các chế độ chính sách tài chính, …… Việc phân tích tài chính của một doanh nghiệp thường bao gồm những bước cơ bản sau đây :

o Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

o Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động thực tế của doanh nghiệp

o Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp o Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

o Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

o Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

1.6 CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.6.1 Giới thiệu về hệ thống báo cáo tài chính

1.6.1.1 Bảng cân đối Kế Toán_Khái niệm và ý nghĩa

Bảng Cân Đối Kế Toán là một báo cáo tài chính tổng hợp,

phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản đó

Bảng Cân Đối Kế Toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công

tác quản lý doanh nghiệp, số liệu trên Bảng Cân Đối Kế Toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó Thông qua bảng cân đối kế toán, người sử dụng có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 16

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 10 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông

TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM ĐƠN VỊ :

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

tại ngày tháng năm

Đơn vị tính : đồng

TÀI SẢN Mã số Số đầu năm Số cuối năm

A_TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100

II_Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120

3 Dự phòng giảm giá đấu tư ngắn hạn 123

III_Cảc khoản phải thu 130

Vốn kinh doanh ở cac đơn vị trực thuộc 134

** Phải thu giữa TCty và Bưu điện tỉnh 135A ** Phải thu giữa Bưu điện tỉnh và Bưu điện huyện 135B

** Phải thu giữa BĐ tỉnh và BĐ huyện về DVTKBĐ 135D1 ** Phải thu giữa BĐ tỉnh và Cty DVTKBĐ 135D2

5 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139

4 Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang 144

Trang 17

8 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 148

V_Tài sản lưu động khác 150

5 Các khoản thế chấp ký cược ký quỹ dài hạn 155

B_TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẤU TƯ DÀI HẠN 200

II_Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220

3 Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 4 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229

III_Chi phí XDCB dở dang 230

IV_Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn 240

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 NGUỒN VỐN

5 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 315

Trang 18

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 12 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Phải trả giữa BĐ tỉnh và BĐ huyện 317B

Phải trả giữa BĐ tỉnh và BĐ huyện về DVTKBĐ 317D1 Phải trả giữa BĐ tỉnh và Cty DVTKBĐ 317D2 8 Các khoản phải trả phải nộp khác 318

3 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333

B_NGUỒN VỐN CHỦ SỠ HỮU 400

1 Nguồn vốn kinh doanh 411

2 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412

8 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 418 9 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 419

Nguồn kinh phí sự ngiệp năm trước 423

3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430

Trang 19

Kết cấu của Bảng Cân đối kế toán

Bảng Cân Đối Kế Toán được chia làm hai phần : phần phản ánh giá trị tài sản gọi là “Tài sản”; phần phản ánh nguồn hình thành tài sản gọi là “Nguồn vốn”

Phần Tài sản : các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ

giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị

o Về mặt kinh tế : Phần tài sản phản ảnh quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp đang tồn tại dưới nhiều hình thức là tài sản vật chất như tài sản cố định hữu hình, tồn kho, tài sản cố định vô hình (giá trị các bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất,…), hay tài sản chính thức như các khoản đầu tư, khoản phải thu, tiền mặt,… Qua phần xem xét “tài sản” cho phép đánh giá tổng quát năng lực sản xuất và quy mô cơ cở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp

o Về mặt pháp lý : số tiền của “tài sản” thể hiện số vốn thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng lâu dài cuả doanh nghiệp

Tài sản chia làm hai loại :

# Tài Sản Lưu Động Và Đầu Tư Ngắn Hạn :

Đây là những tài sản thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Phản ánh tổng giá trị tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn có đến thời điểm báo cáo Bao gồm các khoản mục sau :

! Vốn bằng tiền : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của đơn vị bao gồm tiền mặt ở tại doanh nghiệp hoặc tiền gửi ngân hàng hoặc tiền đang chuyển ! Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp

bao gồm : đầu tư chứng khoán, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh

Trang 20

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 14 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

! Các khoản phải thu : phản ánh toàn bộ giá trị các khoản phải thu từ khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, …… đó chính là tiền của doanh nghiệp mà khách hàng đang nợ vào thời điểm lập bảng cân đối kế toán và sẽ được trả trong một thời gian ngắn

! Hàng tồn kho : là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị các loại hàng tồn kho, dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị Bao gồm : Hàng mua đang đi trên đường, Nguyên liệu vật liệu tồn kho, Công cụ dụng cụ trong kho, Chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang, Thành phẩm tồn kho, Hàng hoá, Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ……

! Tài sản lưu động khác : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các loại tài sản lưu động khác chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên bao gồm : các khoản tạm ứng cho công nhân viên, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản cầm cố ký quỹ ký cược dài hạn

! Chi sự nghiệp : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và bằng nguồn kinh phí dự án chưa được quyết toán tại thời điểm báo cáo

o Tài Sản Cố Định Và Đầu Tư Dài Hạn :

Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang và các khoản ký quỹ ký cược dài hạn tại thời điểm báo cáo của đơn vị Bao gồm :

! Tài sản cố định hữu hình : là những tài sản biểu hiện dưới hình thái vật chất, như : máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, …… tại thời điểm báo cáo

! Tài sản cố định vô hình : loại tài sản này không có hình thái vật chất, chỉ biểu hiện dưới hình thái giá trị, như : quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, chi phí thành lập doanh nghiệp, ……

Trang 21

! Hao mòn tài sản cố định : phần này làm giảm tài sản cố định (hữu hình hoặc vô hình) và phải trừ vào nguyên giá để có giá trị hiện hành của tài sản cố định

! Đầu tư dài hạn : đây là những khoản gốp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán dài hạn

! Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang : Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dỡ dang, hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng

! Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn : Phản ánh số tiền đơn vị đem ký quỹ, ký cược dài hạn tại thời điểm lập báo cáo

Phần Nguồn vốn : phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có

mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng vào thời điểm lập báo cáo, thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang sử dụng ở đơn vị

o Về mặt kinh tế : Khi xem xét phần “Nguồn vốn” các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình đang quản lý và sử dụng

o Về mặt pháp lý : Các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được trách nhiệm của mình về tổng số vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau, như : Vốn chủ sỡ hữu, vay ngân hàng và các đối tượng khác, các khoản nợ phải trả, các khoản phải nộp vào ngân sách, các khoản phải thanh toán với công nhân viên, ……

Các nguồn vốn gồm :

o Nợ phải trả : đây là số vốn mà doanh nghiệp vay ngắn hạn hay dài hạn Loại vốn này doanh nghiệp chỉ dùng được trong một thời gian nhất định, với kỳ hạn trả lãi cho chủ nợ o Vốn chủ sở hữu : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ

nguồn vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị và phần kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc nộp lên Loại vốn này thuộc sỡ hữu của chủ doanh nghiệp hay những bên góp vốn,

Trang 22

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 16 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

không phải là những khoản nợ, không phải cam kết thanh toán, sử dụng được vô kỳ hạn Vốn chủ sỡ hữu bao gồm : ! Nguồn vốn, Quỹ : là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ nguồn

vốn thuộc quyền quản lý và sử dụng của đơn vị, bao gồm nguồn vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính Nguồn vốn, Quỹ bao gồm :

# Nguồn vốn kinh doanh : Do các thành viên của doanh nghiệp góp Đó là Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước, các bên liên doanh đối với các doanh nghiệp liên doanh, các cổ đông đối với các công ty cổ phần Đối với doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông là nguồn vốn từ ngân sách cấp và tự bổ sung (tự bổ sung của Tổng công ty và của đơn vị) # Chênh lệch đánh giá lại tài sản : phản ánh chênh

lệch do đánh giá lại tài sản (kể cả tài sản cố định và tài sản lưu động) chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo

# Chênh lệch tỷ giá : phản ánh chênh lệch tỷ giá do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm lập báo cáo

# Quỹ đầu tư phát triển : phản ánh số quỹ đầu tư phát triển chưa được sử dụng tại thời điểm báo cáo

# Quỹ dự phòng tài chính : phản ánh số quỹ dự phòng tài chính chưa được sử dụng tại thời điểm báo cáo # Lợi nhuận chưa phân phối : là lợi tức do hoạt động

sản xuất kinh doanh chưa được phân phối hay chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo

# Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản : phản ánh tổng số nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại thời điểm báo cáo

! Nguồn kinh phí, Quỹ khác : là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng số kinh phí được cấp để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanh như kinh phí sự nghiệp được ngân sách Nhà nước cấp hoặc kinh phí quản lý do các đơn vị

Trang 23

trực thuộc nộp lên, đã chi tiêu chưa được quyết toán hoặc chưa sử dụng và nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định Bao gồm : Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Quỹ khen thưởng phúc lợi, Quỹ quản lý của cấp trên, Nguồn kinh phí sự nghiệp, Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định

Các chỉ tiêu ngoài bảng : đó là một số chỉ tiêu phản ánh những

tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng đơn vị đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong bảng Cân đối kế toán Bao gồm : Tài sản thuê ngoài và tài sản thuộc BCC, Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ nhận gia công, Hàng hoá nhận bán hộ ký gửi, Nợ khó đòi đã xử lý, Tem thư, Tiền tiết kiệm đã chuyển vào quỹ hỗ trợ phát triển, Ngoại tệ các loại, Hạn mức kinh phí còn lại và Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có

1.6.1.2 Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (hay còn gọi

tắt là báo cáo thu nhập) là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định (kỳ kế toán có thể là tháng, quý hoặc năm), chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác và thuế gia trị gia tăng được Nhà nước khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm

Mục đích ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là

cung cấp những thông tin tổng hợp cho việc đánh giá kết quả từng hoạt động trong kỳ, tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và tình hình thuế giá trị gia tăng được Nhà nước khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm Thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ quan trọng cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, các chủ nợ, các khách hàng

Trang 24

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 18 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Bưu chính Viễn

Chỉ tiêu Mã số trước Kỳ này Kỳ Luỹ kế từ đầu năm

Doanh thu phân chia kinh doanh dịch vụ BC_VT 00A

Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02

+ Giá trị hàng bán bị trả lại 06 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp 07

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22

6 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 30

- Thu nhập hoạt động tài chính 31

7 Lợi tức từ hoạt động tài chính 40

- Các khoản thu nhập bất thường 41

8 Lợi tức từ hoạt động bất thường 50 9 Tổng lợi tức trước thuế 60 10 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70

Trong đó:- Trực tiếp nộp ngân sách 70A

Trang 25

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông bao gồm những nội dung sau :

Doanh thu phát sinh : Phản ánh tổng doanh thu cước phát sinh ở đơn

vị chưa phân chia cho các đơn vị khác (chưa phân chia giữa mạng di

động và mạng cố định, chưa trả cho các đối tác khác)

Doanh thu phân chia kinh doanh dịch vụ BC_VT : phản ánh phần

doanh thu chia cho mạng di động VMS, trả cho các đối tác khác (BCC

và các công ty viễn thông khác)

Tổng doanh thu : phản ánh tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và

dịch vụ trong kỳ báo cáo của đơn vị

Doanh thu hàng xuất khẩu : phản ánh tổng doanh thu xuất khẩu trong

kỳ báo cáo (đôí với đơn vị có hoạt động kinh doanh xuất khẩu)

Các khoản giảm trừ : phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ

vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm : Các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp

Doanh thu thuần : phản ánh số doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm,

dịch vụ đã trừ thuế và các khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh thu phải nộp : phản ánh số chênh lệch của doanh thu cước thực

hiện trừ (-) phần doanh thu cước được hưởng Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ chi tiết phát sinh Có TK 33621 trong kỳ kế toán (chi tiết phần doanh thu phải trả Tổng công ty)

Doanh thu được điều tiết : phản ánh số chênh lệch phần doanh thu

cước được hưởng với doanh thu cước thực hiện được Tổng công ty điều tiết (chỉ tiêu này chỉ áp dịng đối với đơn vị thuộc Tổng công ty điều tiết)

Doanh thu được hưởng : phản ánh phần doanh thu đơn vị được hưởng

(bao gồm doanh thu cước được hưởng và doanh thu kinh doanh khác) Phần doanh thu đơn vị được hưởng bằng (=) Tổng doanh thuần (-) doanh thu phải nộp (+) doanh thu được điều tiết

Giá vốn hàng bán : phản ánh tổng trị giá của mua của hàng hoá, giá

thành sản xuất của thành phẩm, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo

Trang 26

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 20 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Lợi nhuận gộp : phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá

vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo

Chi phí bán hàng : phản ánh tổng số chi phí bán hàng phân bổ cho số

hàng hoá, thành phẩm đã bán trong kỳ báo cáo

Chi phí quản lý doanh nghiệp : phản ánh tổng số chi phí quản lý quản

lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hoá, thành phẩm đã bán trong kỳ báo cáo

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : phản ánh kết quả tài chính

trước thuế của hoạt động kinh doanh chính trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí bán hàng và chi

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính : phản ánh số chênh lệch giữa thu

nhập với chi phí của hoạt động tài chính trong kỳ, phải thanh toán với Tổng công ty

Các khoản thu nhập bất thường : phản ánh các khoản thu nhập bất

thường, ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo

Chi phí bất thường : phản ánh các khoản chi phí bất thường, ngoài

hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, phát sinh trong kỳ báo cáo

Lợi nhuận từ hoạt động bất thường : phản ánh số chênh lệch giữa các

khoản thu nhập với các khoản chi phí bất thường phát sinh trong kỳ báo cáo, phải thanh toán với Tổng công ty

Tổng lợi nhuận trước thuế : phản ánh tổng số lợi nhuận trước khi trừ

thuế doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh Bưu chính Viễn thông và kinh doanh khác hạch toán riêng

Tổng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp : phản ánh tổng số thuế

doanh nghiệp phải nộp tương ứng với số lợi nhuận phát sinh trong kỳ báo cáo

Trang 27

o Trực tiếp nộp Ngân sách : phản ánh tổng số thuế thu nhập

doanh nghiệp Bưu điện phải nộp cho Ngân sách

o Nộp Tổng công ty để nộp Ngân sách : phản ánh tổng số thuế

thu nhập doanh nghiệp mà Bưu điện tỉnh phải nộp về Tổng công ty để nộp Ngân sách Nhà nước

Lợi nhuận sau thuế : phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt

động của đơn vị, sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo

1.6.2 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính

1.6.2.1 Mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong Bảng Cân đối Kế toán

1.6.2.1.1 Quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn chủ sỡ hữu

Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định Hai loại này hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sỡ hữu Tức là:

[A.I,II,IV,V(2,3),VI + B.I,II,III]TÀI SẢN = B NGUỒN VỐN

Đây chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là với nguồn vốn chủ sỡ hữu, doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc đi chiếm dụng nơi khác Tuy nhiên trong thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp như sau :

o Vế trái < vế phải, trường hợp này vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp sẽ bị thừa không sử dụng hết nên sẽ bị các doanh nghiệp hoặc các đối tượng khác chiếm dụng vốn bằng một số hình thức như : doanh nghiệp bán chịu thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoặc ứng trước tiền cho bên bán, các khoản thế chấp ký quỹ, ký cược, …… đối với doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông thì chủ yếu là các khoản nợ của khách hàng, ……

o Ngược lại vế trái > vế phải, nguồn vốn của doanh nghiệp không đủ trang trải cho tài sản, cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên buộc phải đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài bằng nhiều cách như huy động thêm nguồn vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng từ các đơn vị khác (mua trả chậm) hoặc ngay trong chính đơn vị Cụ thể trong doanh nghiệp Bưu chính Viễn

Trang 28

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 22 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

thông thường có những khoản chiếm dụng vốn từ các khoản vay, từ các quỹ của doanh nghiệp như quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ lương, …… Việc đi vay hoặc chiếm dụng vốn trong thời hạn thanh toán được coi là hợp lý, hợp pháp Các khoản nợ quá hạn được coi là các khoản chiếm dụng không hợp pháp

1.6.2.1.1 Quan hệ giữa Tài sản với Nguồn vốn chủ sỡ hữu và Nguồn vay hợp pháp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh khi nguồn vốn chủ sỡ hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay để bổ sung vốn kinh doanh, thông thường doanh nghiệp sẽ dùng nguồn từ các nguồn vay hợp pháp như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả dùng cho mục đích kinh doanh Do vậy ta có thêm cân đối thứ hai như sau :

[A.I,II,IV,V(2,3),VI + B.I,II,III]TÀI SẢN = [B + A.I(1),II]NGUỒN VỐN

Cũng tương tự như cân đối thứ nhất, cân đối thứ hai cũng mang tính lý thuyết và trong thực tế cũng chỉ xảy ra một trong hai trường hợp :

o Vế trái < vế phải, trường hợp này nguồn vốn của doanh nghiệp sử dụng không hết vào quá trình sản xuất kinh doanh (thừa vốn) nên số vốn doanh nghiệp thừa ra sẽ bị chiếm dụng như : khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp ký quỹ, ký cược, ……

o Vế trái > vế phải, trường hợp này mặc dù doanh nghiệp đã đi vay nhưng vẫn thiếu hụt vốn để bù đắp cho tài sản nên doanh nghiệp sẽ phải đi chiếm dụng vốn như nhận tiền trước của người mua, chịu tiền của nhà cung cấp, nợ tiền thuế Nhà nước, chậm trong việc trả lương cho công nhân viên, …… lúc này hoạt động tài chính của doanh nghiệp bắt đầu có những dấu hiệu không lành mạnh

1.6.2.1.2 Quan hệ giữa Vốn Doanh nghiệp bị chiếm dụng hoặc đi chiếm dụng với số chênh lệch giữa Tài sản phải thu và Công nợ phải trả

Từ sự phân tích hai cân đối trên thể hiện doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để đòi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

Trang 29

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Theo nguyên tắc của bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn, ta có cân đối thứ ba như sau :

[A.I(1),II + A.I(2,3,…,8),III + B]NGUỒN VỐN = [A.I,II,IV,V(2,3),VI + A.III,V(1,4,5) + B.I,II,III + B.IV]TÀI SẢN

Biến đổi cân đối trên ta có cân đối thứ tư như sau:

[A.I(1),II + B]NGUỒN VỐN – [A.I,II,IV,V(2,3),VI + B.I,II,III]TÀI SẢN = [A.III,V(1,4,5) + B.IV]TÀI SẢN – [A.I(2,3,…,8),III)]NGUỒN VỐN

Cân đối này cho thấy số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa tài sản phải thu và công nợ phải trả

Nếu các khoản phải trả > các khoản phải thu biểu hiện doanh nghiệp chiếm dụng được vốn Vì thế doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp đòi nợ và thanh toán các khoản nợ phải trả

Nếu các khoản phải trả < các khoản phải thu biểu hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn Do vậy doanh nghiệp cần đẩy mạnh các biện pháp đòi nợ, thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

1.6.2.2 Phân tích cơ cấu Tài sản

Cùng với việc phân tích tổng số tài sản đầu kỳ so với cuối kỳ, ta còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy mức độ hợp lý của việc phân bổ Việc đánh giá phải dựa trên tính chất của việc sản xuất kinh doanh của đơn vị và tình hình biến động của từng bộ phận thông qua việc xem xét biến động trong bảng phân tích cơ cấu tài sản Do đặc điểm của một doanh nghiệp kinh doanh Bưu chính Viễn thông là vốn lớn, đặc biệt là phần vốn đầu tư cho các tài sản cố định của doanh nghiệp vì vậy việc xem xét và đánh giá sự biến động của số tương đối lẫn tỷ trọng sẽ giúp cho những người quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và để đánh giá hiệu quả của cơ cấu tài sản ta dùng chỉ tiêu tỷ suất đầu tư

Trang 30

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 24 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Tỷ suất đầu tư :

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung, thiết bị nói riêng của đơn vị, của doanh nghiệp Là tỷ lệ giữa giá trị tài sản đã và đang đầu tư (Mục I, III, Loại B, Tài sản) so với tổng số tài sản của doanh nghiệp, nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp từng ngành nghề riêng biệt

Công thức :

Tỷ suất đầu tư = Tàisảncốđịnhđãvà đangTổngđầusốtưtài[mụcsản(I,III), loạiB,Tàisản]

Ý nghĩa :

Chỉ tiêu này còn cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Trị số của chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể

1.6.2.3 Phân tích cơ cấu Nguồn vốn

Đây là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, ta cũng cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng Việc xem xét này dựa vào bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

o Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp, …… ) là cao

o Nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về số tương đối lẫn tuyệt đối) thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp

Để đánh giá mức độ độc lập và khả năng tự tài trợ của đơn vị ta dùng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ

Tỷ suất tài trợ :

Tỷ suất tài trợ được tính nhằm mục đích đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động kinh doanh hay là những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu

Trang 31

Công thức:

Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ Tổngsỡsốhữunguồn(mụcvốnB, Nguồn Vốn)

Ý nghĩa :

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình

1.6.2.4 Phân tích công nợ và khả năng thanh toán

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do chế độ thu chi và thanh toán đã được quy định nên luôn phát sinh các khoản phải thu, phải trả Các khoản này cần một thời gian mới thanh toán được, thời gian thanh toán lại phụ thuộc vào chế độ quy định về nộp thuế, nộp lãi và phương thức thanh toán áp dụng, tuỳ thuộc vào mối quan hệ và sự thoả thuận giữa đơn vị với các đối tác Tình trạng thanh toán thể hiện tình hình chấp hành kỷ luật tài chính, tôn trọng luật pháp của doanh nghiệp Việc phân tích công nợ và khả năng thanh toán đặc biệt quan trọng khi các nguồn lực tài chính của đơn vị bị chiếm dụng vốn với tỷ lệ cao so với vốn kinh doanh Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải duy trì một mức vốn hợp lý để đáp ứng kịp thời cho các khoản nợ, duy trì các loại hàng tồn kho để quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi Đều này yêu cầu doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn sàng các nguồn cho việc thanh toán chúng

1.6.2.4.1 Phân tích chung

Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản phải trả, phải thu sẽ dây dưa và kéo dài

1.6.2.4.2 Các khoản phải thu

Là các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, tài sản thiếu chờ xử lý, thế chấp ký quỹ ký cược, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, ……

Trang 32

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 26 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Để xem xét sự biến động của các khoản nợ phải thu có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, ta cần tính và so sánh một số chỉ tiêu như : tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả, số vòng luân chuyển các khoản phải thu, số ngày trung bình để thu được cá khoản phải thu

Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại

Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng vốn Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp do phương thức thanh toán quá chặt chẽ (chủ yếu là thanh toán ngay trong thời gian ngắn)

= SốvòngluThờigiancânchuyểnủakỳphâcáckhoảnntíchphảithu

Chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao nhiêu Nếu số ngày này lớn hơn thời gian quy định cho khách hàng nợ thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định cho khác hàng nợ lớn hơn thì có dấu hiệu việc thu hồi nợ đạt chỉ tiêu về thời gian

1.6.2.4.3 Các khoản phải trả

Là các khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả cán bộ công nhân viên, phải trả nội bộ, các khoản phải trả, phải nộp khác, ……

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

Số ngày để thu các khoản phải thu

Trang 33

1.6.2.5 Nhu cầu và khả năng thanh toán

Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ cần phải trả trước mắt

hoặc trong một thời hạn nhất định

Khả năng thanh toán gồm tất cả các nguồn có thể huy động

dùng để trả nợ

Tổng quát tình hình khả năng thanh toán được biểu hiện bằng hệ số thanh toán chung :

Hệ số khả năng thanh toán =

Hệ số này là dạng hệ số so sánh cân bằng, vì vậy trường hợp tốt nhất là hệ số này là bằng 1 (= 1) Nếu hệ số này lớn hơn 1 (>= 1) chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính bình thường, có khả quan nhưng cũng cần phải lưu ý rằng nếu như lớn quá sẽ đi đến việc thừa hoặc ứ đọng vốn, ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 (< 1) đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang thiếu vốn và không có khả năng thanh toán

Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại, vì thế khi đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp không thể không xem xét khả năng thanh toán

Khi xem xét khả năng thanh toán ta sẽ phân tích khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của các tài sản của doanh nghiệp với mục đích hướng tới các khoản nợ ngắn hạn Do đó ta sẽ lần lượt đánh giá khả năng đó qua các chỉ tiêu đại diện cho khả năng thanh toán ngắn hạn

Tỷ suất thanh toán ngắn hạn :

Hệ số thanh toán ngắn hạn là mối quan hệ giữa tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn, đây là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất khả năng thanh toán ngắn hạn

Trang 34

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 28 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này sấp xỉ bằng 1 (=1) thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan nhưng nếu tỷ suất này quá cao cũng không tốt vì lúc đó sẽ có một số tiền (hoặc tài sản lưu động ) được tích trữ quá nhiều dẫn đến việc sử dụng đồng tiền không hiệu quả vì chúng đang đứng yên và không sinh lời

Tỷ suất thanh toán tức thời :

Tỷ suất thanh toán tức thời (thanh toán nhanh) thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền ngay tức thời để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Công thức :

Tỷ suất thanh toán tức thời = NợngắnhaVốnbằngtïniền(LoạiA(LoạiA,MụcI,MụcI,NguồnVốn,TàiSản))

Chỉ tiêu này thường biến động trong khoản từ 0,5 đến 1, thực tế khi tính ra nếu lớn hơn 0,5 (>0,5) thì tình hình tài chính tương đối khả quan, nếu nhỏ hơn 0,5 (<0,5) thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong công tác thanh toán nợ và có thể phải bán gấp hàng hoá hoặc sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

Tỷ suất thanh toán Vốn lưu động :

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động Thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này tính ra mà lớn hơn 0,5 (> 0,5) hoặc nhỏ hơn 0,1 (< 0,1) đều không tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán

1.6.2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân, tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất Đây là một

Trang 35

vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như : lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, v…v……

Như thế để phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta thường kết hợp sử dụng các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn v…v……

1.6.2.6.1 Sức sinh lời của Tài sản cố định

Sức sản xuất của tài sản cố định =

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhieu đồng doanh thu thuần (giá trị sản lượng) Sức sinh lời của tài sản cố định =

Chỉ tiêu sức sinh lợi tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần (hay

Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận thuần phải có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định

1.6.2.6.2 Sức sinh lời của Tài sản lưu động

Sức sản xuất của vốn lưu động =

Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần

Sức sinh lợi của vốn =

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuần thuần hay lợi nhuận gộp trong kỳ

1.6.2.6.3 Hệ số luân chuyển Vốn lưu động

Hệ số luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tốc dộ luân chuyển vốn lưu động (số vòng

Trang 36

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 30 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

quay vốn lưu động) nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hay không có hiệu

Chỉ tiêu này cho thấy số vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại

Thời gian của một vòng luân chuyển =

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng Thời gian một vòng (một kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược lại

1.6.2.6.4 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động :

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Số vốn lưu động tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) trong

kỳ của doanh nghiệp :

Thời gian của một vòng luân chuyển

Thời gian của 1 vòng luân

chuyển kỳ phân tích Thời gian 1 vòng luân chuyển kỳ gốc

Trang 37

1.6.2.6.5 Khả năng sinh lợi của Vốn chủ sỡ hữu

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi cao và ngược lại Hệ số doanh lợi trên

vốn chủ sỡ hữu

Trang 38

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 32 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG 2.1 GIỚI THIỆU BƯU ĐIỆN TỈNH VĨNH LONG

Vĩnh Long là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 130 km về phía tây nam, có dân số là 1.032.740 người, mật độ 700 người/km2, có 6 huyện và 107 xã phường và thị trấn, trước đây Vĩnh Long có tên gọi là Cửu Long và đến năm 1992 theo quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng, tỉnh Cửu Long được chia thành hai tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, Bưu điện Vĩnh Long là hiện thân của Bưu điện Cửu Long cũ, được thành lập sau ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước Hiện nay Bưu điện Vĩnh Long có trụ sở tại số 14 đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thị xã Vĩnh Long

Bưu điện Vĩnh Long là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Bưu Chính Viễn thông Về hoạt động, Bưu điện Vĩnh Long tập trung toàn bộ năng lực vào cho việc đáp ứng nhu cầu thông tin liên liec của mọi giới, moi tầng lớp nhân dân trong tinh Vĩnh Long, điều này đòi hỏi Bưu điện phải trang bị cho mình một diện mạo mới trong các lĩnh vực hoạt động :

o Về Viễn thông :

Tổng số máy trên mạng lưới của toàn tỉnh là 46.827 máy, mật độ 4,51 máy trên 100 dân, trong đó tỷ lệ máy ở vùng nông thôn là 51,43 % đảm bảo cho 100% ấp trong tỉnh có máy điện thoại Hệ thống tổng đài EWSD có 1 trung tâm, 23 vệ tinh và 3 tổng đài độc lập (1 HICOM, 2 DTS và 4 trạm tập trung thuê bao); hiện tại Bưu điện Vĩnh Long đang hoàn tất việc lắp đạt thêm 1 tổng đài HOST thứ hai tại huyện Bình Minh chuẩn bị đưa vào hoạt động phục vụ cho thị xã Bình Minh và hai khu công nghiệp trong tương lai gần

Mạng truyền dẫn nội tỉnh đang được cáp quang hoá, đã thi công xong 2 tuyến truyền dẫn quang tạo mạch vòng

Mạng VinaPhone đã phủ sóng di động BTS đến 4 / 6 huyện và 1 thị tứ

Mạng MobiFone đã phủ sóng di động BTS đến 6/6 huyện trong toàn tỉnh và hai thị tứ

Trang 39

o Về Bưu chính – Phát hành Báo chí :

Toàn tỉnh hiện có 28 bưu cục các loại (1 bưu cục trung tâm, 6 bưu cục cấp II và 21 bưu cục cấp III ) và 71 điểm Bưu điện văn hoá xã Mỗi ngày có hai chuyến đường thư cấp II và một chuyến đường tư cấp III, đảm bảo cho 100% xã trong tỉnh có thư trong ngày

Việc huy động tiền gửi tiết kiệm chưa đạt như mong muốn do lãi suất thấp hơn lãi suất của ngân hàng trong các loại hình tiết kiệm, chưa thu hút được nhiều khách hàng về phía Bưu điện

Ngoài ra Bưu điện Vĩnh Long còn hợp tác với các đơn vị khác như SaiGon Postel, Viettel, …

2.1.1 Vị trí và vai trò của Bưu điện trong sư phát triển của tỉnh Vĩnh Long

Bưu điện tỉnh Vĩnh Long là đơn vị kinh tế trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là trung tâm đầu mối của tỉnh có quan hệ về nghiệp vụ Bưu Chính – Phát Hành Báo Chí với tất cả các Bưu điện tỉnh thành trong cả nước, có tầm quan trọng đặc biệt trong dây chuyền sản xuất của ngành nói chung và của Bưu điện nói riêng Bưu điện tỉnh Vĩnh Long chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty và lãnh đạo chỉ đạo của tỉnh uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long trong sự nghiệp đảm bảo thông tin liên lạc cho toàn tỉnh Vĩnh Long

2.1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bưu điện Vĩnh Long

! Trực tiếp quản lý mạng Bưu chính – Viễn thông trên địa bàn tỉnh, tổ chức sản xuất kinh doanh các loại nghiệp vụ Bưu điện theo chế độ hạch toán toàn ngành do Tổng Công ty phân cấp

! Quản lý nghiệp vụ thống nhất trên các bưu cục khu vực, đảm bảo các yêu cầu về thông tin liên lạc của các cơ quan đoàn thể và nhân dân trong tỉnh thông qua các loại hình dịch vụ Bưu điện

! Hướng dẫn các tổ chức, cơ quan và người dân chấp hành tốt các chế độ thể lệ thủ tục Bưu chính – Viễn thông do ngành quy định ! Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bố trí hợp lý chế độ quản

lý thu chi theo các quy định tài chính, củng cố và phát triển mạng lưới Bưu chính Viễn thông phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh nhằm đem lại lợinhuận cao đảm bảo chất lương tốt, theo dõi tình hình tài chính, chất lượng dịch vụ, chất lượng nghiệp vụ trong đơn vị, thống kê, báo cao mọi mặt cho cấp trên

Trang 40

SVTH : Lê Nhật Trường Chinh 34 GVHD : Ths Dương Nguyễn Uyên Minh

! Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ, thủ tục và quy trình sản xuất khai thác của ngành, bảo quản thiết bị vật tư, tiền vốn, phấn đấu nâng cao năng suất chất lượng Thực hiện hộp chênh lệch doanh thu cước, phân phối tiền lương, tiền thưởng đúng chế độ cho Cán bộ_Công nhân viên trong đơn vị Tổ chức học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, thái độ phục vụ về mọi mặt cũng như cải thiện đời sống cho Cán bộ Công nhân viên của Bưu điện

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và sản xuất của Bưu điện Vĩnh Long

o Về nhân sự, tổ chức cán bộ lao động :

Tổng số lao động của Bưu điện tỉnh : 574 người, trong đó có 257 lao động nữ đạt tỷ lệ 44,77% Ngoài ra còn có thêm 114 lao động bưu chính ở xã và 30 lao động thuê ngoài ngắn hạn

o Cơ cấu lao động :

- Lao động quản lý : 153 người (chiếm tỷ trọng 26.65%)

- Lao động trực tiếp sản xuất : 421 người (chiếm tỷ trọng 73.34%)

Trong đó :

- Lao động khối Bưu chính : 243 người (không tính Bưu cục xã 114 người)

- Lao động khối Viễn thông : 248 người - Lao động quản lý văn phòng : 67 người - Lao động dịch vụ, xây lắp : 16 người

Trình độ :

- Đại học, trên đại học : 142 người (24.73%) - Trung học : 120 người (20.91%)

- Sơ học và công nhân : 244 người (42.51%) - Chưa qua đào tạo : 68 người (11.84%)

o Về cơ cấu tổ chức của Bưu điện Vĩnh Long bao gồm :

Cơ cấu tổ chức của Bưu điện Vĩnh Long dần dần được cải tiến sắp xếp phù hợp với yêu cầu thực tế của từng đơn vị, theo phương án của Tổng công ty hướng dẫn

Cơ cấu như sau :

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:30

Hình ảnh liên quan

- Tình hình và khả năng tăng trưởng của  doanh nghiệp ?  - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

nh.

hình và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp ? Xem tại trang 14 của tài liệu.
- Tình hình công nợ của doanh nghiệp   - Lợi ích có được chủ  yếu từ hoạt động nào  ?  - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

nh.

hình công nợ của doanh nghiệp - Lợi ích có được chủ yếu từ hoạt động nào ? Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng c.

ân đối kế toán của một doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông Xem tại trang 16 của tài liệu.
3. TSCĐ vô hình 217 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

3..

TSCĐ vô hình 217 Xem tại trang 17 của tài liệu.
1. TSCĐ hữu hình 211 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

1..

TSCĐ hữu hình 211 Xem tại trang 17 của tài liệu.
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

3..

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425 Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.2 PHÂNTÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA BƯU ĐIỆN VĨNH LONG 2.2.1  Bảng cân đối kế toán của Bưu điện Vĩnh Long_ Phân tích tình hình  - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

2.2.

PHÂNTÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA BƯU ĐIỆN VĨNH LONG 2.2.1 Bảng cân đối kế toán của Bưu điện Vĩnh Long_ Phân tích tình hình Xem tại trang 43 của tài liệu.
3. TSCĐ vô hình 115.000.000 57,07 561.426.384 177,39 101.618.789 111,57 Nguyên giá 115.000.000 57,07 561.426.384 177,39 265.032.000 130,19  - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

3..

TSCĐ vô hình 115.000.000 57,07 561.426.384 177,39 101.618.789 111,57 Nguyên giá 115.000.000 57,07 561.426.384 177,39 265.032.000 130,19 Xem tại trang 44 của tài liệu.
2.2.2 Mối quan hệ và tình hình biến động cáckhoản mucï trong Bảng Cân Đối Kế Toán.  - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

2.2.2.

Mối quan hệ và tình hình biến động cáckhoản mucï trong Bảng Cân Đối Kế Toán. Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 5: Bảng phântích cơ cấu tàisản năm 2000 của Bưu điện Vĩnh Long - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 5.

Bảng phântích cơ cấu tàisản năm 2000 của Bưu điện Vĩnh Long Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng phântích cơ cấu tàisản cho thấy năm 2001 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng ph.

ântích cơ cấu tàisản cho thấy năm 2001 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng phântích cơ cấu tàisản cho thấy : - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng ph.

ântích cơ cấu tàisản cho thấy : Xem tại trang 64 của tài liệu.
Dựa vào các bảng phântích trên ta có thể đánh giá được sự tăng giảm của Cơ cấu tài sản trong những năm qua so với đầu năm 2000 như sau :  - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

a.

vào các bảng phântích trên ta có thể đánh giá được sự tăng giảm của Cơ cấu tài sản trong những năm qua so với đầu năm 2000 như sau : Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 10 : Phântích cơ cấu nguồn vốn Bưu điện Vĩnh Long năm 2000 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 10.

Phântích cơ cấu nguồn vốn Bưu điện Vĩnh Long năm 2000 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 11 : Bảng phântích cơ cấu nguồn vốn Bưu điện tỉnh Vĩnh Long năm 2001 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 11.

Bảng phântích cơ cấu nguồn vốn Bưu điện tỉnh Vĩnh Long năm 2001 Xem tại trang 71 của tài liệu.
Căn cứ vào các bảng trên ta đánh giá việc tăng giảm của Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2000 – 2002  - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

n.

cứ vào các bảng trên ta đánh giá việc tăng giảm của Cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn 2000 – 2002 Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 15 : Bảng phântích tình hình thanh toán năm 2000 của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long   - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 15.

Bảng phântích tình hình thanh toán năm 2000 của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 17 : Bảng phântích tình hình thanh toán năm 2002 của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long   - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 17.

Bảng phântích tình hình thanh toán năm 2002 của Bưu điện tỉnh Vĩnh Long Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 19 : Bảng phântích hiệu quả sản xuất kinh doanh Bưu điện tỉnh Vĩnh Long năm 2001   - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 19.

Bảng phântích hiệu quả sản xuất kinh doanh Bưu điện tỉnh Vĩnh Long năm 2001 Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 20 : Bảng phântích hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2002 của Bưu điện Vĩnh Long   - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 20.

Bảng phântích hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2002 của Bưu điện Vĩnh Long Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 21 : Bảng phântích định gốc kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2000 – 2002   - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 21.

Bảng phântích định gốc kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2000 – 2002 Xem tại trang 94 của tài liệu.
Bảng 2 3: Sức sinh lời của Vốn lưu động - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 2.

3: Sức sinh lời của Vốn lưu động Xem tại trang 97 của tài liệu.
Bảng 24 : Hệ số luân chuyển Vốn lưu động - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

Bảng 24.

Hệ số luân chuyển Vốn lưu động Xem tại trang 98 của tài liệu.
P.1 : Bảng cân đối kế toán của Bưu điện Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2002 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

1.

Bảng cân đối kế toán của Bưu điện Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2002 Xem tại trang 106 của tài liệu.
3. TSCĐ vô hình 201500000 316500000 877.926.384 979545173 Nguyên giá 201500000316500000877.926.384 1142958384 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

3..

TSCĐ vô hình 201500000 316500000 877.926.384 979545173 Nguyên giá 201500000316500000877.926.384 1142958384 Xem tại trang 107 của tài liệu.
3. Nguồn kinh phí đã hình - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

3..

Nguồn kinh phí đã hình Xem tại trang 109 của tài liệu.
P. 2: Bảng phântích sự biến động cáckhoản mục trong bảng cân đối kế toán của Bưu điện Vĩnh Long - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

2.

Bảng phântích sự biến động cáckhoản mục trong bảng cân đối kế toán của Bưu điện Vĩnh Long Xem tại trang 110 của tài liệu.
1. TSCĐ hữu hình 1098362251 1,29 32.352.155.844 37,63 9294473122 107,85 Nguyên giá 2092179024615,58 54.728.524.61735,26 36969765940117,61  Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 19823427995-40,11 -22.376.368.77332,32 27675292818-130,21  2 - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

1..

TSCĐ hữu hình 1098362251 1,29 32.352.155.844 37,63 9294473122 107,85 Nguyên giá 2092179024615,58 54.728.524.61735,26 36969765940117,61 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 19823427995-40,11 -22.376.368.77332,32 27675292818-130,21 2 Xem tại trang 112 của tài liệu.
P.3 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bưu chính – Viễn thông của Bưu điện Vĩnh Long   - đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính tại bưu điện tỉnh vĩnh long.pdf

3.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bưu chính – Viễn thông của Bưu điện Vĩnh Long Xem tại trang 115 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan