BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN TẤN ĐÔ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU NÀNH Glycine max .L TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN TẤN ĐÔ
NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU NÀNH Glycine max (L)
TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
Cần Thơ, 02 /06/2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN TẤN ĐÔ
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU NÀNH Glycine max (L)
TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC ĐẤT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Tất Anh Thư
Cần Thơ, 02/06/2014
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU NÀNH Glycine max (L)
TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI
Do sinh viên Nguyễn Tấn Đô thực hiện từ (06/2013-09/2013)
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, Ngày… Tháng… Năm 2014 Cán Bộ Hướng Dẫn
TS Tất Anh Thư
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư ngành Khoa Học Đất với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VI SINH ĐẾN SINH TRƯỞNG
NĂNG SUẤT CÂY ĐẬU NÀNH Glycine max (L)
TRÊN ĐẤT PHÙ SA KHÔNG BỒI
Do sinh viên Nguyễn Tấn Đô thực hiện từ (06/2013-09/2013) và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………
………
………
………
………
………
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ………
Cần Thơ, Ngày… Tháng… Năm 2014 Chủ tịch Hội đồng
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Nguyễn Tấn Đô
Trang 6LỜI CẢM TẠ Xin tỏ lòng Biết ơn sâu sắt đến
TS Tất Anh Thư, người đả tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu hoàn thành luân văn này
Chân thành biết ơn!
Cố vấn học tập Tất Anh Thư đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường
Quý thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học ở trường
Chân thành cảm ơn!
Các bạn lớp Khoa Học Đất K36 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn
Thân ái gửi về!
Tập thể lớp Khoa Học Đất K36 và quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Kính dân
Cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người
Trang 7
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Ngày, tháng, năm, sinh: 22/01/1991 Giới tính: Nam Nơi sinh: Hà Tiên- Kiên Giang Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: 42-Mạc Tử Hoàng-KP3-P Bình San- Hà Tiên- Kiên Giang
Tiểu học
Thời gian đào tạo:1997 -2002
Trường: Tiểu học Bình San
Địa chỉ: Hà tiên – Kiên Giang
Trang 83.1 Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến chiều cao
của cây đậu nành vào giai đoạn 20-80 ngày sau khi gieo
33
3.2 Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến đường kính
thân của cây đậu nành vào giai đoạn 20-60 ngày sau khi gieo
35
3.3 Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến sinh khối
khô của cây đậu nành vào giai đoạn 40-80 ngày sau khi gieo
37
3.4 Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến năng suất
của đậu nành
38
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
1.2 Nhiệt độ và ẩm độ đất thích hợp trong các giai đoạn 7
Trang 10MỤC LỤC
Danh sách hình……… vii
Danh sách Bảng……… viii
GIỚI THIỆU……… 1
CHƯƠNG 1: LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU……… 1
1.1 TỔNG QUAN CÂY ĐẬU NÀNH……… 1
1.1.1 Đặc tính thực vật……… 3
1.1.2 Sinh trưởng và phát triển……… 3
1.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng……… 5
1.1.4 Yêu cầu về sinh lý sinh thái……… 6
1.1.5 Kỹ thật canh tác……… 8
1.2 PHÂN BÓN VI SINH……… 17
1.2.1 Định nghĩa……… 17
1.2.2 Hiệu quả phân vi sinh trong cải thiện hóa tính đất……… 17
1.2.3 Hiệu quả phân vi sinh trong cải tạo lý tính của đất……… 18
1.2.4 Hiệu quả của phân vi sinh trong tăng trưởng cây trồng……… 18
1.3 SỰ HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA CÂY TRỒNG……… 18
1.3.1 Hấp thu dinh dưỡng qua rễ……… 18
1.3.2 Hấp thu dinh dưỡng qua lá……… 20
1.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT……… 22
1.4.1 Năng suất……… 22
1.4.2 Các yếu tố cấu thành năng suất……… 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 24
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM……… 24
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM……… 25
2.2.1 Bố trí thí nghiệm……… 25
2.2.2 Kỹ thuật canh tác……… 27
2.2.3 Thu mẫu……… 28
2.2.4 Phương pháp phân tích……… 29
XỬ LÝ SỐ LIỆU……… 30
Trang 11CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN……… 31
3.1 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI THÍ NGHIỆM 31
3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÔ CƠ, PHÂN BÓN VI SINH ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA ĐẬU NÀNH……… 33
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA ĐẬU NÀNH……… 38
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 40
KẾT LUẬN……… 40
KIẾN NGHỊ……… 40
Trang 12Nguyễn Tấn Đô 2013 “Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng
năng suất cây đậu nành Glycine max (L) trên đất phù sa không bồi ” luận văn
tốt nghiệp kỹ sư ngành Khoa Học Đất, trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẩn TS Tất Anh Thư
TÓM LƯỢT
Đề tài “Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất cây đậu
nành Glycine max (L) trên đất phù sa không bồi ” được thực hiện tại bộ môn
Khoa Học Đất – Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng Đại học Cần thơ, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013 nhằm mục tiêu xác định hiệu quả của phân bón vi sinh lên sự sinh trưởng và năng suất đậu nành Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức, 4 lần lặp lại bao gồm: Nghiệm thức 1: bón hoàn toàn phân bón vô cơ (7-8-2); Nghiệm thức 2 bón phân vi sinh (3-2-1)
Kết quả đạt được cho thấy bón phân vi sinh nghiệm thức 2 có tác dụng tích tực trong việc cải thiện khả năng sinh trưởng, năng suất cây đậu nành, giảm chi phí sản xuất tăng thu nhập cho người nông dân và không khác biệt ý nghĩa thống kê giữa 2 nghiệm thức Cần tiếp tục khảo sát kiệu quả của việc bón phân vi sinh trong các vụ tới để có được kết luận chính sác
Trang 13MỞ ĐẦU
Hiện nay trong canh tác rau màu ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung đang phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật mang lại hiệu quả cao cho nông dân Nhưng bên cạnh đó nếu chúng ta nhìn sâu hơn thì mặt tiêu cực của nó là rất lớn Do sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là lĩnh vực phân bón hóa học đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nông sản và độ phì của đất giảm theo thời gian biến thành bạc màu
và ảnh hưởng đến môi trường
Bên cạnh đó, đa phần nông dân bón phân vô cơ và hữu cơ quá liều lượng không tuân thủ theo khuyến cáo, thực hiện canh tác quá mức để đạt lợi nhuận tối đa ít quan tâm đến độ phì và sự màu mỡ của đất, ít sử dụng hoặc không chuộn các loại phân bón hữu cơ sinh học và hữu cơ vi sinh trong sản xuất rau màu do hiệu quả chậm, từ đó đẩy nhanh quá trình bạc màu đất và năng suất cũng giảm theo thời gian Trong khi đó, thời điểm hiện tại giá vật tư nông nghiệp đặc biệt là phân bón hóa học ngày càng tăng cao làm tăng chi phí sản xuất của người nông dân dẩn đến kém hiệu quả về kinh tế
Vì vậy, việc sử dụng phân bón hợp lý là vấn đề rất cần thiết, đặc biệt là
sử dụng phân vi sinh cho đất được xem là biện pháp ổn định và cải thiện đất lâu dài, đề tài: “ Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất
cây đậu nành Glycine max (L) trên đất phù sa không bồi ” nhằm mục đích
thấy được hiệu quả của việc sử dụng phân bón hợp lý và vai trò tích cực của phân vi sinh trong việc cải thiện chất lượng đất, năng suất cây trồng giúp người nông dân giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập
Trang 14CHƯƠNG 1 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN CÂY ĐẬU NÀNH
1.1.1 Nguồn gốc
Cây đậu nành hay cây đậu tương (đỗ tương) với tên gọi khoa học
Glycin max(L) Merrill, là một trong số cây trồng có lịch sử lâu đời nhất của
loài người
Dựa vào sự đa dạng về hình thái, Fukuda (1993) và về sau nhiều nhà khoa học khác cũng đã thống nhất rằng, đậu nành có nguồn gốc từ Mãn Châu (Trung Quốc) Từ Trung Quốc, cây đậu nành đã lan truyền dần khắp thế giới Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, vào khoảng 200 năm trước công nguyên, cây đậu nành đã được đưa vào Triều Tiên và sau đó được chuyển sang Nhật Đến giữa thế kỷ 17, cây đậu nành mới được nhà thực vật người Đức Engelbert Caempfer đưa về châu Âu và đến năm 1954 cây đậu nành mới du nhập vào Mỹ
Một số tài liệu cho rằng cây đậu nành được đưa vào trồng ở nước ta từ thời vua Hùng và xác định rằng nhân dân ta trồng cây đậu nành trước cây đậu
xanh và cây đậu đen (Ngô Thế Dân và ctv., 1999) Mặc dù được trồng từ rất
sớm nhưng chỉ trong vài chục năm gần đây cây mới được quan tâm, phát triển
và ngày nay nó được xem là một giống cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế
Hạt đậu nành có thành phần dinh dưỡng rất cao giàu protein, lipit, vitamin và muối khoáng vv… (Bảng 1.1) đậu nành là loại hạt mà giá trị của
nó được đánh giá đồng thời về protein và lipit Protein đậu nành có phẩm chất tốt nhất trong các protein thực vật bởi vì nó có đầy đủ các acid amine không
thay thế (Lại Quốc Đạt và ctv., 2000)
Nhưng diện tích trồng và sản lượng vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới, hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu đậu tương từ Mỹ và Trung Quốc
và một số quốc gia khác
Trang 15Bảng 1.1: thành phần dinh dưỡng của hạt đậu nành
Loại hạt Calorie Protein (g) Lipid (g) Glucid (g) Xơ (g) Tro (g)
- Rễ: đậu nành là cây hai lá mầm có rễ cọc, rễ tập trung ở tầng đất mặt 30 –
40 cm, độ ăn lan khoảng 20 – 40 cm Trên rễ có các nốt sần cố định đạm do vi
khuẩn cộng sinh Rhizobium japonicum Nốt sần hữu hiệu là nốt sần khi cắt ra
có màu hồng
-Thân: đậu nành có màu xanh hoặc tím ít phân cành, có từ 14 -15 lóng, chiều
cao cây trung bình từ 0,5 – 1,2 m
- Lá: gồm có các dạng lá theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây: lá
mầm, lá đơn và lá kép có 3 lá chét
- Hoa: Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, mọc thành chùm trung bình mỗi
chùm có từ 7 – 8 hoa, hoa có màu tím hoặc trắng
- Trái: Thuộc loại quả nang tự khai, mỗi trái trung bình có từ 2 – 3 hạt, có khi
có 4 hạt
- Hạt: hạt có hình tròn, bầu dục, tròn dẹp; màu vàng, vàng xanh, nâu đen
Trọng lượng hạt P100 hạt 7 – 25g
1.1.3 Sinh trưởng và phát triển
Người ta chia chu kỳ sống của cây đậu nành ra 5 thời kì hoặc giai đọan phát triển khác nhau như sau:
* Giai đoạn nảy mầm – cây con: Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt
giống xuống đất, hạt hút ẩm trương lên, rễ mọc ra, thân vươn lên đội hai lá mầm lên khỏi mặt đất, lá mầm xòe ra, thân mầm tiếp tục phát triển thành thân chính Trong giai đoạn này cây con chủ yếu sống dựa vào nguồn chất dinh
Trang 16dưỡng dự trữ ở hai lá mầm, đến khi hết chất dinh dưỡng các lá mầm này chuyển dần sang màu vàng rồi rụng và đồng thời cùng lúc đó mà bộ rễ phát triển đủ khả năng hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây Giai đoạn này dài hay ngắn tùy thuộc ở điều kiện ngoại cảnh Nếu gieo vào vụ hè thì giai đoạn này ngắn hơn giai đoạn ở vụ đông Thông thường thời gian này khoảng 15 –
20 ngày sau khi gieo Thời kỳ này chính là thời kỳ quyết định mật độ của cây
con cũng như sức sinh trưởng của cây đậu nành sau này (Ngô Thế Dân và ctv., 1999)
* Giai đoạn sinh trưởng thân, lá: Kể từ khi cây con ra được 1 – 2 lá kép bắt
đầu của giai đoạn này và khi cây bắt đầu ra hoa thì mới kết thúc Thời kỳ đầu của giai đoạn này cây con sinh trưởng rất chậm, trong khi đó rễ của nó lại phát triển nhanh cả về chiều sâu lẫn chiều ngang, các nốt sần được hình thành
và phát triển, mở đầu cho hoạt động cố định đạm khí trời để cung cấp cho cây Đến thời kỳ cây chuẩn bị ra nụ, ra hoa thì tốc độ sinh trưởng của cây tăng lên nhanh Chính lúc này là mấu chốt để tạo ra thân cây to, mập, các đốt ngắn Giai đoạn này dài hay ngắn cũng tùy thuộc vào giống, thời vụ, điều kiện ngoại
cảnh, nhưng nói chung vào khoảng 20 – 40 ngày (Ngô Thế Dân và ctv.,
1999)
* Giai đoạn ra hoa: Giai đoạn này được bắt đầu kể từ khi hoa đầu tiên ra cho
đến khi ra hoa cuối cùng Khác với một số cây khác là cây đậu nành khi đã ra hoa thì các bộ phận khác như rễ, thân, lá vẫn tiếp tục sinh trưởng và phát triển
Giai đoạn này sinh trưởng dài hay ngắn tùy thuộc vào đặc tính của giống là chín sớm hay muộn Thời kỳ này cây đậu nành rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận như mưa to, gió lớn, khô, nóng, lúc đó mặc
dù số hoa của mỗi cây có rất nhiều nhưng kết quả cuối cùng là số hoa được thụ phấn và kết quả sẽ rất ít, vì thông thường 75% số hoa thường bị thúi và
rụng (Ngô Thế Dân và ctv., 1999)
* Giai đoạn hình thành quả và hạt: Thời kỳ có quả non được bắt đầu từ giai
Trang 17đoạn ra hoa Quả đầu tiên được hình thành trong vòng 7 – 8 ngày kể từ lúc hoa nở Trong điều kiện bình thường sau khoảng 3 tuần lễ là quả phát triển đầy đủ Lúc các chùm quả non đã xuất hiện thì các chất dinh dưỡng trong lá được vận chuyển về nuôi hạt làm cho hạt nảy mầm Vào thời kỳ này sự sinh trưởng của cây chậm lại dần Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm trong giai đoạn này
sẽ có tác động rất lớn đến tốc độ phát triển của quả và hạt (Ngô Thế Dân và ctv., 1999)
* Giai đoạn chín: khi hạt đã phát triển đạt đến kích thước tối đa, các khoang
hạt đã kín, quả đã đủ mẩy thì cây ngừng sinh trưởng Khi các hạt đã rắn dần
và đạt đến độ chín sinh lý vỏ hạt có màu sắc đặc trưng của giống, còn vỏ quả thì chuyển dần sang màu vàng, vàng tro, xám Bộ lá của cây cũng chuyển dần sang úa vàng và rụng dần, lúc này là lúc trong hạt đang có sự chuyển hóa diễn
ra mạnh mẽ Hàm lượng dầu trong hạt đựoc ổn định sớm vào thời kì hạt đang phát triển nhưng hàm lượng protein thì vẫn còn chịu ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng của cây cho đến cuối thời kỳ của quá trình chín Do đó mà các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng protein
Thời kỳ này xảy ra ngắn hơn so với các thời kỳ trên và chịu tác động nhiều của các yếu tố môi trường Khi trông bề ngoài thấy vỏ quả đã có màu
vàng hoặc vàng nâu là thu hoạch được (Ngô Thế Dân và ctv., 1999)
1.1.4 Nhu cầu dinh dưỡng
Đạm
Đạm (N) là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất và hút được nhiều nhất của cây đậu nành do cây đậu nành có hàm lượng protein cao Mặc dù cây đậu nành có thể tự túc phần lớn (N) nhưng việc cung cấp (N) hợp lý cho cây đậu nành có tác dụng làm cây mọc nhanh, phát triển hệ rễ, tạo cơ sở cho việc hình thành nốt sần Đồng thời phát triển thân lá và cành, tăng tỉ lệ đậu quả và quả chắc, tăng trọng lượng và hàm lượng protein trong hạt (Nguyễn Như Hà, 2006) Bên cạnh đó nếu cung cấp thiếu (N) cho cây đậu nành cây sẽ bị rụng
Trang 18nhiều lá, hoa và quả rụng nhiều, hạt bị lép Nếu cung cấp thừa (N) dẩn đến cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn vào nốt sần ảnh hưởng quá trình cố định đạm, cây phát triển mạnh ức chế sự ra hoa và quả làm giảm năng suất (Đỗ thị Báo, 2000)
và hô hấp (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996) Khi cây đậu nành thiếu lân
ảnh hưởng xấu đến hình thành rễ, nốt sần và khả năng cố định đạm
Kali
Kali chiếm 50% trong hạt đóng vai trò quan trọng trong trao đổi đạm, trong chuyển hóa gluxit cũng như hàng loạt các phản ứng khác trong cây, kali đóng vai trò trong điều hòa cân bằng nước, tổng hợp protein, tăng chống chịu bệnh, chịu hạn và chống đổ cho cây Đậu nành thiếu kali ở giai đoạn cây non
và già mép lá bị xám rỉ, lá bị cong lên về phía trước Cây hút kali trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển nhưng nhiều nhất vẩn là thời kỳ ra hoa
Thời kỳ cuối kali chuyển từ thân lá về hạt (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv.,
1996)
Bo
Bo rất cần thiết cho quá trình phân bào và lớn lên của đỉnh thân, chóp
rễ, cho sự nảy mầm của hạt phấn Bo tạo thuận lợi cho việc di chuyển đường
và các acid nucleic và các kích thích tố thực vật (Đoàn Thị Thanh Nhàn và
ctv., 1996)
Trang 191.1.5 Yêu cầu về sinh lý sinh thái
Điều kiện đất đai
Đất trồng đậu nành thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoáng, thoát nước tốt, pH từ 6,5-7,2 Đậu nành không sống được trên đất quá chua hoặc quá kiềm Đất kém màu mỡ, chua vẫn có thể trồng được đậu nành nhưng cần
phải thoát nước, bón nhiều lân và vôi (Ngô Thế Dân và ctv., 1999)
Chất hữu cơ (CHC)
CHC đóng vai trò quan trong đối với tiến trình lý, hóa, sinh học của đất, là yếu tố quyết định độ phì của đất (Wolgang Flaig, 1984) CHC có liên quan chặt với đạm (N) tổng số trong đất (Stevenson, 1982) Đạm (N) hữu
dụng tương quan không cao với CHC hoặc N tổng số trong đất (Sims và ctv., 1967; Casman và ctv., 1996) CHC còn tham gia tích cực vào việc chuyển
hóa (P) trong đất từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu hữu dụng cho cây trồng
(Nguyễn Thị Thúy và ctv., 1997)
pH
Theo (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004), pH đất là chỉ tiêu đánh giá rất
quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật đất, vận tốc phản ứng sinh hóa trong đất Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), thì pH thích hợp cho đậu nành phát triển từ 5,2-5,6
EC (độ mặn)
EC là độ dẫn điện của đất, biểu thị trực tiếp hoặc gian tiếp nồng độ muối hòa tan trong dung dịch đất Không chỉ có đất mặn mới có lượng muối hòa tan cao, mà trong đất phèn với sự cộng tác của axit vào khoáng sét, nồng
độ muối có thể cao và gây độc cho cây trồng ( Đỗ Thị Thanh Ren, 1999)
CEC
CEC là tổng các cation trao đổi được hấp thu trên bề mặt keo đất
(Dierolf và ctv., 2001) CEC được đo bởi khả năng cầm giữ K, Ca, Mg, Na
trong đất Đất ở ĐBSCL thường chứa nhiều sét và ít hữu cơ nên dung tích hấp thụ thuộc loại trung bình đến khá (Ngô Ngọc Hưng, 2004)
Trang 20Theo Võ Thị Gương và ctv (2004), khả năng hấp phụ cation của đất
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thành phần khoáng sét, hàm lượng chất hữu
cơ, pH đất, sự phát triển của đất, tùy thuộc vào loại đất mà có trị số CEC khác
nhau, đất cát có CEC thấp, kế đến là đất sét, đất hữu cơ có CEC cao nhất
Nhiệt độ, Ẩm độ: Đậu nành có nguồn gốc ôn đới, nhưng không phải là cây
trồng chịu rét Tuỳ theo giống chín sớm hay muộn mà có tổng tích ôn biến
nành có yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ khác nhau:
Bảng 1.2: Nhiệt độ và ẩm độ đất thích hợp trong các giai đoạn
(Nguồn: Crabbe D and lawson S, The World Food Bood, London, 1981)
Lượng mưa: Nhu cầu nước của cây đậu nành thay đổi tuỳ theo điều kiện khí
hậu, kỹ thuật trồng trọt và thời gian sinh trưởng Cần lượng mưa từ 350-600
Ánh sáng: Đậu nành có phản ứng với độ dài ngày, các giống khác nhau phản
ứng với độ dài ngày khác nhau
Trang 21(Nguồn: Trần Văn Điền, 2007)
Thời vụ trồng đậu nành ở Cần Thơ, có 3 thời vụ chính:
Bảng 1.4: Thời vụ trồng đậu nành ở Cần Thơ
(Nguồn: Hội nông dân TPCT, 2011)
Làm đất
* Cách trồng có làm đất
Cày đất lúc có ẩm độ vừa phải Trường hợp đất quá khô, phải chủ động tưới nước khi đất có đủ độ ẩm thích hợp mới cày Không làm đất quá tơi, khi gặp mưa, dễ bị đóng váng, cản trở việc hút nước, dinh dưỡng của cây, cây sinh trưởng yếu, các nốt sần ít và nhỏ
Ưu điểm: Diệt cỏ dại Nâng cao độ tơi xốp của tầng đất mặt, tạo điều kiện
thuận lợi cho hệ thống rễ phát triển
Nhược điểm: Tốn thời gian làm đất, do đó kéo dài thời vụ trồng, ảnh hưởng
đến vụ sau Tốn chi phí làm đất, tưới nước Do đó việc làm đất chỉ nên áp
Trang 22dụng đối với những trường hợp đất quá khô, nhiều cỏ dại (Hội nông dân TPCT, 2011)
* Cách trồng không làm đất
Trên chân đất ruộng, tiến hành gieo đậu nành sau khi thu hoạch lúa, khi đất còn độ ẩm thích hợp Có thể kết hợp phủ rơm để giữ ẩm
Ưu điểm: Tranh thủ thời vụ, vì không phải chờ đợi thời gian làm đất Giảm
được chi phí trong khâu làm đất Tận dụng được độ ẩm trong đất sau khi thu hoạch lúa, do đó tiết giảm chi phí tưới nước
Nhược điểm: Sâu bệnh phát triển nhiều hơn Gặp trở ngại trong việc bón phân,
nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn hoặc lấp xuống đất như phân lân, phân hữu cơ, vôi, (Hội nông dân TPCT, 2011)
Vụ Xuân Hè: Do sự phát triển của thân lá mạnh nên nói chung cần gieo thưa
hơn Cụ thể là: với giống chín sớm cần đảm bảo có từ 40-50 cây/m2, với khoảng cách hàng là 35-40cm, cây cách cây là 5-6cm, nếu gieo cụm hoặc hốc thì cụm cách cụm là 20cm và trên mỗi cụm cũng để lại 3-4 cây
Với các giống chín muộn cần gieo thưa hơn nữa với mật độ 15-20
từ 12-15cm, nếu gieo cụm hoặc hốc thì cụm cách cụm là 25cm và trên mỗi cụm để lại 2 cây/hốc
Trang 23thích bộ lá phát triển trước khi vi khuẩn nốt sần ở rễ lấy được đạm từ khí
quyển để nuôi cây
Tùy theo từng loại đất, giống, mùa vụ mà có lượng phân bón cho thích hợp
Lượng phân hóa học: Theo Trần Văn Lợt, (2000) khuyến cáo bón cho 1 ha
đậu nành như sau: 25-30kg N-50kg P2O5 (dạng super lân hoặc Thermophosphat) 40kg K2O ( Dạng KCl hoặc K2SO4) - 500-1000kg vôi
Để thâm canh đậu nành đạt năng suất cao nên bót lót thêm các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học nhằm cải tạo đất giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và giúp phân hóa học sử dụng hiệu quả hơn Có thể sử dụng phân hữu
cơ sinh học HVP 401B với lượng dùng là 500kg/ha kết hợp với phân hữu cơ
vi lượng HVP Organic với lượng dùng là 20kg/ha Nếu sử dụng 500kg/ha phân hữu cơ sinh học HVP 401B phối hợp với HVP Organic 20kg/ha có thể giữ nguyên hoặc giảm lại lượng phân hóa học sử dụng lại Cụ thể như sau: giảm 15kg/ha N, 10kg/ha P2O5 và giảm 5kg/ha K2O
Cách bón như sau:
Bón lót: Bón toàn bộ lượng hữu cơ HVP 401B, phân Hữu cơ HVP Organic phân lân (P2O5) và phân kali (K2O) Bón sau khi cày đất rồi bừa để lấp phân Bón thúc: Phân đạm (N) được chia làm 2 lần bón: lần 1 giai đoạn 10-15 ngày sau khi gieo; lần 2 giai đoạn 20-25 ngày sau khi gieo Cách bón rãi phân dọc theo hàng cách gốc 10-15cm, sau đó kết hợp làm cỏ vun gốc để lấp phân lại
Sử dụng phân bón lá: sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời
và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây đậu nành Có thể sử dụng phân bón lá theo quy trình sau sử dụng phân bón lá HVP 401.N Đậu phun 3 lần:
Lần 1 giai đoạn đậu mọc 2-3 lá thật Lần 2 giai đoạn khoảng 10-15 ngày sau khi phun lần 1 (Sau khi phun HVP 401 N Đậu lần 2, khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Ausin Organic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần
Trang 24giúp cây đậu nhiều trái) Lần 3 sau khi cây đậu nhiều trái tiếp tục phun HVP
401 N Đậu để hạt đậu to, mẩy ít lép
Sau đó 7 ngày sử dụng HVP 1001.S (0.25.25) phun 2 lần cách nhau 10 ngày để nuôi hạt dưỡng trái
Làm cỏ vun gốc
Làm cỏ kết hợp vun gốc bằng thủ công
Đợt I: 10 – 15 ngày sau gieo
Đợt II: 20 – 25 ngày sau gieo
Đợt III: 30 – 35 ngày sau gieo
Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc trừ cỏ như: Nufarm (2-2,5 lít/ha), Gramoxone (1,5-2 lít/ha), Dual (1,5-2 lít /ha)
Tưới nước
Tuy là một cây trồng cạn nhưng đậu nành cần khá nhiều nước trong hầu hết các thời kì sinh trưởng và phát triển của nó, đặc biệt là giai đoạn trước khi ra hoa và làm hạt, nếu không có mưa mà đất lại khô thì cần phải tưới nước, nếu không năng suất sẽ giảm rõ rệt thậm chí là thất thu
- Sâu xanh da láng: Phát triển mạnh trong mùa nắng (từ tháng 1-4 dương lịch) và mật số giảm khi trời mưa nhiều Nếu mật số cao chúng ăn trụi
lá và các phần non của cây đậu làm giảm năng suất (hình1.2) Loại sâu này có tính kháng thuốc rất cao, nên trong phòng trừ cần chú ý luân phiên thuốc và
có thể dùng nhóm thuốc chống lột xác sẽ có tác dụng cao hơn như: Pegasus, Atabron, Match,…
Trang 25- Sâu đục trái: Đây là đối tượng gây hại quan trọng nhất Thường làm thất thu năng suất nếu không phòng trị kịp thời Chúng thường tấn công vào giai đoạn trổ hoa tượng trái đến khi vỏ trái cứng (hình 1.3) Để phòng trị tốt loại sâu này có thể dùng các loại thuốc như Peran, Kinalux, Regent, Basudin,…để phun hoặc rải định kỳ 7-10 ngày/lần trong thời gian chúng tập trung gây hại
bệnh hại:
- Bệnh rỉ sắt (Phakopspora pachyrhizi): Do nấm tấn công trên lá, làm
lá dễ rụng sớm, giảm khả năng quang hợp ảnh hưởng đến năng suất ( hình 1.4) Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng như: Copper-zinc, Dithane, Champion, COC 85, Tilt, Tilt Super, Folicur,… để phòng trị theo hướng dẩn trên nhãn thuốc
- Bệnh héo rũ: Do nấm Rhizoctonia solani, tấn công ở tất cả các giai
đoạn của cây đậu Thiệt hại nặng nhất vào giai đoạn cây con từ khi gieo đến 2 tuần tuổi Lúc cây còn nhỏ từ 3-15 ngày sau gieo, phần thân sát mặt đất teo tóp lại, cổ rễ và rễ già biến thành màu nâu đỏ Bệnh nặng làm chết toàn bộ cả cây làm ảnh hưởng đến năng suất (hình 1.5) Phòng trị bằng cách trồng luân canh với các loại cây trồng khác, chọn giống kháng, chọn mùa vụ thích hợp,
bố trí ruộng thoát nước tốt Xử lý hạt giống với Zineb liều lượng 100gr/10kg hạt, khi thấy các triệu chứng bệnh có thể sử dụng các loại thuốc như: Anvil, Validacine, Bonnanza 100SL, Carbendazim, Monceren,…
Trang 26- Bệnh đốm phấn: Tác nhân do nấm Peronospora manshurica Ở điều
kiện ẩm độ cao, sáng sớm có sương mù, ngày nắng nóng bệnh dễ phát triển mạnh Vết bệnh tấn công chủ yếu trên lá, mặt dưới lá màu trắng Lúc đầu xuất hiện những đốm màu tro hình tròn, về sau vết bệnh có hình tròn hoặc hình không rõ rệt, màu nâu vàng, xung quanh viền nâu thẫm, có ranh giới với phần xanh còn lại của lá Bệnh nặng làm lá bị vàng và rụng sớm làm ảnh hưởng đến năng suất( hình 1.6) Phòng trị bệnh: Sử dụng giống sạch bệnh, luân canh và
sử dụng các thuốc trị bệnh như: Folpan, Ridomil, Score, Dithan M, Antracol
Thu hoạch và tồn trữ
Định thời gian thu hoạch: dựa vào chu kỳ sinh trưởng của từng giống, quan sát biểu hiện ngoài đồng: lá chuyển vàng, rụng; trái chuyển màu hoàn toàn (dùng tay lắc nhẹ nghe tiếng kêu của hạt)
Hiện nay đậu nành có thể thu hoạch bằng thủ công hoặc bằng máy suốt Tồn trữ: Phơi hạt hai nắng tốt, khi A% hạt còn khoảng 12% thì có thể đem đi
nhiết độ không khí bình thường thì chỉ tồn trữ được 6 tháng (Lại Quốc Đạt, 2000)
1.2 PHÂN VI SINH
1.2.1 Định nghĩa
Phân vi sinh là sản phẩm phân bón được tạo thành thông qua quá trình
lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, có sự tác động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn Trong loại phân này có đầy đủ thành phần là chất hữu cơ có phối chế thêm tác
Trang 27nhân sinh học (vi sinh , nấm đối kháng…) bổ sung thêm thành phần vô cơ đa lượng NPK và vi lượng
1.2.2 Hiệu quả phân vi sinh trong cải thiện hóa tính đất
Sau khi bón vào đất phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất toàn diện, đặc biệt có khả năng cải tạo nhiều đặc tính xấu của đất ngoài việc cải tạo đất nghèo dinh dưỡng Ngoài ra sử dụng phân vi sinh không làm chai đất ngược lại làm tăng độ phì nhiêu của đất, mà phân hóa học không làm được
Theo (Nguyễn Ngọc Nông, 1999) phân vi sinh khi bón vào đất sau khi phân giải mật số vi sinh vật được nhân lên trong đất sẽ cung cấp thêm cho đất các khoáng chất làm phong phú thêm thành phần thức ăn cho cây và khi vi sinh vật mùn hóa các chất hữu cơ trong đất làm tăng khả năng trao đổi của đất đặc biệt là các acid hummic có tác dụng khoáng hóa đạm (N) rất tốt Quá trình cố định đạm và phân giải lân và cellulose của vi sinh vật có trong chế phẩm sinh học sau khi bón tạo ra nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng quá trình mùn hóa do vi sinh vật có khả năng tạo phức với kim loại do chất mùn có khả năng tạo phức với nhôm (Al) làm giảm nhôm trao đổi và nhôm hòa tan trong dung dịch đất do đó làm giảm khả năng gây độc của nhôm (Al)
đối với cây trồng (Jones và javis, 1982)
Sử dụng phân vi sinh canh tác đất ít bị rữa trôi và bạc màu Vì dinh dưỡng luôn được vi sinh vật tổng hợp cố định và phân giải liên tục cho đất Ngoài ra đất có tính đệm nghĩa là khi bón các loại phân hóa học hoặc vôi vào đất các tính chất hóa học của đất như: độ chua,kiềm, mặn ít tăng đột ngột nên cây trồng ít bị thiệt hại, bón phân vi sinh vào vào đất thịt nhẹ, đất xám, làm cho đất không có cấu trúc, rời rạc nhờ đó làm hạn chế sự bốc hơi nước hạn chế được sự rữa trôi khi ta bón phân cho cây Ngược lại nếu đất thịt nặng được bón phân vi sinh thì trở nên tơi xốp (Nguyễn Thanh Hùng, 1984)
1.2.3 Hiệu quả phân vi sinh trong cải tạo lý tính của đất
Phân vi sinh giúp cải thiện tính chất vật lý đất, làm cho đất ổn định về dinh dưỡng, pH, hạn chế vi sinh vật có hại cho cây trồng giúp tăng nhanh mật
Trang 28số vi sinh vật đẩy mạnh quá trình tổng hợp và phân giải các chất vô cơ, hữu
cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu như N, P, K… cho cây trồng giúp bộ rễ cây trồng phát triển mạnh (Vũ Hữu Yêm, 1995)
Việc bón phân vi sinh vào đất làm tăng độ kết cấu đất tác dụng ổn định cấu trúc đất và khả năng kết dính của các hạt đất để tạo thành đoàn lạp và giảm khả năng thấp ướt giúp cho kết cấu đất được bền trong nước (Đỗ Thanh Ren, 1998) khi bón phân có hệ thống sẽ cải thiện tính chất vật lý của đất như chế độ nước chế độ nhiệt của đất (Lê Văn Khoa, 1996), Đất có cấu trúc làm cho đất thoáng khí nhiệt độ điều hòa giúp rễ cây trồng phát triển trao đổi khí tốt hơn đồng thời làm giảm dung trọng và lực cản của đất ngược lại sự suy giảm dinh dưỡng trong đất đưa đến giảm độ xốp và làm tăng dung trọng của đất (Tisdall và Oades, 1999)
1.2.4 Hiệu quả của phân vi sinh trong tăng trưởng cây trồng
Phân vi sinh có ưu điểm giàu về chủng loại các chất dinh dưỡng từ đa lượng (N, P, K), trung lượng (S, Ca, Mg) đến vi lượng (Fe, Mn, Zn…) do đó
có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (Trần Thành Lập, 1998) Bón kết hợp thích đáng với phân hóa học sẽ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng Mặc khác phân vi sinh làm tăng lượng đạm (N) dễ phân hủy, đạm (N) hữu dụng trong đất và cung cấp thêm một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho
cây trồng (Võ Thị Gương và ctv., 2004)
1.3 SỰ HẤP THU DINH DƯỠNG CỦA CÂY TRỒNG
1.3.1 Hấp thu dinh dưỡng qua rễ
Cây trồng thường hút dinh dưỡng thông qua các rễ của chúng Khả năng hút dinh dưỡng của cây phụ thuộc vào giống cây trồng, giai đoạn sinh trưởng của cây, tình trạng dinh dưỡng của đất và điều kiện ngoại cảnh Ở giai đoạn sinh trưởng mạnh, rễ cây có khả năng hút dinh dưỡng mạnh hơn so với thời kì cây non hoặc quá già Nhờ các axit do rễ cây tiết ra nên một số chất dinh dưỡng không tan trong nước có thể tan và cây trồng hút được
Con đường hấp thu dinh dưỡng qua rễ
Trang 29 Vận chuyển qua khoảng trống tự do
Các chất tan từ dung dịch bên ngoài đi vào bên trong cây qua vách tế bào và những khoảng trống giữa các tế bào của phần vỏ rễ Sự di chuyển của chất tan có khối lượng phân tử thấp ( như các ion, acid hữu cơ và các amino acid) bằng cách khuyến tán không bị hạn chế bởi mặt ngoài của rễ, nghĩa là tế bào biểu bì rễ Sự khuyếch tán chất tan vào trong khoảng tự do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ chất tan và sự hình thành lông rễ (Nguyễn Bảo Vệ
và Nguyễn Huy Tài, 2004)
Vận chuyển qua vách tế bào chất và không bào
Sự hấp thu chọn lọc các cation và anion xảy ra ở vị trí của màng tế bào Màng tế bào chất cũng giống như rào cản, ngăn chặn sự khuyếch tán các chất tan trong tế bào chất hoặc khuyếch tán chất tan từ tế bào chất đi ra vách tế bào vào dung dịch bên ngoài Một yếu tố khác là màng không bào (tonoplast), khi
tế bào đã trưởng thành thì không bào chiếm trên 90% thể tích của tế bào và chính là nơi tích lũy các ion
Màng tế bào chất và màng không bào là màng sinh học có liên quan trực tiếp đến sự hấp thu chất tan và vận chuyển các chất tan trong rễ (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2004)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng qua rễ
Tình trạng cây: cây trồng khỏe, sức sinh trưởng mạnh, cây hô hấp
mạnh do vậy sức hút dinh dưỡng diễn ra mạnh Do vậy cần chăm sóc tạo cho
cây có bộ rễ phát triển tốt từ đó phân bón sử dụng mới đạt hiệu quả cao
Thành phần và tỷ lệ dinh dưỡng trong dung dịch đất: khi nồng độ chất
khoáng ở ngưỡng thích họp thì khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây tốt, ngược lại khi nồng độ quá thấp tốc độ hấp thu giảm thậm chí cây trồng không thể hút được Khi nồng độ quá cao, quá trình hấ thu bị đình trệ, rễ cây có thể
chết do thiếu nước
Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, lượng mưa: khi các yếu tố môi
trường thuận lợi thì sự hấp thu dinh dưỡng diễn ra mạnh, phân bón có hiệu
Trang 30quả cao và ngược lại khi trời quá nóng, đất quá khô hạn hay ngập úng thì sự hấp thu của cây trồng bị hạn chế
1.3.2 Hấp thu dinh dưỡng qua lá
Cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ Tuy nhiên lá và các bộ phận non của cây cũng có thể hấp thu chất khoáng dù ở mức độ hấp thu không cao so với rễ Hầu hết các loại phân bón vào đất dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cây thông qua hệ thống rễ Tuy nhiên cũng có loại phân cần cung cấp cho cây thông qua việc phun qua lá (Taiz và Zeiger, 2002) Cung cấp dưỡng chất qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ
Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là chất khoáng có thể hiện bằng nhiều chất khác nhau như: bón qua đất, phun qua lá, bơm vào thân,
ngâm hạt giống, nhúng rễ (Lê Văn Hòa và ctv., 2001) Ngày nay việc áp dụng
kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng qua lá bằng cách phun đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của cây trồng
Con đường hấp thu chất khoáng qua lá
Thông qua lớp cutin
Thông qua lớp cutin ở lá trưởng thành trở nên không thấm nước Do đó các chất hòa tan không thể xuyên qua lớp cutin được Tuy nhiên, lớp cutin ở những lá còn non, nước và các chất hòa tan có thể xuyên qua dễ dàng Lớp cutin không thấm nước chủ yếu là dạng lipid và polyestecuar acid béo có chứa nhóm OH Cấu trúc lớp cutin ở thực vật không đồng nhất, không có đặc tính hình thái và cấu trúc tiêu biểu nào của các loài thực vật Vì vậy khả năng bám dính và giữ lại các chất khoáng trên bề mặt lá thì phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hóa học của lớp cutin (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
Trang 31 Thông qua khí khổng
Trên hai mặt lá, tế bào khẩu là nơi thông thương giữa bên trong và bên ngoài môi trường Khi tế bào khẩu trương nước, khẩu sẽ mở ra nước sẽ bốc thoát ra ngoài và CO2 xâm nhập vào khí khẩu Đồng thời các chất khoáng dạng khí như NH3, NO2, SO2 cũng được hấp thu qua khí khẩu Trong khi đó nếu trên bề mặt lá có dung dịch khoáng thì sự chênh lệch nồng độ chất tan bên trong lá và bê ngoài khá lớn, nên chất tan sẽ xuyên thấm vào bên trong tế bào khẩu theo quy luật khuếch tán Tốc độ xuyên thấm qua lớp cutin bên trong tế bào khẩu thì nhanh hơn khu vực chung quanh ( Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003)
Sự di chuyển của các chât hòa tan ngang qua lớp cuitn còn xảy ra ở những khe nhỏ gọi là vi rãnh estodesmat Estodesmata là một thành phần không thuộc tế bào chất và được xem như con đường thoát hơi đặc biệt Khe này bắt đầu từ tế bào chất kéo dài và xuyên qua vách tế bào Khe này nằm giữa tế bào kèm và tế bào phụ cận Như vậy, khe Estodesmata có tương quan
tỷ lệ thuận với số lượng tế bào khẩu (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng qua lá
Ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ
Ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ có quan hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất qua lá Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá tốt nhất khi ánh sáng thấp, ẩm độ cao, nhiệt độ tối hảo Ánh sáng ngày càng cao làm cho lớp cutin và lớp sáp dày hơn Nhiệt độ cao làm hấp thu dưỡng chất qua lá Tuy nhiên nhiệt độ cao cũng làm dung dịch phun qua lá khô nhanh hơn, từ đó làm giảm sự hấp thu Ẩm độ cao của không khí giúp dung dịch phun chậm khô Ở một nhệt độ, ẩm độ không khí thích hợp giúp cho sự thoát hơi nước qua lá bình thường Chính nhờ lớp hơi nước trên bề mặt lá cũng giúp cho sự hấp thu dưỡng chất tăng lên ( Taiz và Zieger, 2002)
Trang 32 Lớp sáp và lông ngoại bì
Ở lá non, nước có thể thấm qua lớp sáp của lông ngoại bì hay khí khổng, sau đó trải ra bề mặt của lớp tế bào biểu bì Lá trưởng thành, nước vẫn thấm qua lông ngoại bì nhưng không trải rộng ra được do phần đáy của lông ngoại bì đã bị cutin hóa Lông ngoại bì trên lá được xem như hàng rào chắn gió cực nhỏ giúp cho lá giữ được dung dịch phun lâu hơn Từ đó, chât tan có
cơ hội xâm nhập vào trong tế bào lá (Taiz và Zieger, 2002)
Độ dày của lớp cutin
Độ dày của lớp cutin thay đổi theo từng loài Lớp cutin có cấu tạo bởi các nhóm lipid và polyeste của acid béo Lớp cutin vẫn thấm nước khi lá còn non và không thấm nước khi lá trưởng thành Như vậy tính xuyên thấm của lớp cutin phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của lá Điều này quyết định khả năng hấp thu dưỡng chất qua lá ( Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)
1.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT 1.4.1 Năng suất
+ Năng suất thực thu
Năng suất thực thu của giống phản ánh đặc tính của giống đó và khả năng thích ứng cũng như việc giống đó có được sản xuất chấp nhận hay không Nói cách khác thi năng suất thực thu cho chúng ta biết được hiệu quả kinh tế cao hay thấp khi sử dụng giống đó trong sản xuất ( Đào Thế Tuấn, 1989)
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
Chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển khả năng chống đổ cũng như các chỉ tiêu liên quan đến năng suất Mai Xuân Quảng (2009)
Trang 33Đường kính thân
Đường kính thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và năng suất cây đặc biệt là khả năng mang trái trên cây Bùi Thị Cúc,(2009)
Trang 34CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN
Thông tin thí nghiệm
Địa điểm:
Thí nghiệm “ Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất
cây đậu nành Glycine max (L) trên đất phù sa không bồi ” được bố trí trên đất
phù sa sông không được bồi hàng năm, tại khu đất thí nghiệm Khoa Học Đất
– Khoa Nông Nghiệp & SHƯD – Đại Học Cần Thơ
Đặc tính đất thí nghiệm:
Theo phân loại WRB – 2006 đất khu thí nghiệm thuộc loại đất phù sa ít
được bồi hàng năm có đặc tính Eutric (Eutri-Haplic-Gleysol)
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 06/2013 đến tháng 09/2013
• Giống đậu nành:
Thí nghiệm được thực hiện trên giống MTĐ 860-1 do Bộ môn di
truyền giống cung cấp Trung Tâm Nghiên Cứu rau đậu, đại học Cần Thơ
• Phân bón sử dụng:
Phân vô cơ: Urea, DAP, NPK (20-20-15)
Phân bón Hữu cơ vi sinh: HVP 401B, HVP Auxin Organic 20), HVP 401.N Đậu
(10-40- Đặc tính:
+ HVP 401B (3-2-1)
- Làm giảm độ chua của đất,
- Tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích họat động mạnh ở vùng rễ
- Giúp bảo vệ bộ rễ phòng chống các nấm bệnh hại rễ
+ HVP Auxin Organic (10-40-20)
- Tăng cường phân hóa mầm hoa, ra hoa mạnh, đồng loạt
- Kháng rụng, đậu trái cao
- Tăng sức kháng bệnh khô đen bông