Hấp thu dinh dưỡng qua lá

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất cây đậu nành glycine max (l) trên đất phù sa không bồi (Trang 30)

Cung cấp dinh dưỡng qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ. Tuy nhiên lá và các bộ phận non của cây cũng có thể hấp thu chất khoáng dù ở mức độ hấp thu không cao so với rễ. Hầu hết các loại phân bón vào đất dùng để cung cấp dinh dưỡng cho cây thông qua hệ thống rễ. Tuy nhiên cũng có loại phân cần cung cấp cho cây thông qua việc phun qua lá (Taiz và Zeiger, 2002). Cung cấp dưỡng chất qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ.

Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là chất khoáng có thể hiện bằng nhiều chất khác nhau như: bón qua đất, phun qua lá, bơm vào thân,

ngâm hạt giống, nhúng rễ (Lê Văn Hòa và ctv., 2001). Ngày nay việc áp dụng

kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng qua lá bằng cách phun đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp và góp phần không nhỏ đối với sự phát triển của cây trồng.

Con đường hấp thu chất khoáng qua lá

Thông qua lớp cutin

Thông qua lớp cutin ở lá trưởng thành trở nên không thấm nước. Do đó các chất hòa tan không thể xuyên qua lớp cutin được. Tuy nhiên, lớp cutin ở những lá còn non, nước và các chất hòa tan có thể xuyên qua dễ dàng. Lớp cutin không thấm nước chủ yếu là dạng lipid và polyestecuar acid béo có chứa nhóm OH. Cấu trúc lớp cutin ở thực vật không đồng nhất, không có đặc tính hình thái và cấu trúc tiêu biểu nào của các loài thực vật. Vì vậy khả năng bám dính và giữ lại các chất khoáng trên bề mặt lá thì phụ thuộc rất nhiều vào tính chất hóa học của lớp cutin (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)

20  Thông qua khí khổng

Trên hai mặt lá, tế bào khẩu là nơi thông thương giữa bên trong và bên ngoài môi trường. Khi tế bào khẩu trương nước, khẩu sẽ mở ra nước sẽ bốc thoát ra ngoài và CO2 xâm nhập vào khí khẩu. Đồng thời các chất khoáng

dạng khí như NH3, NO2, SO2 cũng được hấp thu qua khí khẩu. Trong khi đó

nếu trên bề mặt lá có dung dịch khoáng thì sự chênh lệch nồng độ chất tan bên trong lá và bê ngoài khá lớn, nên chất tan sẽ xuyên thấm vào bên trong tế bào khẩu theo quy luật khuếch tán. Tốc độ xuyên thấm qua lớp cutin bên trong tế bào khẩu thì nhanh hơn khu vực chung quanh ( Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003).

Thông qua vi rãnh Estodesmata

Sự di chuyển của các chât hòa tan ngang qua lớp cuitn còn xảy ra ở những khe nhỏ gọi là vi rãnh estodesmat. Estodesmata là một thành phần không thuộc tế bào chất và được xem như con đường thoát hơi đặc biệt. Khe này bắt đầu từ tế bào chất kéo dài và xuyên qua vách tế bào. Khe này nằm giữa tế bào kèm và tế bào phụ cận. Như vậy, khe Estodesmata có tương quan tỷ lệ thuận với số lượng tế bào khẩu (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004)

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng qua lá

Ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ

Ánh sáng, nhiệt độ và ẩm độ có quan hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất qua lá. Sự hấp thu dinh dưỡng qua lá tốt nhất khi ánh sáng thấp, ẩm độ cao, nhiệt độ tối hảo. Ánh sáng ngày càng cao làm cho lớp cutin và lớp sáp dày hơn. Nhiệt độ cao làm hấp thu dưỡng chất qua lá. Tuy nhiên nhiệt độ cao cũng làm dung dịch phun qua lá khô nhanh hơn, từ đó làm giảm sự hấp thu. Ẩm độ cao của không khí giúp dung dịch phun chậm khô. Ở một nhệt độ, ẩm độ không khí thích hợp giúp cho sự thoát hơi nước qua lá bình thường. Chính nhờ lớp hơi nước trên bề mặt lá cũng giúp cho sự hấp thu dưỡng chất tăng lên ( Taiz và Zieger, 2002).

21  Lớp sáp và lông ngoại bì

Ở lá non, nước có thể thấm qua lớp sáp của lông ngoại bì hay khí khổng, sau đó trải ra bề mặt của lớp tế bào biểu bì. Lá trưởng thành, nước vẫn thấm qua lông ngoại bì nhưng không trải rộng ra được do phần đáy của lông ngoại bì đã bị cutin hóa. Lông ngoại bì trên lá được xem như hàng rào chắn gió cực nhỏ giúp cho lá giữ được dung dịch phun lâu hơn. Từ đó, chât tan có cơ hội xâm nhập vào trong tế bào lá (Taiz và Zieger, 2002).

Độ dày của lớp cutin

Độ dày của lớp cutin thay đổi theo từng loài. Lớp cutin có cấu tạo bởi các nhóm lipid và polyeste của acid béo. Lớp cutin vẫn thấm nước khi lá còn non và không thấm nước khi lá trưởng thành. Như vậy tính xuyên thấm của lớp cutin phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của lá. Điều này quyết định khả năng hấp thu dưỡng chất qua lá ( Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2004).

1.4 NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT 1.4.1 Năng suất

+ Năng suất thực thu

Năng suất thực thu của giống phản ánh đặc tính của giống đó và khả năng thích ứng cũng như việc giống đó có được sản xuất chấp nhận hay không. Nói cách khác thi năng suất thực thu cho chúng ta biết được hiệu quả kinh tế cao hay thấp khi sử dụng giống đó trong sản xuất ( Đào Thế Tuấn, 1989).

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất Chiều cao cây

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển khả năng chống đổ cũng như các chỉ tiêu liên quan đến năng suất Mai Xuân Quảng (2009).

22

Đường kính thân

Đường kính thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và năng suất cây đặc biệt là khả năng mang trái trên cây Bùi Thị Cúc,(2009).

Sinh khối

Lượng chất khô tích lũy trên một đơn vị diện tích là một yếu tố quyết định năng suất cây trồng. khả năng tích lũy chất khô phụ thuộc rất lớn vào tốc độ sinh trưởng của cây, đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng Mai Xuân Quảng (2009).

23

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 2.1. PHƯƠNG TIỆN

Thông tin thí nghiệm

Địa điểm:

Thí nghiệm “ Ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất

cây đậu nành Glycine max. (L) trên đất phù sa không bồi ” được bố trí trên đất

phù sa sông không được bồi hàng năm, tại khu đất thí nghiệm Khoa Học Đất – Khoa Nông Nghiệp & SHƯD – Đại Học Cần Thơ.

Đặc tính đất thí nghiệm:

Theo phân loại WRB – 2006 đất khu thí nghiệm thuộc loại đất phù sa ít được bồi hàng năm có đặc tính Eutric (Eutri-Haplic-Gleysol).

Thời gian:Đề tài được thực hiện từ tháng 06/2013 đến tháng 09/2013. • Giống đậu nành:

Thí nghiệm được thực hiện trên giống MTĐ 860-1 do Bộ môn di

truyền giống cung cấp Trung Tâm Nghiên Cứu rau đậu, đại học Cần Thơ. • Phân bón sử dụng:

 Phân vô cơ: Urea, DAP, NPK (20-20-15).

 Phân bón Hữu cơ vi sinh: HVP 401B, HVP Auxin Organic (10-40- 20), HVP 401.N Đậu.

 Đặc tính:

+ HVP 401B (3-2-1)

- Làm giảm độ chua của đất,

- Tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích họat động mạnh ở vùng rễ. - Giúp bảo vệ bộ rễ phòng chống các nấm bệnh hại rễ.

+ HVP Auxin Organic (10-40-20)

- Tăng cường phân hóa mầm hoa, ra hoa mạnh, đồng loạt. - Kháng rụng, đậu trái cao.

24

+ HVP 401. N Đậu (30-80-80)

- Giúp cây phát triển nhanh, đâm chồi khoẻ, bộ rễ mập dầy và dài. - Kích thích ra hoa đậu trái nhiều đồng loạt, trái to, hạt chắc.

• Thuốc trừ sâu bệnh và cỏ: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh phổ biến trên đậu nành như: Basudin, Captan, 2,4 D dimethyl amine.

• Các thiết bị khác: Cân phân tích (g), Tủ sấy, khoang máng, thướt dây, cốc nhôm, máy đo ẩm độ (PFEUFFER- H50).

2.2. PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Hình 2.4). Diện tích lô thí nghiệm là

48m2 không kể bờ bao và dãi phân cách. Liều lượng phân bón cho 1000 m2

như sau:

Nghiệm thức 1: Sử dụng hoàn toàn phân bón vô cơ với liều lượng 7kg

N + 8kg P2O5 + 2kg K2O. Tương ứng 6kg Urea, 10kg NPK (20-20-15) 12,5kg

DAP.

Nghiệm thức 2: Sử dụng phân vi sinh (HVP 401B) và bón phân lá HVP Auxin Organic (10-40-20) và HVP 401. N Đậu, với liều lượng là

(3,004kg N + 2,012kg P2O5 + 1,01kg K2O), tương ứng (50kg HVP 401B +

25

Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.2.2. Thời gian bón phân: Phân bón được chia làm ba lần bón. Liều lượng phân bón cho mỗi đợt được trình bày ở Bảng 2.1.

26

Bảng 2.1: Thời điểm bón phân

NT Loại phân Bón lót

(kg)

Bón thúc (kg)

Thời gian (ngày sau khi gieo) 7-10 2-3 lá thật 20-25 Ra hoa 40-45 Đậu trái NT1 Urea - 3 3 - DAP (16-48) - 5 7,5 - NPK (20-20-15) - - - 10 HVP 401B (3-2-1-3-2) 50 - - - NT2 HVP 401.N Đậu (30-.80-80) - 0,1 0,1 0,1 HVP Auxin Organic (10-40-20)

Phun hai lần. Lần 1 vào thời điểm hoa nở rộ (25-40 NSKG). Lần 2: cách lần phun thứ 1 bảy ngày tương ứng với 32-47 NSKG. Liều lượng mỗi lần phun là 0,01.

2.2.2. Kỹ thuật canh tác

Chuẩn bị đất

Đất được dọn sạch cỏ, xử lý bằng vôi, cuốc và ban đều sau đó lên luống với diện tích mỗi lô 3,5 x 1,4m.

Chuẩn bị hạt giống và cây

Giống được ngâm trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 4 giờ, gieo hạt

với khoảng cách 40 x 20cm mỗi hốc 3 cây (40 cây/m2) sau đó để lại 2

cây/hốc. Chọn những cây sạch sâu bệnh, đồng đều về hình thái, thời gian sinh trưởng và loại bỏ những cây xấu (khác biệt về chiều cao, hình dạng và màu sắc lá).

Làm cỏ, tưới nước

- Khi cây có 2-3 lá thật làm cỏ, xới nông, vun gốc. Khi cây cao 10 cm

thì xới sâu trên mặt líp, làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây đậu nành phát triển tốt, hạn chế đỗ ngã.

- Tưới nước: vào mùa khô mỗi ngày tưới từ 1 – 2 lần tùy thuộc vào đất và thời tiết khi trồng để đảm bảo hạt nảy mầm đều.

27

- Làm cỏ: Trong suốt thời gian thí nghiệm, luống đậu nành được làm cỏ thường xuyên khi cỏ mọc kết hợp vun gốc 2 lần.

Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên theo dõi luống thí nghiệm, phát hiện kịp thời để sử dụng thuốc hợp lí, chủ yếu là bệnh đốm lá, sâu ăn lá, rầy.

Định thời gian thu hoạch

Dựa vào chu kỳ sinh trưởng của cây, quan sát biểu hiện ngoài đồng: lá chuyển vàng, rụng; trái chuyển màu hoàn toàn (dùng tay lắc nhẹ nghe tiêng kêu của hạt).

2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi - Cây Trồng:

 Chiều cao cây và đường kính gốc thân: trên mỗi ô thí nghiệm chọn ra

10 cây đậu nành có chiều cao đồng nhất, đánh dấu để theo dõi các chỉ tiêu như chiều cao cây, đường kính gốc thân.

 Sinh khối cây: sinh khối cây được thu vào giai đoạn 40, 60 và 80 ngày

sau khi gieo.

 Năng suất hạt: Tính trọng lượng số hạt thu được trên cây trên 1 mét

vuông trên nghiệm thức sau đó tính ra tấn/ha.

 Hiệu suất kinh tế

- Tổng thu nhập: Năng suất x giá bán (nghìn đồng/ha) tại thời điểm thu hoạch.

- Tổng chi phí: phân bón vô cơ, phân hữu cơ sinh học và phân bón lá thuốc trừ sâu bệnh.

- Lợi nhuận: tổng thu – tổng chi

- Đất: trước khi bố khi bố trí thí nghiệm tiến hành thu mẫu đất để đánh giá một số các đặc tính hóa học đất như pH, EC, CHC, CEC, đạm hữu dụng, lân hữu dụng, cation trao đổi.

28

Đất được thu ở độ sâu 0-20 cm bằn khoan tay, đất sau khi thu được phơi khô ở điều kiện phòng và được nghiền mịn qua rây 0,5 mm dùng phân tích các đặc tính hóa học đất như đã nêu.

2.2.4. Các phương pháp phân tích mẫu đất và mẫu cây

Mẫu đất: Mẫu đất được thu vào từng thời điểm cụ thể như sau: Trước khí bố trí thí nghiệm (7/6/2013), và sau mỗi đợt bón phân. Mẫu đất được thu ngẫu nhiên theo từng nghiệm thức mỗi nghiệm thức thu 4 mẫu ở độ sâu 0 – 20cm từ mặt luống. Mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên các điểm khác nhau. Đất sau khi thu được phơi khô ở nhiệt độ phòng và được loại bỏ sỏi, chất hữu cơ… sau đó đem nghiền mịn qua rây 2mm. Dùng mẫu đất đã được nghiền đem

phân tích các chỉ tiêu hóa học như: pHH2O, EC, chất hữu cơ, đạm ammonium

NH+ - N, đạm nitrate NO3- - N, lân dễ tiêu, CEC, base trao đổi (Ca2+, Na+, K+, Mg2+)

Mẫu đất được xử lý và phân tích các chỉ tiêu tại phòng phân tích bộ môn Khoa Học Đất, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.

- pH H2O và EC: Trích theo tỷ 1:2,5 (đất/nước), đo bằng pH kế (Jackson, 1962; Hach, 1986). EC được đo bằng EC kế (Jackson, 1962; Hach, 1986).

- Chất hữu cơ: Xác định theo phương pháp Walkley – Black.

- Lân hữu dụng: hàm lượng lân hữu dụng có trong đất được xác định theo phương pháp Bray 2 . Lân có trong mẫu sau khi ly trích được xác định theo phương pháp so màu MDS.Harris, (2003).

- Đạm hữu dụng: lượng đạm hữu dụng có trong đất được ly trích bằng KCl 2N, Hàm lượng có trong mẫu sau khi ly trích được xác định bằng phương

pháp so màu (Weather,1967; Katrina và ctv., 2001).

- Khả năng trao đổi cation (CEC): Mẫu đất được bão hòa và trích 3 lần

với dung dịch BaCl2 0,1M. Trong phức hệ hấp thu chỉ có cation Ba2+ vì tất cả

29

được thêm vào hệ thống. Tất cả Ba2+ hiện diện trong phức hệ hấp thu được

trao đổi với Mg và kết tủa thành dạng khó hòa tan BaSO4 . Chuẩn độ Mg còn

thừa trong dung dịch với EDTA 0,01N sẽ tính toán được lượng Mg hấp phụ và tính được trị số CEC.

- Cation trao đổi (Ca2+, Na+, K+, Mg2+): Na và K được đo ở dung dịch trích mẫu với BaCl2 0,1M trên máy hấp thu nguyên tử. Chất Cs (acidified) được thêm vào dung dịch trước khi đo. Mg và Ca được đo ở dung dịch trích mẫu với BaCl2 0,1M trên máy hấp thu nguyên tử. Để ngăn sự kết hợp giữa Ca, Mg với P,Al,…trong ngọn lửa, Lanthanum được thêm vào và nó sẽ thay thế Ca và Mg trong các hợp chất này.

- Mẫu cây

- Chiều cao cây: Chiều cao cây được đo vào 4 thời điểm lúc cây đậu nành được 20 ngày, 40 ngày, 60, 80 ngày sau khi gieo, dùng thướt dây đo chiều cao cây đậu nành từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.

- Đường kính gốc thân: dùng thước kẹp đo đường kính gốc thân. Đo vào 3 thời điểm lúc cây đậu nành được 40 ngày, 60 ngày, 80 ngày sau khi gieo.

- Sinh khối cây: trên mỗi ô thí nghiệm tiến hành thu 4 cây đậu nành. Cây được cắt sát gốc cho vào túi giấy ghi đầy đủ các thông tin như

nghiệm thức, thời gian thu. Mẫu cây trước khi được sấy ở nhiệt độ 1050C

mẫu đã được cân trọng lượng. Sau khi sấy mẫu ở 1500C cho đến khi mẫu

khô kiệt đến khối lượng không đổi (khoảng 48 giờ), cân khối lượng khô. Công thức tính sinh khối cây

- Năng suất: khi toàn bộ lá cây đậu nành đã chuyển sang màu vàng, lá bắt đầu rụng; trái bắt đầu có biểu hiện chuyển sang màu vang hoặc nâu dùng tay lắc nhẹ nghe tiếng kêu của hạt. Tiến hành nhổ toàn bộ số cây có trên mỗi ô thí nghiệm. Mẫu sau khi thu được phơi khô và tách vỏ thu hạt bằng phương pháp thủ công. Cân toàn bộ số hạt có trong mỗi lô thí nghiệm và qui đổi năng suất ra tấn/ha.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất cây đậu nành glycine max (l) trên đất phù sa không bồi (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)