2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Sơ đồ bố trí thí nghiệm (Hình 2.4). Diện tích lô thí nghiệm là
48m2 không kể bờ bao và dãi phân cách. Liều lượng phân bón cho 1000 m2
như sau:
Nghiệm thức 1: Sử dụng hoàn toàn phân bón vô cơ với liều lượng 7kg
N + 8kg P2O5 + 2kg K2O. Tương ứng 6kg Urea, 10kg NPK (20-20-15) 12,5kg
DAP.
Nghiệm thức 2: Sử dụng phân vi sinh (HVP 401B) và bón phân lá HVP Auxin Organic (10-40-20) và HVP 401. N Đậu, với liều lượng là
(3,004kg N + 2,012kg P2O5 + 1,01kg K2O), tương ứng (50kg HVP 401B +
25
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.2.2. Thời gian bón phân: Phân bón được chia làm ba lần bón. Liều lượng phân bón cho mỗi đợt được trình bày ở Bảng 2.1.
26
Bảng 2.1: Thời điểm bón phân
NT Loại phân Bón lót
(kg)
Bón thúc (kg)
Thời gian (ngày sau khi gieo) 7-10 2-3 lá thật 20-25 Ra hoa 40-45 Đậu trái NT1 Urea - 3 3 - DAP (16-48) - 5 7,5 - NPK (20-20-15) - - - 10 HVP 401B (3-2-1-3-2) 50 - - - NT2 HVP 401.N Đậu (30-.80-80) - 0,1 0,1 0,1 HVP Auxin Organic (10-40-20)
Phun hai lần. Lần 1 vào thời điểm hoa nở rộ (25-40 NSKG). Lần 2: cách lần phun thứ 1 bảy ngày tương ứng với 32-47 NSKG. Liều lượng mỗi lần phun là 0,01.
2.2.2. Kỹ thuật canh tác
Chuẩn bị đất
Đất được dọn sạch cỏ, xử lý bằng vôi, cuốc và ban đều sau đó lên luống với diện tích mỗi lô 3,5 x 1,4m.
Chuẩn bị hạt giống và cây
Giống được ngâm trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong 4 giờ, gieo hạt
với khoảng cách 40 x 20cm mỗi hốc 3 cây (40 cây/m2) sau đó để lại 2
cây/hốc. Chọn những cây sạch sâu bệnh, đồng đều về hình thái, thời gian sinh trưởng và loại bỏ những cây xấu (khác biệt về chiều cao, hình dạng và màu sắc lá).
Làm cỏ, tưới nước
- Khi cây có 2-3 lá thật làm cỏ, xới nông, vun gốc. Khi cây cao 10 cm
thì xới sâu trên mặt líp, làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây đậu nành phát triển tốt, hạn chế đỗ ngã.
- Tưới nước: vào mùa khô mỗi ngày tưới từ 1 – 2 lần tùy thuộc vào đất và thời tiết khi trồng để đảm bảo hạt nảy mầm đều.
27
- Làm cỏ: Trong suốt thời gian thí nghiệm, luống đậu nành được làm cỏ thường xuyên khi cỏ mọc kết hợp vun gốc 2 lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên theo dõi luống thí nghiệm, phát hiện kịp thời để sử dụng thuốc hợp lí, chủ yếu là bệnh đốm lá, sâu ăn lá, rầy.
Định thời gian thu hoạch
Dựa vào chu kỳ sinh trưởng của cây, quan sát biểu hiện ngoài đồng: lá chuyển vàng, rụng; trái chuyển màu hoàn toàn (dùng tay lắc nhẹ nghe tiêng kêu của hạt).
2.2.3. Chỉ tiêu theo dõi - Cây Trồng:
Chiều cao cây và đường kính gốc thân: trên mỗi ô thí nghiệm chọn ra
10 cây đậu nành có chiều cao đồng nhất, đánh dấu để theo dõi các chỉ tiêu như chiều cao cây, đường kính gốc thân.
Sinh khối cây: sinh khối cây được thu vào giai đoạn 40, 60 và 80 ngày
sau khi gieo.
Năng suất hạt: Tính trọng lượng số hạt thu được trên cây trên 1 mét
vuông trên nghiệm thức sau đó tính ra tấn/ha.
Hiệu suất kinh tế
- Tổng thu nhập: Năng suất x giá bán (nghìn đồng/ha) tại thời điểm thu hoạch.
- Tổng chi phí: phân bón vô cơ, phân hữu cơ sinh học và phân bón lá thuốc trừ sâu bệnh.
- Lợi nhuận: tổng thu – tổng chi
- Đất: trước khi bố khi bố trí thí nghiệm tiến hành thu mẫu đất để đánh giá một số các đặc tính hóa học đất như pH, EC, CHC, CEC, đạm hữu dụng, lân hữu dụng, cation trao đổi.
28
Đất được thu ở độ sâu 0-20 cm bằn khoan tay, đất sau khi thu được phơi khô ở điều kiện phòng và được nghiền mịn qua rây 0,5 mm dùng phân tích các đặc tính hóa học đất như đã nêu.
2.2.4. Các phương pháp phân tích mẫu đất và mẫu cây
Mẫu đất: Mẫu đất được thu vào từng thời điểm cụ thể như sau: Trước khí bố trí thí nghiệm (7/6/2013), và sau mỗi đợt bón phân. Mẫu đất được thu ngẫu nhiên theo từng nghiệm thức mỗi nghiệm thức thu 4 mẫu ở độ sâu 0 – 20cm từ mặt luống. Mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên các điểm khác nhau. Đất sau khi thu được phơi khô ở nhiệt độ phòng và được loại bỏ sỏi, chất hữu cơ… sau đó đem nghiền mịn qua rây 2mm. Dùng mẫu đất đã được nghiền đem
phân tích các chỉ tiêu hóa học như: pHH2O, EC, chất hữu cơ, đạm ammonium
NH+ - N, đạm nitrate NO3- - N, lân dễ tiêu, CEC, base trao đổi (Ca2+, Na+, K+, Mg2+)
Mẫu đất được xử lý và phân tích các chỉ tiêu tại phòng phân tích bộ môn Khoa Học Đất, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
- pH H2O và EC: Trích theo tỷ 1:2,5 (đất/nước), đo bằng pH kế (Jackson, 1962; Hach, 1986). EC được đo bằng EC kế (Jackson, 1962; Hach, 1986).
- Chất hữu cơ: Xác định theo phương pháp Walkley – Black.
- Lân hữu dụng: hàm lượng lân hữu dụng có trong đất được xác định theo phương pháp Bray 2 . Lân có trong mẫu sau khi ly trích được xác định theo phương pháp so màu MDS.Harris, (2003).
- Đạm hữu dụng: lượng đạm hữu dụng có trong đất được ly trích bằng KCl 2N, Hàm lượng có trong mẫu sau khi ly trích được xác định bằng phương
pháp so màu (Weather,1967; Katrina và ctv., 2001).
- Khả năng trao đổi cation (CEC): Mẫu đất được bão hòa và trích 3 lần
với dung dịch BaCl2 0,1M. Trong phức hệ hấp thu chỉ có cation Ba2+ vì tất cả
29
được thêm vào hệ thống. Tất cả Ba2+ hiện diện trong phức hệ hấp thu được
trao đổi với Mg và kết tủa thành dạng khó hòa tan BaSO4 . Chuẩn độ Mg còn
thừa trong dung dịch với EDTA 0,01N sẽ tính toán được lượng Mg hấp phụ và tính được trị số CEC.
- Cation trao đổi (Ca2+, Na+, K+, Mg2+): Na và K được đo ở dung dịch trích mẫu với BaCl2 0,1M trên máy hấp thu nguyên tử. Chất Cs (acidified) được thêm vào dung dịch trước khi đo. Mg và Ca được đo ở dung dịch trích mẫu với BaCl2 0,1M trên máy hấp thu nguyên tử. Để ngăn sự kết hợp giữa Ca, Mg với P,Al,…trong ngọn lửa, Lanthanum được thêm vào và nó sẽ thay thế Ca và Mg trong các hợp chất này.
- Mẫu cây
- Chiều cao cây: Chiều cao cây được đo vào 4 thời điểm lúc cây đậu nành được 20 ngày, 40 ngày, 60, 80 ngày sau khi gieo, dùng thướt dây đo chiều cao cây đậu nành từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.
- Đường kính gốc thân: dùng thước kẹp đo đường kính gốc thân. Đo vào 3 thời điểm lúc cây đậu nành được 40 ngày, 60 ngày, 80 ngày sau khi gieo.
- Sinh khối cây: trên mỗi ô thí nghiệm tiến hành thu 4 cây đậu nành. Cây được cắt sát gốc cho vào túi giấy ghi đầy đủ các thông tin như
nghiệm thức, thời gian thu. Mẫu cây trước khi được sấy ở nhiệt độ 1050C
mẫu đã được cân trọng lượng. Sau khi sấy mẫu ở 1500C cho đến khi mẫu
khô kiệt đến khối lượng không đổi (khoảng 48 giờ), cân khối lượng khô. Công thức tính sinh khối cây
- Năng suất: khi toàn bộ lá cây đậu nành đã chuyển sang màu vàng, lá bắt đầu rụng; trái bắt đầu có biểu hiện chuyển sang màu vang hoặc nâu dùng tay lắc nhẹ nghe tiếng kêu của hạt. Tiến hành nhổ toàn bộ số cây có trên mỗi ô thí nghiệm. Mẫu sau khi thu được phơi khô và tách vỏ thu hạt bằng phương pháp thủ công. Cân toàn bộ số hạt có trong mỗi lô thí nghiệm và qui đổi năng suất ra tấn/ha.
30
+
- NSTTOTN: năng suất thực thu tổng ô thí nghiệm (g/m2)
- DTOTN: diện tích ô thí nghiệm m2
2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, phần mềm IRRISTAT 5.0 để phân tích phương sai và các trung bình được tách ra bằng phương pháp kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%.
31
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN