MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA HỌC CỦA ĐẤT TRƯỚC KHI THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất cây đậu nành glycine max (l) trên đất phù sa không bồi (Trang 42)

Kết quả phân tích các mẫu đất đầu vụ (Bảng 3.1) cho thấy khu đất thí nghiệm có giá trị pH đất đạt 5,69 được đánh giá là chua vừa theo thang đánh giá của Brady (2002). Khoảng pH này phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành 5,2- 5,6 (Đỗ Thị Thanh Nhàn, 1996).

Bảng 3.1: Đặc tính hóa học đất đầu vụ

Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả

pH H2O (1:2,5) 5,69 ± 0,67 EC mS/cm 0,48 ± 0,08 Chất hữu cơ %C 1,86 ± 0,32 Nhữu dụng (mg/kg) (N-NO3+ N-NH4+) 23,50±2,30 Phữu dụng mg P2O5/kg 47,97±5,13 CEC meq/100g 9,74 ± 0,86 Ca2+ meq/100g 3,62 ± 0,35 Mg2+ meq/100g 0,65 ± 0,11 Na+ meq/100g 0,19 ± 0,05 K + meq/100g 0,11 ± 0,03

- Giá trị EC của mẫu đất đầu vụ đạt 0.48 ± 0.08 mS/cm. Với giá trị này

không gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và và triển của cây trồng (Western Agricultural Laboratories, 2002). Đất không bị nhiễm mặn thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành.

- Kết quả trình bày (Bảng 3.1) cho thấy hàm lượng chất hữu cơ trong

đất thấp (1,86 ± 0,32 %C ) theo đánh giá của Chiurin (1972). Theo nghiên

cứu của Lê Thiện Tùng, (2006). Để sinh trưởng tốt và tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật cố định đạm ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cân đối, phù hợp với nhu cầu phát triển của cây thì đất trồng đậu phải thoáng khí, đất

32

tơi xốp, không ngập úng. Đất nghèo chất hữu cơ nguy cơ gây ức chế sự phát triển của rễ và sự hình thành nốt sần và khả năng cố định đạm gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất đậu nành.

- Hàm lượng đạm hữu dụng trong đất bao gồm cả đạm ammonium và

đạm nitrate (N-NO3-+ N-NH4+), đây là nguồn đạm cây sử dụng trực tiếp cho

quá trình tổng hợp protein và là thành phần chính của màng tế bào thực vật,

Theo Musa và ctv (2008) đạm là thành phần quan trọng của protein, giúp cây

phát triển cành, lá và khả năng sinh trưởng. Kết quả phân tích đất đầu vụ (Bảng 3.1) cho thấy hàm lượng đạm hữu dụng trong đất đạt 23,50 ± 2,30mg

(N-NO3+ N-NH4+)/kg đất là cao theo thang đánh giá của Chiurin và

Kononova (2004). Phù hợp với nhu cầu về đạm của cây đậu nành (Lamond và Wesley, 1995).

- Lân hữu dụng trong đất ngoài đạm cây đậu nành có nhu cầu rất cao về

lân 16kg/ha P2O5 Lê Thiện Tùng, (2006). Kết quả phân tích các mẫu đất đầu

vụ (Bảng 3.1) cho thấy đất có hàm lượng lân hữu dụng cao (47,97±5,13 mg

P2O5/kg đất) theo thang đánh giá của Harris (2003). Hàm lượng lân trong đất

cao có thể là do sự tích lũy lân từ các vụ trước. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa (2006) trên các vùng đất chuyên canh rau màu cũng có kết luận tương tự.

- Khả năng trao đổi và hấp thu cation: CEC là một trong các chỉ tiêu quan trọng giúp đánh giá độ phì nhiêu đất do CEC có liên quan rất chặt đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất, CEC là tổng cation trao đổi được hấp phụ trên bề mặt keo đất ( Dierolfn và ctv., 2011). Kết quả trình bày (Bảng 3.1) cho thấy CEC trong đất đạt 9,74 ± 0,86 meq/100g đất được xem là thấp (Landon,1984). CEC thấp ảnh hưởng không tốt đến khả năng giữ và trao đổi các dưỡng chất trong đất làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành.

- Na trao đổi (meq/100g): Na trao đổi không phải là yếu tố dinh dưỡng cho cây trồng nhưng hàm lượng Na cao sẽ gây hại cho đất và cây trồng. Kết

33

quả phân tích (Bảng 3.1) cho thấy Na+ trung bình khoảng 0,19 ± 0,05 được

đánh giá là thấp theo thang đánh giá Hart và Steven (1999). Vì vậy không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành.

- Kali trao đổi (meq/100g): Kali là nguyên tố đa lượng rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng sau đạm và lân. Kết quả phân tích (Bảng 3.1) cho thấy hàm lượng kali trao đổi là 0,11 ± 0,03 được đánh giá là thấp theo thang đánh giá của Kyuma (1976). Đậu nành có nhu cầu tương đối về kali, vì thế để tăng cường khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi và gia tăng phẩm chất thì cần thiết phải đáp ứng đủ kali cho đất trồng.

- Ca, Mg trao đổi (meq/100g): Là nguyên tố trung lượng rất cần thiết

cho cây trồng. Kết quả phân tích (Bảng 3.1) cho thấy canxi trao đổi dao động trong khoảng 3,62 ± 0,35 và Mg trao đổi 0,65 ± 0,11 giá trị được đánh giá thấp theo thang đánh giá của Marx và Steven (1999). Cây đậu nành có nhu cầu không cao về Ca, Mg nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng năng suất đậu nành.

Nhìn chung, kết quả phân tích đất đầu vụ trước khi thí nghiệm cho thấy đất có hàm lượng chất hữu cơ và CEC thấp. Hàm lượng đạm hữu dụng và lân

hữu dụng trong đất cao, hàm lượng Ca2+, Mg2+ trao đổi trong đất thấp, hàm

lượng Na+ trao đổi nằm ở mức trung bình, hàm lượng K+ nằm ở mức thấp.

Trong canh tác cây đậu nành cần phải bổ sung thêm phân bón hữu cơ và chú trọng các yếu tố dinh dưỡng cây có nhu cầu cao như đạm, lân, đối với kali tuy cây đậu nành có nhu cầu tương đối nhưng việc bón thiếu hay thừa đều ảnh hưởng đến năng suất, tương tự đối với các yếu dinh dưỡng trung lượng như Ca,Mg cũng vậy.

3.2 Ảnh hưởng của phân bón vô cơ và phân vi sinh đến sinh trưởng và năng suất cây đậu nành

+ Tổng quan về thời gian sinh trưởng cây đậu nành:

Kết quả theo dõi thời sinh trưởng, thời gian ra hoa, thu trái, thời gian kéo dài thu hoạch của cây đậu nành (Bảng 3.2) cho thấy:

34

- Thời gian gieo đến ra hoa của nghiệm thức 1 là 30 Ngày, nghiệm thức 2 là 33 ngày.

- Thời gian sinh trưởng dao động trong khoãng 94 ngày, nghiệm thức 1 có thời gian sinh trưởng 90 ngày ngắn hơn nghiệm thức 2 là 7 ngày do lượng phân bón sử dụng cho nghiệm thức 1 là hoàn toàn phân bón vô cơ nên có thời gian sinh trưởng ngắn. Nghiệm thức 2 có thời gian sinh trưởng dài là do sử dụng phân vi sinh có tác dụng kéo dài thời gian gian thu hoạch trái của cây đậu nành.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến thời gian sinh trưởng của cây đậu nành

Chỉ tiêu theo dõi Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2

Thời gian sinh trưởng (ngày) 90 97

Thời gian bắt đầu ra hoa (ngày) 30 33

Thời gian bắt đầu thu trái ( ngày) 80 85

Thời gian kéo dài thu hoạch ( ngày) 10 12

Nhận xét: Qua theo dõi so sánh thời gian sinh trưởng, phát triển của cây đậu nành trên hai nghiệm thức thí nghiệm nhận thấy thời gian sinh trưởng dao động trong khoãng 94 ngày, nghiệm thức 2 bón phân vi sinh có thời gian sinh trưởng dài hơn nghiệm thức 1 bón hoàn toàn phân bón vô cơ là 7 ngày. Thời gian sinh trưởng dài là do phân vi sinh có tác dụng kéo dài thời gian thu hoạch trái của cây đậu nành nhằm tăng năng suất.

- Chiều cao cây:

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển khả năng chống đổ cũng như các chỉ tiêu liên quan đến năng suất Mai Xuân Quảng (2009).

35

Hình 3.1: Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến chiều cao của cây đậu nành vào giai đoạn 20-80 ngày sau khi gieo.

Kết quả trình bày (Hình 3.1) cho thấy chiều cao cây tăng dần theo thời gian ở cả hai nghiệm thức (nghiệm thức 1: sử dụng phân bón vô cơ và nghiệm thức 2: bón phân vi sinh). Chiều cao cây tăng nhanh ở giai đoạn 60 và 80 ngày sau khi gieo. Chiều cao cây đạt cao nhất là 32,9 cm ở nghiệm thức 1

(7kg N + 8kg P2O5 + 2kg K2O/1000m2) và 31,35 cm nghiệm thức 2 (bón phân

vi sinh với liều lượng dinh dinh dưỡng là 3kg N + 2kg P2O5 + 1kg

K2O/1000m2). Tuy nhiên, không có sự khác biệt về chỉ tiêu chiều cao cây giữa hai nghiệm thức tại các thời điểm thu mẫu (20, 40, 60 và 80 ngày sau khi gieo). Điều này cho thấy sử dụng phân vi sinh đã giúp giảm đi đáng kể lượng phân đạm, lân và kail so với bón hoàn toàn phân vô cơ kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Lợt, (2000). Chiều cao cây đạt ngang nhau nhưng liều lượng phân bón ở nghiệm thức 2 bón phân vi sinh giảm ½ cụ thể (½ N ¼ P2O5 ½ K2O) do trong phân bón vi sinh có chứa thêm các thành tố

36

dinh dưỡng trung lượng (Ca, Mg…) và vi lượng (Bo,Fe,Zn…) đây là các dưỡng chất rất cần cho sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Mặc dù nghiệm thức 2 (3kg N + 2kg P2O5 + 1kg K2O/1000m2) sử dụng

lượng phân bón thấp hơn nghiệm thức 1 (7kg N + 8kg P2O5 + 2kg

K2O/1000m2), nhưng chiều cao cây đạt được là như nhau. Chứng tỏ phân bón

vi sinh phát huy hiệu quả tương đương phân bón vô cơ.

- Đường kính thân:

Đường kính thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển và năng suất cây đặc biệt là khả năng mang trái trên cây Bùi Thị Cúc,(2009).

Hình 3.2: Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến đường kính thân của cây đậu nành vào giai đoạn 40-80 ngày sau khi gieo.

Kết quả trình bày (Hình 3.2) cho thấy đường kính thân cây tăng dần theo thời gian ở cả hai nghiệm thức (nghiệm thức 1: sử dụng hoàn toàn phân bón vô cơ và nghiệm thức 2: bón phân vi sinh ). Đường kính thân đạt cao nhất

37

ở giai đoạn 80 ngày sau khi gieo (0,52 cm và 0,51 cm ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 theo thứ tự). Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác về chỉ tiêu đường kính thân cây giữa hai nghiệm thức tại các thời điểm thu mẫu (40, 60 và 80 ngày sau khi gieo). Có thể do trong thành phần phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón lá có chứa thêm các yếu tố dưỡng chất trung lượng (Ca, Mg…) và vi lượng (Bo,Fe,Zn…). Nhiều nghiên cứu cho thấy để đạt năng suất cao ngoài dưỡng chất N, P, K cây còn cần thêm các nguyên tố đa, vi lượng như (Zn, Mn, Mo, Fe, Cl…). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Lê, (1990) đã kết luận các nguyên tố đa lượng, vi lượng rất quan trọng cho sự phát triển của cây, tham gia hoạt hóa các hệ emzym thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào và mô mới giúp cây tăng trưởng cả về chiều ngang lẫn chiều dọc.

- Sinh khối cây:

Là lượng chất khô tích lũy trên một đơn vị diện tích là một yếu tố quyết định năng suất cây trồng. khả năng tích lũy chất khô phụ thuộc rất lớn vào tốc độ sinh trưởng của cây, đặc điểm di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và chế độ dinh dưỡng Mai Xuân Quảng (2009).

38

Hình 3.3: Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến sinh khối khô của cây đậu nành vào giai đoạn 40-80 ngày sau khi gieo.

Kết quả trình bày (Hình 3.3) cho thấy sinh khối khô của cây tăng dần theo thời gian ở cả hai nghiệm thức (nghiệm thức 1: sử dụng hoàn toàn phân bón vô cơ và nghiệm thức 2: bón phân vi sinh). Sinh khối cây đạt cao nhất ở giai đoạn 80 ngày sau khi gieo. Các kết quả nghiên cứu của Mai Xuân Quảng (2009) khi theo dõi năng suất của cây đậu nành cũng có kết luận tương tự. Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác về chỉ tiêu sinh khối khô của cây giữa hai nghiệm thức tại các thời điểm thu mẫu (40, 60 và 80 ngày sau khi gieo). Điều này cho thấy phân bón vô cơ và phân bón vi sinh trong thí nghiệm chưa làm thay đổi sinh khối cây đậu nành.

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng và phát triển cây đậu nành theo thời

gian cho thấyviệc sử dụng phân bón vô cơ (Nghiệm thức 1) hoặc phân bón

39

kính thân, sinh khối cây đậu nành. Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều cao cây, đường kính thân và sinh khô cây theo thời gian ở cả hai nghiệm thức phân bón khác nhau.

3.3 Hiệu quả của phân bón vô cơ và phân bón vi sinh đến năng suất cây đậu nành

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng làm căn cứ để tính sản lượng cây trồng, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất sản xuất, đồng thời cung cấp thông tin đánh giá kết quả ảnh hưởng của việc bón phân đến năng suất cây trồng .

Hình 3.4: Ảnh hưởng của phân bón vô cơ, phân bón vi sinh đến năng suất của đậu nành.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất hạt ở nghiệm thức 1 đạt 2,16 tấn/ha và nghiệm thức 2 đạt 2,12 tấn/ha. Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về năng suất đậu nành ở hai nghiệm thức thí nghiệm (Hình3.4) nghiệm thức 1 sử dụng hoàn toàn phân bón vô cơ (7kg

40

N + 8kg P2O5 + 2kg K2O/1000m2) và nghiệm thức 2 sử dụng bón phân vi sinh

(3kg N + 2kg P2O5 + 1kg K2O/1000m2). Điều này cho thấy việc sử dụng bón

phân vi sinh đã giúp người nông dân giảm đi đáng kể lượng phân bón hóa học. Việc sử dụng phân bón vi sinh ngoài việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng còn giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất, xét về mặt canh tác lâu bền và kinh tế thì bón phân vi sinh sẽ cho kết quả tốt và tiết kiệm hơn cho người nông dân.

- Hiệu quả kinh tế

Nghiệm thức 2 bón phân vi sinh có tỷ suất lợi nhuận cao hơn nghiệm thức 1 bón hoàn toàn phân vô cơ. Tỷ suất lợi nhuận thể hiện hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, khi tỷ suất lợi nhuận càng cao thì mô hình sản suất càng có lợi cho người sản xuất. việc bón phân vi sinh không những cho năng suất không khác biệt đối với bón hoàn toàn phân vô cơ mà còn giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng hữu dụng cho đất từ đó đem lại lợi nhuận cao. Nghiệm thức 1 tỷ suất lợi nhuận đạt 10,8 (nghìn) nghiệm thức 2 đạt 16,5 (nghìn).

Từ kết quả nghiên cứu việc bón phân vi sinh sẽ tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho nông dân.

41

Bảng 3.3 chi phí sử dụng phân bón trong thí nghiệm khu đất thí nghiệm

Khoa Học Đất – Khoa Nông Nghiệp & SHƯD – Đại Học Cần Thơ. Đơn vị

tính là nghìn đồng/ha.

Nghiệm thức Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2

Urea 600,000 - DAP (16-48) 1,500,000 - NPK (20-20-15) 1,300,000 - HVP 401B (3-2-1-3-2) - 2,000,000 HVP 401. N Đậu (30-.80-80) - 30,000 HVP Auxin Organic (10-40-20) - 145,000 NSTP ( Tấn/ha) 2,16 2,12 Giá bán 17,000 17,000 Tổng thu 36,720,000 36,040,000 Lợi nhuận 33,320,000 33,865,000

Tỷ xuất lợi nhuận 10,8 16,5

Nghiệm thức 1: bón hoàn toàn phân vô cơ ; nghiệm thức 2: bón phân hữu cơ sinh học và phân bón lá.

- Giá phân bón Urea 500,000 nghìn đồng/bao 50kg (10 nghìn/kg) - Giá phân bón DAP 600,000 nghìn đồng/bao 50kg (12 nghìn/kg)

- Giá phân bón NPK (20-20-15): 650,000 nghìn đồng/bao 50kg (13 nghìn/kg)

42

KẾT LUẬN

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân bón vô cơ và phân bón vi sinh đến sự sinh trưởng phát triển cây đậu nành nhận thấy:

 Mẫu đất trong thí nghiệm: các chỉ tiêu dinh dưỡng như pH, EC, đạm

hữu dụng, lân hữu dụng, Natri, Caxi và magiê đều thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây đậu nành. Bệnh cạnh đó có nhiều chỉ tiêu dinh dưỡng ở mức thấp như chất hữu cơ, CEC, Kali sẽ là trở ngại lớn cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng.

 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây như chiều cao cây, đường kính thân,

sinh khối khô của cây đậu nành không có sự khác nhau về mặt thống kê ở cả hai nghiệm thức thí nghiệm (nghiệm thức 1: sử dụng hoàn toàn phân bón vô cơ và nghiệm thức 2: bón phân vi sinh). Việc sử dụng phân vi sinh cho hiệu quả tương đương bón hoàn toàn phân vô cơ và giúp giảm đi đáng kể lượng phân đạm, lân và kail so với bón hoàn toàn phân vô cơ góp phần cải tạo đất sản xuất.

 Kết quả theo dõi năng suất cây đậu nành cho thấy nghiệm thức 1 đạt

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng năng suất cây đậu nành glycine max (l) trên đất phù sa không bồi (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)