1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của việc bổ sung khoáng, vitamin và acid amin lên năng suất và chất lượng trứng trên giống gà hisex brown giai đoạn từ 20 32 tuần tuổi

72 458 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Trong giai đoạn đẻ trứng nhu cầu protein và acid amin của gà tương đối lớn để giữ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn đồng thời đảm bảo cho việc hoạt động bình thường

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LẠI NGUYỄN MINH TIẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHOÁNG, VITAMIN VÀ ACID AMIN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG TRÊN GIỐNG GÀ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN TỪ 20 - 32 TUẦN TUỔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LẠI NGUYỄN MINH TIẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG KHOÁNG, VITAMIN VÀ ACID AMIN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG TRÊN GIỐNG GÀ HISEX BROWN GIAI ĐOẠN TỪ 20 - 32 TUẦN TUỔI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS NGUYỄN MINH THÔNG

2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LẠI NGUYỄN MINH TIẾN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG

KHOÁNG, VITAMIN VÀ ACID AMIN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG

TRÊN GIỐNG GÀ HISEX BROWN

GIAI ĐOẠN TỪ 20 - 32 TUẦN TUỔI

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS NGUYỄN MINH THÔNG

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

DUYỆT BỘ MÔN

Trang 5

Quý Công ty Chăn nuôi Vemedim đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong khoảng thời gian thực hiện đề tài của mình Cảm ơn ban lãnh đạo và các

cô chú, anh chị công tác tại đơn vị trên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành tốt công việc của mình

Cha và mẹ đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục, luôn động viên, giúp đỡ

và hi sinh rất nhiều cho tôi trong quá trình học tập và cả cuộc đời

Thầy Nguyễn Minh Thông là cán bộ hướng dẫn đã rất ân cần giúp đỡ, dạy bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài

Thầy Hồ Quảng Đồ là cố vấn học tập lớp Chăn nuôi - Thú y khóa 37 đã tận tình quan tâm, động viên và định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ

Tất cả các thầy, cô giảng viên trong bộ môn đã tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập

Các bạn trong tập thể lớp Chăn nuôi - Thú y khóa 37 đã luôn sẵn lòng giúp đỡ, động viên và chia sẻ những niềm vui nỗi buồn cùng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lại Nguyễn Minh Tiến

Trang 7

bổ sung chế phẩm

Kết quả thí nghiệm thu được như sau:

Mức ăn (g/con/ngày) của gà nuôi ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,003) Mức ăn của NT3 là cao nhất (104,72 g/con/ngày) và thấp nhất là NT1 (99,04 g/con/ngày) Hệ số tiêu tốn thức ăn (g/trứng) khác nhau có ý nghĩa ở các nghiệm thức (P = 0,004), cao nhất là NT3 (126,46 g/trứng) và thấp nhất là NT1 (120,55 g/trứng)

Tỷ lệ đẻ trung bình (%) toàn đợt thí nghiệm: Cao nhất là NT1 (88,11%), thấp nhất là NT2 (86,24%) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,001) Khối lượng trứng ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,001) Khối lượng trứng ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm C là cao nhất (53,76 g) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (52,54 g)

Chất lượng trứng nhìn chung việc bổ sung chế phẩm A (200 ml/30L nước uống, chế phẩm B (100 ml/30L nước uống)và bổ sung chế phẩm C (40ml/30L nước uống) đã tăng khối lượng trứng và màu lòng đỏ đều cao hơn đối chứng Hiệu quả kinh tế sau toàn đợt thí nghiệm: Sau khi tính chênh lệch thu chi trên 1 đơn vị gà, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là NT1 (58.047 đồng) và thấp nhất là NT3 (50.267 đồng) Từ những kết quả trên cho thấy việc bổ sung chế phẩm (khoáng, vitamin và acid amin) với liều lượng 200ml vào nước uống cho

gà đã giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho đàn gà thí nghiệm

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i

LỜI CAM ĐOAN ii

TÓM LƯỢC iii

DANH SÁCH HÌNH vi

DANH SÁCH BẢNG vii

Chương 1: Đặt vấn đề 1

Chương 2: Lược khảo tài liệu 2

2.1 Lược khảo về giống gà Hisex Brown 2

2.1.1 Nguồn gốc 2

2.1.2 Đặc điểm ngoại hình và đặc tính về giống gà Hisex Brown 2

2.1.3 Chọn lọc gà giống và gà mái đẻ 4

2.1.4 Thức ăn và nuôi dưỡng gà đẻ 5

2.1.5 Phương thức nuôi 6

2.1.6 Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm 7

2.2 Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn của gia cầm 7

2.2.1 Vai trò của các chất khoáng trong dinh dưỡng gia cầm 7

2.2.2 Vai trò của các vitamin trong dinh dưỡng gia cầm 12

2.3.3 Vai trò của các acid amin trong dinh dưỡng gia cầm 19

Chương 3: Phương tiên và phương pháp thí nghiệm 24

3.1 Phương tiện thí nghiệm 24

3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện 24

3.1.2 Động vật thí nghiệm 24

3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm 25

3.1.4 Thức ăn thí nghiệm 26

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 27

3.2 Phương pháp thí nghiệm 27

3.2.1 Bố trí thí nghiệm 27

3.2.2 Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc 30

Trang 9

3.2.3 Tiến hành thí nghiệm 31

3.2.4 Quy trình tiêm phòng 31

3.2.5 Phương pháp lấy mẫu 32

3.2.6 Các chỉ tiêu theo dõi 32

3.2.7 Chỉ tiêu về chất lượng trứng 33

3.2.8 Xử lý số liệu 34

Chương 4: Kết quả và thảo luận 35

4.1 Nhận xét tổng quát 35

4.2 Kết quả thí nghiệm 35

4.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm lên mức ăn, hệ số tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 35

4.2.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm lên tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng trung bình 37

4.2.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm đến năng lượng ăn vào và lượng protein ăn vào 40

4.2.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm lên chất lượng trứng 41

4.2.5 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 45

Chương 5: Kết luận và đề nghị 47

5.1 Kết luận 47

5.2 Đề nghị 47

Tài liệu thao khảo 48

Phụ chương 51

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Gà đẻ Hisex Brown 2

Hình 3.1: Trại gà kín nuôi thí nghiệm 24

Hình 3.2: Gà nuôi thí nghiệm 24

Hình 3.3: Hệ thống làm mát 25

Hình 3.4: Hệ thống quạt hút 25

Hình 3.5: Máng ăn và núm uống cho gà 26

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện mức ăn của các nghiệm thức 35

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức 36

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hệ số chuyển hóa thức ăn của các nghiệm thức 37

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đẻ của các nghiệm thức 38

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đẻ của gà theo tuần tuổi 38

Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện khối lượng trứng của các nghiệm thức 39

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện năng lượng ăn vào và số lượng protein ăn vào của các nghiệm thức 40

Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện khối lượng trứng, chỉ số hình dáng và màu lòng đỏ ở T50% và T90% 42

Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ vỏ trứng, tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng ở T50% 44

Hình 4.10: Biểu đồ tỷ lệ vỏ trứng, tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng ở T90% 44

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng, khối lượng ăn chuẩn, hiệu quả thức ăn,

khối lượng của gà Hisex Brown 3

Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown 4

Bảng 2.3: Những đặc điểm bên ngoài tốt và xấu của gà hậu bị 5

Bảng 2.4: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém 5

Bảng 2.5: Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo trọng lượng cơ thể và năng trứng trong điều kiện nhiệt đới 6

Bảng 2.6: Quy trình phòng bệnh 7

Bảng 2.7: Nhu cầu các chất khoáng của gà đẻ trứng thương phẩm theo lượng thức ăn ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng 8

Bảng 2.8: Các nguồn Calcium (Ca) và Phosphorus (P) 9

Bảng 2.9: Nhu cầu vitamin của gà đẻ trứng thương phẩm theo lượng thưc ăn ăn vào ở các giai đoạn đẻ trứng 13

Bảng 2.10: Nguồn cung cấp vitamin E 15

Bảng 2.11: Nhu cầu năng lượng, protein và acid amin của gà đẻ trứng thương phẩm theo lượng thức ăn ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng 20

Bảng 3.1: Nguyên liệu chế biến thức ăn cho gà nuôi thí nghiệm 26

Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm 27

Bảng 3.3: Bố trí thí nghiệm 28

Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng trong 1 lít chế phẩm A 28

Bảng 3.5: Thành phần dinh dưỡng trong 1 lít chế phẩm B 29

Bảng 3.6: Thành phần dinh dưỡng trong 1 lít chế phẩm C 30

Bảng 3.7: Quy trình tiêm phòng ở trại chăn nuôi Vemedim 31

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A, B và C lên mức ăn, hệ số tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn 35

Bảng 4.2: Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng trung bình 37

Bảng 4.3: Năng lượng ăn vào và lượng protein ăn vào ở các nghiệm thức 40

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của khẩu phần lên chất lượng trứng 41

Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm 45

Trang 13

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đặc biệt

là chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm ngày càng phát triển mạnh và có nhiều tiến bộ nhờ việc vận dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào phát triển sản xuất Theo thống kê của FAO (1/2011), Việt Nam đứng thứ 5 trong khối ASEAN, thứ 12 ở châu Á và thứ 27 thế giới về sản lượng trứng sản xuất năm

2010 với 5,9 tỷ quả

Gà đẻ trứng thương phẩm có năng suất cao nhưng đòi hỏi phải cung cấp một chế độ dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất hằng ngày Trong giai đoạn đẻ trứng nhu cầu protein và acid amin của gà tương đối lớn để giữ cho quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn đồng thời đảm bảo cho việc hoạt động bình thường của các tuyến nội tiết, vì những tuyến này ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của gia cầm (Dương Thanh Liêm, 2003)

Nhu cầu về khoáng của gà trong giai đoạn đẻ trứng là rất quan trọng, các chất khoáng như sắt, đồng, calcium, natrium, phosphorus,… đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể Nếu thiếu các khoáng chất trên làm cho gà giảm tỷ lệ đẻ, giảm tốc độ sinh trưởng, giảm chất lượng trứng, vỏ trứng mỏng Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các hoạt động của cơ thể sống, chúng tham gia vào cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm (Nguyễn Thị Mai, 2009)

Tuy nhiên hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi trong nước tương đối khá cao

vì các nguyên liệu sản xuất đa phần đều phải nhập khẩu từ nước ngoài Theo Viện chăn nuôi Việt Nam (2013) thì hàng năm nước ta phải nhập khẩu hơn 8 triệu tấn nguyên liệu với kim ngạch hơn 3 tỷ USD để sản xuất ra 15,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi Trước tình hình đó việc tìm ra giải pháp giúp người chăn nuôi tăng năng suất, giảm chi phí và hạn chế lệ thuộc vào thức ăn đang là vấn

đề cấp thiết, rất đáng quan tâm hiện nay Hơn nữa những lợi ích của các chất

khoáng, vitamin và acid amin khi được bổ sung vào khẩu phần của gia cầm thì chưa được đầu tư nghiên cứu rộng rãi Trên cơ sở đó đề tài “Ảnh hưởng

của việc bổ sung khoáng, vitamin và acid amin lên năng suất và chất lượng trứng trên gà Hisex Brown giai đoạn 20 - 32 tuần tuổi” được thực

hiện với mục tiêu nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung các chất khoáng, vitamin và acid amin lên các chỉ tiêu năng suất, chất lượng trứng và hiệu quả kinh tế trên giống gà Hisex Brown giai đoạn 20 - 32 tuần tuổi

Trang 14

Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU2.1 Lược khảo về giống gà Hisex Brown

bố mẹ) (Hình 2.1) Gà có tầm vóc nhỏ, bộ lông màu nâu dày, ép sát vào thân

(Nguồn: airmarket.strana.de)

Hình 2.1: Gà đẻ Hisex Brown

2.1.2 Đặc điểm ngoại hình và đặc tính về giống gà Hisex Brown

Bùi Hữu Đoàn (2009) cho rằng các giống gà chuyên trứng nói chung thường có năng suất trứng trung bình đến 72 tuần tuổi là trên 300 quả/mái, đến

76 tuần tuổi là trên 320 quả/mái Đàn gà khỏe mạnh biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn cao, đạt được khối lượng chuẩn (1500 - 1550 g) ở 18 tuần tuổi tùy theo giống và có độ đồng đều trên 80% Chúng có tuổi thành thục sinh dục theo đúng yêu cầu của giống Trong giai đoạn đẻ trứng không quá béo, có năng suất trứng và sức bền đẻ trứng cao, ngoài ra đàn gà phải có khả năng miễn dịch, chống stress và bệnh thường xảy ra trong suốt thời gian nuôi

Trang 15

Mào, tích phát triển lớn Chân nhỏ, cao, không có lông Cơ thể có kết cấu vững chắc, dạng hình thoi hay hình chữ nhật dài Sinh trưởng chậm nhưng thành thục về tính dục sớm (20 - 21 tuần tuổi) Hoạt động sinh dục mạnh, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao, không có khả năng ấp bóng, thuộc loại thần kinh

linh hoạt (Nguyễn Duy Hoan và ctv, 1999)

Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần tuổi là 1,4 kg, tỷ lệ nuôi sống là 97% Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18 - 20 tuần là 5,5 kg/con Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% ở 152 ngày tuổi Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi là 315 quả/mái, khối lượng trứng là 63 g Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng là 2,36 kg

và cho 10 quả trứng là 1,49 kg Khối lượng cơ thể cuối thời kì đẻ là 2150 g/mái (Bùi Xuân Mến, 2007)

Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng 92% Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46 g và tăng dần cho đến khi kết thúc là

67 g Tỷ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng là 5,8% Khối lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con (Bùi Hữu Đoàn, 2009)

Bảng 2.1: Tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng, khối lượng ăn chuẩn, hiệu quả thức ăn, khối lượng của gà Hisex Brown

Khối lượng ăn chuẩn, g

47,8 50,8 53,8 56,0 58,2 59,2 59,6 58,8 60,0 60,2 60,4 60,6 60,9

Trang 16

Bảng 2.2: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown

Methionine % 0,54 0,54 0,34 0,38 0,41 0,39 0,36 Methionine

+ Cysteine % 0,92 0,92 0,61 0,68 0,75 0,69 0,63

Tryptophan % 0,23 0,23 0,14 0,15 0,17 0,16 0,15 Threonine % 0,78 0,78 0,49 0,52 0,56 0,53 0,5 Khoáng

(Nguồn: Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)

Ghi chú: TPDD: Thành phần dinh dưỡng

ĐV: Đơn vị

2.1.3 Chọn lọc gà giống và gà mái đẻ

Gà giống phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đã được lựa chọn kỹ lưỡng, nuôi đúng quy trình Chỉ chọn những gà khỏe mạnh, đồng đều, phản ứng nhanh nhẹn, không dị tật, mỏ và chân vững chắc, màu da chân bóng, không chọn những gà quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân nhăn, chảy nước mũi (Lâm Minh Thuận, 1997)

Trước khi đẻ khoảng 20 - 22 tuần tuổi phải chọn những con quá nhỏ so với khối lượng bình quân để loại bỏ (khối lượng bình quân 1,65 - 1,7 kg/con) Ngoài ra những con bị dị tật về thần kinh, mào teo và trắng bệch cũng phải loại thải (Nguyễn Xuân Bình, 1991)

Trang 17

Bảng 2.3: Những đặc điểm bên ngoài tốt và xấu của gà hậu bị

Mào và tích tai Phát triển tốt có nhiều mao mạch Nhỏ, nhợt nhạt

Bụng To, mềm, khoảng cách giữa cuối

xương lường và xương hang rộng

Nhỏ, không mềm, khoảng cách giữa cuối xương lườn

và xương háng hẹp Chân Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn Màu vàng bóng, ngón chân

ngắn

(Nguồn: http://www.cucchannuoi.gov.vn)

Bảng 2.4: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và đẻ kém

Các bộ phận cơ thể Gà mái đẻ tốt Gà mái đẻ kém

Mào và tích tai To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhạt, khô

Hẹp, chỉ đặt lọt 1 - 2 ngón tay

Lỗ huyệt Ướt, to, cử động, màu nhạt Khô, bé, ít cử động, màu đậm

Bộ lông Không thay lông cánh hàng

sẽ ảnh hưởng đến cả chất lượng trứng và tỷ lệ ấp nở sẽ giảm thấp Khẩu phần không đảm bảo nhu cầu về vitamin và khoáng không những làm giảm năng suất trứng mà còn ảnh hưởng rõ đến kết quả ấp nở Khẩu phần thừa năng

Trang 18

lượng làm gia cầm tích lũy nhiều mỡ trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo trứng thông qua hoạt động của các hormone sinh dục không bình thường (Bùi Hữu Đoàn, 2009)

Nguyễn Đức Hưng (2006) cho rằng gà mái đẻ cần cho ăn thức ăn hỗn hợp với dinh dưỡng đầy đủ Trong 1 kg thức ăn hỗn hợp gà đẻ cần năng lượng trao đổi: 2007 - 2008 Kcal (11,29 - 11,71 MJ), protein thô: 15 - 18%, calcium: 2,1 - 3,2%, phosphorus: 0,75 - 0,8%

Khẩu phần sản xuất là khẩu phần thức ăn được sử dụng để sản xuất ra trứng và thịt Muốn vậy khẩu phần sản xuất phải chứa đựng cả 3 loại: Khẩu phần duy trì, khẩu phần tăng trưởng của gia cầm mái còn non và khẩu phần sản xuất ra trứng (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 2007)

Bảng 2.5: Định mức thức ăn cho gà mái đẻ theo trọng lượng cơ thể và năng xuất trứng trong điều kiện nhiệt đới

Trang 19

2.1.6 Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm

Để phòng bệnh có hiệu quả cần thực hiện chặt chẽ các khâu sau đây: Sát trùng chuồng trại, dụng cụ; cách li trại; phòng bệnh bằng vaccine

Trong ba khâu trên thì sát trùng chuồng trại, dụng cụ rất quan trọng Vì nếu không làm tốt khâu này thì dù có phòng vaccin cho gà thì bệnh vẫn có thể xảy ra Sát trùng chuồng trại nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh có sẵn Người

ta thường sát trùng bằng hóa chất (Châu Bá Lộc, 1997)

Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng những dụng cụ máng ăn, uống đều phải được sát trùng trước khi sử dụng, ngoài ra lối đi xung quanh cần phải được sát trùng Sau mỗi đợt nuôi, chuồng cần phải được bỏ trống ít nhất hai tuần để sát trùng và chuẩn bị cho đợt nuôi sau Nên sử dụng nhiều loại thuốc sát trùng khác nhau ở mỗi đợt nuôi Hạn chế tối đa người không nhiệm vụ và thú nuôi vào chuồng nuôi Khi muốn vào chuồng thì trước đó phải tắm rửa sạch sẽ thay

y phục của trại Diệt chuột, ruồi vì chúng là trung gian truyền bệnh

Lasota Gumboro Lasota Vitamin bổ sung Tẩy giun sán dung thuốc Piperazine Newcastle

Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, gumboro

(Nguồn: Bùi Hữu Đoàn, 2009)

2.2 Vai trò của các chất dinh dƣỡng trong thức ăn của gia cầm

2.2.1 Vai trò của các chất khoáng trong dinh dƣỡng gia cầm

Chất khoáng chiếm trên dưới 3% khối lượng cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40 nguyên tố khoáng, đến nay người ta đã phát hiện được 14 nguyên tố khoáng cần thiết cho gia cầm, kể cả chức năng sinh lý trong cơ thể của mỗi nguyên tố Các nguyên tố tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ xương, cấu tạo tế bào dưới dạng muối của chúng (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)

Khoáng chất là một phần của thức ăn hoặc các mô Chúng thường được chia thành hai loại, dựa trên số lượng cần thiết các khẩu phần Nhu cầu đa

Trang 20

lượng hay vi lượng về chất khoáng thường được xem là một tỷ lệ phần trăm của khẩu phần, trong khi nhu cầu đối với gia cầm non được quy định như mg/kg hay phần triệu của khẩu phần (NRC, 1994)

Hội chăn nuôi Việt Nam (2004) cho rằng chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc tạo xương gà và tham gia vào các hoạt động trao đổi chất của

cơ thể Nhu cầu khoáng của gia cầm non và hậu bị là 2 - 3%, ở gia cầm đẻ là 4

- 7% vì cần nhiều Calcium - Phosphorus để tạo vỏ trứng Một số chất khoáng tham gia vào quá trình tạo máu như Fe, Cu, Co,…một số khác tham gia tạo hệ đệm và men xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể như NaCl, K, Mg, Zn, I,

Se

Bảng 2.7: Nhu cầu các chất khoáng của gà đẻ trứng thương phẩm theo lượng thức ăn

ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng

Chất dinh

dưỡng

Đơn vị Mật độ dinh dưỡng trong

thức ăn cho gà đẻ trứng màu

trắng

Nhu cầu hàng ngày cho một

gà mái

Gà giống

bố mẹ

đẻ trứng màu trắng

Gà thương phẩm đẻ trứng màu trắng

Gà thương phẩm

đẻ trứng màu nâu Thức ăn ăn

Trang 21

2.2.1.1 Calcium (Ca) và Phosphorus (P)

Ca, P giữ vai trò khoáng dinh dưỡng quan trọng, trước hết nó là thành phần cấu trúc của xương, răng P là thành phần của acid nucleic, phospholipids, tham gia vào những phản ứng phosphoryl hóa và những phản ứng chuyển hóa năng lượng Ca, P có vai trò quan trọng trong kích thích thần kinh, hai nguyên tố này có tác dụng ức chế sự hưng phấn, nếu nghiêm trọng sẽ xuất hiện co giật, liệt Do những vai trò như vậy nên khi thiếu Ca, P sẽ có những biểu hiện xấu đến khả năng sinh sản, tốc độ sinh trưởng, khả năng sản

xuất của vật nuôi (Vũ Duy Giảng và ctv., 1997)

Bảng 2.8: Các nguồn Calcium (Ca) và Phosphorus (P)

Calcium carbonat 38 0 Calcium cao, giá rẻ

Dicalcium phosphate 22 18,5 Hàm lượng Ca, P cao rất khác nhau Monodicalcium

phosphate

16 21,0 Hàm lượng Ca, P cao rất khác nhau

Sodium tripody phosphate 0 25,0 Giá mua đắt

Deflourinated phosphate 32 18,0 Hàm lượng Ca, P cao rất khác nhau Bột xương 24 12,0 Hàm lượng Ca, P cao

Chất thải lò mổ 6 3,0 Hàm lượng Ca, P trung bình

Bột cá 5 3,0 Hàm lượng Ca, P trung bình

(Nguồn: Nguyễn Minh, 2004)

Ca và P giữ vai trò chính trong cấu tạo xương và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác nhau Ngoài ra Ca còn tham gia vào quá trình đông máu và

co cơ, P tham gia vào trao đổi năng lượng Trong sản xuất thức ăn để có tỷ lệ

Ca và P phù hợp thì phải dựa vào 3 yếu tố:

- Cung cấp đầy đủ các khoáng chất ở dạng tiêu hóa được trong khẩu phần

- Phải có một tỷ lệ thích hợp Ca và P trong khẩu phần

- Đặc biệt là phải chú ý đến lượng vitamin D phù hợp, nó rất cần thiết cho việc đồng hóa Ca và P trong cơ thể (Nguyễn Minh, 2004)

Phosphorus (P) ngoài chức năng trong việc hình thành xương thì cần thiết trong việc sử dụng năng lượng và trong các thành phần cấu của tế bào Ví

dụ về các hợp chất có chứa phosphorus là adenosine 5’- trphosphate (ATP) và phospholipids Những hình thức của phosphorus trong thức ăn có thể được gia cầm tiêu hóa chỉ vào khoảng 30 - 40% trong tổng số phosphorus Các phosphorus còn lại ở dạng như phosphorus phytate và khó tiêu hóa Chỉ có khoảng 10% của phosphorus phytate trong ngô và lúa mì được tiêu hóa ở gia cầm (Nelson, 1976)

Trang 22

2.2.1.2 Natrium (Na) và Chlor (Cl)

Na (Natrium), Cl (Chlor) rất quan trọng trong khẩu phần gà mái đẻ, thiếu muối con vật mổ lông và ăn thịt lẫn nhau, con vật tăng trọng kém, năng suất trứng giảm (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 1999) Muối ăn cần cho việc hình thành dịch vị tiêu hóa, duy trì pH ổn định, duy trì sự cân bằng các dịch thể, áp lực thẩm thấu bên trong cơ thể (Võ Bá Thọ, 1996) Khi thừa NaCl (trên 0,7%)

sẽ gây tiêu chảy, phân ướt, thừa nhiều sẽ gây ngộ độc, khó thở, tim đập chậm, tiêu chảy phân đen, tích nước xoang bụng, chết nhanh (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004)

2.2.1.3 Potassium (K)

Potassium (K) là kim loại kiềm có nhiều và quan trọng nhất trong cơ thể Chúng tồn tại trong cơ thể dưới dạng hóa hợp với chloride, bicarbonate, một phần chúng kết hợp với các acid hữu cơ và protein Muối K có nhiều trong thức ăn thực vật Hàm lượng Potassium (K) có nhiều trong các mô tuyến, mô thần kinh, mô xương còn hàm lượng Na có nhiều trong huyết tương (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)

2.2.1.4 Magiesium (Mg)

Magiesium (Mg) tham gia cấu trúc bộ xương, các mô mềm và chất dịch

Bổ sung Mg thường ở dạng oxid magnesium Mg trong máu thấp gây chứng phong giật nhưng nếu ăn nhiều quá thì mặt nổi đỏ, ngứa ngáy, tim đập nhanh

và cuối cùng gây phong giật (Nguyễn Nhật Xuân Dung, 1999)

Nhiều enzyme tham gia quá trình trao đổi chất béo, protein, carbohydrate cần Mg2+

hoạt hóa (Lê Đức Ngoan, 2002)

2.2.1.5 Sắt (Fe)

Thiếu sắt (Fe) ở mức thấp hơn 40 mg/kg thức ăn sẽ gây thiếu máu do thiếu hồng cầu, màu sắc lông cũng bị thay đổi (trong thực tế ít gặp trường hợp thiếu Fe ở gia cầm vì nhu cầu thấp nên khẩu phần có thể đáp ứng đủ) Thừa Fe gây độc khiến gia cầm còi xương, xương biến dạng, khớp bất thường (Nguyễn Thị Mai, 2009)

2.2.1.6 Đồng (Cu)

Thiếu đồng (Cu) dẫn đến thiếu máu, chậm tăng trưởng, sự tiêu hóa bị rối loạn, tổn thương não và cột sống Con vật bị mất sắc tố, lông xù, cứng và bạc màu Cơ chế có thể là do Cu tác động lên enzyme xúc tác phản ứng biến đổi tyrosin thành melanin (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 1999)

Trang 23

2.2.1.7 Kẽm (Zn)

Kẽm (Zn) là một thành phần quan trọng của nhiều enzyme chứa kim loại trong cơ thể động vật bao gồm synthetase và transferase DNA và RNA, các enzyme tiêu hóa và được liên kết với hormone insulin Vì vậy chất này đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của protein, carbohydrate và lipid Kẽm

có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản Trong sản xuất thức ăn khi bổ sung Zn cần chọn các hợp chất kẽm trong sulfate, carbonate, chloride vì

nó rất dễ hấp thu Kẽm tham gia trong quá trình trao đổi mỡ, carbohydrate, điều hòa chức năng sinh dục và tạo máu Cần thiết cho sự phát triển lông, tăng

sự đẻ trứng và tỷ lệ có phôi Cần thiết cho sự hình thành enzyme cho sự hoạt động của tuyến giáp, bảo vệ da và mắt Thiếu kẽm làm giảm tính thèm ăn, tổn thương da, vỏ trứng không bình thường, sinh trưởng kém, lông lưa thưa, giảm

tỷ lệ đẻ và tỷ lệ ấp nở (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)

2.2.1.8 Cobalt (Co)

Cobalt (Co) là một thành phần của vitamin B12, kích thích tạo máu, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển Thiếu Co dẫn đến thiếu vitamin B12, làm giảm đồng hóa protein, carbohydrate, giảm trao đổi năng lượng (Lê Đức Ngoan, 2002)

2.2.1.9 Sulphur (S)

Sulphur (S) tham gia cấu tạo lông, chất sừng ở móng và mỏ Nguyễn Nhựt Xuân Dung (1999) cho rằng sulfur là cấu tử của biotin, thiamine, insulin, coenzyme A

2.2.1.10 Manganse (Mn)

Manganse (Mn) là thành phần của một số enzyme như arginase, glutamintransferase, phosphate Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, tạo máu, tổng hợp acid nucleic, protein, cholesterol và kháng thể Manganse cần cho cấu tạo xương Mn là nguyên tố vi lượng hay thiếu ở gà Thiếu nó gà bị bệnh Perosis, vỏ trứng mỏng, phôi bị dị dạng do rối loạn sinh sản, tỷ lệ nở giảm (Võ Bá Thọ, 1996)

2.2.1.11 Iodine (I)

Iodine (I) cần cho tuyến giáp trạng tiết hormone thyroxine, điều hòa trao đổi năng lượng Thiếu Iodine gà còi cọc, giảm đẻ (Võ Bá Thọ, 1996) Thiếu Iodine làm tuyến giáp sưng to thành bướu cổ, sinh sản kém, không lông, chết (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 1999) Nhu cầu iodine ở gà con 0,37 mg/kg thức

ăn, gà đẻ 0,15 mg/kg thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)

Trang 24

2.2.1.12 Arsenic (As)

Nguyễn Nhựt Xuân Dung (1999) cho rằng Arsenic (As) phân bố rộng rãi trong mô và thể dịch của cơ thể, đặc biệt có nhiều trong lông, da và móng Arsenic bổ sung trong khẩu phần gia súc có ảnh hưởng tốt đến tăng trọng và chuyển hóa thức ăn Cơ chế tác động là muối As hữu cơ kích thích vi khuẩn một hoạt động giống như trường hợp trụ sinh

2.2.1.13 Selenium (Se)

Thiếu Selenium (Se) ở gia cầm sẽ gây thoái hóa cơ trắng, tích nước xoang bụng và bao tim, giảm tỷ lệ ấp nở Nhu cầu Se cho gia cầm là 0,1 mg/kg thức ăn Gia cầm không hấp thu được dạng Se nguyên chất Vì độc tính của Se rất cao nên cần chú ý liều lượng sử dụng và trộn thật đều trong thức ăn, nếu để thừa Se (5mg/kg thức ăn) sẽ gây tình trạng giảm đẻ, tỷ lệ gà con dị dạng cao,

chậm lớn, thiếu máu và chết (Nguyễn Xuân Bình và ctv., 2002)

2.2.1.14 Molipdenum (Mo)

Molipdenum (Mo) có tác dụng kích thích tăng trưởng cho gà Mo là yếu

tố của enzyme xanthyl, oxydase, tác dụng trong quá trình tổng hợp purin (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 1999)

2.2.2 Vai trò của các vitamin trong dinh dƣỡng gia cầm

Võ Bá Thọ (1996) cho rằng vitamin đóng vai trò cực kỳ quan trọng mà không cơ thể sống nào thiếu nó được Với nồng độ thấp nhưng vitamin có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả các quá trình sống Vitamin tham gia cấu trúc các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên khi cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống Trong các loài gia cầm, gà công nghiệp rất nhạy cảm với sự thiếu các vitamin Đặc biệt đối với các giống gà có năng suất cao, chỉ cần thiếu một ít vitamin cũng làm ảnh hưởng xấu sinh trưởng phát dục và giảm sức sản xuất của chúng

Vitamin không phải là thành phần cấu trúc chủ yếu của cơ thể và có chức năng chung nhất như những coenzyme hoặc những chất điều tiết của sự trao đổi chất Có 13 vitamin được yêu cầu trong dinh dưỡng gia cầm, thường được phân loại làm 2 nhóm gồm nhóm vitamin hòa tan trong chất béo và vitamin hòa tan trong nước Các vitamin hòa tan trong chất béo gồm có vitamin A, D,

E, K, còn các vitamin hòa tan trong nước gồm có thiamine, riboflavin, niacin, biotin, acid pantothenic, pyridoxine, vitamin B12 và choline Gia cầm không yêu cầu bổ sung vitamin C trong thức ăn vì cơ thể của chúng có thể tổng hợp

Trang 25

được Tuy nhiên, khi gia cầm bị tress thì thường được bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng (Bùi Xuân Mến, 2008)

Bảng 2.9: Nhu cầu vitamin của gà đẻ trứng thương phẩm theo lượng thức ăn ăn vào ở các giai đoạn đẻ trứng

Chất dinh

dưỡng

Đơn vị Mật độ dinh dưỡng trong

thức ăn cho gà đẻ trứng màu

Gà thương phẩm

đẻ trứng màu trắng

Gà thương phẩm

đẻ trứng màu nâu Thức ăn ăn

Trang 26

Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng tất cả động vật cần thức ăn chứa vitamin

A hoặc tiền chất của vitamin A Vitamin A là thành phần có liên quan đến sự tổng hợp biểu mô của cơ thể Các sắc tố thị giác trong mắt chứa vitamin, giúp bảo vệ mắt chống lại sự mù lòa Những triệu chứng thiếu vitamin A ở gia cầm biểu lộ sự mất phối hợp của cơ, đóng cặn acid uric trong niệu quản và thận Vitamin A có vai trò trong chức năng của tế bào cơ thể, trong tổng hợp tế bào tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận, niêm mạc mắt, niêm mạc của các

cơ quan tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, sinh dục; chống sừng hóa, chống còi xương, chống chịu stress do nhiệt độ quá cao hay quá thấp Đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc gia cầm non và sức sản xuất của chúng Sự thiếu hụt vitamin A trong khẩu phần thức ăn làm cho gia cầm bị suy nhược cơ thể, mắc bệnh “gà mờ” - “quán gà”, đi lại yếu, mất tính thèm ăn, chậm phát triển, lông

xù, gia cầm con bị còi xương, vẹo cổ, đứng không vững Dễ cảm nhiễm ấu trùng cầu trùng ở mọi lứa tuổi, mắc các bệnh về hô hấp (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)

Gà thiếu vitamin A thì tỉ lệ chết cao, chậm lớn, lông xù, đáng đi lảo đảo

Ở gà đẻ thì giảm tỷ lệ trứng và tỉ lệ trứng nở (Lưu Hữu Mãnh, 1991) Nhu cầu vitamin A cho gà đẻ trứng thương phẩm là 6000UI/kg thức ăn (NRC, 1994)

2.2.2.2 Vitamin D (Cholecalciferol)

Vitamin D tham gia quá trình trao đổi chất khoáng, protein và lipid Giúp điều hóa quá trình gắn kết calcium, phosphorus, magiesium vào xương, kích thích các phản ứng oxy hóa khử (Viện chăn nuôi Việt Nam, 2008)

Vitamin D giúp chống còi xương, làm tăng hấp thu Ca và P ở ruột non dưới dạng liên kết vitamin D + Ca++

và tăng tích lũy chúng trong xương và trong vỏ trứng, cần thiết cho tổng hợp protein (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)

Bùi Xuân Mến (2007) cho rằng vitamin D cần thiết cho động vật hấp thu

và tích lũy calcium Những ảnh hưởng của thiếu vitamin D đặc biệt trầm trọng

ở gà con Gà con nhận thức ăn thiếu D sẽ sớm phát bệnh còi xương (rickets) tương tự như gà cho ăn thiếu calcium và phosphorus trong khẩu phần Những xương đang phát triển sẽ yếu dần khả năng vôi hóa bình thường và kết quả là gia cầm bị chậm sinh trưởng

Vũ Duy Giảng và ctv (1997) cho rằng nhu cầu vitamin D cho gà đẻ

thương phẩm là 5000UI/kg thức ăn

Trang 27

2.2.2.3 Vitamin E (α - Tocoferol)

Hiện nay người ta tìm thấy 7 loại tocopherol tự nhiên nhưng trong đó chỉ

có 4 dạng có ý nghĩa đối với thức ăn gia cầm là α, β, γ và δ tocopherol Vitamin E ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của gia cầm, chống teo cơ, ảnh hưởng đến tổng hợp coenzyme, trao đổi acid nucleic và quá trình phosphoryl hóa Vai trò quan trọng nhất là chống oxy hóa sinh học, chống oxy hóa vitamin A, carotene và mỡ đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận 1999)

Vitamin E giúp bảo vệ các hợp chất sinh học và các acid béo chưa no, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi phosphorus, glucid và protein, kích thích sự tạo thành các hormone thùy trước tuyến yên, màng tế bào của tuyến sinh dục Thiếu sẽ gây tình trạng gà bị quẹo đầu, mỏ trúc xuống, mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng, đi thụt lùi, hoại tử cơ trắng vùng ức và cơ đùi (giống như tình trạng thiếu selenium) Ở gia cầm sinh sản khi thiếu vitamin E sẽ giảm tỷ

lệ thụ tinh, giảm tỷ lệ đẻ, trứng đã thụ tinh có phôi phát triển kém, phôi chết nên tỷ lệ ấp nở thấp (Viện chăn nuôi Việt Nam, 2008)

Froning et al (1982) cho rằng việc bổ sung vitamin E trong khẩu phần

có thể làm giảm bớt một số yếu tố làm giảm chất lượng trứng khi chúng tiếp xúc với môi trường ở nhiệt độ cao và tăng hàm lượng vitamin E trong trứng

Vũ Duy Giảng và ctv (1997) cho rằng nhu cầu vitamin E cho gà đẻ

thương phẩm là 10 mg/kg thức ăn

Bảng 2.10: Nguồn cung cấp vitamin E

Bột có Alfalfa 17% Pr 72,7 Bột bã bia 72,7 Bột có Alfalfa 20% Pr 89,0 Hạt bắp 19,9

(Nguồn: Vũ Duy Giảng và ctv., 1997)

2.2.2.4 Vitamin K

Có rất nhiều hợp chất được biết có hoạt tính của vitamin K, trong đó vitamin K1 (Phylloquinon) quan trọng nhất, tìm thấy trong lá cây xanh Menadion (Vitamin K3) là sản phẩm do vi khuẩn tổng hợp, mạnh hơn vitamin

K1 3,3 lần (Nguyễn NhựtXuân Dung, 1999)

Trang 28

Vitamin K cần cho gan sản xuất protein cần cho sự đông máu Gà hoặc

gà tây con cho ăn thiếu vitamin K sẽ có sự xuất huyết trầm xảy ra, nhất là những tổn thương của bất cứ thành phần nào trên cơ thể và có thể chảy máu cho đến chết Những gia cầm trưởng thành thường ít bị ảnh hưởng dễ dàng như gia cầm con Những gia cầm mái làm giống nuôi với khẩu phần thiếu vitamin K thì gà con nở ra từ trứng của những gia cầm mái này sẽ có lượng trữ vitamin K rất thấp, vì thế rất dễ xảy ra triệu chứng chảy máu trầm trọng (Bùi Xuân Mến, 2007)

2.2.2.5 Vitamin B 1 (Thiamine)

Vitamin B1 có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng, hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa Gia cầm ăn khẩu phần thiếu vitamin B1 sinh trưởng kém và mang chứng rối loạn thần kinh ở gia cầm còn non và trưởng thành, có thể tới cực điểm chứng liệt thần kinh ngoại biên (Bùi Xuân Mến, 2007)

Nguyễn Duy Hoan (1999) cho rằng vitamin B1 có trong thành phần của Coenzyme cho quá trình chuyển hóa carbohydrate, tăng tính thèm ăn, tăng men tiêu hóa thức ăn, tăng hấp thu đường ở ruột, duy trì hoạt động của hệ thần kinh chính là duy trì chất acetylcholin - chất dẫn truyền thần kinh

2.2.2.6 Vitamin B 2 (Riboflavin)

Vitamin B2 cần thiết cho nhiều quá trình xử lý tế bào và giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, carbohydrate, các thể ketone và protein một cách thuận tiện Bên cạnh đó, cũng giống như các vitamin nhóm B khác, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng Vitamin B2 rất dễ bị oxy hóa trong không khí và mau hư (Viện chăn nuôi Việt Nam, 2008)

Dương Thanh Liêm (2003) cho rằng vitamin B2 rất nhạy cảm với gia cầm non Nếu thiếu sẽ gây rối loạn sinh trưởng, gia cầm non bị cói cọc, lông

xù Triêu chứng đầu tiên đối với gia cầm non là sự bại chân, gà con ở tư thế quỳ các ngón chân cong quấp vào phía trong, gà không đứng vững nên tìm cách di chuyển đi lấy thức ăn, nước uống Đối với gà mái sức đẻ sẽ giảm, tỷ lệ

ấp nở cũng giảm

2.2.2.7 Vitamin B 3 (Acid Nicotinic)

Vitamin B3 có trong thành phần coenzyme A, có vai trò quan trọng trong trao đổi đồng (Cu), chuyển hóa acid acetic, trong tổng hợp chất béo, acetylcholine, truyền dẫn thần kinh và chống bại liệt (Nguyễn Duy Hoan, 1999)

Trang 29

Sự khiếm khuyết vitamin B3 trong khẩu phần với một thời gian rất ngắn gây triệu chứng thiếu Ngoài sự sinh trưởng chậm ra còn kèm theo viêm da, chỗ viêm lông mọc kém Đi tiêu chảy thường diễn ra do viêm niêm mạc ruột Gây ra hội chứng Perosis trên gà đang sinh trưởng, gà bị bại chân, đi lại khó khăn, thiếu máu Đối với gà mái đẻ thì tỷ lệ ấp nở thấp đáng kể (Dương Thanh Liêm, 2003)

2.2.2.8 Vitamin B 5 (Acid Pantothenic)

Vai trò chủ yếu của vitmain B5 là tham gia cấu trúc trong CoA có chứa

-SH hoạt động nên nó hoạt hóa các acid hữu cơ mà trước tiên là acid acetic để trở thành acetyl - CoA vào chu trình Kreb Nó cũng đi vào chu trình tổng hợp acid béo hoặc chu trình beta - oxy hóa acid béo, nhờ đó tổng hợp được các chất như steroid, phosphatid, acid mật, acetylcholin Trong tự nhiên ít khi quan sát thấy gia cầm thiếu vitamin B5, chỉ khi cho gia cầm ăn thức ăn xử lý ở nhiệt độ cao mới gây ra hiện tượng thiếu đặc trưng (Dương Thanh Liêm, 2003)

Thiếu vitamin B5 làm gia cầm bị đen, sưng khớp xương chân, lệch gân, mọc lông chậm, tăng tích lũy mỡ gan, loét da, chậm lớn, làm giảm sức sống gà con mới nở ra, giảm tỷ lệ ấp nở (Nguyễn Duy Hoan, 1999)

2.2.2.9 Vitamin B 6 (Pyridoxine)

Vitamin B6 hoạt động như một coenzyme giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin Nó có vai trò quan trọng trong chuyển hóa protein, lipid, carbohydrate (Viện chăn nuôi Việt Nam, 2008)

Dương Thanh Liêm (2003) cho rằng sự thiếu vitamin B6 ở mức độ tương đối có thể xảy ra trong chăn nuôi công nghiệp Gia cầm rất dễ mẫn cảm với tác động stress gây ra các cơn động kinh Mức thiếu càng nhiều thì gây co giật càng nặng Giảm thấp đáng kể sự sinh trưởng, gia cầm mất tính ngon miệng,

cơ thể rất yếu ớt và gây viêm da Trên gà mái đẻ có thể giảm sức đẻ trứng và khả năng ấp nở Riêng giai đoạn sinh trưởng của gia cầm nếu thiếu vitamin B6thì gây thiếu máu rất nặng, ra lông kém, bại liệt

2.2.2.10 Vitamin B 7 (Biotin)

Vitamin B7 là thành phần quan trọng của các enzyme, cần thiết cho dezamin hóa các acid amin tạo thành các acid amin và acid béo, xúc tác định

vị các dioxylcarbon (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002)

Bùi Xuân Mến (2008) cho rằng vitamin B7 ngăn ngừa chứng trẹo gân khớp (Perosis) và cần thiết cho khả năng ấp nở Lượng bổ sung để đảm bảo sức khỏe và sản xuất trứng tốt ở gia cầm mái trưởng thành là rất nhỏ

Trang 30

2.2.2.11 Vitamin B 9 (Acid Folic)

Lê Hồng Mận (1999) cho rằng vitamin B9 cùng với vitamin B12 tham gia vào việc tạo thành và chuyển hóa nhóm metyl vào tổng hợp sinh học metionin,

choline vào tế bào máu, trong tổng hợp AND và acid nucleic

Sự thiếu hụt trong thức ăn làm rối loạn hình thành máu Làm chậm phát triển lông, làm giảm tỷ lệ đẻ trứng gây chết phôi vào cuối thời kỳ ấp (Nguyễn Duy Hoan, 1999)

2.2.2.12 Vitamin B 12 (Cyanocobalamin)

Vitamin B12 trong phân tử có chứa 4,5% cobalt và nhóm cyanua Vitamin B12 có dạng tinh thể màu hồng, tan trong nước, dễ bị phá hủy dưới tác động của ánh sáng và môi trường kiềm Vitamin B12 là yếu tố tạo protein động vật đóng vai trò quan trọng trong tạo máu, kích thích sinh trưởng (Viện chăn nuôi Việt Nam, 2008)

Vitamin B12 thường được bổ sung trong khẩu phần cho gia cầm non và mái làm giống ở dạng hỗn hợp vitamin B12 thương phẩm Thiếu vitamin này trong thức ăn làm giảm tốc độ tăng trưởng, mọc lông, làm gan nhiễm mỡ, thiếu máu ác tính, tỷ lệ ấp nở kém do chết phôi cao ở giai đoạn 17 - 18 ngày (Nguyễn Duy Hoan, 1999)

2.2.2.13 Vitamin C (Acid Ascorbic)

Vitamin C tham gia quá trình hình thành collagen, chuyển hóa tyrosine

và tryptophan, chuyển hóa mỡ và kiểm soát cholesterol, hấp thu và vận chuyển sắt, làm bền mao mạch, có vai trò là một chất chống oxy hóa Đối với gia cầm

đẻ trứng giai đoạn cuối, bổ sung vitamin C với hàm lượng 2000 - 3000 ppm trong thức ăn vào giai đoạn cuối của thời kỳ đẻ trứng có tác dụng làm tăng độ dày của vỏ trứng, giảm tỷ lệ trứng bị dập vỡ, tăng khối lượng trứng, tăng Ca huyết tương và hàm lượng khoáng tổng số của xương (Nguyễn Thị Mai, 2009)

Nhiều loài gia cầm bình thường không cần nguồn vitamin C trong khẩu phần, bởi chúng có thể tổng hợp đủ lượng vitamin này Hầu hết hoạt tính vitamin C trong thức ăn gia cầm là ở dạng acid ascorbic tự do Các tế bào của tuyến thượng thận tập trung những lượng lớn vitamin C và giải phóng chúng trong lúc stress Các tế bào tổng hợp các chất trung gian như các đại thực bào cũng cần những mức cao vitamin C (Bùi Xuân Mến, 2008)

Vitamin C chống bệnh Scocbut, chống béo, làm giảm tiết hormone corticosterol của tuyến thượng thận, mà hormone này điều hòa làm tăng trao

Trang 31

đổi đường, tăng đường huyết Sự thiếu hụt nó trong thức ăn gây xơ cứng động mạch, chảy máu dưới da và cơ, sức đề kháng yếu (Lê Hồng Mận, 1999)

2.3.3 Vai trò của các acid amin trong dinh dƣỡng gia cầm

Hiện nay, trong các sản phẩm sinh học người ta đã phát hiện trên 110 loại acid amin, trong đó có 20 - 22 loại acid amin quan trọng trong dinh dưỡng động vật Dựa vào cấu trúc lập thể người ta phân loại thành 2 dạng L và D acid amin, tất cả các acid amin này (trừ Glycine) đều mang tính quang học, còn dạng DL không mang hoạt tính quang học Trong tự nhiên hầu hết các acid amin đều thuộc dạng L, còn dạng D thường tìm thấy ở một số loài vi sinh vật, dạng DL được tạo thành nhờ công nghệ tổng hợp acid amin So với dạng

L thì dạng D và DL acid amin động vật sử dụng kém, trừ DL - Methionine

được động vật sử dụng rộng rãi (Vũ Duy Giảng và ctv., 1997)

Trong số đó các acid amin đó thì có những acid amin mà cơ thể không thể tổng hợp được như lysine, methionine, threonine hoặc tổng hợp không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể vì nó tổng hợp được rất ít hay rất chậm cho nên phải bổ sung trực tiếp bằng con đường thức ăn Những acid amin này gọi là acid amin thiết yếu Các acid amin có thể tổng hợp được bằng việc sử dụng nguồn carbon và nhóm amin từ các acid amin khác cung cấp quá nhu cầu, những acid amin được tổng hợp theo kiểu này gọi là acid amin không thiết yếu Các acid amin thiết yếu có vai trò quan trọng trong thức ăn gia cầm gồm arginine, histidine, leucine, isoleucine, valine, phenylalanine, lysine, methionine, tryptophan và threonine Các acid amin không thiết yếu gồm alanine, acid glutamic, glycine, proline, tyrosine, serine, aspaginine, cysteine, hydroproline và hydroxyproline

Protein yêu cầu trong khẩu phần như là nguồn acid amin mà nó liên quan tới việc hình thành da, mô cơ, lông, trứng… Protein của cơ thể trong tình trạng chức năng với sự tổng hợp và thoái hóa xảy ra liên tục, hơn nữa sự cung cấp đầy đủ các acid amin trong khẩu phần thì được quan tâm Khi cung cấp thiếu protein trong khẩu phần (đặc biệt là acid amin) sẽ làm giảm hoặc ngừng tăng trưởng và sản xuất gây trở ngại cho chức năng cần thiết trong cơ thể gia cầm (Robert, 2008)

Nguyễn Thị Mai (2009) cho rằng khi tính toán nhu cầu các acid amin thiết yếu, người ta chọn lysine làm acid amin so sánh và đưa ra cân bằng lý tưởng acid amin cho gia cầm Cần chú ý cân bằng lý tưởng các acid amin trong khẩu phần của gia cầm tùy theo hướng và mục đích sản xuất Để nuôi gia cầm đẻ trứng có năng suất cao, cần nhiều acid amin chứa lưu huỳnh

Trang 32

Bảng 2.11: Nhu cầu năng lượng, protein và acid amin của gà đẻ trứng thương phẩm theo lượng thức ăn ăn vào khác nhau ở giai đoạn đẻ trứng

Chất dinh

dưỡng

Đơn vị Mật độ dinh dưỡng trong

thức ăn cho gà đẻ trứng màu trắng

Nhu cầu hàng ngày cho một

gà mái

Gà giống

bố mẹ đẻ trứng màu trắng

Gà thương phẩm

đẻ trứng màu trắng

Gà thương phẩm

đẻ trứng màu nâu Thức ăn ăn

2.3.3.1 Methionine

Methionine là acid amin quan trọng, có chứa lưu huỳnh (S) có trong thành phần của nhiều polypeptide, chúng là nguồn tạo ra H2SO4 có ý nghĩa quan trọng trong việc loại trừ tác động có hại ở gan của một số sản phẩm độc

hại của sự trao đổi chất (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999)

Trong cơ thể động vật, methionine liên quan chặt chẽ đến việc tạo thành

và trao đổi choline, vitamin B12 và acid folic Cùng với vitamin này, methionine làm tăng khả năng sử dụng chất béo trong khẩu phần thức ăn của động vật, tham gia quá trình tạo máu, cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp trạng, ngăn ngừa độc tố, phát triển lông Nhưng dư thừa methionine trong

Trang 33

khẩu phần ăn sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng , làm thay đổi bệnh lý của lách, tụy, gan, thận, ruột non (Lương Đức Phẩm, 1982)

Methionine là một trong số các acid amin thiết yếu cho động vật, đặc biệt

là gia cầm Trong chăn nuôi gia cầm, methionine được phân loại là acid amin hạn chế đầu tiên do thức ăn cho gia cầm chủ yếu từ nguồn protein thực vật và yêu cầu cao đối với hỗ trợ tăng trưởng lông và tổng hợp protein Do đó, DL - Methionine tổng hợp phải được bổ sung trong chế độ ăn của gia cầm Sự thiếu hụt Met sẽ có tác động tiêu cực đến vật nuôi như sụt giảm hiệu suất tăng trưởng, gây rối loạn chuyển hóa và giảm khả năng phòng bệnh (Chaiyapoom Bunchasak, 2008)

2.3.3.2 Lysine

Lysine quyết định mức độ tổng hợp protein của gia súc Trong phân tử lysine có 2 nhóm amin (- NH2) và một nhóm acid (- COOH) Khác với các acid amin khác, nó rất trơ trong quá trình trao đổi chất và khi đã bị khử amin hóa thì nó không thể tái hợp được nữa

Trong cơ thể gia súc, lysine tham gia vào cấu trúc phân tử dãy polypeptide, thực hiện hàng loạt chức năng sinh hóa quan trọng, tạo điều kiện cho vận chuyển calcium cào tế bào Nó cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, hệ sinh dục, tham gia tổng hợp hemoglobin, tạo sắc tố melanine của lông, giảm độc tố gossypol trong khẩu phần ăn có khô dầu bông

Khi thiếu lysine trong khẩu phần ăn của gia cầm, làm giảm tính ngon miệng, giảm lượng hồng cầu huyết sắc tố và tốc độ chuyển hóa calcium - phosphorus, gây còi xương, ăn kém dẫn đến phá vỡ quá trình trao đổi nitơ, cơ thể suy nhược, lông xù, năng suất giảm Khi thừa lysine trong khẩu phần cũng làm giảm tăng trọng, giảm sự tích lũy nitơ, giảm việc sử dụng khoáng trong khẩu phần thức ăn và có thể làm gan tăng lên do tích mỡ (Nguyễn Văn Thưởng, 1992)

2.3.3.3 Tryptophan

Vũ Duy Giảng (2000) cho rằng tryptophan đóng vai trò to lớn không chỉ trong sự tổng hợp protein mà cả trong quá trình trao đổi chất, từ tryptophan có thể tạo ra acid nicotinic, mà như đã biết acid nay tham gia vào sự trao đổi năng lượng và trong một loạt các chuyển hóa, trao đổi có liên quan đến sự trao đổi protein và các chất khác

Tryptophan cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sức sống cho gia cầm lớn, điều hòa chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin của hồng cầu, cần cho sự phát triển của phôi trứng, tế bào tinh

Trang 34

trùng Thiếu tryptophan làm giảm tỷ lệ ấp nở, tuyến nội tiết bị phá hủy, giảm khối lượng cơ thể (Keshavarz, 1992)

2.3.3.4 Arginine

Arginine còn là hợp phần chủ chốt của các protein quan trọng đối với chức năng sinh sản như protamine Ngoài ra nó còn tham gia tạo creatine, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng Arginine ảnh hưởng đến sự phát triển của gia cầm non vì nó tham gia vào quá trình tạo sụn

và xương Thiếu arginine trong thức ăn làm rối loạn quá trình trao đổi chất protid, carbohydrate, làm giảm sự phát triển của gà, phôi ấp chết sớm (Harms

et al., 1993)

2.2.2.5 Leucine

Leucine có tính chất cetone mạnh, bởi vì nó mở đầu cho sự tạo ra acidavetoaxetic, cũng có liên quan tương hổ với sự trao đổi chất béo Đây là loại acid amin có tác động duy trì hoạt động bình thường của các tuyến nội tiết nếu thiếu nó trong khẩu phần sẽ phá hủy sự cân bằng azot, làm giảm tốc độ phát triển, giảm tính thèm ăn của gia cầm(Dương Thanh Liêm, 2003)

2.2.2.6 Isoleucine

Isoleucine là một trong ba acid amin có mạch nhánh, nó thường có thể đổi chỗ với leucine và valine trong protein Phần mạch nhánh của isoleucine không hoạt động và do đó không tham gia vào cấu trúc trung tâm hoạt động ở enzyme, tuy nhiên phần còn lại rất quan trọng việc đảm bảo tính bền vững của protein (Ngô Anh Thư và Nguyễn Anh Thư, 2006)

Isoleucine có liên quan đến sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng, các mô

cơ sử dụng isoleucine như một nguồn năng lượng, cần cho việc hình thành hemolobin cần thiết cho sự trao đổi các acid amin trong thức ăn, nếu thiếu nó trong thức ăn sẽ làm mất tính ngon miệng, cản trở sự phân giải các hợp chất chứa nitơ dư thừa trong cơ thể, làm giảm khối lượng sống (Nguyễn Duy Hoan, 1999)

2.2.2.7 Histidine

Histidine là acid amin có chuỗi bên phân cực tích điện dương, có nhóm imidazole, nhóm này giúp histidine trở thành một thành phần phổ biến trong enzyme, góp phần tăng tốc độ phản ứng Nhóm imidazole không có proton là nhân ái nhân, đóng vai trò như một base, còn nhóm có proton thực hiện chức năng của acid, phần còn lại tác dụng hình thành cấu trúc gấp nếp của protein (Ngô Anh Thư và Nguyễn Anh Thư, 2006)

Trang 35

Histidine cần cho tổng hợp hemoglobin của hồng cầu, tổng hợp acid nucleotide, điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhất là tốc độ sinh trưởng của gia cầm non Thiếu histidine ở gia cầm gây thiếu máu, giảm tính thèm ăn và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 1999)

2.2.2.8 Valine

Valine là một acid amin kỵ nước, thu được từ sự phân hủy protein, là một trong ba acid amin có mạch nhánh Thay nhóm hydroxyl của threonine bằng nhóm methyl thu được valine Valine tham gia điều hòa hoạt động của hệ thần kinh trung ương và tham gia chuyển hoá glucose thành glycogen Valine

là nguyên liệu tạo ra các acid malonic và propionic Valine cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glucogen từ glucose Thức ăn gia cầm thường có đủ valine để đáp ứng nhu cầu cho gia cầm (Vũ Duy Giảng, 1997)

2.2.2.9 Phenylalanine

Phenylalanine có vai trò duy trì cho tuyến giáp và tuyến thượng thận hoạt động bình thường, tham gia tạo sắc tố và độ thành thục của phôi trứng và tinh trùng Thiếu phenylalanine hoạt động của tuyến giáp và tuyến thượng thận bị rối loạn, tăng trọng giảm

2.2.2.10 Threonine

Threonine là thành phần quan trọng trong việc tạo thành collagen, giúp

cho việc sản xuất kháng thể cho cơ thể, ngăn cản việc phát triển lipid trong gan, giúp giảm stress Threonine cần thiết cho việc trao đổi và sử dụng đầy đủ các acid amin trong thức ăn, kích thích sự phát triển của gia cầm non Nếu thiếu nó gây tăng thải nitơ nhận được từ thức ăn qua nước tiểu, làm giảm khối lượng sống Thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật đều chứa đủ

threonine, vì vậy gia cầm không thiếu acid amin này (Lê Hồng Mận, 1990)

Trang 36

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM3.1 Phương tiện thí nghiệm

3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện

Thời gian: Đề tài được tiến hành thí nghiệm từ ngày 29/03/2013 đến

27/6/2013

Địa điểm: Trại Chăn nuôi Thực Nghiệm của Công ty Vemedim, trại được xây dựng tại ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ

Hình 3.2: Gà nuôi thí nghiệm

Ngày đăng: 17/09/2015, 12:20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w