4.2.1 Ảnh hƣởng của việc bổ sung các chế phẩm lên mức ăn, hệ số tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn
Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A, B và C lên mức ăn (g/con/ngày), hệ số tiêu tốn thức ăn (g/trứng), hệ số chuyển hóa thức ăn (kg/kg trứng), được trình bày qua bảng 4.1, hình 4.1, hình 4.2, hình 4.3.
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm A, B và C lên mức ăn, hệ số tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn
Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 ĐC SE P Mức ăn, g/con/ngày 99,04b 100,41b 104,72a 101,32b 0,30 0,003 HSTTTA, g/trứng HSCHTA, kg/kg trứng 120,55b 2,36 123,51ab 2,40 126,46a 2,39 121,94b 2,38 0,37 0,00 0,004 0,397
Ghi chú: Trong cùng một hàng những chữ số mang số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P <0,05), HSTTTA: Hệ số tiêu tốn thức ăn, HSCHTA: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện mức ăn của các nghiệm thức
36
Mức ăn (g/con/ngày) của gà nuôi thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa thống kê (P = 0,003). Mức ăn (g/con/ngày) thấp nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm A(99,04 g/con/ngày) và cao nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm C (104,72 g/con/ngày). Mức ăn (g/con/ngày) ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm A thấp nhất trong các nghiệm thức còn lại là do chế phẩm A được bổ sung nhiều acid amin. Theo nghiên cứu của Almquist (1952) cho rằng khi khẩu phần bị thiếu một lượng nhỏ acid amin thì gà đẻ có xu hướng ăn nhiều hơn để thoả mãn nhu cầu của cơ thể. Trong trường hợp này, tốc độ sinh trưởng có thể đạt tối đa, song hiệu quả sử dụng thức ăn lại giảm. Điều này có thể chứng minh nghiệm thức bổ sung chế phẩm A được bổ sung nhiều acid amin nên gà có xu hướng ăn ít hơn có nghiệm thức còn lại.
Kết quả này thấp hơn so với chuẩn của công ty Emivest đưa ra (2010) là (110 g/con/ngày) và thấp hơn so với khuyến cáo của Bùi Xuân Mến (2007) (110 g/con/ngày) do thức ăn của trại có năng lượng là 2800 Kcal/kg cao hơn so với đề nghị của Bùi Xuân Mến là 2700 Kcal/kg.
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện hệ số tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức Hệ số tiêu tốn thức ăn (g/trứng): Hệ số tiêu tốn thức ăn giữa các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P = 0,001), điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm A, B, C có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn (g/trứng). Tiêu tốn thức ăn thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm Alà 120,55 (g/trứng) và cao nhất ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm Clà 126,46 (g/trứng). Nghiệm thức bổ sung chế phẩm A có hệ số tiêu tốn thức ăn thấp nhất trong các nghiệm thức có thể giải thích là do được bổ sung nhiều acid amin thiết yếu trong chế phẩm A. Novak et al. (2006) cho rằng gà mái trong giai đoạn đẻ trứng được bổ sung cân đối các acid amin thiết yếu, đặc biệt là nhóm acid amin chứa lưu huỳnh thì
37
hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện đáng kể cho dù khẩu phần thức ăn có hàm lượng protein thấp. Kết quả này thấp hơn khuyến cáo của Bùi Xuân Mến về hệ số tiêu tốn thức ăn là 149 g/trứng.
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hệ số chuyển hóa thức ăn của các nghiệm thức Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg/kg trứng): Hệ số tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức được bổ sung chế phẩm A, B, C so với đối chứng là khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P = 0,397), ở nghiệm thức bổ sung chế phẩm B có hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất (2,40 kg/kg trứng) và thấp nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm A (2,36 kg/kg trứng). Nhưng kết quả giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch không đáng kể.
4.2.2 Ảnh hƣởng của việc bổ sung các chế phẩm lên tỷ lệ đẻ và khối lƣợng trứng trung bình
Bảng 4.2: Tỷ lệ đẻ và khối lượng trứng trung bình của các nghiệm thức
Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 ĐC SE P
Tỷ lệ đẻ, % 88,11a 86,24c 86,62bc 87,43ab 0,05 0,004 Khối lượng trứng, g 52,64b 52,75b 53,76a 52,54c 0,01 0,001
Ghi chú: Trong cùng một hàng những chữ số mang số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05) Qua bảng 4.2 cho thấy tỷ lệ đẻ toàn đợt thí nghiệm cao nhất ở NT1 với 88,11% và thấp nhất là NT2với 86,24%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,004). Điều này có thể giải thích là do chế phẩm A được bổ sung các chất dinh dưỡng như acid amin, khoáng, vitamin cần thiết, giúp nâng cao năng suất, chống bệnh và chống stress tốt hơn. Đặc biệt lysine là một acid amin thiết yếu có trong thành phần chế phẩm A được bổ sung vào NT1 và Nguyễn Duy Hoan (1999) cho rằng lysine là một quan trọng nhất đối với cơ thể gia cầm, nó có tác dụng làm tăng sức sinh trưởng và sức sản xuất trứng.
38
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đẻ của các nghiệm thức
Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm về tỷ lệ đẻ này lại thấp hơn so với thí nghiệm khảo sát năng suất và chất lượng trứng của gà Hisex Brown ở giai đoạn 20 - 29 tuần tuổi của Mạch Thanh Nhanh (2013) với tỷ lệ đẻ 88,23% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).Sự khác biệt tỷ lệ đẻ so với thí nghiệm của Mạch Thanh Nhanh (2013) có thể là do khác nhau về chế phẩm bổ sung, thức ăn nuôi dưỡng, vật liệu thí nghiệm, cũng như môi trường thí nghiệm. Nhưng kết quả thí nghiệm này cao hơn tiêu chuẩn về tỷ lệ đẻ ở gà Hisex Brown của công ty Emivest (2010) là 87,46%.
Tỷ lệ đẻ ở NT1là cao nhất trong các nghiệm thức và nó lại có mức ăn (g/con/ngày) là 99,04 (g) và HSCHTA là 2,36 (kg/kg trứng) thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại. Đây là kết quả đáng mong đợi trong chăn nuôi, bởi vì mức ăn và HSCHTA giảm xuống thấp nhất mà đem lại tỷ đẻ cao nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến đàn gà, đem lại hiệu quả về kinh tế, đó là kết quả đáng quan tâm hiện nay.
Phân tích tỷ lệ đẻ của từng nghiệm thức theo tuần tuổi, nhìn chung tỷ lệ đẻ hiển nhiên tăng dần từ tuần đầu thí nghiệm và đạt đỉnh cao ở tuần thứ 25 và đến tuần thứ 26 thì bắt đầu ổn định và giảm dần ở cả bốn nghiệm thức. Cụ thể so sánh tỷ lệ đẻ của các nghiệm thức bổ sung chế phẩm với tỷ lệ đẻ của đối chứng được trình bày qua hình 4.5
39
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ đẻ của gà theo tuần tuổi
Bổ sung chế phẩm A (200ml/30L nước uống) làm tăng tỷ lệ đẻ cao hơn so với đối chứng từ tuần thứ 22 đến cuối đợt thí nghiệm tức là tuần 32, nghiệm thức bổ sung chế phẩm B (100ml/30L nước uống) làm tỷ lệ đẻ cao hơn so với đối chứng từ tuần 29 đến 32, nghiệm thức bổ sung chế phẩm C (40ml/30L nước uống) làm tỷ lệ đẻ cao hơn đối chứng từ tuần 25 đến 30. Qua kết quả trên nhận thấy,việc bổ sung chế phẩm A vào nước uống cho gà đã giúp tăng tỷ lệ đẻ so với nghiệm thức đối chứng từ tuần pha thuốc thứ 3 tức là tuần 22 và kéo dài cho đến cuối đợt thí nghiệm, và kết quả này là tốt nhất so với hai nghiệm thức bổ sung chế phẩm B và C.
40
Qua bảng 4.2 cho thấy khối lượng trứng trung bình cả đợt thí nghiệm cao nhất là NT3 (53,76 g) và thấp nhất là ĐC (52,54 g). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,001). Kết quả này thấp hơn tiêu chuẩn khối lượng trứng của công ty Emivest (2010) là 57,41 g. Nhưng kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Kim Thảo (2013) về ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm vitamin E trong khẩu phần thì việc bổ sung này làm cho khối lượng trứng trung bình ở các nghiệm thức được bổ sung chế phẩm cao hơn đối chứng.
4.2.3 Ảnh hƣởng của việc bổ sung các chế phẩm đến năng lƣợng ăn vào và lƣợng protein ăn vào
Bảng 4.3: Năng lượng ăn vào và lượng protein ăn vào ở các nghiệm thức
Nghiệm thức NT1 NT2 NT3 ĐC SE P
Năng lượng ăn vào, Kcal/ngày 285,83b
288,94b 301,85a 291,81b 2,42 0,002 Lượng protein ăn vào, g/ngày 17,83b 18,07b 18,85a 18,24b 0,00 0,003
Ghi chú: Trong cùng một hàng những chữ số mang số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P<0,05).
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện năng lượng ăn vào và số lượng protein ăn vào của các nghiệm thức
Năng lượng ăn vào của các nghiệm thức lần lượt là NT3 là 301,85 Kcal/ngày, ĐC là 291,81 Kcal/ngày, NT2 là 288,94 Kcal/ngày, NT1 là 285,83 Kcal/ngày. Trong đó cao nhất là NT3, kế đến là ĐC, NT2 và thấp nhất là NT1. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,002) do mức ăn cao nhất ở NT3 (104,72 g), kế đến là ĐC (101,32 g), NT2là (100,41 g) và thấp nhất là NT1 (99,04 g). Kết quả này đều thấp hơn khuyến cáo của Bùi Xuân Mến (2007) về năng lượng ăn vào (330 Kcal/ngày).
41
Lượng protein ăn vào (g/ngày): Protein ăn vào của gà nuôi thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa thống kê (P = 0,003), cao nhất là NT3 (18,85 g/ngày), tiếp theo là ĐC (18,24 g/ngày), NT2 là (18,07 g/ngày) và thấp nhất là NT1 (17,83 g/ngày) do lượng thức ăn tiêu thụ cao nhất ở nghiệm thức NT3 (102,53 g), kế đến là ĐC (101,32 g), NT2 (100,41 g) và thấp nhất là NT1(99,04 g). Kết quả này cao hơn so với tài liệu của công ty Emivest (2010) cho gà đẻ Hisex Brown từ 20 - 45 tuần tuổi là 16,7 g/ngày.
4.2.4 Ảnh hƣởng của việc bổ sung các chế phẩm lên chất lƣợng trứng
Ảnh hưởng của việc bổ sung các chế phẩm lên chất lượng trứng được trình bày qua bảng 4.4, hình 4.8, hình 4.9 và hình 4.10.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của khẩu phần lên chất lượng trứng
Chỉ tiêu NT1 NT2 NT3 ĐC SE P Khối lượng trứng T50%, g 49,78 53,23 53,50 48,89 2,34 0,213 CSHD T50%, % 75,80 76,44 79,00 76,53 1,24 0,419 Màu lòng đỏ T50% 7,22ab 7,67ab 8,17a 6,78b 0,05 0,027 Tỷ lệ vỏ T50%, % 15,93 16,77 14,98 15,62 0,51 0,518 TLLĐ T50% , % 29,12a 24,35ab 21,85b 22,45b 1,66 0,030 TLLT T50% , % 54,95 58,88 63,18 60,34 2,68 0,085 Khối lượng trứng T90%, g 57,11ab 58,78a 58,17a 52,11b 1,04 0,013 CSHD T90%, % 79,20 77,99 79,78 80,63 0,77 0,315 Màu lòng đỏ T90% 7,89 8,22 8,00 7,78 0,03 0,399 Tỷ lệ vỏ T90%, % 15,04 14,95 14,38 15,39 1,16 0,536 TLLĐ T90% , % 22,22 22,92 23,79 23,59 0,11 0,069 TLLT T90% , % 62,74 62,13 61,84 61,02 0,24 0,215
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một hàng mang chữ số mũ khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P < 0,05); CSHD: Chỉ số hình dáng; TLLĐ: Tỷ lệ lòng đỏ; TLLT: Tỷ lệ lòng trắng; T50%: Thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50%; T90%: Thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 90%.
Từ kết quả ở bảng 4.3 cho thấy việc bổ sung vitamin, khoáng, acid amin ở 3 chế phẩm A, B và C đã không làm ảnh hưởng đến khối lượng trứng của các nghiệm thức ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50%. Khối lượng trứng của các nghiệm thức đều cao hơn so với đối chứng cụ thể cao nhất là NT3 (53,50 g), đến NT2(52,23 g), NT1 (49,78 g) và ĐC (48,89 g), tuy nhiên sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,213). Ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 90% thì việc bổ sung các chế phẩm A, B và C đã ảnh hưởng đến khối lượng trứng. Khối lượng trứng cao nhất là NT2 (58,78 g), kế đến là NT3 (58,17 g), NT1 là (57,11 g) và thấp nhất là ĐC (52,11 g). Khối lượng trứng ở NT2 và NT3 cao hơn khối lượng trứng tiêu chuẩn của công ty Emivest đưa ra (57,48 g) lần lượt khoảng 1,3 g và 0,69 g, nhưng chênh lệch này không đáng kể.
42
Khẩu phần thí nghiệm không có ảnh hưởng đến chỉ số hình dáng của các nghiệm thức ở thời điểm tỷ lệ đẻ 50% (P = 0,419) và tỷ lệ đẻ đạt 90% (P = 0,315). Chỉ số hình dáng ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50% của nghiệm thức bổ sung chế phẩm C là 79,00, nghiệm thức đối chứng là 76,53, bổ sung chế phẩm B là 76,44, bổ sung chế phẩm A là 75,80. Ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 90% của nghiệm thức đối chứng là 80,63, bổ sung chế phẩm C là 79,78, bổ sung chế phẩm A là 79,20, bổ sung chế phẩm B là 77,99. Chỉ số hình dáng ở các nghiệm thức đều cao hơn chỉ tiêu của Nguyễn Đức Hưng (2006) (73 -75). Ta thấy rằng chỉ số hình dáng là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế trong ấp trứng, vận chuyển đóng gói và bảo quản trứng, trứng càng dài càng dễ vỡ trong quá trình vận chuyển. (Swiatkiewicz and Koreleski, 2008).
Chế phẩm A, B và C có ảnh hưởng đến màu lòng đỏ ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50% (P = 0,027), cao nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm C (8,17), kế đến là bổ sung chế phẩm B (7,67), bổ sung chế phẩm A (7,22) và thấp nhất là đối chứng (6,78). Ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 90% thì màu lòng đỏ không có sự khác biệt ở cả bốn nghiệm thức (P = 0,399). Màu lòng đỏ là một trong những chỉ tiêu quyết định chất lượng lòng đỏ và là chỉ tiêu quan trọng hấp dẫn người tiêu dùng. Nhìn chung, màu lòng đỏ của các nghiệm thức ở cả hai thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50% và 90% đều cao hơn nghiệm thức đối chứng và đạt chỉ tiêu chất lượng trứng tốt (>7) của Lã Thị Thu Minh (1997). Điều này cho thấy việc bổ
sung các chế phẩm đã giúp màu lòng đỏ của trứng đẹp hơn khi không bổ sung.
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện khối lượng trứng, chỉ số hình dáng và màu lòng đỏ ở T50% và T90%
43
Tỷ lệ vỏ trứng: Thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50% thì tỷ lệ vì có sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P = 0,518), nghiệm thức bổ sung chế phẩm B (16,77%) đạt cao nhất, kế đến là nghiệm thức bổ sung chế phẩm A (15,93%), nghiệm thức đối chứng (15,62%) và thấp nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm C (14,98%). Ở thời điểm tỷ lệ đẻ dạt 90% thì tỷ lệ vỏ cũng có sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P = 0,536), đạt cao nhất là đối chứng (15,39%), kế đến là nghiệm thức bổ sung chế phẩm A (15,04%), nghiệm thức bổ sung chế phẩm B (14,95%) và thấp nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm C (14,38%). Điều này cho thấy tỷ lệ vỏ đã giảm khi được bổ sung chế phẩm A, B và C. Tỷ lệ vỏ của tất của các nghiệm thức ở hai thời điểm khi tỷ lệ đẻ đạt 50% và 90% đều cao hơn tiêu chuẩn tỷ lệ vỏ của Lã Thị Thu Minh (1995) là 11,5%.
Tỷ lệ lòng đỏ: Ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50% thì tỷ lệ lòng đỏ có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P = 0,030), cao nhất là NT1 (29,12%), kế đến là NT2 (24,45%), ĐC (22,45%) và thấp nhất là NT3 (21,85%). Ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 90% thì chỉ có NT3 (23,79%) là cao hơn ĐC (23,59%) và NT1 (22,22%), NT2 (22,92%) đều thấp hơn đối chứng nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê (P = 0,069). Kết quả này cho thấy việc bổ sung chế phẩm A và B làm giảm tỷ lệ lòng đỏ trong quá trình thí nghiệm. Kết quả này thấp hơn tiêu chuẩn lòng đỏ của Nguyễn Đức Hưng (2006) (>30%).
Tỷ lệ lòng trắng: Tỷ lệ lòng trắng ở các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50% (P = 0,085), đạt cao nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm C (63,18%) kế đến là nghiệm thức đối chứng (60,34%), nghiệm thức bổ sung chế phẩm B (58,88%) và thấp nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm A (54,95%). Ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 90% (P = 0,215) đạt cao nhất là nghiệm thức bổ sung chế phẩm A (62,74%) kế là nghiệm thức bổ sung chế phẩm B (62,13%), nghiệm thức bổ sung chế phẩm C (61,84%) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (61,02%). Qua kết quả ở thời điểm tỷ lệ đẻ đạt 50% và 90% dễ nhận thấy rằng việc bổ sung chế phẩm A và B làm tăng tỷ lệ lòng trắng lần lượt từ 54,95% và 58,88% lên 62,74% và 62,13% còn chế phẩm C làm giảm tỷ lệ lỏng trắng từ 63,18% xuống còn 61,84%. Kết quả này cao hơn tiêu chuẩn tỷ lệ lòng trắng của Lã Thị Thu Minh (1995) là 58,50%.
Từ những kết quả trên ta thấy việc bổ sung chế phẩm A (200ml/30L nước uống) và chế phẩm B (100ml/30L nước uống) đã làm giảm tỷ lệ vỏ và tỷ lê lòng đỏ, nhưng làm tăng tỷ lệ lòng trắng. Còn bổ sung chế phẩm C (40ml/30L nước uống) đã làm giảm tỷ lệ vỏ và tỷ lệ lòng trắng, nhưng làm tăng tỷ lệ lòng đỏ. Qua đó thấy việc bổ sung chế phẩm A, B và C đã giúp trứng có chất lượng tốt hơn.
44 Hình 4.9: Biểu đồ tỷ lệ vỏ trứng, tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng ở T50% Hình 4.10: Biểu đồ tỷ lệ vỏ trứng, tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng ở T90%