Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân ta trên tất cả các lĩnh vực. Để thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình Đảng cũng cần đến những nguồn nhân lực và vật lực nhất định
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 3
1.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình 3
1.1.1 Dự án đầu tư 3
1.1.1.1 Khái niệm 3
1.1.1.2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án: 4
1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình 5
1.1.2.1 Khái niệm: 5
1.1.2.2.Phân loại: 6
1.1.2.3 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 9
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 13
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án 13
1.2.2 Các hình thức quản lý dự án 14
1.2.2.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: 14
1.2.2.2 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án: 15
1.2.2.3 Hình thức chìa khoá trao tay: 16
1.2.2.4 Hình thức tự làm 16
1.2.3 Nội dung quản lý dự án 17
1.2.3.1 Quản lý kinh phí dự án 18
1.2.3.2 Quản lý tiến độ thực hiện dự án 18
1.2.3.3 Quản lý chất lượng công trình 19
Trang 2CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TẠI BQL DỰ ÁN CỦA TW 20
2.1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình của TW 20
2.1.1 Giới thiệu về BQL dự án của TW: 20
2.1.2 Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công trình của TW: 23
2.1.3.Quy trình thực hiện đầu tư 26
2.2 Thực trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án của TW: 28
2.2.1 Đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: 28 2.2.2 Đối với các dự án thuộc nguồn vốn Ngân sách Đảng 31
2.2.3 Các dự án thuộc nguồn vốn tự đóng góp: 34
2.3 Đánh giá quá trình thực hiện các dự án đầu tư: 37
2.3.1 Các mặt đã đạt được: 37
2.3.1.1 Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn được giao: 37
2.3.1.2 Đa phần các dự án đều thực hiện đúng tiến độ 39
2.3.2 Những hạn chế 40
2.3.2.1 Khâu chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án: 40
2.3.2.2 Thu hồi vốn đóng góp còn chậm: 41
2.3.2.3 Tiến độ giải ngân chưa đạt yêu cầu: 41
2.3.2.4 Chất lượng một số công trình chưa được đảm bảo: 43
2.3.2.5 Chi phí quản lý còn lớn: 43
2.3.3 Nguyên nhân 44
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 32.3.3.1 Thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình còn rườm
rà 44
2.3.3.2 Các phương án thay đối liên tục: 45
2.3.3.3 Hệ thống thông tin quản lý còn yếu, chưa phục vụ đắc lực cho công tác quản lý 46
2.3.3.4 Thủ tục thu vốn góp còn nhiều hạn chế 46
2.3.3.4 Hạn chế về nhân lực 47
2.3.3.5 Hạn chế về cơ sở vật chất 47
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT TẠI BQL DỰ ÁN CỦA TW 49
3.1 Phương hướng: 49
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCT tại BQL của TW 50
3.2.2.1 Áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý dự án: 50
3.2.2.2 Giải pháp để đảm bảo tiến độ: 50
3.2.2.3 Phát triển nguồn nhân lực: 52
3.2.2.4 Xây dựng quy chế thu vốn góp 53
3.2.2.4 Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý dự án 53
3.2.2.5 Cải tạo cơ sở vật chất: 54
3.3 Một số kiến nghị đối với Văn phòng trung ương Đảng và Bộ Xây dựng: 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các dự án nhóm A 7
Bảng 1 2: Các dự án nhóm B 8
Bảng 1 3: Các dự án nhóm C 9
Bảng 1 4: Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCT 10
Sơ đồ 1.1: Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 0
Sơ đồ 1.2: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án 0
Sơ đồ 1.3: Hình thức chìa khóa trao tay 0
Sơ đồ 1.4: Hình thức tự làm 0
Bảng 2.1: Các dự án thực hiện trong giai đoạn 2002-2007 phân theo nguồn vốn 24 Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý dự án tại BQL dự án các CTXD của TW 0
Bảng 2.2: Giá trị đầu tư và thanh quyết toán các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước 29
Bảng 2.3: Thời gian thực hiện theo kế hoạch và thực tế các dự án có 30
nguồn vốn ngân sách Nhà nước 30
Bảng 2.4: Giá trị thanh quyết toán các dự án thuộc nguồn vốn Ngân sách Đảng 32 Bảng 2.5: Tiến độ thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Đảng 33
Bảng 2.6: Kế hoạch về tiến độ các dự án có nguồn vốn tự đóng góp 35
Bảng 2.7: Tình hình thu vốn góp và thanh toán các dự án có nguồn vốn tự đóng góp 37
Bảng 2.8: Tổng mức đầu tư và giá trị thanh quyết toán của một số dự án sử dụng tiết kiệm kinh phí được giao 38
Bảng 2.9: Tình hình giải ngân các dự án tính đến 31/12/2007 42
Bảng 2.10: Chi phí BQL dự án 2005, 2006, sơ bộ 2007 43
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân dân ta trêntất cả các lĩnh vực Để thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình Đảngcũng cần đến những nguồn nhân lực và vật lực nhất định Do đó, việc đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng cho Đảng là công việc có ý nghĩa quan trọng nhất làđối với các các cơ quan Đảng ở TW bởi đây là nơi tập trung bộ máy lãnh đạocao nhất của Đảng là nơi diễn ra các sự kiện trọng đại, các hoạt động đốingoại của Đảng
Văn phòng TW Đảng là cơ quan tham mưu, giúp việc cho BCH TWtrực tiếp là Bộ Chính trị và Ban Bí thư, được giao cho nhiệm vụ là chủ tài sảncủa TW Đảng; trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của các cơ quan Đảng ởTW,có nhiệm vụ phải đảm bảo điều kiện vật chất, trang bị kỹ thuật phục vụcho hoạt động của BCH TW Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, bảo đảm tàichính trụ sở làm việc cho các cơ quan Đảng ở TW Do đó, văn phòng TWĐảng là chủ đầu tư của nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình BQL dự áncác công trình xây dựng của TW (gọi tắt là BQL dự án của TW) được thànhlập để thực hiện chức năng quản lý các dự án này
Trong những năm qua, BQL dự án đã tiến hành nhiều dự án lớn phục
vụ đắc lực cho các hoạt động của BCH TW Đảng trực tiếp là Bộ Chính Trị,Ban bí thư và các cơ quan Đảng ở TW Tuy nhiên, trong quá trình quản lý các
dự án không phải là không có những hạn chế cần khắc phục Xuất phát từ vaitrò, ý nghĩa của các dự án này, việc hoàn thiện công tác quản lý dự án ở BQL
dự án của TW là một việc làm cần thiết, quan trọng Vì vậy, em chọn đề tài
“Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL
dự án của TW” để nghiên cứu.
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 7Đề tài gồm có 3 chương:
Chương I: Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Chương II: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tạiBQL dự án của TW
Chương III: Một số kiến nghị
Trong quá trình nghiên cứu do những hạn chế về kiến thức cũng nhưnhững hạn chế về mặt tài liệu; đặc biệt do có nhiều dự án thuộc diện bí mậtquốc gia, bí mật của Đảng nên không được phép tiếp cận Do đó, luận văn chỉ
đề cập trong giới hạn các dự án được phép công khai nên những đánh giá cóthể chưa được toàn diện và không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của các giảng viên cũng như của các bạnsinh viên
Em xin trân trọng cảm ơn các giảng viên của khoa KHQL, các cán bộlàm việc tại BQL dự án của TW đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề tàinghiên cứu Đặc biệt cảm ơn Ths Bùi Thị Hồng Việt đã tận tình hướng đẫn
em hoàn thành bài nghiên cứu này
Trang 8CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
Các phương diện chính của dự án
- Phương diện thời gian: Về phương diện này dự án là một quá trìnhbao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu vàlập dự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án
- Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền củacác nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án Trung tâm của phương diệnnày là vấn đề vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư
- Phương diện độ hoàn thiện của dự án (chất lượng dự án)
Dự án đầu tư: Tùy vào góc độ xem xét mà dự án đầu tư được địnhnghĩa khác nhau:
- Về mặt hình thức: dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cáchchi tiết, có hệ thống hoạt động & chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt đượcnhững kết quả & thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
- Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sửdụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trongmột thời gian dài
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 9- Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện
kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triểnkinh tế- xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ
- Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động cần thiết,được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thựchiện những mục tiêu nhất định trong tương lai1
1.1.1.2 Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án:
Các hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một số vốn lớn và vốn này nằmkhe đọng trong suốt thời quá trình thực hiện đầu tư Thêm vào đó, hoạt độngđầu tư là hoạt động lâu dài, thời gian thực hiện đầu tư, thời gian cần hoạt động
để thu hồi vốn lớn Do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực vàtiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế Mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiềucủa của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của khônggian Không những thế, các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụnglâu dài, nhiều năm Điều này nói lên giá trị to lớn của các thành quả đầu tư.Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt độngngay tại nơi nó được tạo dựng nên Do đó nó chịu ảnh hưởng từ các yếu tố vềđịa lý, địa hình ở địa phương đó
Để đảm bảo đầu tư có hiệu quả, trước khi bỏ vốn phải làm tốt công táclập kế hoạch Tức là phải xem xét, đánh giá các khía cạnh thị trường, kinh tế
kỹ thuật,, kinh tế tài chính, điều kiện môi trường xã hội, pháp lý liên quan.Phải dự đoán được các biến động bất thường của môi trường ảnh hưởng đếncông cuộc đầu tư Mọi sự đánh giá, tính toán, xem xét này đều được thể hiện
Trang 10trong việc soạn thảo các dự án đầu tư Dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ
sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện công cuộc đầu tư
Dự án – một phương thức hoạt động có hiệu quả Bởi: Dự án là hoạtđộng có kế hoạch, được kiểm tra để đảm bảo tiến trình chung với các nguồnlực và môi trường đã được tính toán trước nhằm thực hiện những mục tiêunhất định Dự án là điều kiện, là tiền đề của sự đổi mới và phát triển Dự ánsinh ra nhằm giải quyết những vấn đề của tổ chức Dự án cho phép hướng sự
nỗ lực có thời hạn để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mong muốn “Nhu cầumuốn trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động của con người, hoạt độngkhôn ngoan là hoạt động theo dự án.”1
1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.2.1 Khái niệm:
Dự án đầu tư xây dựng công trình là dự án bỏ vốn để xây dựng mới, mởrộng, cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì,nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạnnhất định
“Dự án đầu tư xây dựng công trình” còn là thuật ngữ chuyên ngànhdùng để chỉ bản báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựngcông trình Theo nghĩa này dự án đầu tư xây dựng công trình là tổng thể các
đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng, cải tạonhững công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chấtlượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định Baogồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.2
Trang 11Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại dự án đầu tư
+ Xét theo người khởi xướng có: dự án cá nhân, dự án tập thể, quốcgia, liên quốc gia
+ Xét theo thời gian ấn định có: dự án ngắn hạn, dự án trung hạn, dự ándài hạn
+ Xét theo quy mô dự án có: Dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự ánnhóm C
Trên cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí chính là quy mô dự án kết hợpvới việc xem xét đặc điểm riêng của từng ngành và các kết quả của dự áncùng với tầm quan trọng của chúng, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều chỉnh của nghị định số16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định cụ thểphân loại các dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
Dự án đầu tư xây dựng cong trình gồm có: Dự án quan trọng quốc gia,
dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C
Đối với dự án quan trọng quốc gia: theo nghị quyết của quốc hội
Bảng 1.1: Các dự án nhóm A
Trang 12Stt Loại dự án đầu tư xây dựng công trình Tổng mức
đầu tư
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực
bảo vệ an ninh quốc phòng có tính chất bảo mật quốc
gia, có ý nghĩa chính trị-xã hội quan trọng
Không kểmức vốn
2 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất
độc hại, chất nổ, hạ tầng khu công nghiệp
Không kểnguồn vốn
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy,
xi măng luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các
dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,
đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở
Trên 1.500 tỷđồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao
thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin
học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản
xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông
Trên 1000 tỷđồng
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản; chế biến nông, lâm sản
Trên 700 tỷđồng
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa,
giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng
khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục
thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác
Trên 500 tỷđồng
Bảng 1 2: Các dự án nhóm B
tư
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công Từ 75 đến 1500
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 13nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón,
chế tạo máy, xi măng luyện kim, khai thác chế biến
khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển,
cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây
dựng khu nhà ở
tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi
giao thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ
tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông
tin, điện tử tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình
cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính - viễn thông
Từ 50 đến 1000
tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công
nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia,
khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản
Từ 40 đến 700 tỷđồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn
hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân
dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du
lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự
án khác
Từ 15 đến 500 tỷđồng
Bảng 1 3: Các dự án nhóm C
đầu tư
1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi
măng luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án
Dưới 75 tỷđồng
Trang 14giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thủy lợi giao
thông (khác I3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử tin
học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính - viễn thông
Dưới 50 tỷđồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ,
sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế
biến nông, lâm sản
Dưới 40 tỷđồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế văn hóa,
giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác
(trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể
thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác
Dưới 15 tỷđồng
1.1.2.3 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình cũng giốngnhư các dự án khác, gồm có 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giaiđoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành các kết quả dự án Các công việc
cụ thể trong từng giai đoạn được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1 4: Quy trình thực hiện dự án đầu tư XDCT 1
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn thực hiện
dự án
Giai đoạn vậnhành các kếtquả dự ánBáo cáo
đầu tư xây
dựng công
Dự án đầu tư XDCT(báo cáo khả thi)
Thiết
kế kỹthuật
Thiết kếbản vẽ thicông
- Bản vẽhoàn công
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 15trình (báo
cáo tiền
khả thi)
nghiệm thubàn giao
- Quy đổivốn đầu tư
- Quyết toánvốn đầu tư
- Chứng nhậnphù hợp chấtlượng côngtrình
- Bảo hành,bảo trì
Phần thuyếtminh dự án
Thiết kế
cơ sở
Thiết kế bản vẽ thicông
Báo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT
Thuyếtminh
- Thiết kế mẫu
- Thiết kế điểnhình
- Phương ánthiết kế lựa chọn
Thiết kế bản vẽthi công
Dự toánchi phí dctTổng dự toán
Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công việc quan trọng nhất là phải lập báocáo đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu tư xây dựng công trình Trừ một
số trường hợp sau không cần phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình Đó làcác công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình:Công trình xây dựng vào mục đích tôn giáo, các công trình xây dựng mới, cảitạo sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng phù hợp với quyhoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng trừtrường hợp người quyết định đầu tư yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng,công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 điều 33của Luật xây dựng Yêu cầu đối với 2 bản báo cáo này được quy định tại nghịđịnh 1616/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và được sửa đổi bổ sung tại nghịđịnh 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 ) Cụ thể:
Nội dung cáo cáo đầu tư xây dựng công trình:
Trang 16- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi vàkhó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có
- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mụccông trình bao gồm: công trình chính, công trình phụ, công trình khác; dựkiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất
- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật; các điều kiện cungcấp vật tư thiết bị, nguyên liệu năng lượng, dịch vụ hạ tầng kỹ thuật; phương
án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án tới môitrường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện
dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án và phân kỳ đầu tư nếu có
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình: Nội dung của của dự án
đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở
Nội dung phần thuyết minh (điều 6)
- Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụsản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng côngtrình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyênliệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác
- Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục côngtrình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phântích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xâydựng hạ tầng kỹ thuật nếu có
+ Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình đô thị và côngtrình có yêu cầu kiến trúc
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 17+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động
+ Phân doạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ vàcác yêu cầu về an ninh quốc phòng
- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khảnăng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yếu cầuthu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, xãhội của dự án
Nội dung thiết kế cơ sở: (khoản 3 điều 1 nghị định 112 sửa đổi điều 7 nghị định12): Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản
vẽ, bảo đảm thể hiện được các phương án thiết kế, là căn cứ để xác định tổng
muác đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo
− Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm:
+ Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với côngtrình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầukiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu côngnghệ
+ Kết cấu chịu lực chính của công trình; phòng chống cháy, nổ; bảo vệmôi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình; sự kếtnối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào
+ Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với công trình
+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng
− Phần bản vẽ thiết kế cơ sở dược thể hiện với các kích thước chủ yếubao gồm
+ Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trìnhxây dựng theo tuyến
Trang 18+ Bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiếntrúc
+ Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ
+ Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống
kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình
Về mặt chi phí, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là lập dự toán công trình.Nội dung của dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị,chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí
dự phòng
1.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án
Một cách chung nhất có thể hiểu quản lý dự án là tổng thể những tácđộng có hướng đích của chủ thể quản lý tới quá trình hình thành, thực hiện vàhoạt động của dự án nhằm đạt tới mục tiêu dự án trong những điều kiện vàmôi trường biến động
Một cách cụ thể hơn, quản lý dự án là quá trình chủ thể quản lý thựchiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra dự án nhằmđảm bảo các phương diện thời gian, nguồn lực và độ hoàn thiện của dự án
1.2.2 Các hình thức quản lý dự án 1
1.2.2.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
Theo hình thức này, chủ đầu tư trực tiếp đảm nhận các công việc tuyểnchọn, ký hợp đồng với nhà tư vấn, nhà thầu Công tác giám sát, quản lý quátrình thực hiện hợp đồng đảm bảo đúng tiến độ do tổ chức tư vấn đã được lựachọn đảm nhiệm Cơ cấu tổ chức quản lý dự án theo hình thức này có dạng:
1 khoa học quản lý, Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước,tr234-237
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 191.2.2.2 Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án:
Theo hình thức này chủ đầu tư thành lập một bộ phận thực hiện quản lý
dự án Cơ quan này là chủ nhiệm điều hành dự án Chủ nhiệm điều hành dự
án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về đầu tư xây dựng, được giaođầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả của dự án Chủ đầu tưkhông trực tiếp ký hợp đồng, giám sát các nhà thầu mà các công việc đó đượcgiao cho chủ nhiệm dự án đảm nhiệm
Hiện nay, hình thức này được sử dụng rộng rãi và thường được áp dụngđối với những dự án lớn, quan trọng
Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng:
Sơ đồ 1.1: Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Chủ đầu tư
Các chủ thầu
Sơ đồ 1.2: Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
Trang 201.2.2.3 Hình thức chìa khoá trao tay:
Theo hình thức này, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu lựa chọn một tổngthầu thực hiện toàn bộ các công việc của dự án
Hình thức chìa khóa trao tay chủ yếu áp dụng trong các dự án xây dựngnhà ở, công trình dân dụng và công trình sản xuất kinh doanh ó quy mô nhỏ,
kỹ thuật đơn giản
Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng:
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Chủ đầu tư
Chủ nhiệm điềuhành dự án
Các chủ thầu
Sơ đồ 1.3: Hình thức chìa khóa trao tay
Chủ đầu tư
Tổng thầuThầu phụGói thầu 2
Trang 211.2.2.4 Hình thức tự làm
Đây là hình thức chủ đầu tư sử dụng lực lượng của mình để thực hiệncác công việc của dự án mà không cần đến các nhà thầu Hình thức này thíchhợp với các dự án nhỏ, có tính chất chuyên ngành sử dụng vốn hợp pháp củachính chủ sở hữu
Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng:
1.2.3 Nội dung quản lý dự án
Trang 22Quản lý dự án được tién hành ở tất cả các giai đoạn của chu trình dự án.Tuỳ theo chủ thể quản lý dự án mà quản lý dự án phân thành: quản lý vĩ mô
dự án và quản lý vi mô dự án
Đối với quản lý vĩ mô dự án, chủ thể quản lý là Nhà nước và các cấpchính quyền và các cơ quan chức năng của dự án Quản lý vĩ mô cung đượcthực hiện ở tất cả các giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúcthực hiện khai thác dự án và quản lý về giá xây dựng
Đối với quản lý vi mô dự án, chủ thể quản lý là chủ đầu tư hoặc đạidiện hợp pháp của chủ đầu tư Nội dung quản lý của chủ đầu tư có thể đượcphân chia theo các giai đoạn của dự án đầu tư hoặc theo các khía cạnh của dự
án
Theo các khía cạnh của một dự án , quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình bao gồm:
- Quản lý chi phí dự án
- Quản lý chất lượng công trình
- Quản lý tiến độ xây dựng
Ngoài ra:
- Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
- Quản lý môi trường xây dựng
1.2.3.1 Quản lý kinh phí dự án
Trong giai đoạn đầu của quá trình dự án, quản lý kinh phí là xác định sốlượng và nguồn kinh phí để thực hiện dự án Giai đoạn này nguồn kinh phí sửdụng chiếm tỷ lệ nhỏ so với hai giai đoạn sau nhưng tính chất của các hoạtđộng lại rất quan trọng nên không cần phải quá hạn chế nguồn kinh phí chitrong giai đoạn này làm ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 23Trong giai đoạn thực hiện dự án, kinh phí đựoc rót ra là rất lớn, chialàm nhiều khâu, nhiều hạng mục Quản lý kinh phí trong giai đoạn này cầnđảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, tránh thất thoát, tránh lãng phí, tránh tiêucực chiếm dụng vốn Bên cạnh đó, quản lý chi phí trong giai đoạn này cũngcàn đảm bảo giải ngân đúng tiến độ tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng tiến
đọ dự án
Giai đoạn khai thác và vận hành các kết quả dự án Kinh phí chủ yếuthể hiện dưới dạng kinh phí vận hành dự án Tùy từng ngành mà tỷ lệ khácnhau Đối với ngành sản xuất kinh doanh, quản lý kinh phí trong giai đoạnnày là đảm bảo vốn lưu động cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp
1.2.3.2 Quản lý tiến độ thực hiện dự án
Nội dung quản lý tiến độ thực hiện dự án bao gồm:
- Lập kế hoạch tiến độ dự án:
+ Xác định công việc của dự án
+ Lập trình tự thực hiện của các dự án
+ Ước tính thời gian thực hiện các công việc
+ Xây dựng kế hoạch tiến độ dự án
- Giám sát tiến độ thực hiện dự án
- Báo cáo kết quả thực hiện
- Đánh giá so sánh với kế hoạch tiến độ
- Tìm nguyên nhân chậm tiến độ và biện pháp khắc phục
1.2.3.3 Quản lý chất lượng công trình
- Xác định tiêu chuẩn chất lượng cho từng hạng mục công trình
- Giám sát chất lượng dự án
Trang 24- Lập sổ nhật ký chất lượng công trình, các báo cáo chất lượng côngtrình
- So sánh với tiêu chuẩn Với những hạng mục không đạt yêu cầu phảitìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TẠI BQL DỰ ÁN CỦA TW
2.1 Các dự án đầu tư xây dựng công trình của TW
2.1.1 Giới thiệu về BQL dự án của TW:
- Tên đơn vị : Ban quản lý dự án các công trình xây dựng của Trungương (gọi tắt là : Ban quản lý dự án của TW)
- Địa chỉ: 74 – Phan Đình Phùng – Hà Nội
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 25- Được thành lập trên quyết định số 753 – QĐ/TCQT ngày 21/08/2001của Ban Tài chính - Quản trị TW
- Ban quản lý dự án khi mới được thành lập là đơn vị trực thuộc Ban Tàichính – quản trị TW Thực hiện nghị quyết TW4 khoá 10 về việc sắp xếp lạicác Ban Đảng theo hướng sát nhập, giải thể một số Ban Đảng ở Trung Uơnglàm gọn nhẹ bộ máy, Ban Tài chính-Quản trị TW cùng với các Ban Kinh tế,Ban Nội chính, Văn phòng TW Đảng sát nhập lại thành Văn phòng TWĐảng Do đó hiện nay, Ban quản lý dự án trực thuộc văn phòng TW Đảng.Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án được quyđịnh tại quyết định số 1196 – QĐ/VPTW ngày 21/12/2007 của Chánh vănphòng TW Đảng
BQL dự án các công trình xây dựng của TW là đơn vị trực thuộc Vănphòng trung ương Đảng, có chức năng quản lý các dự án do Văn phòng trungương Đảng trực tiếp làm chủ đầu tư
Thực hiện đúng đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý các dự ánquy định tại Luật Xây dựng và các văn bản của Nhà nước về quản lý đầu tưxây dựng
Thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư khi được ủy quyền
Quản lý nhà đất, các dự án nhà ở, đất ở cho cán bộ các ban Đảng ở TW
từ khi quy hoạch, xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng theo các quy định,quyết định của hội đồng chỉ dạo chương trình nhà ở đất ở cán bộ công nhânviên các cơ quan Đảng ở TW đến khi hoàn thành thủ tục bàn giao cho các cơquan chức năng địa phương tiếp nhận, quản lý
Cơ cấu tổ chức của BQL dự án gồm
- Ban giám đốc : Gồm 01 giám đốc và 02 Phó giám đốc
Trang 26- Các phòng nghiệp vụ: Gồm 3 phòng
+ Phòng kế toán Tài chính – Hành chính+ Phòng Kỹ thuật Công trình
+ Phòng Quản lý nhà đấtChức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ này được quy định tạiQuyết định số 18 QĐ/BQL ngày 21/08/2006 Cụ thể:
a Phòng Kế toán-Tài chính –Hành chính
- Chức năng: Quản lý về mặt kinh tế, tài chính, hành chính của BQL dự
án các công trình xây dựng của TW
- Nhiệm vụ: Báo cáo thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng năm và kếhoạch vốn đầu tư xây dựng năm sau; kiểm tra khái toán, dự toán và thanhquyết toán vốn đầu tư hoàn thành của dự án theo quy định của Nhànước.Thực hiện chế độ kế toán chủ đầu tư, kế toán hành chính sự nghiệp theoquy định hiện hành của Nhà nước Phối hợp với phòng kỹ thuật công trìnhchủ trì dự thảo các hợp đồng kinh tế về tư vấn, xây lắp, thiết bị ; dự thảo các
tờ trình xin phê duyệt khái toán, dự toán, quyết toán công trình Theo dõi chiphí bảo trì các công trình nhà ở, thanh toán các chi phí điện nước công cộngcủa các khu vực ở (kinh phí được trích lại theo tỷ lệ phần trăm giá bán các dựán) Theo dõi các công tác hành chính, quản trị của BQL dự án
về mặt khối lượng Kiểm tra nội dung về kỹ thuật của báo cáo kinh tế kỹ thuật
dự án đầu tư xây dựng công trình, kiểm tra các hồ sơ thiết kế của dự án ( thiết
kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công ) Theo dõi, chỉ đạo các công
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 27việc thi công trên công trường từ khi khởi công đến khi hoàn thành Chịutrách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ công trình Đôn đốc,chỉ đạo các đơn vị thi công hoàn thành đầy đủ các thủ tục nghiệm thu thanhtoán khối lượng hoàn thành về mặt kỹ thuật, bản vẽ hoàn công và các chứngchỉ pháp lý, hoàn thành bàn giao và quyết toán công trình theo đúng quy địnhhiện hành của Nhà nước Tham gia cùng với phòng kế toán – tài chính – hànhchính dự thảo các hợp đòng kinh tế về tư vấn, xây lắp, thiết bị Chủ trì dựthảo các tờ trình xin phê duyệt nhiệm vụ thiết kế, dự án đầu tư, báo cáo kinh
tế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật công trình, thiết kế thi công
c Phòng quản lý Nhà – Đất
- Chức năng: Quản lý toàn bộ các khu đất dự án của BQL được giao cho
chủ đầu tư và quản lý bảo vệ, vận hành, Bảo dưỡng các khu nhà ở sau khi cácnhà thầu xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng đến khi giao cho cá cơ quanđịa phương tiếp nhận
- Nhiệm vụ: Quản lý bảo vệ, bảo đảm an ninh cho các khu đất dự án củaBQL dự án được giao và công trình nhà ở Sau khi công trình nhà ở hết thờihạn bảo hành, có trách nhiệm kiểm tra theo dõi, lập dự toán kinh phí và triểnkhai thực hiện việc duy tu bảo dưỡng Hướng dẫn các hộ đến làm thủ tục kýhợp đồng với các công ty quản lý điện, nước của dịa phương để cung cấpđiện, nước sinh hoạt và làm thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhàđất cho các hộ Quản lý vận hành, bảo dưỡng các trang thiết bị và dịch vụcông cộng: đường, điện, nước ngoài nhà, cây xanh, các trang thiết bị côngcộng (thang máy; hệ thống phòng cháy, chữa cháy ) Điều hành các ban quản
lý nhà chung cư (sau khi có 80% hộ dân đến ở) Thực hiện tuân thủ Quy chếQuản lý sử dụng nhà chung cư theo quy chế, quy định được văn phòng TWĐảng phê duyệt
2.1.2 Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công trình của TW:
Trang 28Các dự án đầu tư xây dựng công trình của TW bao gồm: các dự án đầu
tư xây dựng trụ sở làm việc, các dự án đầu tư trang thiết bị phục vụ công tácchuyên môn và các trang thiết bị để khai thác nguồn thông tin phục vụ côngtác tham mưu, giúp việc cho TW Đảng, các dự án nhà ở đất ở cho cán bộ cácBan Đảng, các dự án nâng cấp sửa chữa cơ sở hạ tầng của Đảng ở TW Đây
đa phần là các công trình lớn, có vai trò quan trọng đốivới hoạt động của TWĐảng, một bộ phận trong số các dự án này thuộc bí mật quốc gia Do đó,trong luận văn này chỉ phân tích các dự án trong phạm vi được phép côngkhai
Các dự án về trụ sở làm việc của các Ban Đảng thường tập trung ở khuvực trung tâm quận Ba Đình Do trụ sở cũ của các cơ quan Đảng ở TW nằmtrên địa bàn này nên đây là khu vực đòi hỏi không gian yên tĩnh Khi tiếnhành các dự án không được tổ chức xây dựng vào các ngày lễ, tết, các ngàyhọp của BCH TW, Ban Bí thư hoặc Bộ Chính trị Trong các ngày bìnhthường, công tác xây dựng thường được tổ chức vào buổi tối để tránh làm ồn
và để đảm bảo vệ sinh do đường xá thường được quét dọn vào buổi sáng
Xét theo nguồn vốn sử dụng để thực hiện các dự án, có thể phân rathành 3 loại dự án chính: Dự án có nguồn vốn từ ngân sách Nhà Nước, Dự án
có nguồn vốn từ ngân sách Đảng và dự án có nguồn vốn tự đóng góp.Các dự
án được thực hiện trong giai đoạn 2002-2007 được thống kê tại Bảng 5
Bảng 2.1: Các dự án thực hiện trong giai đoạn 2002-2007 phân theo
nguồn vốn
1 Dự án cải tạo nâng cấp hệ thống điện hạ thế khu
vực Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội
8.947.749.000
2 Dự án đầu xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ứng 8.587.654.000
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 29dụng CNTT tại toà nhà A1(giai đoạn 1)
2 Cải tạo nâng cấp hội trường Ba Đình 5.255.958.000
3 Cấp điện nguồn ưu tiên Từ Trạm biến áp 7NCC về
khu 72,74 Phan Đình Phùng
2.122.706.000
1 Khu biệt thự cao cấp và nhà ở thấp tầng cán bộ các
Ban Đảng TW tại Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
48.610.567.000
2 Khu nhà ở thấp tầng tại Sài Đồng, Gia Lâm, Hà Nội 30.603.474.000
Nguồn: BQL dự án
Có thể nhận thấy về quy mô của tổng mức đầu tư thì các dự án do BQL
dự án quản lý thường là các dự án Nhóm B và nhóm C Các dự án từ nguồnngân sách Nhà nước chiểm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư Dự vàothống kê Bảng 1, có thể thấy các dự án từ nguồn ngân sách Nhà nước chiếm62,2% tổng nguồn vốn đầu tư, dự án từ nguồn vốn đóng góp chiếm 34,4%, dự
án từ nguồn vốn ngân sách Đảng chỉ chiếm có 3.4%
Hình thức quản lý các dự án này là hình thức chủ nhiệm điều hành dự
án Đây là các dự án do Văn phòng trung ương Đảng trực tiếp làm chủ đầu tưgiao cho Ban Quản lý dự án quản lý Do đó, Ban quản lý dự án thực hiệnnhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền Ban quản
lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ đượcgiao và quyền hạn được uỷ quyền Ban Quản lý dự án lựa chọn nhà thầu,giám sát một phần dự án, một phần thuê tư vấn giám sát Mối quan hệ giữacác bên trong việc được mô hình hóa như sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản lý dự án tại BQL dự án các CTXD của TW
Trang 30(1): Văn phòng TW Đảng chỉ đạo hoạt động của Ban
(2): BQL dự án có nhiệm vụ báo cáo VPTW Đảng
(3): Tư vấn có nhiệm vụ báo cáo tiến độ, tham mưu cho BQL dự án về
kỹ thuật
(4): BQL dự án chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện dự án theotiến độ, chất lượng
(5): BQL dự án quản lý trực tiếp đơn vị thi công
(6): Đơn vị thi công báo cáo trực tiếp với Ban về những vấn đề trongquá trình thi công
(7): Tư vấn thực hiện nhiệm vụ giám sát về mặt kỹ thuật
(8): Đơn vị thi công có nhiệm vụ báo cáo cho đơn vị tư vấn các vấn đề
về tiến độ, kỹ thuật thi công
2.1.3 Quy trình thực hiện đầu tư
Ban quản lý dự án lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và dự án đầu
tư xây dựng công trình Các Vụ, Ban có liên quan thẩm định, Văn phòng TW
SV thực hiện: Ngô Cẩm Na Lớp: Quản lý kinh tế46B
Trang 31Đảng ra quyết định đầu tư Việc thực hiện đầu tư và quản lý các dự án đầu tưđược giao lại cho BQL dự án thực hiện Bao gồm các công việc:
- Lựa chọn cơ sở đầu tư và hình thức đầu tư: BQL dự án thuê tư vấntiến hành khảo sát và lập hồ sơ thực địa, phúc tra hiện trạng và đối chiếu vớicác tiêu chí dự án BQL dự án trình Văn phòng trung ương Đảng duyệtphương án đầu tư
- Thiết kế kỹ thuật thi công: BQL dự án thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơthiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và dự toán, các Vụ, Cục liên quan thẩm định
và trình Văn phòng trung ương Đảng ra quyết định phê duyệt
- Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng,chuẩn bị mặt bằng xây dựng, và các công việc khác phục vụ cho việc xâydựng công trình
- Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu: Trên cơ sở hồ sơthiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công được duyệt, BQL dự án lập hồ sơ mờithầu trình Văn phòng trung ương Đảng phê duyệt Việc đấu thầu được thựchiện tại BQL dự án Kết qủa đấu thầu trình lên Văn phòng trung ương Đảngphê duyệt
- Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của Vănphòng trung ương Đảng
- Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình Quản lýchất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môitrường của công trình xây dựng Các công tác này, được giao cho phòng kỹthuật công trình và phòng Kế toán - tài chính - hành chính phối hợp tổ chứcthực hiện Riêng về quản lý chất lượng và chi phí, BQL thuê một tư vấn giámsát đảm nhiệm một phần việc giám sát
- Nghiệm thu, bàn giao công trình: Việc nghiệm thu, bàn giao côngtrình được thực hiện theo đúng quy định với sự tham gia của BQL dự án, đơn