Đánh giá quá trình thực hiện các dự án đầu tư:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TẠI BQL DỰ ÁN CỦA TW (Trang 38)

2.3.1. Các mặt đã đạt được:

2.3.1.1. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn được giao:

Dựa vào các bảng giá trị thanh quyết toán các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và ngân sách Đảng có thể nhận thấy đa phần các dự án này đều có giá trị thanh quyết toán nhỏ hơn tổng mức đầu tư được phê duyệt, không có dự án nào phát sinh tăng đòi hỏi phải xin cấp bù ngân sách và điều chỉnh tổng mức đầu tư.

Mức độ tiết kiệm ngân sách của các dự án được tính toán và tổng hợp trong bảng 2.8

Bảng 2.8: Tổng mức đầu tư và giá trị thanh quyết toán của một số dự án sử dụng tiết kiệm kinh phí được giao

Đơn vị: Đồng

STT Tên dự án Tổng mức đầu tư

Giá trị thanh

quyết toán Tiết kiệm

1

Cải tạo nâng cấp hệ thống điện hạ thế KV NCC

8.947.749.000 5.389.857.000 3.557.892.000

2

Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT tại toà nhà A1 8.587.654.000 8.041.946.000 545.708.000 3

Cải tạo sửa chữa mái nhà làm việc Ban Đối ngoại TW(nhà A)

3.190.000.000 2.989.568.000 200.432.000

4 Cải tạo nâng cấp hội trường Ba Đình

5.255.958.000 4.273.277.000 982.681.000

Nguồn: BQL dự án Nguyên nhân của những kết quả trên là do sự chính xác trong khâu lập dự toán công trình, sự sát sao trong việc quản lý phương diện chi phí của dự án. Thực tế, không phải trong khi thực hiện các dự án không có sự phát sinh trong bất kỳ hạng mục nào nằm ngoài dự toán ban đầu song đây là các phát sinh nhỏ, không vượt quá 10% dự phòng hoặc có sự phát sinh giảm trong các hạng mục còn lại. Do đó, không là tăng tổng mức đầu tư. Ví dụ, dự án cải tạo sửa chữa mái nhà Ban Đối ngoại Trung ương tổng giá trị các gói thầu xây lắp, thiết bị và chi khác là 2.900.000.000đ, số dự phòng bằng 10% x

2.900.000.000 =290.000.000đ vậy tổng giá trị đầu tư được duyệt là 3.190.000.000đ. Gói thầu xây lắp được phê duyệt ó giá trị 2.820.390.000đ, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có phát sinh tăng nên ngày11/05/2007 Ban Quản lý dự án ra quyết định số 02-QĐ/BQL phê duyệt dự toán phát sinh gói thầu với giá trị phát sinh là 27.189.000đ. So sánh với giá trị dự phòng có thể thấy giá trị phát sinh là không đáng kể và dự án có thể được thực hiện với chi phí thấp hơn tổng mức đầu tư.

2.3.1.2. Đa phần các dự án đều thực hiện đúng tiến độ

Nhìn vào các bảng tổng hợp về thời gian thực hiện theo kế hoạch và trong thực tế ở các Bảng số 2.3 ; 2.5 có thể nhận thấy hầu hết các dự án đã hoàn thành đều thực hiện đúng tiến độ yêu cầu, chỉ có 1 dự án là dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT tại toà nhà A1 là bị chậm tiến độ 1 năm. Tuy nhiên đặc điểm của các dự án này là tổng mức đầu tư nhỏ, ít hạng mục do đó việc hoàn thành tiến độ dự án khá đơn giản.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Khâu chuẩn bị đầu tư triển khai còn chậm gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án: thực hiện dự án:

Mặc dù trong số các dự án đã hoàn thành chỉ có dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT tại toà nhà A1 là chậm tiến độ nhưng với các dự án đang thực hiện, tiến độ vẫn là một vấn đề, các dự án này đều đang đứng trước khả năng rất lớn sẽ bị chậm tiến độ.

Hầu hết các dự án lớn có vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng đều mới chỉ đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Dự án Nhà làm việc các Ban Đảng 11 tầng

bắt đầu thực hiện từ năm 2006 đến nay mới thực hiện xong các phương án giải phóng mặt bằng, thiết kế kiến trúc, phê duyệt quy hoạch, thiết kế cơ sở và vẫn đang chờ giấy phép xây dựng. Trong tổng vốn đầu tư 174 tỷ đồng đến nay mới giải ngân được 1,2 tỷ.

Đối với các dự án thực hiện bằng nguồn vốn tự đóng góp thì công tác này còn chậm trễ hơn nữa. Dự án Sài Đồng, Gia Lâm thực hiện từ năm 2003 đến nay xong vẫn chưa thể xác định thời gian hoàn thành do khu nhà ở thấp tầng cấp trên chưa có quyết định về việc phân đất. Dự án Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội dự tính đến cuối Quý I năm 2008 mới bắt đầu khởi công được và mới giải ngân được 268 triệu trong tổng số 48 tỷ vốn đầu tư. Dự án 130 Đốc Ngữ theo dự kiến phải hoàn thành trong năm 2008 tuy nhiên đến nay đang phải tiến hành thiết kế và đấu thầu lại.

Sự chậm trễ này có ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ thực hiện dự án, các dự án được kể ở trên có khả năng rất lớn sẽ không đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành trong năm 2008 hoặc 2009.

Không những thế, sự chậm trễ trong giai đoạn này còn ảnh hưởng lớn đến chi phí thực hiện dự án. Do ở giai đoạn này là vốn đầu tư bị ứ đọng, chưa tạo ra được các sản phẩm vật chất. Ngoài ra, các yếu tố về giá cả, đặc biệt là giá cả vật liệu xây dựng biến động từng ngày, tiến hành càng muộn thì càng bất lợi.

2.3.2.2. Thu hồi vốn đóng góp còn chậm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dự án nhà ở đất ở được thực hiện dựa trên cơ sở vốn góp của các cán bộ thuộc diện được hưởng dự án. Tuy nhiên tiến độ thu vốn góp của các dự án này còn chậm, gây ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Dựa vào số liệu Bảng 6 tại mục 2.2.3 ta thấy dự án tỷ lệ thu hồi vốn của dự án Yên Hoà Cầu Giấy mới chỉ đạt 15% (thu được 7,357 tỷ trên tổng số 48,61 tỷ); dự án Sài Đồng, Gia Lâm mới thu được 2,9 tỷ trên tổng số 30 tỷ phải thu đạt 9,7%;

dự án 130 Đốc Ngữ mới thu được 3.19 tỷ trên tổng số 26,85 tỷ đạt 11,8%. Thiếu vốn thì không có tiền để thanh toán cho nhà thầu, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, chi phí xây dựng công trình.

2.3.2.3. Tiến độ giải ngân chưa đạt yêu cầu:

Giải ngân đúng tiến độ có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện dự án. Việc giải ngân đúng tiến độ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu có đủ vốn để thực hiện đầu tư. Ngược lại nếu giải ngân chậm, tiến độ không được đảm bảo công trình bị “ngâm” lâu nhanh xuống cấp. Hiện nay, Các dự án hiện nay đang tiến hành có tỷ lệ giải ngân còn thấp trong khi thời điểm hoàn thành theo kế hoạch còn rất ngắn tính từ thời điểm 31/12/2007

Bảng 2.9: Tình hình giải ngân các dự án tính đến 31/12/2007

Tên dự án Tổng mức đầu tư(đồng)

Giải ngân (31/12/2007) (đồng) Kế hoạch tiến độ Tỷ lệ giải ngân (%) Nhà làm việc các Ban Đảng 11 tầng 174.000.000.000 1.200.000.000 2006 -2009 0.68

Cấp điện nguồn ưu tiên từ TBA 7 NCC về KV 72 và 74 PĐP

2.122.706.000 1.475.925.000 2007 - 2008

69

Yên Hòa Cầu Giấy, Hà Nội

48.610.567.000 268.831.000 2007 - 2009

0.55

Khu nhà ở Sài Đồng, 30.603.474.000 2.965.856.000 2003 9.47

Gia Lâm, Hà Nội Nhà ở thấp tầng tại 130 Đốc Ngữ 26.853.689.000 Chưa thanh toán 2006 -2008 0 Nguồn: BQL dự án Đây là kết quả của việc các hồ sơ thủ tục phục vụ công tác thanh toán làm chậm do thiếu sự phối hợp giữa BQL dự án, nhà thầu, tư vấn ngoài ra là do các công tác nghiệm thu thanh toán hay để dồn vào cuối năm dẫn đến tình trạng quá tải không làm kịp.

2.3.2.4. Chất lượng một số công trình chưa được đảm bảo:

Do đây đều là các dự án lớn phục vụ cho công tác của lãnh đạo Đảng cũng như của các Cơ quan TW của Đảng nên chất lượng là yếu tố trọng tâm hàng đầu được coi trọng. Hầu hết tất cả các công trình khi nghiệm thu đi vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng công trình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không phải không có những vấn đề về chất lượng phát sinh như hiện tượng lún nứt tại công trình nhà A Sài Đồng – Long Biên, hiện tượng rò ngấm nước mái nhà Ban Đối ngoại TW, hay sự xuống cấp một số trang thiết bị tại dự án xây dựng hệ thống kỹ thuật ứng dụng CNTT tại toàn nhà A1. Để khắc phục những sự cố này, BQL phải thuê tư vấn để xác định nguyên nhân gây tốn kém chi phí.

2.3.2.5 Chi phí quản lý còn lớn:

Mặc dù số lượng cán bộ công nhân viên không lớn (18 người) nhưng chi phí cho BQL dự án còn cao so với tổng chi phí đầu tư xây dựng. Cụ thể, dựa vào Bảng cân đối kế toán các năm 2005, 2006, 2007, tài khoản 642, tài khoản 241, có thể tổng hợp tình hình chi phí quản lý như sau

Bảng 2.10: Chi phí BQL dự án 2005, 2006, sơ bộ 2007

Đơn vị: Đồng

Năm Chi phí BQL dự án Chi phí đầu tư xây dựng

2005 265.110.800 61.577.701.500

2006 362.799.500 37.262.088.400

2007 (6 tháng đầu năm) 55.331.800 156.992.267.406

Nguồn: BQL dự án

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng công trình còn rườm rà

Các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng công trình còn nhiều chồng chéo, mang tính cục bộ ngành như hướng dẫn về đấu thầu các gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 88/1999/NĐ-CP; Nghị định 112/2006/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch đầu tư chưa rõ ràng.Các văn bản hướng dẫn về đơn giá tiền công, thay đổi giá vật liệu xây dựng thường ban hành chậm so với những biến động của thị trường. Do đó khi duyệt tổng dự toán các hạng mục để đấu thầu thường thấp so với giá thị trường khóa khăn trong việc triển khai đấu thầu và đảm phán kí kết hợp đồng với cá nhà thầu.

Các quy định của Nhà nước ngày càng chặt chẽ, chủ đầu tư phải tốn rất nhiều thời gian mới đáp ứng được. Chủ đầu tư phải có được thoả thuận bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, đấu nối điện nước, thoát nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đa phần các vấn đề phát sinh trong dự án đều phải chờ quyết định từ Văn phòng TW Đảng như: quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế cơ sở, tổng dự toán, phân đất, phê duyệt kết quả đấu thầu, phát sinh tăng giảm chi phí các

hạng mục... Sau mỗi thủ tục trình duyệt như vậy BQL lại phải tốn một thời gian chờ đợi.

Với các công trình chỉ định thầu, yêu cầu đòi hỏi phải có hoá đơn đầu vào, giải trình đơn giá. Nhiều đơn vị nhà thầu trong thời gian thi công chưa chú ý đến khi quyết toán mới làm nên thời gian chờ đợi kéo dài.

Thủ tục rườm rà là nguyên nhân của việc chậm tiến độ thực hiện dự án nhất là trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư vì đây là giai đoạn cần xin nhiều giấy phép, quyết định phê duyệt nhất.

2.3.3.2. Các phương án thay đối liên tục:

Dự án nhà làm việc các Ban Đảng được triển khai từ năm 2006. Khi đó bộ máy các cơ quan của Đảng ở TW còn có 11 Ban. Sau nghị quyết TW 4 của BCH Đảng cộng sản Việt Nam, các Ban Đảng trung ương được sát nhập lại chỉ còn 6 Ban. Do đó có sự thay đổi lớn trong quy mô, cơ cấu tổ chức của các cơ quan này. Phương án thiết kế cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Dự án Yên Hoà, Cầu Giấy trước đây là dự án 102 Đặng Tiến Đông, đã thực hiện xong các công tác chuẩn bị đầu tư song khi xin giấy phép xây dựng mới phát hiện khu đất 102 Đặng Tiến Đông thuộc quy hoạch công viên Đống Đa. Do đó, địa điểm thực hiện dự án phải di chuyển sang khu đất ở Yên Hoà, Cầu Giấy. BQL dự án phải tiến hành đo đạc lại hiện trạng, khảo sát lại địa chất, điều chỉnh lại tổng mặt bằng, thiết kế lại các mẫu nhà...

Dự án 130 Đốc Ngữ cũng đã tiến hành xong công tác chuẩn bị đầu tư thì lại có thông báo của Văn phòng trung ương Đảng. Theo đó, 7 nhà công vụ chỉ còn xây 3, còn 4 nhà gộp lại xây 2 nhà chế độ chính sách. Do đó, BQL dự án phải tiến hành thuê thiết kế bổ sung 2 nhà chính sách và tiến hành đấu thầu lại.

Việc thay đổi các phương án vừa làm chậm tiến độ dự án vừa làm tốn kém chi phí đầu tư do phải đầu tư lại từ đầu các khoản như khảo sát, đo đạc, thiết kế.

Sở dĩ để xảy ra tình trạng như vậy là do chưa thận trọng trong việc lập kế hoạch đầu tư, chủ đầu tư là Văn phòng TW Đảng chưa đánh giá chuẩn xác nhu cầu sử dụng, chưa lường trước những thay đổi trong bộ máy cũng như chưa có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc tìm hiểu mặt bằng xây dựng công trình dự án dẫn đến những thay đổi như ở 3 dự án kể trên.

Việc thay đổi các phương án là nguyên nhân của các hạn chế; tiến độ chuẩn bị thực hiện đầu tư còn chậm, chi phí quản lý lớn do phải tốn thêm kinh phí cho cán bộ quản lý đi khảo sát, liên hệ thủ tục, các chi phí hành chính khác.

2.3.3.3. Hệ thống thông tin quản lý còn yếu, chưa phục vụ đắc lực cho công tác quản lý quản lý

Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng quản lý dự án. Tuy nhiên hiện nay hệ thống thông tin phục vụ cho công tác quản lý dự án tại BQL dự án còn yếu.

Hiện nay, BQL dự án vẫn thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo tuần, tháng, quý, 6 tháng, 1 năm đảm bảo các thông tin được cập nhật thường xuyên, hệ thống thông tin tại BQL dự án được xây dựng khá lớn, có máy tính nối mạng, mạng điện thoại cục bộ, thông tin được tập hợp thường xuyên vào phần mềm rất dễ cho công tác kiểm tra. Tuy nhiên, các số liệu còn lẻ tẻ, không tổng hợp, rất khó cho việc phân tích đánh giá. Việc phối hợp giữa các phòng Ban trong việc báo cáo tổng thể các công tác của quản lý dự án trong từng giai đoạn còn hạn chế.

Việc thông tin quản lý hạn chế là nguyên nhân khiến cho thông tin không được cập nhật, tổng hợp nhanh khiến việc phát hiện vấn đề còn chậm

trễ, giám sát kém hiệu quả nên chậm tác động, giải quyết các vấn đề về tiến độ, chất lượng phát sinh.

2.3.3.4. Thủ tục thu vốn góp còn nhiều hạn chế

Việc thu vốn góp trong các dự án nhà ở đất ở được thực hiện như sau: Ban quản lý dự án thực hiện song hạng mục nào, thanh toán cho các nhà thầu. Số tiền thanh toán là cơ sở để tính khoản phải đóng góp. Từ đó có thông báo đến các cán bộ tham gia dự án nộp tiền cho BQL dự án. Việc thu vốn như vậy đảm bảo quyền lợi cho các cán bộ tham gia dự án đóng góp một số tiền chính xác bằng số tiền đã chi ra để thực hiện dự án. Tuy nhiên, việc thu vốn còn chưa đi kèm các biện pháp thúc ép kèm các hình thức xử phạt nên có nhiều hộ còn chưa có ý thức đóng tiền sớm. Hơn nữa, việc thu tiền như vậy có thể khiến cho một số cán bộ không chuẩn bị được số tiền mặt cần thiết trong thời gian thu, dẫn đến chậm trễ. Tương tự có những gia đình có điều kiện nộp sớm nếu cứ thu tiền sau khi hoàn thành như vậy có thể không tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong các hộ gia đình của dự án, dự án phải chịu thêm chi phí

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TẠI BQL DỰ ÁN CỦA TW (Trang 38)