1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân thỏ

90 609 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Đề tài gồm hai thí nghiệm: thí nghiệm 1 khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng trùn Quế đến khả năng phân hủy phân thỏ; thí nghiệm 2 khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn bã mía đến sự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TRÙN QUẾ

(Perionyx excavatus) ĐỂ XỬ LÝ PHÂN THỎ

MSSV: 3102870 LỚP: CNSH K36

Cần thơ, tháng 5/2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TRÙN QUẾ

(Perionyx excavatus) ĐỂ XỬ LÝ PHÂN THỎ

MSSV: 3102870 LỚP: CNSH K36

Trang 3

PHẦN KÝ DUYỆT

DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(ký tên)

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Xin gửi lời cám ơn chân thành đến:

Cha mẹ đã luôn bên cạnh tôi, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập và thực hiện luận văn của tôi

Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ

Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

TS Bùi Thị Minh Diệu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi đến khi hoàn thành luận văn

Thầy Võ Văn Song Toàn, thầy Trần Vũ Phương, cán bộ PTN Sinh học Phân tử Thực vật, PTN Sinh hóa thực phẩm – Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học

Quý thầy cô thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ

Tất cả quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Bạn Bá Phúc, Trung Duẫn, Văn Cường, Ngọc Mỵ, Minh Khoa, Minh Sáng, Thái

Vy, Nguyên Thảo đã giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thực hiện đề tài

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Sinh viên thực hiện

Thạch Thị Ngọc Trâm

Trang 5

Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

TÓM LƢỢC

Ngành chăn nuôi thỏ của nước ta ngày càng phát triển để đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm cho con người Tuy nhiên, việc xử lý và tận dụng nguồn phân thỏ chưa được

quan tâm, đã gây tác động không nhỏ đến môi trường Do đó, đề tài “Nghiên cứu khả

năng xử lý phân thỏ bằng trùn Quế (Perionyx excavatus)” được thực hiện nhằm giải

quyết vấn đề trên, đồng thời sản xuất được trùn Quế và phân sinh học để tạo lợi nhuận cho ngành chăn nuôi thỏ Đề tài gồm hai thí nghiệm: thí nghiệm 1 khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng trùn Quế đến khả năng phân hủy phân thỏ; thí nghiệm 2 khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế Thí nghiệm 1 gồm 4 nghiệm thức với khối lượng trùn tăng dần từ ĐC (0g), NT1 (30g), NT2 (50g), NT3 (70g) để xử lý 3kg phân thỏ đã ủ hoai Kết quả cho thấy thời gian phân hủy phân thỏ từ ĐC đến NT3 lần lượt là 106,67 ngày, 51,33 ngày, 38 ngày, 32,67 ngày Với tỷ lệ khối lượng là 5g trùn cho tốc độ tăng trưởng cao nhất với 0,95g/ngày Thí nghiệm 2 gồm 4 nghiệm thức với tỷ lệ chất độn tăng dần từ ĐC (0%), NT1 (30%) NT2 (50%) và NT3 (70%) cho thấy kết quả như sau: trùn sinh trưởng, phát triển tốt ở nghiệm thức có bổ sung 30% chất độn (bã mía) và nghiệm thức không có bổ sung chất độn với khối lượng lần lượt là 86g và 87,33g Thịt trùn Quế được nuôi bằng phân thỏ có giá trị dinh dưỡng cao với protein thô 71,9%; đạm amin 0,74%; vật chất khô 20,53%) Phân hữu cơ sinh học được sản xuất từ phân thỏ bởi trùn Quế cũng có chất lượng cao với nito tổng số 1,25%; IAA 1,95mg/kg; lân hòa tan 1,79% Đặt biệt là hàm lượng vi sinh vật có

Từ khóa: bã mía, phân thỏ, phân trùn, trùn Quế

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

PHẦN KÝ DUYỆT

LỜI CẢM TẠ

TÓM LƯỢC i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vi

TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Tình hình chăn nuôi thỏ 3

2.1.1 Tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới 3

2.1.2 Tình hình chăn nuôi thỏ ở Việt Nam 4

2.2 Tổng quan về chất thải chăn nuôi 5

2.2.1 Đặc điểm chất thải chăn nuôi 5

2.2.2 Đặc điểm chất thải chăn nuôi thỏ 6

2.2.2 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi thỏ 6

2.3 Trùn Quế 7

2.3.1 Giới thiệu về Trùn Quế 7

2.3.2 Đặc tính sinh học của trùn Quế 8

2.3.3 Đặc tính sinh lý 8

2.3.4 Đặc tính sinh sản và phát triển của trùn Quế 9

2.4 Giá trị kinh tế từ việc chăn nuôi Trùn Quế 9

2.4.1 Một số ứng dụng của thịt trùn Quế 9

2.4.2 Ứng dụng của phân trùn Quế trong trồng trọt 11

Trang 7

Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

2.5 Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước về trùn Quế 13

2.5.1 Một số nghiên cứu ngoài nước 13

2.5.2 Một số nghiên cứu trong nước 14

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Phương tiện 15

3.1.1 Vật liệu 15

3.1.2 Hóa chất 15

3.1.3 Dụng cụ thiết bị 15

3.1.4 Thời gian, địa điểm 16

3 2 Phương pháp nghiên cứu 16

3.2.1 Ảnh hưởng của mật số trùn Quế đến sự sinh trưởng phát triển của trùn Quế và khả năng mùn hóa phân thỏ 16

3.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía), phân thỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế 17

3.3 Phương pháp xử lý số liệu 18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20

4.1 Ảnh hưởng của khối lượngtrùn Quế đến khả năng mùn hóa phân thỏ và sự tăng trưởng của trùn 20

4.1.1 Thời gian mùn hóa phân thỏ 20

4.1.2 Sự thay đổi nhiệt độ của môi trường nuôi (C) trong thời gian nuôi trùn Quế ở các nghiệm thức 21

4.1.3 Ảnh hưởng của khối lượngtrùn đến sinh trưởng và phát triển của trùn Quế 22

4.1.4 Đánh giá cảm quan (mùi) của phân thỏ trước và sau khi xử lý bởi trùn 24

4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự sinh trưởng và phát triển 25

4.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sinh khối trùn Quế 25

4.2.2 Hàm lượng vật chất khô của thịt trùn Quế 26

4.2.3 Hàm lượng protein thô của thịt trùn Quế 27

4.2.4 Hàm lượng đạm amin của thịt trùn Quế 28

4.2.5 Hàm lượng Nito tổng số trong phân trùn 29

Trang 8

4.2.6 Hàm lượng Indol Acetic Acid (IAA) của phân trùn 30

4.2.7 Hàm lượng lân hòa tan của cơ chất và phân trùn 31

4.2.8 Tỷ lệ C/N của cơ chất và phân trùn 32

4.2.9 Thành phần vi sinh vật gây hại (Coliforms và E.Coli) 33

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

5.1 Kết luận 35

5.2 Kiến nghị 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 HÌNH ẢNH

PHỤ LỤC 2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ THỐNG KÊ

Trang 9

Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1 Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới 4

Bảng 2 Thành phần hóa học của phân thỏ và các gia súc khác (%) 6

Bảng 3 Cách bố trí các nghiệm thức của thí nghiệm 1 16

Bảng 4 Thành phần thức ăn và khối lượng trùn thả nuôi ở thí nghiệm 2 18

Bảng 5 Kết quả theo dõi nhiệt độ (C) ở các nghiệm thức 21

Bảng 6 Đánh giá cảm quan (mùi) 24

Bảng 7 Hàm lượng Nito tổng số có trong cơ chất và phân trùn 29

Bảng 8 Hàm lương IAA có trong cơ chất và phân trùn 30

Bảng 9 Hàm lượng lân hòa tan (P2O5) có trong cơ chất và phân trùn 31

Bảng 10 Tỷ lệ C/N có trong cơ chất và phân trùn 32

Bảng 11 Kết quả phân tích mật số Coliforms và E.Coli trong thịt trùn, phân trùn và phân thỏ tươi (đơn vị MPN/g) 33

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1 Chuồng chăn nuôi thỏ 6

Hình 2 Trùn Quế 7

Hình 3 Phân trùn Quế 11

Hình 4 Ảnh hưởng của khối lượngđến thời gian mùn hóa phân thỏ 20

Hình 5 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi khối lượng trùn 22

Hình 6 Biều đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của trùn ở các nghiệm thức 23

Hình 7 Biểu đồ thể hiện khối lượng trùn trung bình 25

Hình 8 Biểu đồ thể hiện hàm lượng vật chất khô trung bình của thịt trùn 26

Hình 9 Biểu đồ thể hiện hàm lượng protein thô của thịt trùn 27

Hình 10 Biểu đồ thể hiện hàm lượng đạm amin của thịt trùn 28

Trang 11

Chuyên ngành Công nghệ sinh học Viện NC & PT Công nghệ Sinh học

TỪ VIẾT TẮT

BGBL: Brilliant Green Bile Broth

C/N: Carbon/nito

IAA: Indol Acetic Acid

MPN: Most Probable Number

NT: Nghiệm thức

TLS: Tryptose et Lauryl sulfate natri

VSV: Vi sinh vật

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế ở nước ta, ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nan giải cho xã hội hiện nay Tình trạng ô nhiễm môi trường

từ chất thải chăn nuôi (phân gia súc, gia cầm) ở các vùng nông thôn, các khu chăn nuôi tập trung đang ngày càng tăng Do đó, cần phải có những biện pháp tối ưu nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi Có nhiều biện pháp giảm thiểu

ô nhiễm môi trường từ các chất thải chăn nuôi như sử dụng phân gia súc, gia cầm để nuôi trùn Quế, ủ để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, ủ phân lấy khí biogas làm khí đốt Nhưng một số người dân lại dùng phân gia súc, gia cầm bón trực tiếp cho cây trồng, rất hôi thối, làm ô nhiễm môi trường Một số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm lại không tận dụng nguồn phân này mà xả trực tiếp xuống sông, hồ, làm ô nhiễm nguồn nước

Trong khi đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp nuôi trùn Quế là một mô hình mang lại kết quả rất tốt Trùn Quế được nuôi bằng các loại phân của gia súc ăn cỏ như phân bò, phân trâu, phân dê, phân thỏ… nhưng trùn Quế chỉ được nuôi chủ yếu bằng phân bò Trong khi, phân thỏ cũng là loại phân của gia súc ăn cỏ lại không được sử dụng nuôi trùn Quế Theo Đinh Văn Bình và cộng sự (2005) năm 1976 cả nước có khoảng 115.000 con thỏ đến năm 1982 có 200.000 con Hiện nay, mô hình chăn nuôi thỏ đã và đang phát triển trở thành đối tượng vật nuôi quan trọng trong những năm tới,

có 70% nông hộ chăn nuôi thỏ với quy mô nhỏ lẻ và một số trang trại chăn nuôi với quy mô Tuy nhiên vẫn chưa có biện pháp xử lý chất thải nuôi thỏ hợp lý giúp giảm thiểu tối đa chất thải chăn nuôi thỏ Người chăn nuôi thỏ có thể tận dụng nguồn lợi vốn

có, tạo thêm thu nhập vì trùn Quế có giá trị kinh tế cao, đồng thời góp phần làm sạch môi trường nuôi thỏ Phân thỏ sau khi sử dụng nuôi trùn Quế sẽ được “xử lý” thành

loại phân hữu cơ thích hợp bón cho nhiều loại cây trồng Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu

khả năng xử lý phân thỏ bằng Trùn Quế (Perionyx excavatus)” được thực hiện

nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi thỏ, thu được phân hữu cơ thích hợp cho trồng trọt và còn tạo ra nguồn lợi có giá trị kinh tế cao là thịt trùn Quế

Trang 13

1.2 Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu qui trình xử lý phân thỏ bằng trùn Quế với mật số trùn và tỷ lệ chất độn (bã mía) phù hợp

1.3 Nội dung nghiên cứu

Khảo sát sự ảnh hưởng của mật số đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn quế Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) và phân thỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế để đưa ra biện pháp xử lý phân thỏ đạt hiệu quả cao nhất

Khảo sát chất lượng thịt trùn Quế và phân trùn Quế khi nuôi bằng phân thỏ

Trang 14

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tình hình chăn nuôi thỏ

2.1.1 Tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới

Nuôi thỏ đã phát triển rộng khắp thế giới, theo Lebas và Colin (1996) sản lượng thịt thỏ sản xuất ước đạt 1,2 triệu tấn, năm 1998 ước đạt 1,5 triệu tấn Người dân Châu

Âu tiêu thụ thịt thỏ nhiều hơn các vùng khác, bởi nghề chăn nuôi thỏ ở Châu Âu phát triển lâu đời và đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa Chính vì thế, Châu Âu được coi

là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thịt thỏ của thế giới

Ở Châu Mỹ, nước Mỹ là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thịt thỏ với sản lượng khoảng 35.000 tấn/năm Hàng năm, nước Mỹ sản xuất và tiêu thụ khoảng 195 triệu con thỏ thịt Chăn nuôi thỏ ở Châu Á tập trung chủ yếu ở một số nước như: Indonesia, Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Bắc Triều Tiên Đặc biệt là Trung Quốc có nghề chăn nuôi thỏ rất phát triển Trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu thỏ

Trang 15

Bảng 1 Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới

Nước Sản lượng thịt xẻ

(nghìn tấn) Nước Sản lượng thịt xẻ

(nghìn tấn)

Hungary 23 Tổng sản lượng thế giới 1516

(Nguồn: Đinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2008))

2.1.2 Tình hình chăn nuôi thỏ ở Việt Nam

Ở Việt Nam chăn nuôi thỏ đã có từ lâu, tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Lạt, Huế, TP Hồ Chí Minh,…là những nơi có truyền thống nuôi thỏ khoảng

Mô hình chăn nuôi thỏ đã và đang phát triển trở thành đối tượng vật nuôi quan trọng trong những năm tới, có 70% nông hộ chăn nuôi thỏ với quy mô nhỏ lẻ, một số trang trại chăn nuôi với quy mô lớn và chủ yếu là tiêu thụ trong nước Theo số liệu điều tra, hiện nay số lượng thỏ ở nước ta khoảng 4 triệu con và phân bố ở cả 3 miền

Trang 16

đất nước Chăn nuôi thỏ đã và đang đi vào cơ cấu chăn nuôi của nhiều vùng, miền Tuy nhiên cần có sự quan tâm về chính sách, đầu tư, công tác giống để chăn nuôi thỏ phát triển rộng khắp cả nước

Với lịch sử phát triển và sự phát triển như hiện nay thì chăn nuôi thỏ đang dần trở thành một nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao

(Nguồn: nam-20120311083200000p2c20.htm 19/7/2013)

http://en.baoninhbinh.org.vn/hoi-thao-phat-trien-chan-nuoi-tho-tai-viet-2.2 Tổng quan về chất thải chăn nuôi

2.2.1 Đặc điểm chất thải chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi được chia làm ba loại: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí Phân chuồng là dạng chất thải thức ăn gia súc (chất thải rắn) khi qua cơ quan tiêu hóa không được tiêu hóa một cách triệt để và được bài thải ra ngoài cơ thể gia súc Thành phần chính gồm cellulose, hemicellulose, lignin, protein, các sản phẩm phân giải của protein, lipid, acid hữu cơ, các loại vô cơ khác, vi sinh vật và trứng ký sinh trùng có thể gây bệnh cho động vật và con người

Nước tiểu là chất thải ra qua quá trình trao đổi chất bằng việc hấp thu các dinh dưỡng trong thức ăn gia súc đã tiêu hóa hòa tan vào máu, sau quá trình trao đổi chất được bài tiết ra ngoài dưới dạng nước Thành phần nước tiểu tương đối đơn giản, tất cả điều là tan trong nước, chủ yếu là ure, acid uric, acid hippuric và các muối vô cơ như muối của kali, natri, canxi, magie

Phân chuồng và nước tiểu có sự khác nhau về thành phần, số lượng và trạng thái của chất N, P, K Tính chất của nước tiểu của các loại gia súc gần giống nhau, còn tính chất phân thì tùy thuộc vào thể chất khả năng tiêu hóa của từng loại gia súc

Lượng phân và nước tiểu gia súc thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần thức ăn, trọng lượng gia súc

Trang 17

2.2.2 Đặc điểm chất thải chăn nuôi thỏ

Hình 1 Chuồng chăn nuôi thỏ

Thỏ thích ăn thức ăn xanh là các loại rau, lá, cỏ non, thân cây họ đậu, thân cây ngô, củ, quả, cây mía v.v Nên phân thỏ chứa hàm lượng chất xơ cao, phân thỏ có dạng viên tròn nhỏ rời rạt và khô Chất thải chính trong chăn nuôi thỏ là phân thỏ và thức ăn xanh (rác thải hữu cơ) Nước tiểu thỏ thường có mùi khai hơn nước tiểu các loại gia súc khác, nên trong chất thải thỏ có mùi khai hơn các chất thải khác

Bảng 2 Thành phần hóa học của phân thỏ và các gia súc khác (%)

Loại phân gia súc Chất hữu cơ Đạm Lân Kali

(Nguồn: Đinh Văn Bình, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2008))

2.2.2 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi thỏ

Phương pháp xử lý chất thải chủ yếu được sử dụng rộng rãi là phương pháp xử lý sinh học vì không ảnh hưởng đến môi trường Nhiều trại chăn nuôi đã xử lý bằng phương pháp ủ phân làm phân bón hữu cơ (ủ nóng, ủ nguội, ủ hỗn hợp)

Sử dụng chế phẩm vi sinh Active Cleaner để phun xịt lên chuồng trại nuôi sẽ khử được mùi hôi phân, các chất thải chăn nuôi, khử mùi NH3, H2S, ức chế khả năng sinh

http://kythuatnuoitrong.com/kinh-nghiem-nuoi-tho/ (20/7/2013)

sinh-thai/dem-lot-sinh-thai-trong-chan-nuoi-

http://www.demlotsinhthai.com/dem-lot-tho.html (20/7/2013)

Trang 18

trưởng của các vi sinh vật có hại, hạn chế ruồi muỗi, giúp vật nuôi có môi trường sống trong sạch, khỏe mạnh

Do đặc điểm khác nhau về thành phần mà chất thải chăn nuôi với mục đích chung là:

+ Giảm lượng chất hữu cơ

+ Tiêu diệt các vi sinh vật và ký sinh trùng

+ Hạn chế sự thất thoát của N, P, K để tăng giá trị sinh học của phân sau xử lý + Thúc đẩy chu trình tuần hoàn của các chất trong tự nhiên

Trùn Quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ

Megascocidae (họ cự dẫn), ngành ruột khoang

Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít, tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng

Trang 19

Trong cơ thể trùn Quế, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng

15 – 20% Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein:

68 –70%, Lipid: 7 – 8%, chất đường: 12 –14 %, tro 11 – 12% (Nguyễn Văn Bảy,

2004)

Do có hàm lượng Protein cao nên trùn Quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ

sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra, trùn Quế còn dùng

trong công nghệ chế biến thức ăn gia súc…

Sản phẩm phân trùn Quế là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng

cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu

trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, vườn ươm và là nguồn phân

thích hợp cho việc sản xuất rau sạch

(Nguồn:

http://cantho.gov.vn/wps/wcm/connect/sonnptnt/sub_site/sitemenu/khuyen+nong-+hoat+dong+kn-kn/vatnuoicaytrongkhac/hjghjgjgjgjgjgjgtyj, ngày 22/7/2013)

2.3.2 Đặc tính sinh học của trùn Quế

Trùn Quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 10cm, thân hơi dẹt, bề

ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín

(tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn Cơ thể trùn có hình thon

dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ Khi di chuyển, các đốt co

duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển

một cách dễ dàng

Trùn Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi

trường nước

Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt, các cơ quan này bảo đảm cho

việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure

(Nguồn:

http://trunqueasia.com/index.php?language=vi&nv=news&op=ky-thuat-nuoi-trùn/TAI-LIEU-TONG-HOP-VE-TRÙN-QUE-47, ngày 22/7/2013)

2.3.3 Đặc tính sinh lý

Nhiệt độ thích hợp nhất cho giun phát triển là từ 20 - 28oC

Độ ẩm luống nuôi thích hợp cho giun quế phát triển từ 70 - 80%

Ánh nắng: Giun rất sợ ánh nắng nên cần phải che chắn để tránh ánh nắng trực

tiếp rọi vào chuồng làm cho giun sợ và chui xuống phía dưới để sống Tuy nhiên, khi

Trang 20

che chắn vẫn phải đảm bảo được sự thông thoáng của chuồng trại và nhiệt độ trong

chuồng nuôi

Độ pH: chúng có thể sống ở phổ pH khá rộng từ 4 – 9, tuy nhiên giun quế sống

và sinh sản tốt nhất ở pH 7 – 7,5

Không khí: Thức ăn của giun là phân nên hàm lượng khí độc hại (CO2, H2S, SO3,

NH4) luôn tồn tại trong luống nuôi và chuồng nuôi Do đó phải tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi, tránh để tồn lưu khí độc hại ảnh hưởng tới sự phát triển của giun

(Nguồn: http://www.traigiunquepht.com/home/detail.asp?iData=1015 ngày 22/7/2013)

2.3.4 Đặc tính sinh sản và phát triển của trùn Quế

a) Đặt tính sinh sản

Trùn Quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén trùn di chuyển dần về phía đầu Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh nhạt rồi vàng nhạt Mỗi kén có thể nở

2.4 Giá trị kinh tế từ việc chăn nuôi Trùn Quế

2.4.1 Một số ứng dụng của thịt trùn Quế

Trùn Quế phơi khô có 93,62% vật chất khô; protein thô: 59,9%; năng lượng thô: 402,09Kcalo/100gam; béo thô: 7,43%; sơ thô: 1,73%; Ca: 0,11%; P: 0,11% (Phân tích tại Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích và Thí Nghiệm của Sở Khoa Học Công Nghệ Môi

Trang 21

Trùn tươi có: nước 80,18%; protein thô 11,76%; béo thô 1,32%; sơ thô 0,11%;

Ca 0,09%; P 0,14%; tro thô 0,32%; cát sạn 0,59% (Phân tích tại Chi Cục Thú Y TP

Hồ Chí Minh)

Trùn Quế (Perionyx excavatus) có chứa 17 acid amin Trong 16 acid amin của

trùn Quế đã có 9 acid amin không thể thay thế rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát dục của gia súc gia cầm đó là: Methionine, Arginine, Threonine, Phenylalanin, Histidine, Isoleucine, Leucine, Lysine, Valine (Nguyễn Thanh Duy và Trần Thanh Liêm 2005)

Bột trùn đang được nghiên cứu làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, mấy năm gần đây trùn tươi là thức ăn chính trực tiếp cho gia súc, gia cầm, thủy – hải sản Đối với gà, vịt thả vườn: nếu có trùn thì cho ăn bổ sung liên tục, nhưng có hiệu quả nhất vào thời kỳ quan trọng là:

Thời kỳ còn nhỏ cho ăn để tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, hạn chế hao hụt

Thời kỳ chuẩn bị xuất chuồng người ta cho gia cầm ăn thêm trùn để chắc da chắc thịt, gà ít nước ít mỡ mà vẫn nặng, thịt thơm ngon

Gà vịt đẻ cho ăn thêm trùn tỷ lệ đẻ trứng tăng thêm từ 80 -95%, trứng to, giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn

* Nuôi lươn: lươn là loài thủy sản khó nuôi nhân tạo, nhiều người đã thất bại Gần đây, có một số người thử nghiệm thành công trong việc nuôi lươn-trùn kết hợp Bí quyết này đang còn được giữ kín nhưng sản phẩm lươn đã tiêu thụ nhiều trên thị trường

* Nuôi tôm: tôm là loài thủy sản quý nhưng dễ bị bệnh, nhất là tôm sú Kinh nghiệm của nông dân cho biết tôm con ăn trùn sẽ lớn đều phát triển nhanh, kháng được bệnh tật, tôm ít bệnh, tiết kiệm cám, môi trường nước sạch, hiệu quả cao

* Nuôi cá chình: cá chình là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, gần đây có nhiều người đầu tư lớn cho việc nuôi cá chình, trùn sống là loại thức ăn khoái khẩu nhất giúp chúng lớn đều, lớn nhanh không ăn thịt đồng loại

* Nuôi cá cảnh: càng ngày giới cá cảnh càng tiêu thụ nhiều trùn Quế hơn, qua thời gian dài thử nghiệm cá rất thích ăn trùn sống, cá ăn trùn ít bị bệnh, cho màu sắc sống động hơn, bền hơn, hình dáng đẹp hơn Điều đáng quan tâm là trùn chỉ, loại thức

ăn truyền thống trước đây nay không còn được tin dùng vì nước ao hồ, sông ngòi bị ô nhiễm nặng, chất độc trong trùn chỉ cao có thể gây ngộ độc cho cá cảnh Theo kinh

Trang 22

nghiệm ở các tỉnh phía bắc các con vật nuôi thủy hải sản ăn trùn có tỷ lệ sống tăng cao,

qua mùa đông mau lại sức phát triển mạnh

Trong y học cổ truyền Việt Nam, trùn vẫn được dùng trong một số bài thuốc

chữa sốt rét, sốt nóng, suy nhược cơ thể, cao huyết áp, tai biến mạch máu não…Trùn

Quế còn chứa enzyme có thể thủy phân đặc hiệu sỏi fibrin với hoạt tính xúc tác rất

cao, có triển vọng khai thác để làm thuốc điều trị những căn bệnh đột quỵ, tim mạch

Một số nơi còn sử dụng trùn Quế làm thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc tây

(Nguồn:

http://trunqueasia.com/index.php?language=vi&nv=news&op=tac-dung-cua-giun-que/Trun-Que-ung-dung-trong-chan-nuoi-32 (20/7/2013)

(Nguồn: www.trunque.net, ngày 25/7/2013)

2.4.2 Ứng dụng của phân trùn Quế trong trồng trọt

Hình 3 Phân trùn Quế

(Nguồn: http://rongbay.com/TP-HCM/Ban-Phan-trun-Que-c100-raovat-18155501.html

22/7/1013) Phân trùn Quế (vermicompost) được hình thành sau khi phân hữu cơ đi qua ống

tiêu hóa của trùn Quê, nên còn được gọi là Earthworm compost (Trần Diễm Trúc Đào 2009)

Hình thái: phân trùn có màu nâu sẫm, dạng than bùn, kết cấu dạng viên, bền

chắc, tơi, mịn xốp, thoáng khí, có tính giữ nước và thoát hơi nước tốt, dự trữ lâu ngày

không bị đống cục cứng lại Đó là những đặt điểm mà ít có một loại phân hữu cơ nào

có thể so sánh được (Trần Diễm Trúc Đào 2009)

Trang 23

Một số tính chất của phân trùn

Phân trùn Quế có tác dụng hơn hẳn các loại phân hóa học vì trong phân trùn chứa

các nhóm vi kuẩn, đặt biệt là hệ vi khuẩn cố định đạm tự do (Azotobacter), vi khuẩn

phân giải lân, phân giải cellulose và chất xúc tác sinh học Vì thế hoạt động của các vi sinh vật lại tiếp tục phát triển trong đất Phân trùn cung cấp các chất khoáng trung và

vi lượng cho cây trồng, cải tiến và nâng cao tính ổn định của cấu trúc đất, giúp bộ rễ phát triển tốt…

Phân trùn cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây như nitrat, photpho, kali, canxi, magie và nito Ngoài ra, còn có chứa mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt….Sự hữu dụng nhất là các chất này có thể được cây hấp thụ ngay Phân trùn

có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ Điều này ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu của chúng

Cải tạo đất, chống xói mòn trùn Quế hoạt động như những chiếc “máy xới” suốt ngày đêm không ngừng cải thiện cấu trúc đất, quá trình di chuyển của trùn Quế tạo nên những hang rãnh giúp đất tơi xốp và thoáng khí Phân trùn có chứa các ấu trùng và trùn non luôn sinh sôi và phát triển giúp cho quá trình cải tạo đất được liên tục, bổ sung vào đất nghèo dinh dưỡng và ngăn cản sự xói mòn đến mức thấp nhất

Thức ăn được trùn nghiền nát, trộn lẫn vào nhau cùng với dịch vị của trùn tạo thành một hợp chất hữu cơ mịn, xốp có tính hút nước và giữ ẩm cao Hình dạng phân trùn cấu tạo thành hình khối, nó là những cụm khoáng kết hợp theo cách mà chúng có thể chịu được sự xói mòn, sự va chạm, và khả năng giữ nước

Trong phân trùn có nhiều vi sinh có lợi tiếp tục phân hủy cỏ rác, xác động vật có trong đất, làm cho đất thêm tơi xốp Phân trùn có độ xốp rất cao, thoáng khí và có khả năng giữ nước Nhờ có một diện tích bề mặt rộng lớn nên cung cấp khả năng hấp thụ mạnh và giữ lại chất dinh dưỡng nhiều hơn cho thời gian dài

Chất mùn trong phân trùn Quế có nhiều vi sinh vật có lợi, vi khuẩn hiếu khí giúp cho cây trồng khỏe có sức đề kháng mạnh mẽ, chống lại và phá vỡ sự xâm nhập của các mầm bệnh, độc tố và vi khuẩn có hại trong đất ngay cả nhưng loại cây dễ bị bệnh nhất như hồ tiêu đồng thời phục hồi sức sống cho những cây chậm lớn (Edwards và Arancon, 2004)

Phân trùn là phân hữu cơ tự nhiên giàu dưỡng chất – sản phẩm của quá trình xử lí các chất thải hữu cơ với tác nhân phân giải chính là trùn Quế mà không có sự tác động

Trang 24

của con người, phân trùn Quế không để lại trong cây trồng bất kì dư lượng hóa chất hay phụ phẩm độc hại nào Phân trùn Quế thường được sử dụng trong các chương trình sản xuất rau sạch, rau chất lượng cao xuất khẩu, hoa nhà kính, hoa kiểng, cây ăn trái và cây hồ tiêu Sử dụng sản phẩm phân trùn Quế còn góp phần bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của con người

Phân trùn có độ pH trung bình làm giảm lượng acid carbon trong đất, gia tăng nồng độ nitơ (đạm) trong một trạng thái cây trồng dễ hấp thụ Acid Humic trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng đồng thời kích thích sự phát triển mật độ vi khuẩn trong đất (Edwards, 2004)

(Nguồn: http://agriviet.com/threads/tac-dung-cua-phan-trun-que.182247/)

2.5 Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước về trùn Quế

2.5.1 Một số nghiên cứu ngoài nước

Neilson, 1951 và Tomati, 1988 nghiên cứu được trong phân trùn có hệ vi sinh vật

có khả năng tổng hợp hormone auxin, cytokinin và hormone gibberelin

Kaplan et al (1980) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của trùn Quế trong phân gia súc

Năm 1999, Charles Gaspar đã nghiên cứu đặc tính sinh lý – sinh thái của trùn Quế và đưa ra phương pháp nuôi trùn Quế cho hiệu quả cao

Năm 1967, Sachell cho rằng các dạng xác bã hữu cơ mà trùn Quế có thể sử dụng làm thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng nitrogen và carbohydrate Các hợp chất hóa học có gốc polyphenol, tamin, benzen, tinh dầu sẽ gây độc cho trùn

Theo W.T Mason (Đại học Florida – Mỹ), thịt trùn, nhất là trùn tươi, là thức ăn

lý tưởng để nuôi động vật thủy sản, sản xuất con giống ba ba, rùa, lươn, tôm, cá chình Với cá tầm, nếu cho ăn trùn tươi hằng ngày bằng 10 - 15% trọng lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng sẽ tăng từ 15 đến 40%, năng suất trứng tăng trên 10% Nếu trộn 2 - 3% bột trùn vào thức ăn, năng suất nuôi cá tăng 30%, giá thành thức ăn giảm 40% - 60%, đồng thời tăng sức sinh sản và sức kháng bệnh của tôm cá

Năm 1998, Edwards nghiên cứu được quy trình xử lý rác thải hữu cơ bằng trùn Quế

Trang 25

Ranganathan và Vinotha (1998) nghiên cứu được trong biểu mô tiêu hóa ở đường ruột của trùn tiết ra các enzyme cellulose, amylase, invertase, protease, phosphatase

2.5.2 Một số nghiên cứu trong nước

Lê Văn Căn (1982) và Lê Hoàng Việt (1998) công bố tỷ lệ C/N của các chất thải gia súc và các chất hữu cơ dùng để nuôi trùn Quế là 20 – 25

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương (2003) trùn Quế chứa hàm lượng protein rất cao, các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng protein của trùn có thể đạt đến 70% trọng lượng khô Các acid amin, trong protein của trùn đất khá đầy đủ và cân đối Đặc biệt, trong sinh khối của trùn Quế chứa rất nhiều vitamin như thiamin (12,9mg/kg), niacin (567mg/kg), acid pantotenic (18,4mg/kg), pyridoxine (6,6mg/kg), acid folic (1,94mg/kg), biotin (1,53mg/kg)

Vũ Đình Tôn et al (2009), sử dụng trùn Quế để quản lý rác thải nông nghiệp và

cung cấp thức ăn chất lượng cao cho gia cầm Kết quả cho thấy, trùn có khả năng sử

dụng thức ăn từ phân gia súc, phối trộn với rơm rạ để tăng trưởng và tạo ra nguồn chất hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn (tăng 0,3 - 0,6% P , 0,1 - 0,2% K và Ca, Mg) Khi dùng trùn Quế làm thức ăn cho gà, nhận thấy năng suất tăng hơn so với cách cho ăn thông thường

Phạm Thị Quỳnh Trâm (2008), nghiên cứu khả năng sử dụng trùn Quế làm thức

ăn cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm Sú

Trần Diễm Trúc Đào (2009), khảo sát sự lưu tồn của vi khuẩn coliforms và E.coli

trong phân hữu cơ, phân trùn và trên rau

Trang 26

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3 Dụng cụ thiết bị

Thiết bị vô cơ hóa mẫu (Đức), tủ sấy binder (Mỹ), thiết bị chưng cất đạm (Đức),

tủ cấy telstar (Tây Ban Nha), nổi khử trùn nhiệt ướt pbi international (Ý), máy ly tâm, cân điện tử, ống đong, thiết bị chuẩn độ, bình thủy tinh, becher 250ml, pipet, micropipet, thiết bị trắc quang có bước sóng từ 400-800nm, cân phân tích độ chính xác 0,0002g, pH kế, buret dung tích 50ml độ chính xác 0,1ml, bình tam giác, bình định mức (dung tích 50, 100, 1000ml)

Trang 27

3.1.4 Thời gian, địa điểm

Các thí nghiệm khảo sát chất lượng thịt trùn và phân trùn tại Viện NC&PT Công

nghệ Sinh học, Khu 2 Đại học Cần Thơ

3 2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Ảnh hưởng của mật số trùn Quế đến sự sinh trưởng phát triển của trùn

Quế và khả năng mùn hóa phân thỏ

Mục đích: Xác định được mật số trùn Quế và thời gian xử lý hiệu quả phân thỏ

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí cụ thể như bảng 3

Bảng 3 Cách bố trí các nghiệm thức của thí nghiệm 1

Ở các nghiệm thức 1, 2, 3, ngoài khối lượng trùn được sử dụng để xử lý phân thỏ

thì ở mỗi nghiệm thức đều được bổ sung thêm 1kg sinh khối để tạo điều kiện cho trùn

có nơi trú ẩn trong thời gian thích nghi với môi trường sống mới mới Thông thường,

trong sinh khối trùn có trùn trưởng thành, trứng trùn, kén trùn, phân trùn, tuy nhiên,

đối với thí nghiệm này thì lượng trùn trưởng thành được loại ra khỏi sinh khối để đảm

bảo không ảnh hưởng đến khối lượngtrùn ban đầu ở từng nghiệm thức

Trang 28

Tiến hành thí nghiệm

Sử dụng 3 sọt tre có kích thước bằng nhau (0,4m x 0,4m x 0,4m) Bên trong sọt

có lót bao để trùn không thoát ra ngoài và tạo nơi thoáng mát Phân thỏ đã ủ khoảng 4 tuần trước khi cho trùn ăn Thả trùn vào sọt theo khối lượng đã định Mỗi nghiệm thức cho trùn ăn 3kg phân thỏ đã ủ hoai

Phân được ủ như sau trải phân thỏ lên bề mặt bằng phẳng sau đó tưới nước (rửa một phần nước tiểu thỏ) và để cho phân thỏ ráo nước Sau đó bổ sung vào khoảng

1 – 2% vôi bột (phương pháp ủ nóng) trộn điều Sau khi trộn điều cho phân vào trong

hố đã chuẩn bị sẵn tiến hành ủ phân Trong thời gian ủ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của phân ủ

Quan sát và tưới nước để đảm bảo độ ẩm (khoảng 70 – 80%) và nhiệt độ (khoảng

20 – 30C) cho môi trường nuôi Sau khi trùn đã ổn định thì cho trùn ăn, sử dụng phân thỏ đã ủ hoai (mỗi lần cho ăn khoảng 0,3 - 0,5kg phân) pha loãng với nước và cho lên

bề mặt sinh khối Hàng ngày, quan sát lượng phân trên bề mặt và bổ sung thêm nếu trùn đã ăn hết phân

Các chỉ tiêu theo dõi

Chỉ tiêu cảm quan: đánh giá cảm quan (mùi) của phân thỏ tươi, phân thỏ ủ 30 ngày, 60 ngày và phân thỏ sau khi được trùn Quế xử lý (phân trùn)

Theo dõi nhiệt độ của môi trường nuôi trong suốt thời gian tiến hành thí nghiêm

Sự phát triển của trùn: cân trọng lượng, tính sinh khối thay đổi ở các nghiệm thức

Thời gian mùn hóa: khi phân thỏ được mùn hóa hết (không còn mùi hôi, phân thỏ

đã mùn hóa)

3.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía), phân thỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế

Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự sinh trưởng và

phát triển của trùn Quế

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí cụ thể như bảng 4 bên dưới

Trang 29

Bảng 4 Thành phần thức ăn và khối lượng trùn thả nuôi ở thí nghiệm 2

Dụng cụ và môi trường nuôi tương tự ở thí nghiệm 1

Số lượng trùn được thả nuôi ở thí nghiệm này chính là số lượng (mật số) mà trùn sinh trưởng và phát triển mạnh nhất (hiệu quả xử lý tốt nhất) trong thí nghiệm 1

Tiến hành thả trùn nuôi và chăm sóc tương tự ở thí nghiệm 1

Ủ thức ăn cho trùn: trộn phân thỏ với bã mía theo tỷ lệ đã định, kết hợp với 2% vôi bột theo phương pháp ủ nóng cho vào hố có chiều dài 1m, rộng 0,4m, cao 0,4m có

độ ẩm khoảng 55% - 65% Đậy kính lại bằng bao ni long để nhiệt độ tăng lên ủ khoảng

30 ngày

Các chỉ tiêu theo dõi

Ghi nhận sự phát triển của trùn vào cuối thí nghiệm để so sánh sự khác biệt về sự phát triển của trùn ở các nghiệm thức

Mẫu thịt trùn, mẫu cơ chất và phân trùn ở các nghiệm thức được sử dụng khảo sát các chỉ tiêu sau:

 Hàm lượng Carbon hữu cơ (Walkley-Black, 1934);

 Hàm lượng Nitơ tổng số (Kjeldalh, 1883);

 Tỷ lệ carbon/nitrogen (C/N);

 Hàm lượng lân hòa tan bằng phương pháp Oniani;

Hàm lượng IAA (Indol Acetic Acid);

+ Chỉ tiêu Coliforms và E.coli bằng phương pháp MPN

3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được trình bày dạng bảng và hình, kết quả được xử lý trên phần mềm

Microsoft Office Excel 2007 và phần mềm Minitab 16.0

Trang 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của khối lượngtrùn Quế đến khả năng mùn hóa phân thỏ và sự

tăng trưởng của trùn

4.1.1 Thời gian mùn hóa phân thỏ

Hình 4 Ảnh hưởng của khối lượngđến thời gian mùn hóa phân thỏ

Ghi chú: ĐC = không có trùn; NT1 = có 30g trùn; NT2 = có 50g trùn; NT3 = có 70g trùn Các giá trị

trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của khối lượngtrùn đến thời gian mùn hóa phân thỏ

cho thấy, thời gian mùn hóa giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 32,67 – 105,67 ngày Trong đó, các nghiệm thức có trùn cho thời gian mùn hóa phân

thỏ nhanh gấp khoảng 2 – 3 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so

với ĐC không bổ sung trùn Cụ thể, thời gian mùn hóa ở NT3 là nhanh nhất (32,67

ngày) nhanh gấp 3,23 lần so với ĐC và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy

95% so với các nghiệm thức còn lại Kế đến là NT2 và NT1, nhanh gấp 2,78 và 2,05

lần so với ĐC Sự khác biệt này có lẽ là do trong hệ tiêu hóa của trùn Quế bao gồm vi

sinh vật, nấm, xạ khuẩn… trong đó có nhiều vi sinh vật hiếu khí giúp phân hủy chất

hữu cơ nhanh (J N Parle, 1962) Vì vậy, khi khối lượngtrùn tăng dần từ NT1, NT2,

NT3 thì khối lượngcủa hệ vi sinh vật này cũng tăng theo giúp cho phân thỏ được mùn

hóa càng nhanh ở nghiệm thức có khối lượngtrùn cao Còn ở ĐC thì phân thỏ mùn hóa

nhờ hệ vi sinh vật có trong phân nên thời gian mùn hóa lâu hơn Như vậy, nếu sử dụng

trùn Quế để xử lý phân thỏ thì thời gian mùn hóa của phân sẽ giảm đi rất nhiều (giúp

Trang 32

giải quyết ô nhiễm môi trường trong thời gian ngắn hơn), điều này chứng tỏ trùn Quế

có khả năng xử lý phân thỏ và khối lượngtrùn càng cao thì thời gian xử lý càng nhanh Tuy nhiên, để có thể kết luận một cách chính xác, cần phải bố trí thí nghiệm với những nghiệm thức có khối lượngtrùn dao động nhiều hơn nữa

4.1.2 Sự thay đổi nhiệt độ của môi trường nuôi (C) trong thời gian nuôi trùn

Quế ở các nghiệm thức

Bảng 5 Kết quả theo dõi nhiệt độ (C) ở các nghiệm thức

Nhiệt độ cao nhất (  C) Nhiệt độ thấp nhất (  C) Nhiệt độ trung bình(  C)

C và theo Edward et al (1998) trùn Quế sinh sản cao nhất ở nhiệt độ 25C

Như vậy, nhiệt độ ở NT1, NT2, NT3 luôn nằm trong khoảng 20 – 30oC trong suốt thời gian thí nghiệm, chứng tỏ với cách chăm sóc đã tạo được môi trường có nhiệt

độ thích hợp để trùn sinh trưởng và phát triển

Trang 33

4.1.3 Ảnh hưởng của khối lượngtrùn đến sinh trưởng và phát triển của trùn Quế

Hình 5 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi khối lượng trùn

Ghi chú: NT1= có 30g trùn; NT2= có 50g trùn; NT3= có 70g trùn Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Qua hình 5 cho thấy khối lượng trùn ở các nghiệm thức đều tăng theo thời gian, tuy nhiên mức tăng tổng số khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95% giữa các nghiệm thức và tăng cao nhất ở NT2 Khối lượng trùn ở cuối thí nghiệm của mỗi nghiệm thức được xác định ở thời gian phân được mùn hóa hết Như vậy, NT1 thời gian phân được mùn hóa hết là 51,33ngày, khối lượng trùn tăng 28,5g, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,56g/ngày; NT2 thời gian được mùn hóa hết là 38 ngày, khối lượng trùn tăng 36g, tốc

độ tăng trung bình là 0,95g/ngày và NT3 thời gian phân được mùn hóa hết là 32,67 ngày, khối lượng trùn tăng 17,3g, tốc độ tăng trung bình là 0,53g/ngày Sự khác biệt về

độ tăng trưởng có thể được lý giải dựa trên cơ sở của nhiều nghiên cứu cho rằng trùn

có khả năng ăn lượng thức ăn hằng ngày bằng với trọng lượng cơ thể Tuy nhiên, khối lượng trùn không tăng tỷ lệ thuận theo sự gia tăng khối lượngvà khối lượng trùn cao nhất ở NT2 (có khối lượngtrùn ban đầu 50g) không chỉ cao hơn nghiệm thức có khối lượngtrùn ban đầu nhỏ nhất (NT1 với 30g trùn) mà còn cao hơn cả nghiệm thức có khối lượngtrùn ban đầu cao nhất (NT3 với 70g trùn) Nguyên nhân NT2 có tốc độ tăng trưởng cao nhất là do khối lượngtrùn phù hợp không có hiện tượng tranh giành thức

30

50

70 58.5b

86a 87.33a

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Trang 34

ăn, trùn tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng được cung cấp nên sự sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ làm cho khối lượng trùn tăng lên đáng kể NT1 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn NT2 có thể là do sinh sản hạn chế hơn (vì khối lượngthấp nên tỷ

lệ bắt cặp cũng thấp hơn), còn ở NT3 mặc dù khối lượng trùn bổ sung vào ban đầu là cao nhất nhưng tốc độ phát triển lại thấp nhất, nguyên nhân có thể là do khối lượng trùn ban đầu được bổ sung vào quá nhiều so với diện tích ô nuôi và khối lượng phân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh thức ăn, môi trường sống,… từ đó ảnh hưởng đến tốc

độ sinh trưởng và phát triển của trùn

Hình 6 Biều đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của trùn ở các nghiệm thức

Ghi chú: NT1= có 30g trùn; NT2= có 50g trùn; NT3= có 70g trùn Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Như vậy, để lựa chọn khối lượngtrùn phù hợp sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo cần dựa vào cả hai yếu tố chính là thời gian mùn hóa của phân thỏ và tốc độ tăng trưởng Thời gian mùn hóa của NT3 là ngắn nhất (32,67 ngày) nhưng tốc độ tăng trưởng là thấp nhất (0,53g/ngày) nên khối lượngcủa NT3 không thể chọn để sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo NT1 có tốc độ tăng trưởng cao hơn NT3 (0,56g/ngày) nhưng cao hơn không nhiều, không những vậy NT1 có thời gian mùn hóa dài nhất (51,33 ngày) vì vậy NT1 cũng không thể chọn làm khối lượngcho thí nghiệm tiếp theo Còn NT2 mặc dù có thời gian mùn hóa dài hơn NT3 nhưng dài hơn không nhiều (5,33 ngày) trong khi tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức này là cao nhất (0,95g/ngày) Như vậy, NT2 là nghiệm thức phù hợp sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo

0.56b

0.95a

0.53b

0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1

Trang 35

4.1.4 Đánh giá cảm quan (mùi) của phân thỏ trước và sau khi xử lý bởi trùn

Bảng 6 Đánh giá cảm quan (mùi)

Phân thỏ ủ 30 ngày (không có trùn) 40% 60% 0 0

Phân thỏ ủ 60 ngày (không có trùn) 0 53,33% 33,33% 13,33% Phân sau khi xử lý bởi trùn (phân trùn) 0 0 20% 80%

Qua kết quả đánh giá cảm quan nhận thấy rằng mùi hôi của phân thỏ giảm dần theo thời gian ủ phân và giảm nhanh hơn khi được xử lý bằng trùn Quế Phân thỏ tươi qua đánh giá cảm quan có 100% số người đánh giá là rất hôi, sau khi ủ 30 ngày số người đánh giá rất hôi giảm còn 40% số người và có 60% số người đánh giá là khá hôi Ủ đến 60 ngày có 53,33% số người đánh giá khá hôi, số người đánh giá hôi ít 33,33% và số người đánh giá không hôi là 13,33% Nghiệm thức trùn xử lý thì có mùi hôi giảm rõ rệt, có 20% số người đánh giá hôi ít và có 80% số người đánh giá không hôi Tóm lại, phân xử lý bằng trùn Quế đạt hiệu quả cao hơn so với phân ủ vì khi đánh giá cảm quan thì phân xử lý bằng trùn không có người nào đánh giá rất hôi và khá hôi trong khi phân ủ 30 ngày thì có 40% số người đánh giá rất hôi và 60% số người đánh giá khá hôi, phân ủ 60 ngày vẫn còn 53,33% số người đánh giá khá hôi

Từ các kết quả phân tích trên cho thấy nghiệm thức có trùn xử lý thì phân thỏ được xử lý tốt hơn (mùi hôi giảm rõ rệt) và thời gian xử lý ngắn hơn Điều này có thể

là do trong phân trùn có rất nhiều vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…trong đó, có các vi khuẩn hiếu khí ngoài tác dụng giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh còn làm giảm mùi hôi của phân (J N Parle, 1962)

Trang 36

4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự sinh trưởng và phát triển

4.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sinh khối trùn Quế

Hình 7 Biểu đồ thể hiện khối lượng trùn trung bình

Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70% Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Kết quả thu hoạch cho thấy, khối lượng trùn trung bình giữa các nghiệm thức có

sự chênh lệch nhau và dao động trong khoảng 62 – 101,3g Sinh khối trùn càng cao khi tỷ lệ chất độn càng thấp Tuy nhiên, sinh khối trùn ở NT1 (30% chất độn) lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với ĐC (0% chất độn), nhưng cao hơn khoảng 1,3 – 1,6 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với NT2 và NT3 Điều này có thể là do, ở NT2 và NT3, tỷ lệ chất độn khá cao, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp nên khối lượng trùn trung bình sau thu hoạch không cao Còn ở NT1 với tỷ lệ chất độn phù hợp (30%) thì mặc dù lượng phân thỏ có giảm nhưng vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho trùn phát triển Đồng thời, với 30% bã mía

bổ sung vào giúp trùn dễ dàng di chuyển để tìm thức ăn hơn Ngoài ra, lượng bã mía này còn làm cho phân tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy và nguồn carbon cho vi sinh vật hoạt động (Dương Minh Viễn et al., 2007) Hơn nữa NT1 còn thể hiện ưu thế hơn

về mặt ứng dụng cho vùng có nhiều phụ phẩm trồng trọt vì nó có thể vừa tận dụng được phụ phẩm trồng trọt vừa xử lý được chất thải chăn nuôi

Tóm lại, NT1 là lựa chọn thích hợp để nuôi trùn Quế vì NT1 có tỷ lệ chất xơ độn

Trang 37

triển với lượng phân cần xử lý nhiều hoặc vùng chăn nuôi không có phụ phẩm trồng trọt thì ĐC nên được chọn để áp dụng

4.2.2 Hàm lƣợng vật chất khô của thịt trùn Quế

Hình 8 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng vật chất khô trung bình của thịt trùn

Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70% Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Kết quả xác định hàm lượng vật chất khô có trong thịt trùn Quế cho thấy hàm lượng vật chất khô dao động trong khoảng 18,52 – 20,54% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% giữa các nghiệm thức Kết quả này có lẽ là do, chế

độ chăm sóc ở các nghiệm thức là tương đương nhau và luôn duy trì độ ẩm ở khoảng 80%, giúp độ ẩm của môi trường nuôi được giữ ổn định (thường xuyên tưới nước) dẫn đến hàm lượng ẩm của thịt trùn ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống

kê mặc dù tỷ lệ chất độn khác nhau và từ đó dẫn đến vật chất khô của thịt trùn khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức

Trang 38

4.2.3 Hàm lƣợng protein thô của thịt trùn Quế

Hình 9 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng protein thô của thịt trùn

Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70% Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Hàm lượng protein thô của thịt trùn ở các nghiệm thức dao động từ 69,7 – 71,9% Theo Phạm Thị Huỳnh Trâm (2008) cho rằng hàm lượng Protein thô của thịt trùn Quế

là 71.86% Giá trị này giữa các ĐC, NT1, NT2 khác nhau không có ý nghĩa thống kê nhưng giá trị này ở ĐC và NT1 khác biệt có ý nghĩa thống kê với NT3 Kết quả này có

lẽ là do thành phần cơ chất (thức ăn của trùn Quế) giữa các nghiệm thức này có sự khác biệt về lượng đạm do sự chênh lệch về tỷ lệ chất độn NT3 có hàm lượng protein thấp nhất do thành phần thức ăn của NT3 chủ yếu là chất độn (bã mía 70%) nguồn phân chỉ có 30% Mặc dù NT1 và ĐC hàm lượng chất dinh dưỡng (phân thỏ) có trong

cơ chất trước xử lý có cao hơn so với NT3, vì vậy hàm lượng protein thô ở ĐC và NT1 cao hơn so với NT3 Tuy protein ở NT3 thấp hơn NT1 và ĐC nhưng thấp hơn không nhiều (NT3 thấp hơn ĐC 2,2% và thấp hơn NT1 1,4% còn NT2 thì thấp hơn không có

ý nghĩa thống kê) Như vậy, ta có thể nói tỷ lệ chất độn trong thức ăn của trùn có ảnh hưởng tới protein tổng số nhưng mức ảnh hưởng không nhiều

Do đó, tùy điều kiện phát triển nông nghiệp ở từng địa phương mà ta có thể chọn

tỷ lệ chất độn phù hợp Ví dụ, ở vùng mà phụ phẩm trồng trọt không nhiều thì nên

71.9a 71.1a 70.9ab 69.7b

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Trang 39

4.2.4 Hàm lƣợng đạm amin của thịt trùn Quế

Hình 10 Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng đạm amin của thịt trùn

Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70% Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Qua biểu đồ trên cho thấy, hàm lượng đạm amin ở các ĐC (0,74mg/kg), NT1 (0,73mg/kg), NT2 (0,68mg/kg) khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chỉ có NT3 (0,59mg/kg) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với NT1 và ĐC Đạm amin là một đạm

dễ tiêu, vì vậy nếu thịt trùn có hàm lượng đạm amin càng cao thì càng thích hợp cho việc sử dụng thịt trùn làm thức ăn cho vật nuôi ĐC có hàm lượng đạm amin cao nhất nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với NT1 và NT2 Điều này cho thấy rằng,

tỷ lệ chất độn 30% và 50% tuy có tạo sự khác biệt về hàm lượng đạm của cơ chất nhưng khác biệt không đủ lớn để ảnh hưởng đến hàm lượng đạm amin của thịt trùn Quế được nuôi từ các nghiệm thức này Kết quả này cũng hợp lý khi liên hệ đến kết quả ở mục 4.2.3 Do đó, NT1 và NT2 có thể được xem là phù hợp cho việc nuôi trùn Quế để sản xuất thức ăn cho vật nuôi với chất lượng cao và giá thành sản xuất thấp Qua đó còn xử lý được một lượng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt

0.74a 0.73a

0.68ab

0.59b

0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8

Trang 40

4.2.5 Hàm lƣợng Nito tổng số trong phân trùn

Bảng 7 Hàm lƣợng Nito tổng số có trong cơ chất và phân trùn

Hàm lượng N tổng số Nghiệm thức

Cơ chất (%) Phân trùn (%) Tỷ lệ tăng (%)

Cơ chất có hàm lượng nito tổng dao động từ 0,8 – 1,13% và giảm dần từ ĐC đến NT3 ĐC có hàm lượng nito tổng cao nhất (1,13%) và NT3 có hàm lượng nito tổng thấp nhất (0,8%) Điều này là do tỷ lệ chất độn tăng dần từ ĐC đến NT3, mà nito tổng được cung cấp chủ yếu từ phân thỏ Vì vậy tỷ lệ chất độn càng cao dẫn đến hàm lượng nito tổng càng thấp và ngược lại

Phân trùn có hàm lượng nito tổng tăng so với cơ chất Kết quả này là nhờ trong

hệ VSV của trùn Quế có các nhóm vi khuẩn, đặc biệt là nhóm vi khuẩn cố định đạm tự

do (Trần Diễm Trúc Đào 2009)

Hàm lượng nito tổng của phân trùn nằm trong khoảng 0,89 – 1,25% Hàm lượng nito tổng của ĐC là cao nhất (1,25%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với NT1 (1,21%) Tuy nhiên, hàm lượng nito tổng số của ĐC và NT1 cao hơn có ý nghĩa với NT2 (1,03%) và NT3 (0,89%) Mặc dù phân trùn ở NT1 có hàm lượng nito tổng không khác biệt với ĐC nhưng NT1 có hàm lượng nito tổng tăng là 23,73% cao hơn

có ý nghĩa thống kê với NT2, NT3 và kể cả ĐC NT1 có hàm lượng nito tổng tăng cao hơn ĐC có thể là do NT1 có tỷ lệ chất độn là 30% (bã mía) sẽ giúp tạo sự thông thoáng, giúp trùn di chuyển dễ dàng để tìm thức ăn hơn, đồng thời việc bổ sung bã mía vào phân ủ sẽ giúp phân tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy và nguồn carbon cho vi sinh vật hoạt động (Dương Minh Viễn et al., 2007) nên giúp cho lượng vi sinh vật cố định đạm tốt hơn nên hàm lượng nito tổng của NT1 tăng đáng kể Ở NT2 và NT3 tỷ lệ

Ngày đăng: 16/09/2015, 15:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w