Bảng 10. Tỷ lệ C/N có trong cơ chất và phân trùn
Hàm lương C/N Nghiệm thức
Cơ chất Phân trùn Tỷ lệ giảm (%)
ĐC 9,254d 6,23d 32,68a
NT1 11,93c 8,45c 29ab
NT2 14,54b 12,51b 13,9c
NT3 18,86a 14,98d 20,51bc
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Nhìn chung tỷ lệ C/N của cơ chất và phân trùn tăng dần từ ĐC đến NT3. Có sự tăng dần đó là do thành phần thức ăn có tỷ lệ chất độn tăng dần từ ĐC đến NT3 (ĐC 0% chất độn, NT1 30% chất độn, NT2 50% chất độn, NT3 70% chất độn). Khi tỷ lệ chất độn tăng dần thì hàm lượng cacbon tăng đồng nghĩa với hàm lượng nito giảm, dẫn đến tỷ lệ C/N tăng dần từ ĐC đến NT3. Trong thức ăn nuôi trùn Quế người ta thường quan tâm đến thành phần và tỷ lệ của 2 nguyên tố cacbon dưới dạng cacbon hydrate và nito dưới dạng protein nitrate và amoniac, là những chất dinh dưỡng chính trong thức ăn của trùn Quế (Tăng Thanh Nhân. 2010). Theo Lê Văn Căn (1982) và Lê Hoàng Việt (1998) thì kết quả tỷ lệ C/N của các chất thải gia súc và các chất hữu cơ dùng để nuôi trùn Quế là 20 – 25. Tuy tỷ lệ C/N ở cơ chất (trình bày trong bảng trên) thấp hơn so với kết quả này nhưng khi sử dụng cơ chất cho trùn ăn thì trùn vẫn phát triển tương đối tốt, không có nghiệm thức nào bị chết hay bỏ đi. Qua đó có thể nói với tỷ lện C/N của cơ chất có thể phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế. Tỷ lệ C/N của phân trùn giảm so với tỷ lệ C/N của cơ chất là do hệ VSV trong đường ruột trùn và hệ vi sinh vật trong phân trùn đã phân giải một phần cellulose nên dẫn đến C trong phân trùn giảm; trong khi đó hàm lượng N lại tăng lên (nguyên nhân trình bày ở mục 4.2.5).