Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân thỏ (Trang 27)

3.2.1. Ảnh hƣởng của mật số trùn Quế đến sự sinh trƣởng phát triển của trùn Quế và khả năng mùn hóa phân thỏ.

Mục đích: Xác định được mật số trùn Quế và thời gian xử lý hiệu quả phân thỏ

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí cụ thể như bảng 3

Bảng 3. Cách bố trí các nghiệm thức của thí nghiệm 1

NT KL trùn ban đầu KL sinh khối ban đầu KL phân thỏ đã ủ hoai

ĐC 0 0 3kg

1 30g (1%) 1kg 3kg

2 50g (1,67%) 1kg 3kg

3 70g (2,33%) 1kg 3kg

Ở các nghiệm thức 1, 2, 3, ngoài khối lượng trùn được sử dụng để xử lý phân thỏ thì ở mỗi nghiệm thức đều được bổ sung thêm 1kg sinh khối để tạo điều kiện cho trùn có nơi trú ẩn trong thời gian thích nghi với môi trường sống mới mới. Thông thường, trong sinh khối trùn có trùn trưởng thành, trứng trùn, kén trùn, phân trùn, tuy nhiên, đối với thí nghiệm này thì lượng trùn trưởng thành được loại ra khỏi sinh khối để đảm bảo không ảnh hưởng đến khối lượngtrùn ban đầu ở từng nghiệm thức.

Tiến hành thí nghiệm

Sử dụng 3 sọt tre có kích thước bằng nhau (0,4m x 0,4m x 0,4m). Bên trong sọt có lót bao để trùn không thoát ra ngoài và tạo nơi thoáng mát. Phân thỏ đã ủ khoảng 4 tuần trước khi cho trùn ăn. Thả trùn vào sọt theo khối lượng đã định. Mỗi nghiệm thức cho trùn ăn 3kg phân thỏ đã ủ hoai.

Phân được ủ như sau trải phân thỏ lên bề mặt bằng phẳng sau đó tưới nước (rửa một phần nước tiểu thỏ) và để cho phân thỏ ráo nước. Sau đó bổ sung vào khoảng 1 – 2% vôi bột (phương pháp ủ nóng) trộn điều. Sau khi trộn điều cho phân vào trong hố đã chuẩn bị sẵn tiến hành ủ phân. Trong thời gian ủ theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của phân ủ.

Quan sát và tưới nước để đảm bảo độ ẩm (khoảng 70 – 80%) và nhiệt độ (khoảng 20 – 30C) cho môi trường nuôi. Sau khi trùn đã ổn định thì cho trùn ăn, sử dụng phân thỏ đã ủ hoai (mỗi lần cho ăn khoảng 0,3 - 0,5kg phân) pha loãng với nước và cho lên bề mặt sinh khối. Hàng ngày, quan sát lượng phân trên bề mặt và bổ sung thêm nếu trùn đã ăn hết phân.

Các chỉ tiêu theo dõi

Chỉ tiêu cảm quan: đánh giá cảm quan (mùi) của phân thỏ tươi, phân thỏ ủ 30 ngày, 60 ngày và phân thỏ sau khi được trùn Quế xử lý (phân trùn).

Theo dõi nhiệt độ của môi trường nuôi trong suốt thời gian tiến hành thí nghiêm. Sự phát triển của trùn: cân trọng lượng, tính sinh khối thay đổi ở các nghiệm thức.

Thời gian mùn hóa: khi phân thỏ được mùn hóa hết (không còn mùi hôi, phân thỏ đã mùn hóa)

3.2.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ chất độn (bã mía), phân thỏ đến sự sinh trƣởng và phát triển của trùn Quế

Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế.

Bảng 4. Thành phần thức ăn và khối lƣợng trùn thả nuôi ở thí nghiệm 2

NT KL trùn ban đầu KL sinh khối ban đầu Thành phần thức ăn

ĐC Khối lượng trùn thích hợp nhất được chọn từ thí nghiệm 1 1kg 100% phân thỏ 1 1kg 70% phân thỏ + 30% bã mía 2 1kg 50% phân thỏ + 50% bã mía 3 1kg 30% phân thỏ + 70% bã mía Cách tiến hành

Dụng cụ và môi trường nuôi tương tự ở thí nghiệm 1.

Số lượng trùn được thả nuôi ở thí nghiệm này chính là số lượng (mật số) mà trùn sinh trưởng và phát triển mạnh nhất (hiệu quả xử lý tốt nhất) trong thí nghiệm 1.

Tiến hành thả trùn nuôi và chăm sóc tương tự ở thí nghiệm 1.

Ủ thức ăn cho trùn: trộn phân thỏ với bã mía theo tỷ lệ đã định, kết hợp với 2% vôi bột theo phương pháp ủ nóng cho vào hố có chiều dài 1m, rộng 0,4m, cao 0,4m có độ ẩm khoảng 55% - 65%. Đậy kính lại bằng bao ni long để nhiệt độ tăng lên ủ khoảng 30 ngày.

Các chỉ tiêu theo dõi

Ghi nhận sự phát triển của trùn vào cuối thí nghiệm để so sánh sự khác biệt về sự phát triển của trùn ở các nghiệm thức.

Mẫu thịt trùn, mẫu cơ chất và phân trùn ở các nghiệm thức được sử dụng khảo sát các chỉ tiêu sau:

 Hàm lượng Carbon hữu cơ (Walkley-Black, 1934);  Hàm lượng Nitơ tổng số (Kjeldalh, 1883);

 Tỷ lệ carbon/nitrogen (C/N);

 Hàm lượng lân hòa tan bằng phương pháp Oniani;  Hàm lượng IAA(Indol Acetic Acid);

+ Chỉ tiêu ColiformsE.coli bằng phương pháp MPN.

3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu được trình bày dạng bảng và hình, kết quả được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2007 và phần mềm Minitab 16.0.

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hƣởng của khối lƣợngtrùn Quế đến khả năng mùn hóa phân thỏ và sự tăng trƣởng của trùn tăng trƣởng của trùn

4.1.1. Thời gian mùn hóa phân thỏ

Hình 4. Ảnh hƣởng của khối lƣợngđến thời gian mùn hóa phân thỏ

Ghi chú: ĐC = không có trùn; NT1 = có 30g trùn; NT2 = có 50g trùn; NT3 = có 70g trùn. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của khối lượngtrùn đến thời gian mùn hóa phân thỏ

cho thấy, thời gian mùn hóa giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 32,67 – 105,67 ngày. Trong đó, các nghiệm thức có trùn cho thời gian mùn hóa phân

thỏ nhanh gấp khoảng 2 – 3 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với ĐC không bổ sung trùn. Cụ thể, thời gian mùn hóa ở NT3 là nhanh nhất (32,67 ngày) nhanh gấp 3,23 lần so với ĐC và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với các nghiệm thức còn lại. Kế đến là NT2 và NT1, nhanh gấp 2,78 và 2,05 lần so với ĐC. Sự khác biệt này có lẽ là do trong hệ tiêu hóa của trùn Quế bao gồm vi sinh vật, nấm, xạ khuẩn… trong đó có nhiều vi sinh vật hiếu khí giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh (J. N. Parle, 1962). Vì vậy, khi khối lượngtrùn tăng dần từ NT1, NT2, NT3 thì khối lượngcủa hệ vi sinh vật này cũng tăng theo giúp cho phân thỏ được mùn hóa càng nhanh ở nghiệm thức có khối lượngtrùn cao. Còn ở ĐC thì phân thỏ mùn hóa nhờ hệ vi sinh vật có trong phân nên thời gian mùn hóa lâu hơn. Như vậy, nếu sử dụng trùn Quế để xử lý phân thỏ thì thời gian mùn hóa của phân sẽ giảm đi rất nhiều (giúp

105.67d 51.33c 38b 32.67a 0 20 40 60 80 100 120 ĐC NT1 NT2 NT3 T hờ i g ia n m ùn h óa ( ng ày ) Nghiệm thức Thời gian

giải quyết ô nhiễm môi trường trong thời gian ngắn hơn), điều này chứng tỏ trùn Quế có khả năng xử lý phân thỏ và khối lượngtrùn càng cao thì thời gian xử lý càng nhanh. Tuy nhiên, để có thể kết luận một cách chính xác, cần phải bố trí thí nghiệm với những nghiệm thức có khối lượngtrùn dao động nhiều hơn nữa.

4.1.2. Sự thay đổi nhiệt độ của môi trƣờng nuôi (C) trong thời gian nuôi trùn Quế ở các nghiệm thức

Bảng 5. Kết quả theo dõi nhiệt độ (C) ở các nghiệm thức

Nhiệt độ cao nhất (C) Nhiệt độ thấp nhất (C) Nhiệt độ trung bình(C)

ĐC 42,7 35 39,73a

NT1 29,6 25 26,97b

NT2 29 25,3 27,13b

NT3 29,8 25,7 26,98b

Ghi chú: ĐC = không có trùn; NT1 = có 30g trùn; NT2 = có 50g trùn; NT3 = có 70g trùn. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.

Từ bảng 5 cho thấy nhiệt độ trong mẻ ủ ở ĐC (không bổ sung trùn) cao hơn nhiều và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với các nghiệm thức 1, 2, 3 (có bổ sung trùn). Cụ thể là ĐC có nhiệt độ trung bình là 39,73C trong khi các nghiệm thức còn lại (NT1, NT2, NT3) nhiệt độ trung bình chỉ dao động trong khoảng 26,97 – 27,13C và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa ba nghiệm thức này. Lý giải cho điều này có lẽ là do các hoạt động đào xới, tìm thức ăn của trùn làm cơ chất trở nên tơi xốp và thoáng khí, vì vậy nhiệt độ ở các nghiệm thức có trùn giảm và thấp hơn hẵn so với ĐC. Theo Nguyễn Văn Bảy (2004) nhiệt độ phù hợp để trùn sinh trưởng và phát triển bình thường là từ 20 – 28o

C và theo Edward et al. (1998) trùn Quế sinh sản cao nhất ở nhiệt độ 25C.

Như vậy, nhiệt độ ở NT1, NT2, NT3 luôn nằm trong khoảng 20 – 30oC trong suốt thời gian thí nghiệm, chứng tỏ với cách chăm sóc đã tạo được môi trường có nhiệt độ thích hợp để trùn sinh trưởng và phát triển.

4.1.3. Ảnh hƣởng của khối lƣợngtrùn đến sinh trƣởng và phát triển của trùn Quế

Hình 5. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi khối lƣợng trùn

Ghi chú: NT1= có 30g trùn; NT2= có 50g trùn; NT3= có 70g trùn. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.

Qua hình 5 cho thấy khối lượng trùn ở các nghiệm thức đều tăng theo thời gian, tuy nhiên mức tăng tổng số khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95% giữa các nghiệm thức và tăng cao nhất ở NT2. Khối lượng trùn ở cuối thí nghiệm của mỗi nghiệm thức được xác định ở thời gian phân được mùn hóa hết. Như vậy, NT1 thời gian phân được mùn hóa hết là 51,33ngày, khối lượng trùn tăng 28,5g, tốc độ tăng trưởng trung bình là 0,56g/ngày; NT2 thời gian được mùn hóa hết là 38 ngày, khối lượng trùn tăng 36g, tốc độ tăng trung bình là 0,95g/ngày và NT3 thời gian phân được mùn hóa hết là 32,67 ngày, khối lượng trùn tăng 17,3g, tốc độ tăng trung bình là 0,53g/ngày. Sự khác biệt về độ tăng trưởng có thể được lý giải dựa trên cơ sở của nhiều nghiên cứu cho rằng trùn có khả năng ăn lượng thức ăn hằng ngày bằng với trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, khối lượng trùn không tăng tỷ lệ thuận theo sự gia tăng khối lượngvà khối lượng trùn cao nhất ở NT2 (có khối lượngtrùn ban đầu 50g) không chỉ cao hơn nghiệm thức có khối lượngtrùn ban đầu nhỏ nhất (NT1 với 30g trùn) mà còn cao hơn cả nghiệm thức có khối lượngtrùn ban đầu cao nhất (NT3 với 70g trùn). Nguyên nhân NT2 có tốc độ tăng trưởng cao nhất là do khối lượngtrùn phù hợp không có hiện tượng tranh giành thức

30 50 70 58.5b 86a 87.33a 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 NT1 NT2 NT3 K hồ i l ƣ ợn g tr ùn (g ) Nghiệm thức

Khối lượng thả nuôi Khối lượng thu hoạch

ăn, trùn tận dụng được tối đa nguồn dinh dưỡng được cung cấp nên sự sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ làm cho khối lượng trùn tăng lên đáng kể. NT1 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn NT2 có thể là do sinh sản hạn chế hơn (vì khối lượngthấp nên tỷ lệ bắt cặp cũng thấp hơn), còn ở NT3 mặc dù khối lượng trùn bổ sung vào ban đầu là cao nhất nhưng tốc độ phát triển lại thấp nhất, nguyên nhân có thể là do khối lượng trùn ban đầu được bổ sung vào quá nhiều so với diện tích ô nuôi và khối lượng phân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh thức ăn, môi trường sống,… từ đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của trùn.

Hình 6. Biều đồ thể hiện tốc độ tăng trƣởng của trùn ở các nghiệm thức

Ghi chú: NT1= có 30g trùn; NT2= có 50g trùn; NT3= có 70g trùn. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%

Như vậy, để lựa chọn khối lượngtrùn phù hợp sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo cần dựa vào cả hai yếu tố chính là thời gian mùn hóa của phân thỏ và tốc độ tăng trưởng. Thời gian mùn hóa của NT3 là ngắn nhất (32,67 ngày) nhưng tốc độ tăng trưởng là thấp nhất (0,53g/ngày) nên khối lượngcủa NT3 không thể chọn để sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo. NT1 có tốc độ tăng trưởng cao hơn NT3 (0,56g/ngày) nhưng cao hơn không nhiều, không những vậy NT1 có thời gian mùn hóa dài nhất (51,33 ngày) vì vậy NT1 cũng không thể chọn làm khối lượngcho thí nghiệm tiếp theo. Còn NT2 mặc dù có thời gian mùn hóa dài hơn NT3 nhưng dài hơn không nhiều (5,33 ngày) trong khi tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức này là cao nhất (0,95g/ngày). Như vậy, NT2 là nghiệm thức phù hợp sử dụng cho thí nghiệm tiếp theo.

0.56b 0.95a 0.53b 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1 NT1 NT2 NT3 T ốc đ ng t ởn g (g /n y) Nghiệm thức Tốc độ tăng

4.1.4. Đánh giá cảm quan (mùi) của phân thỏ trƣớc và sau khi xử lý bởi trùn Bảng 6. Đánh giá cảm quan (mùi)

Nghiệm thức Mức độ đánh giá

Rất hôi Khá hôi Hôi ít Không hôi

Phân thỏ tươi 100% 0 0 0

Phân thỏ ủ 30 ngày (không có trùn) 40% 60% 0 0

Phân thỏ ủ 60 ngày (không có trùn) 0 53,33% 33,33% 13,33%

Phân sau khi xử lý bởi trùn (phân trùn) 0 0 20% 80%

Qua kết quả đánh giá cảm quan nhận thấy rằng mùi hôi của phân thỏ giảm dần theo thời gian ủ phân và giảm nhanh hơn khi được xử lý bằng trùn Quế. Phân thỏ tươi qua đánh giá cảm quan có 100% số người đánh giá là rất hôi, sau khi ủ 30 ngày số người đánh giá rất hôi giảm còn 40% số người và có 60% số người đánh giá là khá hôi. Ủ đến 60 ngày có 53,33% số người đánh giá khá hôi, số người đánh giá hôi ít 33,33% và số người đánh giá không hôi là 13,33%. Nghiệm thức trùn xử lý thì có mùi hôi giảm rõ rệt, có 20% số người đánh giá hôi ít và có 80% số người đánh giá không hôi. Tóm lại, phân xử lý bằng trùn Quế đạt hiệu quả cao hơn so với phân ủ vì khi đánh giá cảm quan thì phân xử lý bằng trùn không có người nào đánh giá rất hôi và khá hôi trong khi phân ủ 30 ngày thì có 40% số người đánh giá rất hôi và 60% số người đánh giá khá hôi, phân ủ 60 ngày vẫn còn 53,33% số người đánh giá khá hôi.

Từ các kết quả phân tích trên cho thấy nghiệm thức có trùn xử lý thì phân thỏ được xử lý tốt hơn (mùi hôi giảm rõ rệt) và thời gian xử lý ngắn hơn. Điều này có thể là do trong phân trùn có rất nhiều vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…trong đó, có các vi khuẩn hiếu khí ngoài tác dụng giúp phân hủy chất hữu cơ nhanh còn làm giảm mùi hôi của phân (J. N. Parle, 1962).

4.2. Ảnh hƣởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự sinh trƣởng và phát triển4.2.1. Ảnh hƣởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sinh khối trùn Quế 4.2.1. Ảnh hƣởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sinh khối trùn Quế

Hình 7. Biểu đồ thể hiện khối lƣợng trùn trung bình

Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.

Kết quả thu hoạch cho thấy, khối lượng trùn trung bình giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhau và dao động trong khoảng 62 – 101,3g. Sinh khối trùn càng cao khi tỷ lệ chất độn càng thấp. Tuy nhiên, sinh khối trùn ở NT1 (30% chất độn) lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với ĐC (0% chất độn), nhưng cao hơn khoảng 1,3 – 1,6 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với NT2 và NT3. Điều này có thể là do, ở NT2 và NT3, tỷ lệ chất độn khá cao, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp nên khối lượng trùn trung bình sau thu hoạch không cao. Còn ở NT1 với tỷ lệ chất độn phù hợp (30%) thì mặc dù lượng phân thỏ có giảm nhưng vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho trùn phát triển. Đồng thời, với 30% bã mía bổ sung vào giúp trùn dễ dàng di chuyển để tìm thức ăn hơn. Ngoài ra, lượng bã mía này còn làm cho phân tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy và nguồn carbon cho vi sinh vật hoạt động (Dương Minh Viễn et al., 2007). Hơn nữa NT1 còn thể hiện ưu thế hơn về mặt ứng dụng cho vùng có nhiều phụ phẩm trồng trọt vì nó có thể vừa tận dụng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân thỏ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)