4.2.1. Ảnh hƣởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sinh khối trùn Quế
Hình 7. Biểu đồ thể hiện khối lƣợng trùn trung bình
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Kết quả thu hoạch cho thấy, khối lượng trùn trung bình giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhau và dao động trong khoảng 62 – 101,3g. Sinh khối trùn càng cao khi tỷ lệ chất độn càng thấp. Tuy nhiên, sinh khối trùn ở NT1 (30% chất độn) lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với ĐC (0% chất độn), nhưng cao hơn khoảng 1,3 – 1,6 lần và khác biệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% so với NT2 và NT3. Điều này có thể là do, ở NT2 và NT3, tỷ lệ chất độn khá cao, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp nên khối lượng trùn trung bình sau thu hoạch không cao. Còn ở NT1 với tỷ lệ chất độn phù hợp (30%) thì mặc dù lượng phân thỏ có giảm nhưng vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho trùn phát triển. Đồng thời, với 30% bã mía bổ sung vào giúp trùn dễ dàng di chuyển để tìm thức ăn hơn. Ngoài ra, lượng bã mía này còn làm cho phân tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy và nguồn carbon cho vi sinh vật hoạt động (Dương Minh Viễn et al., 2007). Hơn nữa NT1 còn thể hiện ưu thế hơn về mặt ứng dụng cho vùng có nhiều phụ phẩm trồng trọt vì nó có thể vừa tận dụng được phụ phẩm trồng trọt vừa xử lý được chất thải chăn nuôi.
Tóm lại, NT1 là lựa chọn thích hợp để nuôi trùn Quế vì NT1 có tỷ lệ chất xơ độn
101.3a 99a 75.7b 62c 0 20 40 60 80 100 120 ĐC NT1 NT2 NT3 K hố i l ƣ ợn g tr ùn ( g) Nghiệm thức khối lượng
triển với lượng phân cần xử lý nhiều hoặc vùng chăn nuôi không có phụ phẩm trồng trọt thì ĐC nên được chọn để áp dụng.
4.2.2. Hàm lƣợng vật chất khô của thịt trùn Quế
Hình 8. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng vật chất khô trung bình của thịt trùn
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Kết quả xác định hàm lượng vật chất khô có trong thịt trùn Quế cho thấy hàm lượng vật chất khô dao động trong khoảng 18,52 – 20,54% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% giữa các nghiệm thức. Kết quả này có lẽ là do, chế độ chăm sóc ở các nghiệm thức là tương đương nhau và luôn duy trì độ ẩm ở khoảng 80%, giúp độ ẩm của môi trường nuôi được giữ ổn định (thường xuyên tưới nước) dẫn đến hàm lượng ẩm của thịt trùn ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê mặc dù tỷ lệ chất độn khác nhau và từ đó dẫn đến vật chất khô của thịt trùn khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.
18.52a 20.54a 20a 19.35a 0 5 10 15 20 25 ĐC NT1 NT2 NT3 V ật c h ất k h ô (%) Nhiệm Thức Vật chất khô
4.2.3. Hàm lƣợng protein thô của thịt trùn Quế
Hình 9. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng protein thô của thịt trùn
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Hàm lượng protein thô của thịt trùn ở các nghiệm thức dao động từ 69,7 – 71,9%. Theo Phạm Thị Huỳnh Trâm (2008) cho rằng hàm lượng Protein thô của thịt trùn Quế là 71.86%. Giá trị này giữa các ĐC, NT1, NT2 khác nhau không có ý nghĩa thống kê nhưng giá trị này ở ĐC và NT1 khác biệt có ý nghĩa thống kê với NT3. Kết quả này có lẽ là do thành phần cơ chất (thức ăn của trùn Quế) giữa các nghiệm thức này có sự khác biệt về lượng đạm do sự chênh lệch về tỷ lệ chất độn. NT3 có hàm lượng protein thấp nhất do thành phần thức ăn của NT3 chủ yếu là chất độn (bã mía 70%) nguồn phân chỉ có 30%. Mặc dù NT1 và ĐC hàm lượng chất dinh dưỡng (phân thỏ) có trong cơ chất trước xử lý có cao hơn so với NT3, vì vậy hàm lượng protein thô ở ĐC và NT1 cao hơn so với NT3. Tuy protein ở NT3 thấp hơn NT1 và ĐC nhưng thấp hơn không nhiều (NT3 thấp hơn ĐC 2,2% và thấp hơn NT1 1,4% còn NT2 thì thấp hơn không có ý nghĩa thống kê). Như vậy, ta có thể nói tỷ lệ chất độn trong thức ăn của trùn có ảnh hưởng tới protein tổng số nhưng mức ảnh hưởng không nhiều.
Do đó, tùy điều kiện phát triển nông nghiệp ở từng địa phương mà ta có thể chọn tỷ lệ chất độn phù hợp. Ví dụ, ở vùng mà phụ phẩm trồng trọt không nhiều thì nên chọn ĐC hoặc NT1. Nhưng ở vùng có lượng phụ phẩm trồng trọt nhiều thì các NT2 và
71.9a 71.1a 70.9ab 69.7b
0 10 20 30 40 50 60 70 80 ĐC NT1 NT2 NT3 P rot ei n tổn g số ( %) Nghiệm thức Protein thô
4.2.4. Hàm lƣợng đạm amin của thịt trùn Quế
Hình 10. Biểu đồ thể hiện hàm lƣợng đạm amin của thịt trùn
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Qua biểu đồ trên cho thấy, hàm lượng đạm amin ở các ĐC (0,74mg/kg), NT1 (0,73mg/kg), NT2 (0,68mg/kg) khác biệt không có ý nghĩa thống kê, chỉ có NT3 (0,59mg/kg) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với NT1 và ĐC. Đạm amin là một đạm dễ tiêu, vì vậy nếu thịt trùn có hàm lượng đạm amin càng cao thì càng thích hợp cho việc sử dụng thịt trùn làm thức ăn cho vật nuôi. ĐC có hàm lượng đạm amin cao nhất nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với NT1 và NT2. Điều này cho thấy rằng, tỷ lệ chất độn 30% và 50% tuy có tạo sự khác biệt về hàm lượng đạm của cơ chất nhưng khác biệt không đủ lớn để ảnh hưởng đến hàm lượng đạm amin của thịt trùn Quế được nuôi từ các nghiệm thức này. Kết quả này cũng hợp lý khi liên hệ đến kết quả ở mục 4.2.3. Do đó, NT1 và NT2 có thể được xem là phù hợp cho việc nuôi trùn Quế để sản xuất thức ăn cho vật nuôi với chất lượng cao và giá thành sản xuất thấp. Qua đó còn xử lý được một lượng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt.
0.74a 0.73a 0.68ab 0.59b 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 ĐC NT1 NT2 NT3 H àm lƣ ợn g đạ m a m in (m g/ kg ) Nghiệm thức Đạm amin
4.2.5. Hàm lƣợng Nito tổng số trong phân trùn
Bảng 7. Hàm lƣợng Nito tổng số có trong cơ chất và phân trùn
Hàm lượng N tổng số Nghiệm thức
Cơ chất (%) Phân trùn (%) Tỷ lệ tăng (%)
ĐC 1,13a 1,25a 10,94b
NT1 0,98b 1,21a 23,73a
NT2 0,92b 1,03b 12,29b
NT3 0,8c 0,89c 10,91b
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.; NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Cơ chất có hàm lượng nito tổng dao động từ 0,8 – 1,13% và giảm dần từ ĐC đến NT3. ĐC có hàm lượng nito tổng cao nhất (1,13%) và NT3 có hàm lượng nito tổng thấp nhất (0,8%). Điều này là do tỷ lệ chất độn tăng dần từ ĐC đến NT3, mà nito tổng được cung cấp chủ yếu từ phân thỏ. Vì vậy tỷ lệ chất độn càng cao dẫn đến hàm lượng nito tổng càng thấp và ngược lại.
Phân trùn có hàm lượng nito tổng tăng so với cơ chất. Kết quả này là nhờ trong hệ VSV của trùn Quế có các nhóm vi khuẩn, đặc biệt là nhóm vi khuẩn cố định đạm tự do (Trần Diễm Trúc Đào. 2009).
Hàm lượng nito tổng của phân trùn nằm trong khoảng 0,89 – 1,25%. Hàm lượng nito tổng của ĐC là cao nhất (1,25%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với NT1 (1,21%). Tuy nhiên, hàm lượng nito tổng số của ĐC và NT1 cao hơn có ý nghĩa với NT2 (1,03%) và NT3 (0,89%). Mặc dù phân trùn ở NT1 có hàm lượng nito tổng không khác biệt với ĐC nhưng NT1 có hàm lượng nito tổng tăng là 23,73% cao hơn có ý nghĩa thống kê với NT2, NT3 và kể cả ĐC. NT1 có hàm lượng nito tổng tăng cao hơn ĐC có thể là do NT1 có tỷ lệ chất độn là 30% (bã mía) sẽ giúp tạo sự thông thoáng, giúp trùn di chuyển dễ dàng để tìm thức ăn hơn, đồng thời việc bổ sung bã mía vào phân ủ sẽ giúp phân tơi xốp, thoáng khí, cung cấp oxy và nguồn carbon cho vi sinh vật hoạt động (Dương Minh Viễn et al., 2007) nên giúp cho lượng vi sinh vật cố định đạm tốt hơn nên hàm lượng nito tổng của NT1 tăng đáng kể. Ở NT2 và NT3 tỷ lệ
với ảnh hưởng của hệ VSV cố định đạm từ cơ chất và phân thỏ vậy nên tỷ lệ của hai nghiệm thức này còn thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với NT1.
Đạm trong phân trùn tăng do 2 nguyên nhân: hàm lượng đạm trong cơ chất và hệ VSV cố định đạm (hệ VSV trong trùn Quế, hệ VSV trong cơ chất). Hiệu quả của 2 hệ VSV này khác nhau tuy nhiên chưa có người nào nguyên cứu về điều này. Xét về chỉ số đạm tổng thì tỷ lệ chất độn 30% ở NT1 là phù hợp để sản xuất phân hữu cơ sinh học đạm cao.
Tóm lại, NT1 là phù hợp vì có thể tận dụng được chất thải hữu cơ (phân thỏ) vừa tận dụng được phụ phẩm trong trồng trọt (bã mía). Nhưng một số vùng chăn nuôi không có phụ phẩm nông nghiệp thì ĐC có thể được chọn để nuôi trùn.
4.2.6. Hàm lƣợng Indol Acetic Acid (IAA) của phân trùn Bảng 8. Hàm lƣơng IAA có trong cơ chất và phân trùn
Hàm lương IAA Nghiệm thức Cơ chất (mg/kg) Phân trùn (mg/kg) Tỷ lệ tăng (%) ĐC 1,4a 1,95a 41,87ab NT1 1,12a 1,58a 40,71ab NT2 1,02a 1,67a 67,05a NT3 0,74b 0,84b 14,19b Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Hàm lượng IAA (hay còn gọi là auxin) của phân trùn tăng đáng kể so với IAA của cơ chất và cao nhất là ĐC (1,95mg/kg), thấp nhất là NT3 (0,84mg/kg). Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm tăng không đáng kể và không có ý nghĩa thồng kê giữa các NT1, NT2 và nhiệm thức ĐC. Ở NT3 mặc dù có tỷ lệ phần trăm tăng thấp nhưng thấp hơn không có ý nghĩa thống kê với NT2 và NT3. Hàm lượng IAA tăng đáng kể có thể là do hệ VSV trong hệ tiêu hóa của trùn Quế có khả năng tổng hợp hormone auxin, cytokinin và hormone Giberelin (Neilson, 1951 và Tomati, 1988).
IAA là kích thích tố tăng trưởng đầu tiên được xác định và giữ vai trò trung tâm trong sự tăng trưởng thực vật và nó được dùng như một chất điều hòa quá trình sinh học từ sự phân chia tế bào, kéo dài, phân hóa sinh mô, phát triển trái và hột (Stanier,
2003). Vì vậy nếu chú trọng về chỉ số IAA của phân trùn thì NT1 và NT2 là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, cũng có thể chọn ĐC nuôi trùn Quế để tổng hợp IAA trong điều kiện không có phụ phẩm trồng trọt để làm chất độn.
4.2.7. Hàm lƣợng lân hòa tan của cơ chất và phân trùn
Bảng 9. Hàm lƣợng lân hòa tan (P2O5) có trong cơ chất và phân trùn
Hàm lương lân hòa tan Nghiệm thức
Cơ chất (%) Phân trùn (%) Tỷ lệ tăng (%)
ĐC 1,36a 1,77a 29,9c
NT1 1,16b 1,79a 54a
NT2 1,01c 1,47b 45b
NT3 0,64d 0,91c 42,22b
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Qua số liệu trình bày trong bảng 9cho thấy hàm lượng lân hòa tan của phân trùn tăng so với cơ chất ban đầu. Phân trùn có hàm lượng lân hòa tan tăng là do trong biểu mô tiêu hóa ở đường ruột trùn tiết ra enzyme phosphatase (Ranganathan và Vinotha 1998) giúp phân giải lân khó tan thành lân dễ tan nên hàm lượng lân hòa tan sau khi trùn xử lý tăng.
Phân trùn có hàm lượng lân hòa tan cao nhất là 1,79% và thấp nhất 0,91%. Trong đó NT1 (1,79%) là cao nhất và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với ĐC (1,77%). Nghiệm thức 1 có hàm lượng lân hòa tan cao gấp khoảng 2 lần so với NT3 và gấp khoảng 1,2 lần so với NT2. Vậy NT1 là tối ưu nhất để thu được hàm lượng lân hòa tan cao nhất vừa tận dụng được phụ phẩm trồng trọt vừa xử lý được chất thải chăn nuôi. Nhưng trong trường hợp lượng chất thải chăn nuôi nhiều cần phải xử lý hoặc khu vực chăn nuôi không có phụ phẩm trồng trọt thì ĐC cũng có thể được áp dụng.
4.2.8. Tỷ lệ C/N của cơ chất và phân trùn
Bảng 10. Tỷ lệ C/N có trong cơ chất và phân trùn
Hàm lương C/N Nghiệm thức
Cơ chất Phân trùn Tỷ lệ giảm (%)
ĐC 9,254d 6,23d 32,68a
NT1 11,93c 8,45c 29ab
NT2 14,54b 12,51b 13,9c
NT3 18,86a 14,98d 20,51bc
Ghi chú: ĐC = tỷ lệ chất độn 0%; NT1= tỷ lệ chất độn 30%; NT2= tỷ lệ chất độn 50%.NT3 = tỷ lệ chất độn 70%. Các giá trị trung bình có ký tự theo sau khác nhau thể hiện khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%.
Nhìn chung tỷ lệ C/N của cơ chất và phân trùn tăng dần từ ĐC đến NT3. Có sự tăng dần đó là do thành phần thức ăn có tỷ lệ chất độn tăng dần từ ĐC đến NT3 (ĐC 0% chất độn, NT1 30% chất độn, NT2 50% chất độn, NT3 70% chất độn). Khi tỷ lệ chất độn tăng dần thì hàm lượng cacbon tăng đồng nghĩa với hàm lượng nito giảm, dẫn đến tỷ lệ C/N tăng dần từ ĐC đến NT3. Trong thức ăn nuôi trùn Quế người ta thường quan tâm đến thành phần và tỷ lệ của 2 nguyên tố cacbon dưới dạng cacbon hydrate và nito dưới dạng protein nitrate và amoniac, là những chất dinh dưỡng chính trong thức ăn của trùn Quế (Tăng Thanh Nhân. 2010). Theo Lê Văn Căn (1982) và Lê Hoàng Việt (1998) thì kết quả tỷ lệ C/N của các chất thải gia súc và các chất hữu cơ dùng để nuôi trùn Quế là 20 – 25. Tuy tỷ lệ C/N ở cơ chất (trình bày trong bảng trên) thấp hơn so với kết quả này nhưng khi sử dụng cơ chất cho trùn ăn thì trùn vẫn phát triển tương đối tốt, không có nghiệm thức nào bị chết hay bỏ đi. Qua đó có thể nói với tỷ lện C/N của cơ chất có thể phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế. Tỷ lệ C/N của phân trùn giảm so với tỷ lệ C/N của cơ chất là do hệ VSV trong đường ruột trùn và hệ vi sinh vật trong phân trùn đã phân giải một phần cellulose nên dẫn đến C trong phân trùn giảm; trong khi đó hàm lượng N lại tăng lên (nguyên nhân trình bày ở mục 4.2.5).
4.2.9. Thành phần vi sinh vật gây hại (Coliforms và E.Coli)
Bảng 11. Kết quả phân tích mật số Coliforms và E.Coli trong thịt trùn, phân trùn và phân thỏ tƣơi (đơn vị MPN/g)
Nghiệm thức
Mẫu phân thỏ tƣơi và phân trùn Mẫu thịt trùn
Mật số Coliforms Mật số E. Coli Mật số Coliforms Mật số E. Coli Phân thỏ tươi >110 x 105 >110 x 105 ĐC 110 x 102 9,3 x 102 7,5 x 102 0,36 x 102