1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế (perionyx excavatus) để xử lý phân bõ

89 596 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn Quế Perionyx excavatus để xử lý phân bò” được tiến hành nhằm mục tiêu xác định mật số trùn phù hợp cho thời gian phân hủy phân bò ngắn nhất, t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TRÙN QUẾ

(Perionyx excavatus) ĐỂ XỬ LÝ PHÂN BÕ

TS BÙI THỊ MINH DIỆU TRẦN THỊ MINH SÁNG

MSSV:3102855 LỚP:CNSH K36

Cần thơ, tháng 5/2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TRÙN QUẾ

(Perionyx excavatus) ĐỂ XỬ LÝ PHÂN BÕ

MSSV:3102855 LỚP:CNSH K36

Trang 3

PHẦN KÝ DUYỆT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS Bùi Thị Minh Diệu Trần Thị Minh Sáng

XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức chuyên môn cần thiết và quý báu cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Thị Minh Diệu cố vấn học tập lớp Công nghệ Sinh học khóa 36, cũng là giáo viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, đã tận tình hướng dẫn, luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô, cán bộ Viện, các anh, chị cán bộ phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử Thực vật, phòng thí nghiệm Sinh hóa, phòng thí nghiệm Công nghệ Enzyme, phòng thí nghiệm Phân tích Vô cơ – Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh Học, Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện tốt đề tài

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình Bác Trần Văn Quýnh đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi thực hiện tốt đề tài

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, cha mẹ, anh chị và tất cả các bạn bè của tôi đã cổ vũ, động viên, hỗ trợ, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Trần Thị Minh Sáng

Trang 5

TÓM LƢỢC

Ngành chăn nuôi bò chiếm một vị thế quan trọng với nhiều quy mô từ hộ gia đình đến trang trại vừa và nhỏ cung cấp thực phẩm (thịt, sữa) cho con người nhưng bên cạnh đó lượng phân và nước từ chuồng trại nuôi bò thải ra nếu không được xử lý triệt

để sẽ gây ô nhiễm môi trường Vì thế việc tìm ra phương pháp xử lý mới là rất cần

thiết Đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn Quế (Perionyx excavatus) để xử

lý phân bò” được tiến hành nhằm mục tiêu xác định mật số trùn phù hợp cho thời gian

phân hủy phân bò ngắn nhất, tỷ lệ chất độn phù hợp nhất cho sự phát triển của trùn Quế, số liệu về thành phần dinh dưỡng của thịt trùn Quế và phân sau khi được xử lý bằng trùn Quế Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của mật số trùn đến thời gian phân hủy được tiến hành với 4 nghiệm thức, mật số trùn lần lượt là 0%, 1,5%, 2,5%, 3% trên 3kg phân bò và kết quả cho thấy mật số trùn phù hợp cho thời gian phân hủy ngắn nhất là 3% trùn Quế + 3kg phân bò cho thời gian phân hủy 28,33 ngày, tốc độ tăng trưởng 1,19 lần Thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự phát triển của trùn Quế được khảo sát trên 4 tỷ lệ như sau: 0%, 30%, 50% và 70% bã mía, kết quả tỷ lệ chất độn phù hợp nhất cho sự phát triển của trùn Quế là 30% bã mía Kết quả về thành phần dinh dưỡng của thịt trùn Quế: tốc độ tăng trưởng 1,85 lần, mật số Coliforms và E.coli là không có, hàm lượng đạm amin 1,20%, hàm lượng protein tổng

số 70% và độ ẩm là 80,46% Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của phân sau

60 ngày xử lý bằng trùn Quế cho hàm lượng nitơ tổng số 1,81%, hàm lượng lân tổng

số 0,94%, hàm lượng IAA 2,44%, tỷ lệ C/N 10,22% và mật số Coliforms 74.10 2 CFU/g, E.coli 36 CFU/g

Từ khóa: bã mía, phân bò, tỷ lệ chất độn, trùn Quế (Perionyx excavates)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

PHẦN KÝ DUYỆT 3

LỜI CẢM TẠ 4

TÓM LƯỢC i

MỤC LỤC ii

DANH SÁCH BẢNG v

DANH SÁCH HÌNH vi

TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 1

1.3 Nội dung nghiên cứu 1

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về phân bò 3

2.2 Sơ lược về trùn Quế 3

2.2.1 Đặc tính sinh học của Trùn Quế 4

2.2.2 Đặc tính sinh lý của Trùn Quế 5

2.2.3 Sự sinh sản và phát triển 6

2.2.4 Giá trị của thịt trùn Quế 6

2.3 Sơ lược về phân trùn Quế (Vermicompost) 8

2.3.1 Khái niệm về phân trùn Quế (Vermicompost) 8

2.3.2 Thành phần của phân trùn 9

2.3.3 Tác dụng của phân trùn 10

2.4 Sơ lược về bã mía 11

2.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 12

2.5.1 Nghiên cứu trên thế giới 12

2.5.2 Nghiên cứu trong nước 12

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

Trang 7

3.1.1 Thời gian và địa điểm 14

3.1.2 Nguyên vật liệu 14

3.1.3 Thiết bị, dụng cụ 14

3.1.4 Hóa chất 14

3.2 Phương pháp nghiên cứu 15

3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trùn Quế đến khả năng phân hủy phân bò 15

3.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến sự phát triển của trùn Quế 16

Phân tích một số chỉ tiêu về thịt trùn và phân trùn 17

3.3 Phương pháp xử lý số liệu 18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn quế đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế ……… 19

4.1.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn Quế đến thời gian phân hủy phân bò 19

4.1.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn Quế lên tốc độ tăng trưởng của trùn Quế 20

4.1.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn Quế đến mùi của phân bò 22

4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế 22

4.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến tốc độ tăng trưởng của trùn Quế 22

4.3 Kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến một số chỉ tiêu về thịt trùn Quế 24

4.3.1 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng vật chất khô của trùn Quế 24

4.3.2 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng protein tổng số trong trùn Quế 25

4.3.3 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng đạm amin của trùn Quế26 4.3.4 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến sự hiện diện vi sinh vật có hại (E.coli và Coliforms) trong trùn Quế 27

4.4 Kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến một số chỉ tiêu chất lượng của phân trùn (Vermicompost) 28

4.4.1 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn lên hàm lượng nitơ tổng số 28

4.4.2 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng IAA 31

Trang 8

4.4.4 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến sự hiện diện của vi sinh vật có hại

(E.coli và Coliforms) trong phân trùn 35

4.4.5 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến tỷ lệ C/N trong phân trùn 36

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38

5.1 Kết luận 38

5.2 Đề nghị 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các hình ảnh thí nghiệm

Phụ lục 2: Các phương pháp phân tích

Phụ lục 3: Kết quả thí nghiệm

Phụ lục 4: Kết quả thống kê

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 1 Thành phần của các loại phân chuồng 3

Bảng 2 So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt trùn Quế và một số thức ăn chăn nuôi thông thường 7

Bảng 3 Đặc tính tổng quát của phân trùn nguyên chất 10

Bảng 4 Thành phần hoá học trong bã mía 11

Bảng 5 Cảm quan mùi ở các nghiệm thức 22

Bảng 6 Mật số vi sinh vật có hại (Coliforms và E.coli) trong thịt trùn Quế 27

Bảng 7 Mật số vi sinh vật có hại (Coliforms và E.coli) trong phân trùn 35

Bảng 8 Sự thay đổi tỷ lệ C/N và tỷ lệ C/N trung bình trong phân trùn của các nghiệm thức 36

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 1 Trùn Quế (Perionyx excavatus) 4 Hình 2 Phân trùn Quế (Vermicompost) 8 Hình 3 Biểu đồ Thời gian phân hủy trung bình của các nghiệm thức 19 Hình 4 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế ở các nghiệm thức 21 Hình 5 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế ở các nghiệm thức sau 60 ngày nuôi 23 Hình 6 Biểu đồ hàm lượng vật chất khô trung bình thịt trùn của các nghiệm thức 24 Hình 7 Biểu đồ hàm lượng Protein tổng số trung bình thịt trùn của các nghiệm thức 25 Hình 8 Biểu đồ hàm lượng đạm amin của thịt trùn của các nghiệm thức 26 Hình 9 Biểu đồ sự thay đổi hàm lượng nitơ tổng số trung bình của các nghiệm thức 28 Hình 10 Biểu đồ hàm lượng nitơ tổng số trung bình trong phân trùn của các nghiệm thức 29 Hình 11 Biểu đồ sự thay đổi hàm lượng IAA của các nghiệm thức 31 Hình 12 Biểu đồ hàm IAA trung bình trong phân trùn của các nghiệm thức 32 Hình 13 Biểu đồ sự thay đổi hàm lượng lân tổng số trung bình của các nghiệm thức 33 Hình 14 Biểu đồ hàm lượng lân tổng số trung bình trong phân trùn của các nghiệm thức 34

Trang 11

TỪ VIẾT TẮT

BGBL: Brilliant Green Bile Broth

IAA: Indol Acetic Acid

MPN: Most Probable Number

NPK: Nitơ Kali Phốtpho

NT: Nghiệm thức

VCK: Vật chất khô

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Dân số thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó

có Việt Nam Vì thế ngành chăn nuôi gia súc gia cầm trên thế giới cũng phát triển theo

để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi ở Việt Nam luôn giữ mức tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 8%/năm, chăn nuôi bò chiếm một vị thế quan trọng với nhiều quy mô, từ hộ gia đình đến trang trại vừa và nhỏ với phương thức tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như bãi

cỏ tự nhiên và rơm rạ

Ngành chăn nuôi bò phát triển nhanh giúp đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho con người, giúp phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng để lại nhiều hậu quả, nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường từ phân, nước thải nếu không được xử lý Hiện nay, đa số phân bò được sử dụng trực tiếp làm phân bón nhưng có thể ảnh hưởng không tốt (nhất là trồng rau) do có nhiều vi sinh vật có hại Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra phương pháp xử lý hiệu quả là vấn đề rất cần thiết Trong số đó phương pháp xử

lý mới cho nguồn chất thải này đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu thể hiện hiệu quả thiết thực, đơn giản, có tiềm năng ứng dụng rộng rãi đối với quy mô khác nhau là sử dụng trùn Quế Trùn Quế là loài trùn ăn phân, có khả năng chuyển hóa được khối lượng lớn phân bò thành phân hữu cơ sinh học (vermicompost) có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng (Nguyễn Văn Bảy, 2004) Ngoài ra thịt trùn Quế còn có thể sử dụng làm thức ăn cho thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm rất hiệu quả Do đó đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn Quế để xử lý phân bò” được tiến hành

1.2 Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu quy trình phù hợp để xử lý hiệu quả nguồn phân bò nhằm góp phần

xử lý ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm hữu ích cho chăn nuôi và trồng trọt

1.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

Ảnh hưởng của mật số trùn Quế đến khả năng phân hủy phân bò

Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn (bã mía) đến sự phát triển của trùn Quế và khả năng phân hủy phân bò

Trang 13

Xác định giá trị dinh dưỡng của thịt trùn Quế nuôi bằng phân bò và thành phần dinh dưỡng của phân hữu cơ sinh học được tạo ra từ phân bò sau khi được xử lý bằng trùn Quế

Trang 14

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về phân bò

Đầu năm 2007 trong Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại tại Bình Dương cho biết, cả nước có 1620 trang trại bò thịt, chủ yếu là trang trại nhỏ Quy mô tổng đàn dưới 100 con chiếm 1269 trang trại, chỉ có 28 trang tại có quy mô tổng đàn từ 200 con trở lên (Báo cáo của Cục Chăn nuôi tháng 3-2007)

Bò là loài ăn cỏ và có khả năng tiêu thụ lượng lớn thức ăn hằng ngày nên hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn được chúng hấp thụ rất ít, phần lớn chất dinh dưỡng dư thừa được thải ra ngoài môi trường theo phân Đó là nguyên nhân trong phân bò có hàm lượng chất dinh dưỡng cao Theo Lê Văn Căn, 1982 cho thấy trong một ngày đối với bò trưởng thành có thể thải ra từ 15-20 kg phân nguyên và 6-10 kg nước tiểu, với lượng phân thải ra như vậy nếu không được xử lý một cách hiệu quả thì chúng gây ô nhiễm đến môi trường rất nặng

Bảng 1 Thành phần của các loại phân chuồng

khác, được biết với tên gọi khác như Blue worm, Indian blue, Malaysia blue Trùn Quế được tìm thấy ở Ấn Độ, Ceylon, Úc, New Zealand và ở Việt Nam (Nguyễn Văn Bảy,

2004) Theo Selden et al (2005) trùn Quế được tìm thấy nhiều ở vùng nhiệt đới Châu

Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippin và một phần ở miền Nam nước Mỹ, Puerto Rico

Trùn Quế thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với số lượng lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sống trong đất Trùn Quế là một trong những giống trùn đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với

(Đơn vị: %)

Trang 15

các quy mô vừa và nhỏ, phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Philippine,

Ấn Độ, Úc Đây là loài trùn sinh sản nhanh, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa chất thảm ở Philippines, Australia

và một số nước khác (Gurrero, 1983; Edwards, 1995) Do có hàm lượng protein cao nên trùn Quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản,… Ngoài ra, trùn Quế còn được sử dụng trong y học Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản

xuất rau sạch

Hình 1 Trùn Quế (Perionyx excavatus)

(*Nguồn: http://www.dacbietthuvi.net201110ban-trun-que-giong-buon-ma-thuot-dac.html , 20/12/2013)

2.2.1 Đặc tính sinh học của Trùn Quế

Hình thái: thân trùn hơi dẹt, có 2 đầu nhọn Con trưởng thành có thể dài 10 -

15cm, nặng khoảng 0,08 – 0,15g, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2cm, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20% Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau: Protein: 68 –70%, Lipid: 7 – 8%, chất đường:

12 –14 %, tro 11 – 12% Thân hơi dẹt, có màu đỏ mận chín ở lưng, có đai sinh dục chiếm 5 đốt từ đốt thứ 13 đến đốt 17 và có 2 lỗ sinh dục đực nằm ở gần nhau, trong vùng lõm hình trứng ở đốt 18 Trùn Quế rất linh hoạt, cơ thể tiết ra hương thơm (Nguyễn Văn Bảy, 2004) Trùn trưởng thành bắt đầu khoảng chừng 12 đốt tính từ miệng và 6 đốt phủ ngoài Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên

Trang 16

dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng Phần trước của

nó màu tím đậm và phần sau màu đỏ đậm hoặc màu nâu (Selden et al., 2005) Đem chúng ra ngoài ánh sáng thì cơ thể phát dạ quang màu xanh tím

Trùn Quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều lần, thậm chí trong nhiều tháng Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt, các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Urer Trùn Quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó

2.2.2 Đặc tính sinh lý của Trùn Quế

Trùn Quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ cao, độ mặn và điều kiện khô hạn Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn Quế nằm trong khoảng từ

20 – 30oC Thời gian trưởng thành và tỷ lệ tăng trưởng của loài phụ thuộc vào mật số trùn và nhiệt độ, khi Tăng nhiệt độ lên đến 30oC thúc đẩy sự phát triển của trùn và giảm đi thời gian để trùn sinh sản Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh sản

là 25oC cả trong trong phân và nước thải bùn (Edwards,1998) Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết, hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao cũng bỏ đi hoặc chết Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy

Trùn Quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định Chúng thích hợp nhất vào khoảng pH từ 7,0 – 7,5 (Allee et al., 1930 và Petrov, 1946), nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng

sẽ bỏ đi Trùn Quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu

cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…) (Kale et al., 1988, Hallat et al., 1992) Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn Trong tự nhiên, Trùn Quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục Chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện ẩm độ thường xuyên

Trang 17

2.2.3 Sự sinh sản và phát triển

Trùn Quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định

và có độ ẩm cao Trùn Quế lớn lên trong kén –> trùn non – > trùn trưởng thành Chúng là loài lưỡng tính (Selden et al., 2005), có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, kén trùn di chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sanh xanh nhạt rồi vàng nhạt Mỗi kén có chứa nhiều trứng đã được thụ tinh, với điều kiện thích hợp chúng sẽ nở trong 2 – 3 tuần Theo Nguyễn Thị Huệ Thanh (2002), Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu

đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng Khoảng từ 15 - 30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997), từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản Với điều kiện thuận lợi, mỗi con trùn Quế có thể sinh được 20 con/tuần (Selden et al., 2005) Tốc độ sinh sản phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và môi trường

2.2.4 Giá trị của thịt trùn Quế

Trùn Quế là một loại thức ăn chăn nuôi có thành phần dinh dưỡng tương đối cao Đặc biệt, bột trùn sấy khô có hàm lượng các chất dinh dưỡng như đạm, lipit, celluloze… tăng cao hơn so với trùn tươi và các thành phần này tương đương với nhiều loại thức ăn thông thường

Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản (Protein: 47,24%; Lipid: 11,56%; Cellulose: 6,53% ) trong thịt trùn Quế còn có một lượng axid glutamic đáng kể (8%) Đây chính là thành phần cơ bản của bột ngọt hay mì chính nên khi sử dụng làm thức

ăn chăn nuôi thì vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, đẻ khỏe, ít bệnh tật và sẽ cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường

Trang 18

Bảng 2 So sánh thành phần dinh dưỡng giữa thịt trùn Quế và một số thức

ăn chăn nuôi thông thường

Chất

dinh

dưỡng

Giun Tươi

Bột giun sấy khô

Bột cá

Hạ Long

Bột khô đậu tương

Bột tằm Bột tép

đồng khô

(*Nguồn: Viện chăn nuôi quốc gia Việt Nam, 2009)

Theo Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương (2003) trùn Quế chứa hàm lượng protein rất cao, các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng protein của trùn

có thể đạt đến 70% trọng lượng khô Các acid amin trong protein của trùn khá đầy đủ

và cân đối Trùn tươi làm thức ăn để nuôi thủy sản rất tốt

Nguồn vi sinh vật từ trùn Quế nhiều hơn hẳn so với trong đất, nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Công nghệ Sinh học – Đại học mở TP.HCM; Đại học Y dược TP.HCM; Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 TP.HCM nghiên cứu, thực hiện phân lập và sàng lọc in vitro một số hoạt tính probiotic trong nuôi trồng thủy sản của 2 nhóm vi khuẩn, vi khuẩn nitrate hóa và Bacillus từ dịch trùn thô và phân trùn

Quế phân lập được 40 chủng Bacillus, thu nhận được 7 chủng: B subtilis, B

polyfermenticus, B pumilus, B licheniformis, B flexus, B thuringensis vừa có hoạt

tính probiotic cao vừa có khả năng đối kháng với nhiều vi khuẩn thường gây bệnh cho

động vật thủy sản (V harveyi, V parahaemolyticus, V alginolyticus, A hydrophyla, A caviae, P aeruginosa, E coli, S aureus ATCC 25923 (MRSA)), vừa có khả năng tạo

emzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulase và lipase) Đồng thời, phân lập được

10 chủng vi khuẩn oxy hóa amon và 7 chủng vi khuẩn oxy hóa nitrite Kết quả cho thấy 5 chủng đều có hoạt tính cao và có tiềm năng ứng dụng làm probiotic xử lý nitrate trong nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Văn Bảy, 2010) Hiện nay, trùn Quế còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả Trại Trùn Quế PHT ứng dụng thành công bài thuốc chữa các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch Đặc biệt, "Cao Tươi Kỳ Diệu"

(Đơn vị: %)

Trang 19

thuốc của lương y : Nguyễn An Định) có hiệu quả rất cao, bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn tiền đình, bệnh huyết áp ngay cả đối với những người đã bị liệt 18 tháng trở lại đây (http://www.dacbietthuvi.net201110ban-trun-que-giong-buon-ma-thuot-dac.html, 20/1/2014)

2.3 Sơ lƣợc về phân trùn Quế (Vermicompost)

2.3.1 Khái niệm về phân trùn Quế (Vermicompost)

Phân trùn được xem là quá trình chuyển hóa sinh học, các phức hợp hữu cơ giàu năng lượng bị phân hủy sinh học tạo sản phẩm mùn gọi là vermicomposting (Vermi là trùn, Compost là phân, vậy Vermicompost được gọi là phân trùn), mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường (Suthar and Singh, 2008) Các vật liệu được đưa qua hệ thống tiêu hóa của trùn với nhiều vi sinh vật cộng sinh thực hiện quá trình chuyển đổi diễn ra và kết thúc, chúng thải ra sinh khối (phân trùn) ra ngoài rất giàu dinh dưỡng như thiamin (12,9mg/kg), niacin (567mg/kg), acid pantotenic (18,4mg/kg), pyridoxine (6,6mg/kg), acidfolic (1,94mg/kg), biotin (1,53mg/kg) những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể trùn nhưng vẫn còn hoạt động

ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên (Nguyễn Văn Bảy, 2004)

Hình 2 Phân trùn Quế (Vermicompost)

(*Nguồn: http://trunqueasia.com , 20/1/2014)

Phân trùn là một loại phân hữu cơ thiên nhiên giàu chất dinh dưỡng thích hợp với nhiều loại cây trồng, chúng chứa các khoáng chất mà cây trồng có khả năng hấp thụ một cách trực tiếp mà không cần quá trình phân huỷ trong đất như những loại phân

Trang 20

trong đất nên nó có thể đẩy lùi những bệnh của cây trồng Phân trùn còn gia tăng khả năng giữ nước của đất, chống xói mòn Đặc biệt phân trùn thích hợp bón cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp cho việc sản xuất rau sạch (Edwards el al., 1998)

2.3.2 Thành phần của phân trùn

Phân trùn là loại phân hữu cơ giàu NKP (nitơ 2-3%, kali 1,85-2,25% và phospho 1,55-2,25%), (ngoài ra còn có lượng canxi (Ca), magiê (Mg), kẽm (Zn) và mangan (Mn) (Atiyeh et al., 2000)) Phân trùn chứa enzym như amylase, lipase, cellulase và chitinase và các acid amin: Acid Aspatic 0,4%, threonine 0,19%, Serine 0,2%, alanine 0,26%, Acid glutamic 0,44%, glycine 0,28%, valine 0,38%, Methionine 0,12%, Isoleucine 0,36%, Leucine 0,24%, Tyrosine 0,08%, phenylalanine 0,22%, lysine 0,16%, Hitidine 0,05%, Proline 0,19%, Systine 0,11%, tryptophan 0,25%, Arginine 0,09% mà các phân hữu cơ khác không có Khi được thải ra môi trường ngoài chúng

có chứa các chất dinh dưỡng, các vi khuẩn đất có lợi như vi khuẩn cố định đạm chúng tiếp tục phá vỡ các chất hữu cơ trong đất (để giải phóng các chất dinh dưỡng và làm cho nó có sẵn cho các rễ cây dễ hấp thu), kích thích tố tăng trưởng thực vật và enzyme (Edwards, 1988)

Phân trùn vẫn giữ được chất dinh dưỡng trong thời gian dài trong khi phân thông thường không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm cả NKP quan trọng cho cây với thời gian ngắn hơn phân trùn (Sinha et al., 2009)

Trang 21

Bảng 3 Đặc tính tổng quát của phân trùn nguyên chất

Edwards và Arancon (2004) đã tìm thấy rằng việc sử dụng phân trùn giúp ức chế bệnh do nấm và tuyến trùng thực vật ký sinh trên hồ tiêu, cà chua, dâu tây và nho

Dễ hấp thu:

Phân trùn Quế có độ PH trung tính có khả năng điều hòa đất trồng không bị kiềm hóa hay axit hóa, Phân trùn còn chứa các ấu trùng của trùn Quế, khi sinh sôi nảy nở và phát triển chúng có khả năng khử trùng đất khỏi các độc tố như cadmium, chì, và các kim loại nặng khác ở các vùng đất bị ô nhiễm bằng cách tối ưu hóa lượng vi khuẩn trong đất, gia tăng nồng độ nitơ (đạm) trong một trạng thái cây trồng dễ hấp thụ Acid humic trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng đồng thời kích thích sự phát triển mật độ vi khuẩn trong đất

Năng suất cây trồng cao:

Tăng tỉ lệ nảy mầm: Các thí nghiệm kiểm chứng cho thấy khi sử dụng phân trùn Quế hầu hết hạt nảy mầm nhanh hơn, kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao, cây con dễ hấp thụ và phát triển, mọc đều hơn so với các phân bón khác giúp nhà nông rút ngắn thời gian trồng Phân trùn Quế có khả năng thúc đẩy nhanh sự phát triển của cây trồng do khả năng giữ ẩm tốt và chứa IAA (Indol Acetic Acid) kích thích cây phát triển

Trang 22

Theo Neilson (1951) và Tomati (1988) khi thêm dung dịch chiết xuất từ phân trùn cho kết quả tăng trưởng tương tự như với việc bổ sung auxin, giberelin và cytokinin vào đất Vì là phân hữu cơ nên sử dụng phân trùn Quế giúp cây phát triển bền vững, ổn định, nhiều bông, sai trái, hoa đẹp giữ được màu và mùi thơm lâu Theo Singh (2009) báo cáo vụ mùa lúa mì khi trồng bằng phân trùn cho năng suất cao hơn

so với bón cùng một lượng phân bón hóa học

2.4 Sơ lƣợc về bã mía

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường Ở Việt Nam, mía là nguyên liệu duy nhất sản xuất đường saccharose Đối với ngành công nghiệp đường mía, bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép (Jennifer và

Trade, 2008)

Bảng 4 Thành phần hoá học trong bã mía

Nguồn: a/ Chu Thị Thơm et al ( 2006)

b/ Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Viện Chăn nuôi Quốc gia ( 2001)

c/

http://www.biotechnologyforbiofuels.com/content/4/1/54 , ngày 20/1/2014

Tính đến quí I (2013) cả nước ta đã có 40 nhà máy đường đi vào sản xuất Các nhà máy đã ép 8.969.000 tấn mía (http://www.vinhphucit.gov.vn/so-cong-thuong-vinh-phuc.gplist.28.gpopen.6668.gpside.1.gpnewtitle.tinh-hinh-san-xuat-va-tieu-thu-

được sử dụng để trồng nấm, sản xuất điện, nhiên liệu sinh học, thức ăn gia súc hoặc là

ủ phân hữu cơ để trồng cây,… Tại các nhà máy đường, bã mía thường được đem đi đốt

để cung cấp một phần năng lượng cho nhà máy, hoặc kết hợp với các phụ gia khác để sản xuất ván ép, nhưng chủ yếu là được đốt đi và điều đó gây ảnh hưởng xấu đến môi

Trang 23

trường Cây mía được trồng từ Bắc tới Nam Thành phần hóa học của mía thay đổi

theo giống, đất đai và chế độ canh tác Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước,

48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan mà chủ yếu là đường (Jennifer và Trade, 2008)

2.5 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

2.5.1 Nghiên cứu trên thế giới

Sinha & Bharmbe (2007) nghiên cứu và báo cáo sự tăng trưởng cực kỳ tốt của ngô và lúa mì cây trồng trong chậu bằng phân trùn so với phân trộn thông thường và phân bón hóa học

Singh et al (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của pH của cơ chất đến sự phát triển

của trùn Quế P excavatus Kết quả cho thấy P excavatus có thể hoạt động trong

khoảng pH từ 4,3 – 8,2, tuy nhiên, chất thải hữu cơ có pH ban đầu gần trung tính được xem là điều kiện tối ưu cho trùn phát triển

Edwards và Lofty (1972) nghiên cứu cho thấy chất hữu cơ có trong thức ăn sẽ cung cấp năng lượng cho trùn và ảnh hưởng đến hoạt động của nó Khoảng 5-10% thức ăn được hấp thụ vào các mô cho sự tăng trưởng và hoạt động chuyển hóa của trùn, phần còn lại được bài tiết như vermicast Vermicast được trộn với tiết nhầy nhờ các vi khuẩn trong thành ruột và biến thành phân

Edwards & Bolen (1996) nghiên cứu cho thấy sự phân bố hàm lượng chất dinh dưỡng có trong đất cũng ảnh hưởng đến khả năng phân bố của trùn Quế Những loại đất nghèo dinh dưỡng thì số lượng trùn không nhiều, ngược lại những vùng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì số lượng trùn gia tăng đáng kể

2.5.2 Nghiên cứu trong nước

Năm 2010 nhóm nghiên cứu ở Khoa Công nghệ Sinh học – Đại học mở TP.HCM; Đại học Y dược TP.HCM; Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 TP.HCM nghiên cứu, thực hiện phân lập và sàng lọc in vitro một số hoạt tính probiotic trong nuôi trồng thủy sản của 2 nhóm vi khuẩn, vi khuẩn nitrate hóa

và Bacillus từ dịch trùn thô và phân trùn Quế phân lập được 40 chủng Bacillus, thu

nhận được 7 chủng: B subtilis, B polyfermenticus, B pumilus, B licheniformis, B flexus, B thuringensis vừa có hoạt tính probiotic cao vừa có khả năng đối kháng với

nhiều vi khuẩn thường gây bệnh cho động vật thủy sản

Trang 24

Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương (2003) nghiên cứu trùn Quế chứa hàm lượng protein rất cao, các kết quả phân tích cho thấy hàm lượng protein của trùn có thể đạt đến 70% trọng lượng khô Các acid amin, trong protein của trùn Quế khá đầy đủ và cân đối Đặc biệt trong sinh khối của trùn Quế chứa rất nhiều vitamin như thiamin (12,9mg/kg), niacin (567mg/kg), acid pantotenic (18,4mg/kg), pyridoxine (6,6mg/kg), acidfolic (1,94mg/kg), biotin (1,53mg/kg)

Trần Dương Xuân Vĩnh (2009) cho thấy trùn Quế có khả năng xử lý bùn đáy ao

cá tra thâm canh Trong hỗn hợp (75% bùn đáy ao + 25% rơm) cho hiệu quả xử lý cao nhất từ 1kg trùn sau 90 ngày xử lý được 66,62kg bùn thải, hiệu suất chuyển hóa bùn thành phân trùn đạt 54,69% các hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao (CHC 32,91%, đạm tổng 1,47%, lân tổng 1,67%, K 1,98%, NPK tổng 5,29%)

Vũ Đình Tôn và ctv (2009) đã nghiên cứu sử dụng phân trùn Quế nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng cho cây trồng

Trang 25

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện nghiên cứu

3.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: tiến hành từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 05 năm 2014

Địa điểm: thí nghiệm nuôi trùn được thực hiện tại ấp Tường Thọ, xã Thới Hòa, huyện Trà n, tỉnh Vĩnh Long và phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm Sinh học phân tử thực vật thuộc Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ

3.1.2 Nguyên vật liệu

Bã mía được thu từ nhà máy đường Phụng Hiệp, Hậu Giang

Phân bò tươi được thu từ các hộ gia đình ở ấp Tường Thọ xã Thới Hòa Huyện Trà

3.1.4 Hóa chất

Acid sulphuric (H2SO4) đậm đặc, H2SO4 0,1N, NaOH 0,1N, NaOH 40%, chất xúc tác (hỗn hợp K2SO4 : CuSO4 theo tỷ lệ 3:1), acid clohydric (HCl), dung dịch tiêu chuẩn phosphor, thuốc thử Kovac‟s, Diphenylamine, Natri clorua (NaCl), Hydrogenocarbonate natri (NaHCO3), môi trường canh thang Tryptose et Lauryl sulfate natri, môi trường xanh lục sáng (Brilliant Green Bile Broth – BGBL), môi trường peptone d‟indol

Trang 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Ảnh hưởng của mật độ trùn Quế đến khả năng phân hủy phân bò

Mục đích thí nghiệm: Xác định mật số trùn Quế phù hợp để xử lý hiệu quả phân

Bố trí thí nghiệm:

Nghiệm thức đối chứng: 0% trùn Quế + 3kg phân

Nghiệm thức 1: 1.5% trùn Quế + 3 kg phân

Nghiệm thức 2: 2.5% trùn Quế + 3 kg phân

Nghiệm thức 3: 3% trùn Quế + 3 kg phân

Thí nghiệm sử dụng 3kg phân bò tươi (không ủ), mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần, tổng cộng có 12 đơn vị thí nghiệm

Cách tiến hành

Chuẩn bị chuồng nuôi:

Chuồng nuôi được xây bằng gạch kiên cố, có độ dóc gồm 12 ô, mỗi ô có chiều dài 60cm, rộng 40cm, cao 30cm Bên trên có mái che bằng lá có thể tránh được nắng mưa, thoáng mát

Cách thả trùn giống:

Tiến hành thả trùn vào buổi sáng, cân trùn tinh theo tỷ lệ của từng nghiệm thức thả vào 1kg chất nền (cơ chất làm môi trường cho trùn sống ban đầu) đã trải trước ở bên trong ô, sau khi thả thì quan sát loại bỏ những con trùn yếu không có khả năng sống để tránh ảnh hưởng đến các trùn còn lại

Cách cho ăn và chăm sóc:

Sau khi thả trùn giống được 1 - 2 ngày thì nên cho trùn ăn Thức ăn rải trên mặt luống thành vệt dài hoặc từng đám mỏng cách đều nhau hoặc theo từng ụ để khi nhiệt

độ trong ô tăng cao hoặc trong thức ăn có chất gây sốc thì trùn có khoảng trống chui lên thở Cho trùn ăn mỗi lần 0,5 kg phân bò, quan sát mỗi ngày nghiệm thức nào trùn

ăn hết thì tiến hành cho ăn tiếp tục cho đến hết 3kg phân bò Còn nghiệm thức đối chứng không có trùn nên để 3kg phân bò cho phân hủy tự nhiên và quan sát ghi nhận ngày phân hủy hết của từng nghiệm thức

Trang 27

Tùy theo điều kiện môi trường có thể tưới nước 1 lần/ngày khi trời nắng, trời mưa thì 2 ngày tưới một lần để đảm bảo độ ẩm từ 70 - 85% (khảo sát bằng cách dùng tay bóp cơ chất nếu mở tay ra cơ chất vẫn giữ nguyên hình dạng và không có nước chảy ra là độ ẩm phù hợp)

Thu hoạch trùn:

Sau khi kết thúc thí nghiệm, tiến hành thu hoạch trùn, bằng cách: trải đều sinh khối trùn (bao gồm phân sau xử lý và trùn Quế) ra nền đất bằng phẳng, để dưới trời nắng Trùn rất sợ nóng, sẽ chui xuống đáy, gạt bỏ lớp phân trùn bên trên sẽ thu được trùn tinh, đem cân

Các chỉ tiêu đánh giá

Nhiệt độ: 3 ngày đo 1 lần bằng nhiệt kế

Chỉ tiêu cảm quan: mùi (Lập phiếu đánh giá cảm quan theo mức độ: rất hôi, hôi,

ít hôi, không hôi, khảo sát ý kiến của 10 người)

Sự phát triển của trùn: cân khối lượng trùn tinh ở các nghiệm thức vào cuối thí nghiệm

Thời gian phân bò được phân hủy hết (phân đã mùn hóa)

3.2.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến sự phát triển của trùn Quế

Mục đích thí nghiệm: khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất xơ độn đến sự phát triển

của trùn Quế trên cơ chất phân bò từ đó xác định tỷ lệ chất độn phù hợp để đạt hiệu quả phân hủy cơ chất cao nhất

Bố trí thí nghiệm:

Nghiệm thức đối chứng: 0% bã mía + 100% phân bò

Nghiệm thức 1: 30% bã mía + 70% phân bò

Nghiệm thức 2: 50% bã mía + 50% phân bò

Nghiệm thức 3: 70% bã mía + 30% phân bò

Thí nghiệm được bố trí gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, tổng cộng có 12 đơn vị thí nghiệm

Cách tiến hành

Ủ thức ăn cho trùn:

Trang 28

Trộn phân bò và bã mía theo tỷ lệ đã định, kết hợp 2% vôi bột theo phương pháp

ủ nóng tạo thành đóng ủ dài 1m, rộng 1m, cao 1 - 1,3m có độ ẩm 50 – 60%, sau 4 tuần

ủ có thể dùng làm thức ăn cho trùn

Tiến hành nuôi trùn:

Chuồng nuôi thiết kế giống thí nghiệm 1 Tiến hành thả trùn vào buổi sáng, thả trùn với mật số cho khả năng phân hủy tốt nhất ở thí nghiệm 1 sau khi thả thì quan sát loại bỏ những con trùn yếu không có khả năng sống để tránh ảnh hưởng đến các trùn còn lại

Sau khi thả trùn giống được 1 - 2 ngày thì nên cho trùn ăn Thức ăn rải trên mặt luống thành vệt dài mỏng cách đều nhau hoặc theo từng ụ để khi nhiệt độ trong luống tăng cao hoặc trong thức ăn có chất gây sốc thì giun có khoảng trống chui lên thở Cần theo dõi độ ẩm và tưới nước cho trùn, chú ý quan sát ô nuôi thường xuyên

để phát hiện và phòng tránh những thiên địch gây ảnh hưởng đến trùn như: kiến, cốc Thu hoạch trùn:

Sau 60 ngày, tiến hành thu hoạch trùn, bằng cách: trải đều sinh khối trùn ra nền đất bằng phẳng, để dưới trời nắng Trùn rất sợ nóng, sẽ chui xuống đáy, gạt bỏ lớp phân trùn bên trên sẽ thu được trùn tinh, đem cân

Các chỉ tiêu nghiên cứu:

Xác định thành phần (C/N của các NT) khi bắt đầu và kết thúc thí nghiệm

Sự phát triển của trùn: cân khối lượng trùn tinh ở các nghiệm thức vào cuối thí nghiệm

Phân tích một số chỉ tiêu về thịt trùn và phân trùn

Thịt trùn

Mẫu trùn thu về ở từng nghiệm thức khác nhau đem rửa sạch sau đó ngâm từ

8-10 giờ rùi mới sử dụng vào phân tích

Phân tích hàm lượng vi sinh vật có hại (E.coli và Coliform) (Phụ lục 2)

Xác định độ ẩm (Phụ lục 2)

Xác định hàm lượng nitơ tổng số (Phụ lục 2)

Xác định hàm lượng đạm amin (Phụ lục 2)

Trang 29

Phân trùn

Xác định hàm lượng carbon hữu cơ (Phụ lục 2)

Xác định hàm lượng nitơ tổng số (Phụ lục 2)

Xác định hàm lượng lân hòa tan (Phụ lục 2)

Phân tích hàm lượng IAA (Phụ lục 2)

Phân tích hàm lượng vi sinh vật có hại (E.coli và Coliform) (Phụ lục 2)

3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được trình bày dạng bảng và hình, kết quả được xử lý trên Excel 2003 và phần mềm Minitab 16.0 (ANOVA ONE-WAY)

Trang 30

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn quế đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế 4.1.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn Quế đến thời gian phân hủy phân bò

Hình 3 Biểu đồ Thời gian phân hủy trung bình của các

nghiệm thức

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Để xác định độ phân hủy của phân cần dựa vào màu sắc của phân, phân phân hủy hoàn toàn thường có màu nâu hoặc màu xám đen

Dựa vào kết quả thống kê trên hình 3 cho thấy thời gian phân hủy trung bình giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê, NT 3% trùn Quế có thời gian phân hủy trung bình ngắn nhất (28,33 ngày), và xử lý nhanh gấp 2,39 lần so với NT 0% Trùn Quế (67,67 ngày), và cả 3 nghiệm thức phân xử lý bởi trùn quế ở các mật số khác nhau đều tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với 0% trùn Quế Theo kết quả thí nghiệm cho thấy các NT có trùn Quế cho thời gian phân hủy nhanh hơn nhiều so với không có trùn Quế, kết quả tương đối phù hợp với nghiên cứu của Võ Thị Minh Trang (2005) cho thấy phân bò và phân heo được xử lý bằng trùn Quế có thời gian phân hủy ngắn hơn, chất lượng phân tốt hơn so với phân ủ với rơm thông thường Nguyên nhân được cho

là do trong đường ruột của trùn có nhiều vi sinh vật cộng sinh có ích sẽ đi theo phân ra môi trường

ngoài và tiếp tục hoạt động phân giải các hợp chất hữu cơ trong thời gian dài nên làm cho phân có thời gian phân hủy nhanh hơn phân ủ thông thường không có trùn Quế

Trang 31

Kết quả cũng cho thấy thời gian phân hủy trung bình của phân bò được xử lý bởi trùn Quế với 3 tỷ lệ khác nhau cũng khác biệt có ý nghĩa về thống kê Nguyên nhân có

lẽ là do mật số trùn Quế càng tăng thì khả năng tiêu thụ phân bò cũng tăng Hơn nữa, mật số vi sinh vật có ích có trong phân cũng tăng theo mật số trùn Quế Sử dụng 3% trùn Quế cho thời gian phân hủy hiệu quả nhất

Nhiệt độ của ô nuôi ở các nghiệm thức cũng được khảo sát Kết quả thể hiện ở bảng 31 (phụ lục 4) cho thấy mặc dù có khác nhau về mật số trùn ở 3 NT nhưng nhiệt

độ trung bình ở 3 NT này khác biệt không có ý thống kê và dao động trong khoảng (27,13-27,39oC), phù hợp với nhiệt độ phát triển của trùn Quế Theo Nguyễn Văn Bảy (2003) nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế dao động khoảng 20-28oC, trùn sinh sản kém ở nhiệt độ khoảng 5-20oC, nhưng nhiệt độ tối ưu nhất cho trùn phát triển là khoảng 25-28oC Mặc dù ở tất cả các NT đều được kiểm soát độ ẩm tương đương nhau nhưng NT không có thả nuôi trùn Quế nhiệt độ trung bình là 35,34oC cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các NT có trùn Quế Nguyên nhân có thể do NT này phân để cho phân hủy trong điều kiện tự nhiên ở dạng khối ủ vi sinh vật phát triển sinh ra nhiều nhiệt nên nhiệt độ thường bằng hoặc cao hơn nhiệt độ của điều kiện môi trường bên ngoài Đây cũng là lý do phân bò sau khi ủ phải

để một thời gian cho nhiệt độ giảm thì mới sử dụng nếu sử dụng ngay nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng

Tóm lại, mật số trùn Quế có ảnh hưởng đến thời gian phân hủy của phân bò, trong thí nghiệm mật số trùn càng tăng thì thời gian phân hủy càng ngắn và trong quá trình nuôi, mật số trùn không làm thay đổi đổi nhiệt độ của ô nuôi khi kiểm soát độ ẩm phù hợp

4.1.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn Quế lên tốc độ tăng trưởng của trùn Quế

Kết thúc thí nghiệm khảo sát mật số trùn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của trùn quế cho thấy mật số trùn của các nghiệm thức: 1,5%; 2,5% và 3% trùn Quế có xu hướng tăng Từ đó cho thấy trùn Quế không những giúp rút ngắn thời gian phân hủy

mà còn thu được khối lượng trùn mang lại hiệu quả kinh tế Theo kết quả thí nghiệm cho thấy NT 3% trùn Quế có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 1,19 lần khác biệt có ý nghĩa so với NT có tỷ lệ trùn Quế 1,5% (1,04 lần) và 2,5% (1,01 lần), nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình của NT 1,5% và NT 2,5% là khác biệt không có ý nghĩa về thống kê

Trang 32

Kết quả phân tích hình 4 cho thấy tốc độ tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế ở 3 NT là tương đối thấp có thể là do thí nghiệm thực hiện trong thời gian tương đối ngắn so với thời gian phát triển của trùn Quế, theo nghiên cứu của Are Llano (1997) cho thấy trùn Quế có thời gian kén nở (16- 21 ngày), thời gian trưởng thành (28-56 ngày) và tổng thời gian từ gian đoạn kén nở đến khi trưởng thành (44-71 ngày) Cho nên trong thời gian 30 ngày là khoảng thời gian trùn thích ứng với điều kiện môi trường, trùn con phát triển thành trùn trưởng thành và trùn trưởng thành tạo ra kén, trong thời gian này chưa có sự xuất hiện của trùn con đó là nguyên nhân tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế thấp

Hình 4 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế

ở các nghiệm thức

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Tốc độ tăng trưởng trung bình của các nghiệm thức khác nhau nguyên nhân là do trùn Quế bổ sung vào ở tỷ lệ khác nhau điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (2004) cho thấy sinh khối trùn Quế ở cuối thí nghiệm phụ thuộc vào mật số thả nuôi ban đầu Giữa 2 NT 1,5% và 2,5% trùn Quế tuy thả nuôi với tỷ lệ khác nhau nhưng tốc độ tăng trưởng lại khác biệt không có ý nghĩa về thống kê nguyên nhân có thể do sự khác biệt về 2 tỷ lệ này vẫn chưa đủ lớn và đều được nuôi trên 3kg phân bò như nhau nên vẫn chưa có khác biệt về tốc độ tăng trưởng Dựa vào kết quả phân tích trên có thể thấy NT có 3% trùn quế là cho tốc độ tăng trưởng cao có thể sử dụng vào thí nghiệm tiếp theo

Trang 33

4.1.3 Ảnh hưởng của tỷ lệ trùn Quế đến mùi của phân bò

Bảng 5 Cảm quan mùi ở các nghiệm thức

có trong môi trường tự nhiên Kết quả bảng 7 khảo sát chỉ tiêu cảm quan mùi ở các tỷ

lệ trùn Quế 0% và 1,5% đều ở mức độ ít hôi và ở 2,5%, 3% là không hôi Sự khác nhau về mức độ mùi ở các nghiệm thức có thể do cách đánh giá cảm quan của từng người là khác nhau Mặc dù khác nhau về mật số trùn Quế nhưng phân sau xử lý ở tất

cả các nghiệm thức đều có chung đặc tính là có màu đen, tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm cao, mùi hôi giảm so với ban đầu Điều đó cho thấy trùn Quế có khả năng xử lý ô nhiễm mùi hôi từ phân bò

Từ kết quả trên cho thấy có thể sử dụng trùn Quế để xử lý ô nhiễm mùi hôi từ phân bò thay cho phương pháp ủ thông thường Vì thu được sinh khối trùn Quế làm thức ăn cho chăn nuôi, rút ngắn thời gian phân hoai và phân có thể sử dụng trực tiếp vào trồng trọt, cho hiệu quả kinh tế hơn so với phương pháp ủ thông thường

4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến sự sinh trưởng và phát triển của trùn Quế 4.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến tốc độ tăng trưởng của trùn Quế

Sau 60 ngày nuôi thì tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế cao nhất là ở 30% bã mía tăng (1,85 lần), kế đến là nghiệm thức 0% (1,81 lần), NT 50% là (1,5) và thấp nhất là ở 70% bã mía (1,35 lần) Qua kết quả thống kê ở hình 5 cho thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế ở nghiệm thức 0% và 30% khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT 50%và NT 70%, giữa NT 50% và NT 70% thì tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế cũng khác biệt có ý nghĩa về thống kê Sự khác biệt tốc độ tăng trưởng của trùn giữa các nghiệm thức là do hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn Cơ thể trùn có hàm lượng đạm cao, muốn tạo ra trùn mới thì thức ăn của chúng phải có nhiều đạm (Nguyễn Lân Hùng, 2003) Kết quả thí nghiệm cho thấy ở ĐC và NT 1 cho tốc độ tăng trưởng cao phù hợp Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bảy (2004) cho rằng phân bò là loại thức

Trang 34

ăn rất thích hợp cho trùn Theo Vũ Đình Tôn et al (2010) và Tăng Thanh Nhân (2010) sinh khối trùn Quế tăng cao khi nuôi với 100% phân bò tươi và ở các nghiệm thức có chất độn phân bò

Hình 5 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế ở các

nghiệm thức sau 60 ngày nuôi

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Dựa vào kết quả trên cho thấy tỷ lệ chất độn có ảnh hưởng đến sự tăng sinh khối của trùn, điều này phù hợp với nghiên cứu của Suthar (2007) cho rằng số lượng trùn sinh ra có liên quan mật thiết đến chất lượng của cơ chất Do đó đây là tiền đề cho việc xác định tỷ lệ chất độn phù hợp nhất, do phân bò có hàm lượng chất dinh dưỡng cao còn trong bã mía lại tương đối thấp nhưng nếu phối trộn ở tỷ lệ thích hợp qua quá trình

ủ làm cho bã mía phân hủy khi sử dụng chúng làm thức ăn cho trùn thì bã mía làm cho

cơ chất có độ tơi xốp, giữ ẩm tốt thuận lợi cho việc di chuyển tìm kiếm thức ăn nên tốc

độ phát triển của trùn tăng cao điển hình là ở NT 30% bã mía , còn ở NT 50% và NT 70% do phối trộn tỷ lệ bã mía tương đối cao thời gian ủ ngắn bã mía chưa hoai hết hoàn toàn, thông thường thì trùn chỉ ăn những chất dinh dưỡng hoai mục còn những phần bã mía chưa hoai trùn không ăn được từ đó làm cho thức ăn của trùn trong hai nghiệm thức này trở nên ít hơn và trùn phải cạnh tranh nhau về thức ăn có thể làm cho trùn chết hoặc bỏ đi, mặt khác do lượng bã mía chưa hoai hết trong quá trình ủ làm cho môi trường thô cứng, không xốp mịn cản chở hoạt động di chuyển của trùn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của trùn nên tốc độ tăng trưởng trưởng trung bình của trùn Quế tương đối thấp

Trang 35

Qua kết quả thí nghiệm trên căn cứ vào tốc độ tăng trưởng trung bình của trùn Quế ở các nghiệm thức cho thấy với tỷ lệ (30% bã mía + 70% phân bò) cho hiệu quả nhất và có thể lựa chọn để nuôi trùn Quế vừa xử lý được nguồn phân bò, vừa tận dụng được nguồn phế phẩm từ công nghiệp là bã mía góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

4.3 Kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến một số chỉ tiêu về thịt trùn Quế

4.3.1 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng vật chất khô của trùn Quế

Hình 6 Biểu đồ hàm lượng vật chất khô trung bình thịt trùn của các

nghiệm thức

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Kết quả phân tích thống kê ở hình 6 và bảng 20 (phụ lục 3) cho thấy hàm lượng vật chất khô trung bình giữa NT 0% (19,51%), NT 30% (19,54%) và NT 50% (19,70%) là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống

kê so với NT 70% (20,34%) Mặc dù NT 70% có hàm lượng vật chất khô khác biệt có

ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại nhưng khác biệt này là không lớn Điều này có thể do sử dụng 70% bã mía tương đối cao, lượng bã mía sẽ hút ẩm tiêu thụ lượng nước đáng kể làm cho môi trường giữ ẩm kém, hàm lượng vật chất khô trong thịt trùn cao hơn so với các nghiệm thức còn lại

Tuy có sự khác biệt về hàm lượng vật chất khô trung bình giữa các nghiệm thức nhưng vẫn dao động trong khoảng từ 19,51-20,34% là phù hợp với nghiên cứu của

Trang 36

nguyễn Văn Bảy (2004) vật chất khô của trùn Quế biến động từ 10-25% Trùn Quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt, là loài hô hấp qua da, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường có độ ẩm từ 60-70% (Nguyễn Lân Hùng, 2003)

Từ kết quả trên cho thấy mặc dù giữa các nghiệm thức có tỷ lệ phối trộn phân bò

và bã mía khác nhau về thành phần dinh dưỡng cung cấp cho trùn Quế nhưng trong quá trình nuôi trùn thường xuyên tưới nước, theo dõi nhiệt độ và giữ độ ẩm của môi trường nuôi ở các nghiệm thức tương đương nhau thì trùn vẫn phát triển tốt cho hàm lượng vật chất khô tương đương nhau

4.3.2 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng protein tổng số trong trùn Quế

Hình 7 Biểu đồ hàm lượng Protein tổng số trung bình thịt trùn của

các nghiệm thức

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Hàm lượng protein tổng số trung bình của thịt trùn trong thí nghiệm dao động trong khoảng từ 67,08-70%, vì thịt trùn chứa nguồn protein dồi dào nên được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi Dựa vào kết quả phân tích trên hình 7 cho thấy hàm lượng protein tổng số trung bình của thịt trùn giữa nghiệm thức 30% bã mía (70%) và NT 50% ( 69,22%) khác biệt không có ý nghĩa về thống kê, giữa nghiệm thức 0% (68,44%) và NT 50% bã mía ( 69,22%) cũng khác biệt không có ý nghĩa về thống kê, nhưng NT 30% (70%), NT 50% (69,22%) và 0% (68,44%) có hàm lượng protein tổng

số trung bình của thịt trùn khác biệt có ý nghĩa về thống kê so với NT 70% bã mía (67,08%) Kết quả của thí nghiệm này tương đương với kết quả phân tích hàm lượng protein tổng số Theo nghiên cứu của Gurrero (1983) và Edwards (1998) là khoảng 68-

Trang 37

70% Trừ NT 70% là có hàm lượng protein tổng số trung bình của thịt trùn thấp hơn so với nghiên cứu của Gurrero (1983) và Edwards et al (1998)

Nguyên nhân của sự khác biệt hàm lượng protein tổng số trung bình của thịt trùn giữa các nghiệm thức có thể do hàm lượng nitơ có trong thức ăn ở từng nghiệm thức khác nhau cho nên khả năng sử dụng, hấp thu và chuyển hóa nguồn dinh dưỡng của thức ăn thành nguồn dinh dưỡng của trùn Quế ở từng nghiệm thức cũng khác nhau Kết quả khảo ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng protein tổng số có trong thịt trùn cho thấy NT 30% bã mía + 70% phân bò và NT 50% phân bò + 50% bã mía là cho hàm lượng protein tổng số cao tốt nhất có thể lựa chọn nuôi để tạo ra nguồn protein dồi dào Tuy nhiên nếu vùng những có nhiều bã mía, ít phân bò thì có thể áp dụng nuôi theo tỷ lệ 50% bã mía là mang lại hiệu quả kinh tế hơn, tận dụng được tối

đa nguồn bã mía

4.3.3 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến hàm lượng đạm amin của trùn Quế

Hình 8 Biểu đồ hàm lượng đạm amin của thịt trùn của các nghiệm

thức

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Qua kết quả thống kê hình 8 và bảng 22 (phụ lục 3) cho thấy hàm lượng đạm amin trung bình của thịt trùn ở nghiệm thức 70% (0,99%) không khác biệt có ý nghĩa

về thống kê so với 0% bã mía (0,95%) Cao nhất là NT 30% (1,20%) và NT 50% (1,11%) (vì chúng khác biệt không có ý nghĩa về thống kê) Thí nghiệm cho thấy trong thịt trùn có chứa hàm lượng đạm amin là nguồn dinh dưỡng rất tốt để làm thức ăn cho

Trang 38

chăn nuôi, có chứa các acid amin giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn khi vật nuôi sử dụng

Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức có hàm lượng đạm amin cao nhất là

NT 30% và NT 50% bã mía, tiếp theo là NT 70% và thấp nhất là NT 0% Sự khác biệt

về hàm lượng đạm amin giữa các nghiệm thức có thể do tỷ lệ chất độn (bã mía) khác nhau làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp đạm amin trong mỗi nghiệm thức, mặc khác do sự phát triển của cơ thể trùn ở các nghiệm thức là khác nhau nên có thể trong

cơ thể trùn chứa các enzyme tổng hợp nên đạm amin cũng khác nhau

Từ kết quả phân tích trên cho thấy tỷ lệ chất độn có ảnh hưởng đến hàm lượng đạm amin có trong thịt trùn và kết quả cho thấy tỷ lệ 30% và 50% bã mía đều có thể chọn nuôi (tùy vào điều kiện cơ chất sẵn có mà chọn tỷ lệ phù hợp mang lại hiệu quả

nhất) vì cho hàm lượng đạm amin cao hơn hẳn so với 0% bã mía

4.3.4 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn đến sự hiện diện vi sinh vật có hại

(E.coli và Coliforms) trong trùn Quế

Bảng 6 Mật số vi sinh vật có hại (Coliforms và E.coli) trong thịt trùn Quế

Coliforms là trực khuẩn, gram âm, không sinh bào tử hiếu khí hay kị khí bắt buộc

có khả năng sinh acid, Coliforms là một trong những chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước của nhiều quốc gia Dựa vào bảng 8 cho thấy hầu hết các nghiệm thức 0%, 30%, 70% bã mía đều có mật số Coliform trong thịt trùn bằng 0, trừ NT 50% bã mía có sự hiện diện Coliform với mật số (36 MPN/g)

Kết quả bảng trên cũng cho thấy không có sự hiện diện E.coli Qua phân tích trên cho thấy trong thịt trùn không có sự hiện diện của E.coli, và Coliforms trừ NT 50% bạ

mía có hiện diện Coliforms nhưng với mật số thấp, đạt tiêu chuẩn về tiêu chuẩn ngành (10 TCN 863-2006), tổng số vi sinh vật cho phép trong thức ăn chăn nuôi là 1- 102CFU/g Vì thế trùn Quế có thể sử dụng làm thức ăn trực tiếp hoặc bổ sung thêm vào khẩu phần ăn cho gà, vịt, cá…

Trang 39

4.4 Kết quả phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ chất độn đến một số chỉ tiêu chất lượng của phân trùn (Vermicompost)

4.4.1 Ảnh hưởng của của tỷ lệ chất độn lên hàm lượng nitơ tổng số

Hình 9 Biểu đồ sự thay đổi hàm lượng nitơ tổng số trung bình của các

nghiệm thức

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

Hàm lượng nitơ của phân hữu cơ tạo ra từ phân bò được xử lý bằng trùn Quế sẽ phụ thuộc vào nitơ trong nguyên liệu ban đầu và mức độ phân hủy của trùn (Crawford, 1983) Kết quả khảo sát hàm lượng nitơ tổng số trung bình của các nghiệm thức đều tăng khi kết thúc quá trình phân hủy Nghiệm thức 0%bã mía có hàm lượng nitơ tổng

số tăng cao nhất (0,22%), thấp nhất là NT 70% bã mía (0,03%) Nguyên nhân hàm lượng nitơ tổng số tăng lên là do trong hệ thống tiêu hóa của trùn Quế có nhiều vi sinh vật cộng sinh, sau khi thức ăn vào đường tiêu hóa của ruột trùn sẽ được trộn với tiết chất nhầy ở bên trong ruột biến thành phân (Edwards, 1972) Các vi sinh vật được đào thải theo phân, ra ngoài môi trường vẫn còn hoạt động và tiếp tục phân giải các hợp chất hữu cơ (Nguyễn Thị Huệ Thanh, 2002), đặc biệt là có sự hiện diện của vi khuẩn

cố định đạm

Dựa vào kết quả phân tích hình 9 cho thấy ở các nghiệm thức 0% và 30% bã mía

có sự tăng hàm lượng nitơ tổng số trung bình khác biệt không có ý nghĩa thống kê, giữa NT 30% và NT 50% cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng NT 70%

có sự tăng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 3 NT còn lại Kết quả cũng cho thấy với tỷ lệ chất độn 30% bã mía cho sự tăng hàm lượng nitơ tổng số trung bình là 0,19%

và tăng gấp 6,3 lần so với NT 70% bã mía và NT 50% tăng gấp 4,67 lần so với NT

Trang 40

70% bã mía Từ sự khác biệt đó cho thấy tỉ lệ chất độn có ảnh hưởng đến sự thay đổi

về hàm lượng nitơ tổng số trung bình trong thí nghiệm Nghiệm thức 0%, 30%, 50%

bã mía do có nhiều chất dinh dưỡng từ phân bò nên trùn Quế sinh trưởng và phát triển tốt trên nguồn cơ chất này nên xử lý hiệu quả hơn, điển hình là hàm lượng nitơ tổng số trung bình tăng cao Còn NT 70% bã mía do có tỷ lệ bã mía cao thời gian ủ ngắn, bã mía chưa hoai hết hoàn toàn, làm giảm chất dinh dưỡng của cơ chất cho nên trùn phát triển kém và cho hiệu quả xử lý không cao dẫn đến sự tăng hàm lượng nitơ tổng số trung bình còn thấp

Tuy nhiên ở NT 30% và 50% mặc dù có tỷ lệ bã mía khác nhau nhưng lại có sự tăng hàm lượng nitơ tổng số trung bình tương đương nhau điều đó cho thấy cơ chất nuôi trùn với tỷ lệ chất độn 30% bã mía và 50% bã mía thì ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi nitơ tổng số ở cuối thí nghiệm Điều đó có thể thấy nếu trong điều kiện nuôi không có nhiều phân bò và muốn xử lý lượng lớn bã mía thì NT 50% là phù hợp nhất để chọn nuôi

Hình 10 Biểu đồ hàm lƣợng nitơ tổng số trung bình trong phân

trùn của các nghiệm thức

Ghi chú: Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Kết quả phân tích hình 10 cho thấy hàm lượng nitơ tổng số trung bình trong phân trùn cao nhất là 0% bã mía (1,84%) và NT 30% (1,81%), tiếp theo là NT 50% (1,74%), thấp nhất là NT 70% (1,61%) Ở nghiệm thức 0%và 30% có hàm lượng nitơ tổng số trung bình khác biệt không có ý nghĩa về thống kê, nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT 50% và NT 70%, hàm lượng nitơ tổng số trung bình giữa

Ngày đăng: 16/09/2015, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w