Tỷ suất lợi nhuận = TR - TC/TC 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Các phương thức sản xuất và thông tin chung về nông hộ 3.1.1 Các phương thức sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Qua kết quả kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN MINH TÚ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus Vannamei) Ở CẦN THƠ VÀ BẠC LIÊU
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Cần Thơ, 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN
NGUYỄN MINH TÚ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus Vannamei) Ở CẦN THƠ VÀ BẠC LIÊU
LUẬN VĂN ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts LÝ VĂN KHÁNH
Cần Thơ, 2014
Trang 3ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT GIỐNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
(Litopenaeus Vannamei) Ở CẦN THƠ VÀ BẠC LIÊU
TÓM TẮT
Đề tài đánh giá hiệu quả sản xuất tôm thẻ chân trắng ở Cần Thơ và Bạc Liêu được thực hiện nhằm tìm ra các vấn đề tồn tại trong nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng từ đó tìm hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Đề tài được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 30 cở sở sản xuất giống thẻ chân trắng ở Cần Thơ và Bạc Liêu bằng phiếu soạn sẳn Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 phương thức sản xuất là: Lọc sinh học và quy trình hở Trong
đó Cần Thơ: Lọc sinh học chiếm 30%, Quy trình hở chiếm 26,7% Và Bạc Liêu: Lọc sinh học 0%, Quy trình hở 43,3% Kết quả thu được tổng chi phí trung bình của phương thức lọc sinh học 19,7±11,1 triệu đồng/triệu PL, quy trình hở 33,7±35,3 triệu đồng/triệu PL Phương thức lọc sinh học đem lại lợi nhuận trung bình 14,2 triệu đồng/triệu PL cao hơn phương thức quy trình hở 2,9±29,6 triệu đồng/triệu PL Trong đó ở phương thức lọc sinh học có số cơ sở bị lỗ chiếm 11,1%, ở hình thức quy trình hở số cơ sở bị lỗ chiếm 23,8% Về hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận ở phương thức lọc sinh học lần lượt là 1,9±0,5 và 0,9±0,5 cao hơn phương thức quy trình hở lần lượt là 1,4±0,5 và 0,4±0,5
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành thủy sản là một trong những ngành nghề chiếm vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế nước ta cả về nuôi trồng thủy sản nước ngọt lẫn nước lợ mặn Với những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi với bờ biển dài 3.260 km, diện tích ven biển 1.000.000 km2, eo biển và vịnh hơn 4.000 đảo lớn nhỏ (Vũ văn Phái, 2007) Một trong những đối tượng thủy sản đã góp phần cho sự phát triển đó là tôm thẻ chân trắng Tuy nhiên, trong thời gian đầu di nhập vào Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế nhưng dần tôm thẻ chân trắng đang ngày càng phát triển và không ngừng khẳng định vị thế của mình Tính đến tháng 4/2014 có khoảng 27.000 ha thả nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó gần 1.200 ha nuôi trong vùng nước ngọt và vùng nhiễm mặn tại ĐBSCL (VTV Cân Thơ, 2014) và hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở ĐBSCL, chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích
cả nước (Châu Tài Tảo, 2013) Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng vẫn luôn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là con giống, với quy mô sản xuất và chất lượng con giống đòi hỏi các cơ sở sản xuất không ngừng áp dụng các kĩ thuật, công nghệ vào sản xuât Bên cạnh đó, đầu vào và đầu ra
của tôm thẻ chân trắng trong sản xuất giống cũng gặp không ít khó Vì thế đề tài:“Đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ giống tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei) ở Cần
Thơ và Bạc Liêu” được thực hiện
Trang 42 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP THU SỐ LIỆU
2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu có liên quan, các bản tin thủy sản của Tổng cục Thủy sản, Bộ NN và PTNT, Chi cục Thủy sản và các báo cáo định kỳ hoặc tổng kết hàng năm của cơ quan chuyên ngành các tỉnh đang khảo sát Nội dung thu thập gồm các
số liệu về năng suất, sản lượng qua các năm của các địa phương, các thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và trở ngại
2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được thu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp các nông hộ và các tổ chức sản xuất bằng phiếu phỏng vấn soạn sẳn, với số phiếu dự kiến
15 phiếu/tỉnh Phiếu phỏng vấn gồm các nội dung chính như sau:
- Thông tin chung về nông hộ: thông tin cá nhân, số lao động, đối tượng sản xuất, trình
độ văn hóa, quy mô trại, nguồn thông tin kinh tế-kỹ thuật
- Thông tin về kỹ thuật: nguồn nước, nguồn gốc naupli, quy trình sản xuất, mật đô ương, bệnh, thuốc và hóa chất sử dụng, thời gian ương, tỷ lệ sống, kích cỡ xuất bán, số lượng PL
- Thông tin về kinh tế: chi phí cố định, chi phí biến đổi, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
- Vấn đề an toàn sinh học: Kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ, naupli, pl
- Thông tin về kênh phân phối (đầu vào-đầu ra): Cơ sở cung cấp naupli, cơ sở cung cấp thuốc/hóa chất, đại lý/công ty thức ăn, ngân hàng, trại SXG, HTX/Công ty, đại lý ương, nông
hộ
2.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra sau khi thu thập được hiệu chỉnh, kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác và được mã hóa, nhập vào máy tính, sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả
Các số liệu thu thập được phân tích bằng thống kê mô tả qua việc tính toán các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm Nhằm mô tả các đặc điểm của vùng nghiên cứu, các thông tin về nông hộ, đặc điểm của hệ thống sản xuất giống của các hình thức sản xuất
Phương pháp phân tích hiệu quả toàn phần
- Tổng chi phí (TC=Total costs): là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất
mà đơn vị thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một kỳ sản xuất
Trang 5kinh doanh (đợt, vụ, năm) Tổng chi phí (TC) gồm tổng chi phí cố định (TFC) và tổng chi phí biến đổi (TVC)
TC = TFC + TVC
Trong đó: TFC (Total Fixed Costs): là tổng chi phí cố định hay tổng định phí về tài sản
sở hữu hoặc nguồn lợi, gồm cả chi phí bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt, bao gồm chi phí máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng trại,…
TVC (Total Variable Costs): là tổng chi phí biến đổi
- Tổng thu nhập (TR=Total revenue=Gross return): là tổng của tất cả các khoản thu có
được thông qua các hoạt động sản xuất, thường được tính theo năm, vụ hoặc quý
- Tổng lợi nhuận (PR=Profit): được tính từ thu nhập của nông hộ về tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh Mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập đóng vai trò sống còn đối với hoạt động sản xuất
PR = TR – TC
Trong đó: TR: Tổng thu nhập (triệu đồng)
TC: Tổng chi phí (triệu đồng)
Hiệu quả chi phí/năm = TR/TC
Tỷ suất lợi nhuận = (TR - TC)/TC
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các phương thức sản xuất và thông tin chung về nông hộ
3.1.1 Các phương thức sản xuất giống tôm thẻ chân trắng
Qua kết quả khảo sát ở Cần Thơ và Bạc Liêu cho thấy có 2 phương thức sản xuất giống tôm thẻ chân trắng là quy trình lọc sinh học và quy trình hở
Bảng 1: Các phương thức sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu và Cần Thơ
Qua Bảng 2 cho thấy các phương thức sản xuất giống tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung vào điều kiện của từng khu vực Ở Cần Thơ thuộc vùng nước ngọt, các cơ sở sản xuất giống thẻ chân trắng phải mua nước ót hoặc nước biển do đó chỉ áp dụng quy trình lọc sinh học (30,0%) và một phần của quy trình hở (26,7%) nhằm hạn chế chi phí nước Ở Bạc Liêu thuộc vùng nước lợ mặn, các cơ sở sản xuất giống thẻ chân trắng có thể sử dụng nước mặn bơm lên từ sông không quan tâm nhiều đến chi phí nước do đó đa phần áp dụng theo quy
trình hở (43,3%)
Phương thức sản xuất Cần Thơ (%) Bạc Liêu (%) Kinh nghiệm (năm)
Trang 63.1.2 Lao động tham gia sản xuất và trình độ học vấn của các chủ cở sở
Nghề ương giống tôm là một trong những ngành nghề đã và đang phát triển ở ĐBSCL nói chung cũng như Cần Thơ và Bạc Liêu nói riêng Chính vì thế nghề ương tôm đã góp phần trong công cuộc giải quyết việc làm Lao động tham gia sản xuất trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng có 2 dạng lao động chính là: Lao động gia đình và lao động thuê mướn (Bảng 2) Bảng 2: Lao động tham gia sản xuất và trình độ học vấn của các chủ cở sở
Qua Bảng 1 cho thấy số lượng lao động thuê mướn của 2 phương thức sản xuất giống chân thẻ chân trắng chiếm tỷ lệ rất cao chiếm 97,8% so với 2,2% lao động gia đình Theo kết quả điều tra cho thấy lao động có kĩ thuật chiếm 19,5% còn lại là 80,5% lao động không có kĩ thuật
Các chủ cơ sở đều là những người có học vấn cao từ cấp 3 trở lên và được đào tạo về chuyên môn Trình độ học vấn của các chủ cơ sở chủ yếu là bậc trung cấp, cao đẳng và đại học chiếm 67,9% Các chủ cơ sở có trình độ chuyên môn chiếm 82,1%
3.2 Thông tin kỹ thuật
3.2.1 Nguồn nước
Qua khảo sát có 2 nguồn nước mặn được sử dụng là nước ót và nước biển
Bảng 3: Nguồn nước sử dụng
Nước ót Nước biến Nước Máy Nước ngầm
Qua Bảng 3 cho thấy nguồn nước ót chiếm tỷ lệ cao nhất được sử dụng nhiều ở cả 2 phương thức quy trình hở (42,9%) và lọc sinh học (100%) được áp dụng nhiều ở vùng Cần Thơ nơi không có nguồn nước mặn Và nguồn nước biển được áp dụng triệt để ở các phương thức quy trình hở (57,1%) chủ yếu ở vùng Bạc Liêu do các mô hình này gần biển
Theo kết quả điều tra nguồn nước ngọt sử dụng trong quá trình ương có 2 nguồn là: Nước máy và bơm nước ngầm Qua Bảng 3 cho thấy nguồn nước máy được sử dụng nhiều hơn cả so với nguồn nước ngầm ở cả 2 phương thức quy trình hở và lọc sinh học Đặc biệt
Phương thức
sản xuất
Lao động tham gia SX (%) Trình độ học vấn (%) Gia đình Thuê mướn Cấp 3 Trên cấp 3 Trên đại học
Trang 7các phương thức ương giống bằng phương thức lọc sinh học ở Cần Thơ sử dụng 100% từ nước máy do điều kiện không có nước ngầm Bên cạnh đó nguồn nước ngầm vẫn chiếm vị trí quan trọng cao với 42,9% ở các cở sở sử dụng quy trình hở ở Bạc Liêu
3.2.2 Nguồn gốc Naupli
Qua khảo sát hầu hết các cơ sở không sử dụng nguồn tôm bố mẹ vào sản xuất giống
mà chủ yếu mua trực tiếp con giống Naupli về ương Kết quả điều tra cho thấy ở cả 2 phương thức số cơ sở sử dụng Naupli có nguồn gốc trong nước chiếm 83,7% cao hơn nhiều so với Naupli có nguồn gốc tự đẻ 16,7%
Bảng 4: Nguồn gốc naupli được sử dụng trong các cơ sở
Nguồn Naupli trong nước là chủ yếu được lấy ở các tỉnh miền Trung Bên cạnh đó ta thấy ở cả 2 phương thức đều có nguồn Naupli cho tự sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ Khối lượng tôm bố mẹ khoảng 40- 80g và có nguồn gốc Thái Lan và Hawai
3.2.3 Mật độ ương
Kết quả khảo sát cho thấy mật độ ương dao động 150- 300 con/L Ở cả 2 phương thức mật độ ương trung bình không có sự chênh lệch lớn Trong đó phương thức lọc sinh học 233±28,0 con/L cao nhất 250 con/L, nhỏ nhất 200 con/L Và phương thức quy trình hở 236,4±47,3 cao nhất 300 con/L, nhỏ nhất 150 con/L
Bảng 5: Mật độ ương
3.2.4 Thời gian ương
Qua kết quả điều tra thời gian ương lên PL 12 dao động 19-25 ngày Thời gian ương trung bình của cả 2 phương thức đều là 21,9 ngày Trong đó phương thức lọc sinh học có số ngày ương 21,9±1,7 cao nhất 25 ngày nhỏ nhất 19 ngày Phương thức quy trình hở 21,9±1,5 cao nhất 24 ngày, nhỏ nhất 20 ngày
Hình thức sản xuất
Nguồn gốc Naupli (%)
Trang 8Bảng 6: Thời gian ương
Phương thức sản xuất Thời gian ương (ngày)
3.2.5 Tỷ lệ sống
Theo kết quả điều tra thì tỷ lệ sống của các cơ sở giao động 25- 80% và tỷ lệ sống trung bình của cả 2 phương thức là 44±11,6
Bảng 7: Tỷ sống của tôm sau thời gian ương
Phương thức sản xuất
Tỷ lệ sống (%)
Qua Bảng 7 cho thấy tỷ lệ sống trung bình giữa 2 phương thức chênh lệch nhau lớn nhất 5,6% Phương thức sử dụng quy trình hở có tỷ lệ sống cao nhất 45,6±14,5% lớn nhất 80%, nhỏ nhất 30% Và phương thức sử dụng lọc sinh học có tỷ lệ sống thấp hơn 40,0±9,7% lớn nhất 50%, nhỏ nhất 25%
3.2.6 Kích cỡ tôm bán
Qua kết quả khảo sát thì kích cỡ tôm giống có thể bán được được nuôi trên PL10 ngày, dao động PL10-15 ngày
Bảng 8: Kích cỡ tôm bán
Phương thức sản xuất
Kích cỡ tôm bán (mm/con)
Qua Bảng 8 ta thấy ở cả 2 phương thức kích cỡ tôm bán không có sự chênh lệch lớn là 0,6% Trong đó phương thức lọc sinh học 12,8±0,8 mm/con, cao nhất 13,5 mm/con, nhỏ nhất
12 mm/con Phương thức quy trình hở 12,2±0,9 mm/con, cao nhất 13,5 mm/con, nhỏ nhất 11 mm/con
Trang 93.2.7 Lượng PL sản suất trong đợt
Theo kết quả điều tra khảo sát số lượng PL sản suất trong đợt dao động 1,8-40 triệu PL/đợt Trong đó số lượng PL được sản xuất của phương thức quy trình hở là 305,3 triệu PL/đợt trong tổng số lượng PL của 2 phương thức là 377,4 triệu chiếm 80,9% Kế đó là phương thức lọc sinh học 72,1 triệu chiếm 19,1%
Bảng 9: Số lượng tôm sản xuất trong đợt
Phương thức sản xuất
Số lượng tôm sản xuất (triệu con/đợt)
Qua bảng 9 ta thấy phương thức quy trình hở có số lượng tôm sản xuất là 14,5±11,2 triệu con/đợt cao nhất 40 triệu con/đợt, nhỏ nhất 3 triệu con/đợt cao hơn phương thức lọc sinh học với 8±3,9 triệu con/đợt, cao nhất 12 triệu con/đợt, nhỏ nhất 1,8 triệu con/đợt
3.3 Thông tin kinh tế
Qua Hình 1 ta thấy chi phí thức ăn chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả 2 phương thức sản xuất 7,9- 15,5 triệu đồng/triệu PL Đứng thứ 2 là chi phí Naupli ở phương thức lọc sinh học (4,1 triệu đồng/triệu PL) Trong khi đó thì ở phương thức quy trình hở thì chi phí đứng thứ 2 là chi phí khác (6,6 triệu đồng/triệu PL) và chi phí naupli đứng thứ 3 (4,5 triệu đồng/triệu PL).
L ọ c sinh h ọ c
12.20%
4.60%
8.10%
2.00%
40.10%
0%
20.80%
4.10%
8.10%
Xây d ự ng tr ạ i Máy móc, thi ế t b ị
Công nhân
Đ i ệ n
Th ứ c ă n Tôm m ẹ
Naupli Thu ố c và hóa ch ấ t Chi phí khác
Hình 1: Cơ cấu chi phí của các hình thức sản xuất thẻ chân trắng Theo kết quả tính toán tổng chi phí trung bình sản suất tôm thẻ của phương thức quy trình hở là cao nhất 33,7±35,3 triệu đồng/triệu PL trong đó cao nhất là 171,6 triệu đồng/triệu
PL, nhỏ nhất 12,6 triệu đồng/triệu PL Kế tiếp đó là chi phí trung bình của phương thức sử dụng lọc sinh học 19,7±11,1 triệu đồng/triệu PL trong đó cao nhất 47,2 triệu đồng/triệu PL, nhỏ nhất 10,4 triệu đồng/triêu PL (Bảng 11)
Trang 10Ở phương thức quy trình hở có tổng thu 36,6±12,2 triệu đồng/triệu PL, cao nhất 64 triệu đồng/triệu PL, nhỏ nhất 7,6 triệu đồng/triệu PL cao hơn tổng thu ở phương thức lọc sinh học 33,9±10,4, cao nhất 45,0 triệu đồng/triệu PL, nhỏ nhất 21,2 triệu đồng/ triệu PL Nhưng
về lợi nhuận thu được thì phương thức lọc sinh học là 14,2±8,9 triệu đồng/triệu PL cao nhất 29,0 triệu đồng/triệu PL, nhỏ nhất -2,2 triệu đồng/triệu PL cao hơn nhiều so với phương thức quy trình hở 2,9±29,5 triệu đồng/triệu PL, cao nhất 27,6 triệu đồng/triệu PL, nhỏ nhất -107,6 triệu đồng/triệu PL
Ở phương thức quy trình hở có 5 trong tổng số 21 cơ sở bị lỗ và ở phương thức lọc sinh học có 1 trong tổng số 9 cơ sở bị lỗ
Bảng 10: Hiệu quả kinh tế
Đơn vị tính: triệu đồng/triệu PL
Qua Bảng 11 cho thấy ở cả 2 phương thức về hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận ở phương thức lọc sinh học lần lượt là 1,9±0,5 và 0,9±0,5 Cao hơn phương thức quy trình hở
có hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận lần lượt 1,4±0,5 và 0,4±0,5 (Bảng 10)