1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành gạo tài nguyên tại dntn châu hưng thạnh trị sóc trăng

89 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

cho hợp lí và đánh giá chính xác các chế độ chính sách của Nhà Nước : chính sách thuế, chính sách tiền lương, và các chính sách xã hội.Hiểu được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và tí

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ TÚ MAI

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH GẠO TÀI NGUYÊN TẠI DNTN CHÂU HƯNG THẠNH TRỊ SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kế toán

Mã số ngành: 52340301

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠ TÚ MAI MSSV: LT11422

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH GẠO TÀI NGUYÊN THẠNH

TRỊ TẠI DNTN CHÂU HƯNG

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Khi những trang giấy cuối cùng của luận văn này khép lại, có một số vấn đề rất quan trọng mà em tự hỏi không biết phải viết như thế nào, viết ở phần nào Bởi lẽ đó không phải là những đòi hỏi bắt buộc mà giảng viên yêu cầu, càng không phải những tình huống khó khăn mà em phải giải quyết khi làm luận văn này, mà đó là những lời tri ân sâu sắc cho những người đã giúp

em hoàn thành luận văn

Em nghĩ mình sẽ không đủ lời, đủ cách để diễn giải lòng biết ơn đó, nhưng dẫu sao đó cũng là những lời cảm ơn chân thành nhất của em gửi đến các thầy, cô, người đã truyền thụ cho em những kiến thức, chuẩn bị hành trang

để em có thể tự tin bước vào đời Đặt biệt là cô Thanh Nguyệt, cô đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp kiến thức giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của DNTN Châu Hưng đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập, tạo điều kiện cho em tiếp cận với thực tế ít nhiều, góp phần hoàn thành luận văn của mình Em xin được phép ghi vào trang đầu của luận văn những lời trân trọng nhất

Cuối cùng, em xin kính chúc tập thể Doanh nghiệp mỗi năm thêm thắng lợi Chúc thầy cô được dồi dào sức khoẻ và công tác tốt

Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013

Người thực hiện

TẠ TÚ MAI

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013

Người thực hiện

TẠ TÚ MAI

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Hưng Lợi, ngày 18 tháng 11 năm 2013

Chủ doanh nghiệp

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 2

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4.1 Không gian 2

1.4.2 Thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1 Phương pháp luận 3

2.1.1 Nguyên vật liệu 3

2.1.1.1 Khái niệm 3

2.1.1.2 Tính giá nguyên vật liệu 3

2.1.1.3 Nội dung và kết cấu TK 152 5

2.1.2 Công cụ dụng cụ 7

2.1.2.1 Khái niệm 7

2.1.2.2 Nội dung và kết cấu TK 153 7

2.1.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9

2.1.3.1 Khái niệm 9

2.1.3.2 Nội dung và kết cấu TK 621 9

Trang 7

2.1.5.2 Phân bổ chi phí sản xuất chung 13

2.1.5.3 Nội dung và kết cấu TK 627 14

2.1.6 Chi phí sản xuất dở dang 15

2.1.6.1 Khái niệm 15

2.1.6.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong xí nghiệp thuộc dây truyền sản xuất giản đơn 15

2.1.7 Kết chuyển chi phí và xác định giá thành sản phẩm 17

2.1.7.1 Khái niệm 17

2.1.7.2 Kết chuyển và xác định giá thành 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 18

Chương 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT DNTN CHÂU HƯNG 19

3.1 Sự hình thành và phát triển của DNTN Châu Hưng 19

3.1.1 Lịch sử hình thành 19

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động 19

3.1.3 Nhiệm vụ 19

3.1.4 Mục tiêu 19

3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 20

3.2.1 Bộ máy tổ chức 20

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 20

3.3 Tổ chức công tác kế toán 21

3.3.1 Bộ máy kế toán 21

3.3.2 Hình thức kế toán 22

3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 24

3.5 Thuận lợi, khó khăn, và hướng phát triển 25

3.5.1 Thuận lợi 25

3.5.2 Khó khăn 26

3.5.3 Định hướng phát triển 27 Chương 4 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐỂ HẠ

Trang 8

4.1.1 Qui trình sản xuất gạo tại DNTN Châu Hưng 28

4.1.2 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý I năm 2012 29

4.1.3 Hạch toán nguyên vật liệu 29

4.1.3.1 Phương pháp hạch toán 29

4.1.3.2 Chứng từ kế toán 30

4.1.3.3 Sổ sách kế toán 31

4.1.4 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 36

4.1.4.1 Phương pháp hạch toán 36

4.1.4.2 Chứng từ kế toán 36

4.1.4.3 Sổ sách kế toán 37

4.1.5 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 38

4.1.5.1 Phương pháp hạch toán 38

4.1.5.2 Chứng từ kế toán 38

4.1.5.3 Sổ sách kế toán 39

4.1.6 Hạch toán chi phí sản xuất chung 39

4.1.6.1 Phương pháp hạch toán 39

4.1.6.2 Chứng từ kế toán 41

4.1.6.3 Sổ sách kế toán 41

4.1.7 Kết chuyển chi phí và xác định giá gạo Tài Nguyên 42

4.1.7.1 Phương pháp hạch toán 42

4.1.7.2 Xác định chi phí dở dang 42

4.1.7.3 Xác định giá trị phụ phẩm 42

4.1.7.4 Sổ sách kế toán 43

4.1.8 Lập phiếu tính giá thành 45

4.2 Phân tích chi phí và các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gạo Tài Nguyên 46

4.2.1 Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46

4.2.1.1 Nhân tố số lượng 46

Trang 9

4.3.1.1 Chi phí đầu vào 51

4.3.1.2 Chi phí bao bì 51

4.3.1.3 Chi phí vận chuyển bốc dở 52

4.3.2 Giảm chi phí nhân công trực tiếp 52

4.3.3 Giảm chi phí sản xuất chung 53

4.3.3.1 Điện xay xát 53

4.3.3.2 Chi phí nhân công bộ phận phân xưởng 53

4.3.3.3 Biện pháp thay đổi chi phí khấu hao theo sản lượng 53

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Kiến nghị 56

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp KQHĐKD qua 3 năm 24

Bảng 4.1 Bảng giá chi phí ở bộ phận SXC 40

Bảng 4.2 Bảng cân đối tỷ lệ gạo Tài Nguyên 42

Bảng 4.3 Bảng giá trị sản phẩm phụ quí I/2012 43

Bảng 4.4 Bảng tỷ lệ sản phẩm đối với 2 loại nguyên vật liệu 46

Bảng 4.5 Bảng tính tỷ lệ sản phẩm từ 120.732kg lúa 47

Bảng 4.6: Bảng lương qua các quí tại DNTN Châu Hưng 49

Bảng 4.7 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 50

Bảng 4.8 Bảng tỷ lệ gạo từ lúa chất lượng cao 51

Trang 11

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán tài khoản 152 6

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán tài khoản 153 8

Hình 2.3 Sơ đồhạch toán tài khoản 621 10

Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán tài khoản 622 12

Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán tài khoản 627 14

Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán tài khoản 154 18

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của DNTN Châu Hưng 20

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán 21

Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán tại DNTN Châu Hưng 23

Hình 4.1 Sơ đồ qui trình sản xuất gạo tại DNTN Châu Hưng 28

Hình 4.2 Biểu đồ mức giá lúa Tài Nguyên 48

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC: Chi phí sản xuất chung

CPSXPS : Chi phí sản xuất phát sinh

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Lúa là cây trồng cổ truyền của Việt Nam và là cây trồng quan trọng nhất hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân Việt Nam là nông dân trồng lúa Gạo là lương thực thiết yếu hàng đầu của người Việt Nam vì 100% của dân số 87 triệu người không ai không ăn gạo hàng ngày, từ người thu nhập thấp đến người thu nhập cao, từ nông thôn đến thành thị

Chính vì tầm quan trọng của lúa gạo, thời gian qua Chính phủ Việt Nam luôn luôn đặt việc phát triển lúa gạo là nhiệm vụ trung tâm của phát triển nông nghiệp và đã có những đầu tư thích đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, nhờ vậy chỉ trong vòng 30 năm đã biến nhiều vùng đất khó khăn trở thành những vùng đất trồng lúa trù phú cho đất nước,

mà điển hình nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay thị trường lúa gạo hoạt động rất khắc nghiệt Chủ yếu là do giá cả thị trường lên xuống liên tục Bài toán về giá thành khiến nhiều Doanh nghiệp đau đầu Bất kỳ doanh nghiệp nào dù kinh doanh lớn hay nhỏ đều phải tính toán để xác định giá cả thành phẩm Do đó giá thành là cơ sở để xác định giá trong kinh doanh Giá thành sản phẩm còn biểu hiện những hao phí vật chất mà xí nghiệp đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm, nó còn là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng, phản ánh tổng hợp mọi kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Bởi vì mọi ưu nhược điểm trong quá trình tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh, mọi

ưu nhược điểm trong quá trình sử dụng các yếu tố lao động, vật tư, tài sản cố định, trình độ ứng dụng các thành tựu khoa học điều tổng hợp vào giá thành Ngoài ra nhờ có giá thành mà kế toán tính và xác định được toàn bộ chi phí bỏ

ra có liên quan đến việc thu mua sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mặt khác doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ngày càng

mở rộng và phát triển thì lợi nhuận đạt được phải cao Do đó để đạt được mục tiêu này thì giá thành sản phẩm của họ phải thấp hơn nhiều so với giá bán Thêm vào đó trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt, qui tắt mạnh được yếu thua thể hiện ngày càng rõ, một trong những chiến lược để thắng đối thủ cạnh tranh

là giá cả, một lần nữa cho thấy giá thành càng thấp thì càng có lợi cho doanh nghiệp hạ thấp giá thành là biện pháp chủ yếu cơ bản để không ngừng nâng cao lợi nhuận của xí nghiệp, tăng nguồn tích lũy cho xí nghiệp cho ngân sách nhà nước Từ đó mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động thông qua sự biến động của thị trường giá cả doanh

Trang 14

cho hợp lí và đánh giá chính xác các chế độ chính sách của Nhà Nước : chính sách thuế, chính sách tiền lương, và các chính sách xã hội.

Hiểu được tầm quan trọng của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với hoạt động của một doanh nghiệp vì vậy mà em chọn đề tài :

“Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tồng quát

Đề tài nghiên cứu về việc hạch toán các chi phí phát sinh vào tài khoản, tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp theo đầy đủ các khoản mục chi phí dựa trên số liệu của DNTN Châu Hưng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

 Hạch toán các chi phí phát sinh trong kỳ tính giá thành sản phẩm gạo Tài Nguyên theo ba khoản mục chi phí Nêu ra cách tính giá thành theo phương pháp doanh nghiệp đang áp dụng

 Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

 Đề ra một số biện pháp để góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:

1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm gạo Tài nguyên

Từ đó ta có thể đưa ra những biện pháp để tiết kiệm chi phí không ?

1.3.2 Các giả thuyết cần kiểm định

Qua bài phân tích này ta sẽ hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các nhân tố chi phí đến giá thành sản phẩm

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian: Đề tài được thực hiện tại DNTN Châu Hưng

1.4.2 Thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu

của doanh nghiệp về mặt hàng lúa Tài nguyên quí I năm 2012

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu:Do đơn vị thực tập là doanh nghiệp nhỏ

nên số liệu có phần hạn chế qua các năm Dây truyền công nghệ sản xuất của

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

- Nguyên liệu, vật liệu chính

- Vật liệu phụ;

- Nhiên liệu;

- Phụ tùng thay thế;

- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản

2.1.1.2 Tính giá nguyên vật liệu

 Nhập kho

 Nguyên liệu mua ngoài

Giá nhập = Giá mua ghi trên HĐ + chi phí mua thực tế- các khoản giảm giá

 Nguyên liệu tự sản xuất

Giá nhập = giá thành thực tế sản xuất nguyên vật liệu

 Nguyên liệu thuê ngoài gia công

Giá nhập = giá xuất nguyên liệu đem chế biến + tiền thuê chế biến + chi phí vận chuyển, bốc dở

 Nguyên liệu nhận cấp phát

Giá nhập = Giá do đơn vị cấp thông báo + chi phí vận chuyển, bốc dở

Giá nhập = Giá liên doanh chấp nhận

 Nguyên liệu được biếu tặng

Trang 16

 Phương pháp ghi theo giá thực tế đích danh: theo phương pháp này khi xuất kho nguyên vật liệu thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính giá trị vốn thực tế của vật tư xuất kho

 Phương pháp bình quân gia quyền

 Phương pháp nhập trước xuất trước:theo phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng

 Phương pháp nhập sau xuất trước: phương pháp này dựa trên giả định

là hàng nào nhập sau được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên

 Phương pháp ghi theo giá hạch toán

x

Đơn giá bình quân

Số lượng hàng nhập trong kỳ +

Số lượng hàng còn đầu kỳ

Giá trị mua thực tế của hàng nhập trong kỳ +

Giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ

Trị giá hạch toán của hàng còn đầu kỳ

Giá trị mua thực

tế của hàng nhập trong kỳ

+

Giá thực tế của hàng tồn đầu

Trang 17

2.1.1.3 Nội dung và kết cấu tài khoản 152

 Phạm vi sử dụng: Tài khoản dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình

tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế có thể mở chi tiết cho từng loại từng nhóm, thứ vật liệu là theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng các tài khoản 152, 154, 621, 627, 641, 642

 Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ

Bên Có:

- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua;

- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ

Trang 18

Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán nhập xuất kho nguyên vật liệu

Phát hiện thiếu khi kiểm kê

Phát hiện thừa khi kiểm kê

NVL tăng

do các nguồn khác

Xuất phục

vụ khoản mục khác Xuất NVL

sx sản phẩm

Trang 19

2.1.2 Công cụ dụng cụ

2.1.2.1 Khái niệm

Tài khoản 153 dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu

Việc tính giá nhập kho, xuất kho của công cụ dụng cụ cũng tương tự như tính giá nguyên vật liệu

2.1.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản 153

Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn;

- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ

Bên Có:

- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn;

- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hượng;

- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;

- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê;

- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ

Số dư bên Nợ:

Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho

Trang 20

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán nhập xuất kho CCDC

Phát hiện thiếu khi kiểm kê

Phát hiện thừa khi kiểm kê

CCDC tăng

do các nguồn khác

Xuất CCDC loại phân bổ 50%

Xuất CCDC phục vụ SX, quản lý

Trang 21

2.1.3 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.1.3.1 Khái niệm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn

là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan, căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở nơi sản xuất

2.1.3.2 Nội dung và kết cấu tài khoản 621

Phạm vi sử dụng: Tài khoản này chỉ dùng để phản ánh chi phí nguyên

liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm

Kết cấu tài khoản:

Trang 22

Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp

sản xuất thẳng Mua NVL sử dụng

CP sang TK 154 Cuối kỳ kết chuyển

vượt mức Phần chi phí NVL

hết nhập kho NVL sử dụng không

Trang 23

2.1.4 Chi phí nhân công trực tiếp

2.1.4.1 Khái niệm

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích Bảo hiểm

xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn theo số tiền lương của công nhân sản xuất

Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương

Các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn) tính vào chi phí nhân công trực tiếp theo quy định hiện hành

2.1.4.2 Nội dung và kết cấu tài khoản 622

Phạm vi sử dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công

trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất

Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ

Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ

Trang 24

Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

CP sang TK 154 Cuối kỳ kết chuyển

vượt mức Phần chi phí CNTT

Trang 25

2.1.5 Chi phí sản xuất chung

2.1.5.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí sản xuất chung gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài

và chi phí khác bằng tiền

2.1.5.2 Phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm có liên quan trực tiếp đến

đối tượng nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Nếu không thể tổ chức hạch toán riêng thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp có 4 phương pháp

phân bổ chi phí sản xuất chung

 Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp

 Phân bổ theo tiền lương CNSX

 Phân bổ theo chi phí trực tiếp

Ở bài luận văn này, chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức tiền lương công nhân sản xuất Áp dụng theo công thức sau:

Tổng tiền lương của CNSX phát sinh trong kỳ

Tiền lương CNSX sản phẩm gạo

TN

Trang 26

2.1.5.3 Nội dung và kết cấu tài khoản 627

Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí nhân viên phân xưởng

cụ sản xuất Chi phí vật liệu, dụng

CP sang TK 154 Cuối kỳ kết chuyển

phẩm mà phân bổ vào giá vốn hàng bán

Phần chi phí SXC cố định không phân bổ vào giá thành sản

Trang 27

2.1.6 Chi phí sản xuất dở dang

2.1.6.1 Khái niệm

Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang dở dang trên

dây truyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất Đánh giá giá trị sản phẩm

dở dang là sử dụng các công cụ kế toán (thực hiện bằng các phương pháp đánh

giá sản phẩm dở dang) để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương

ứng với số lượng sản phẩm dở dang

Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải thực hiện trước khi

định giá thành phẩm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cả sản

phẩm hoàn thành và sản phẩm đang làm dang dở việc đánh giá một cách hợp

lý chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng

trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm

2.1.6.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong xí nghiệp

thuộc dây truyền sản xuất giản đơn Có 4 phương pháp

 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD) theo chi phí nguyên

Sản phẩm chưa hoàn thành

Sản phẩm chưa hoàn thành

Sản phẩm chưa hoàn thành

x

+ CPNCTT PSTK

+

(SP chưa

x

Mức

độ hoàn thành

Trang 28

 Đánh giá SPDD theo phương pháp 50% chi phí chế biến:

 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch

Sản phẩm chưa hoàn thành

x

Mức

độ hoàn thành

CPSXDD

CPNVLTT tính cho SPDD

CPNCTT tính cho SPDD + CPSXC tính

CPNCTT tính cho SPDD + CPSXC tính

SP chưa hoàn thành

SP chưa hoàn thành

Trang 29

Ở tập luận văn này phần chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được

xác định bằng không, có nghĩa là không có chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ,

vì DN là nhà máy xay xát với công nghệ khép kính, mỗi lần sản xuất chỉ với

một nguồn nguyên vật liệu duy nhất được đưa vào hộc để sản xuất liên tục cho

đến khi hết nguyên liệu thì hoàn thành quá trình sản xuất sau đó nhà máy có

thể “cắt hộc” để sản xuất sản phẩm khác Do vậy trong quá trình sản xuất

không phát sinh gián đoạn càng không có nguồn nguyên liệu thừa nên không

thể có sản phẩm dở dang Vì vậy em xác định chi phí sản xuất dở dang trong

trường hợp này là không (0)

2.1.7 Kết chuyển chi phí và xác định giá thành sản phẩm

2.1.7.1 Khái niệm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính được

tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm lao vụ hoàn thành Cụ thể

dở dang đầu kỳ

+

Chi phí

sx phát sinh trong kỳ

-

Chi phí

sx dở dang cuối kỳ

-

Giá trị sản phẩm phụ

CPSXDD

CPNVLTT tính cho SPDD

CPNCTT tính cho SPDD + CPSXC tính

cho SPDD

+

Trang 30

2.1.7.2 Kết chuyển chi phí và xác định giá thành

Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tài liệu được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán, căn cứ vào các chứng

từ, sổ sách, các báo cáo có liên quan đến công tác phân tích giá thành

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Từ những số liệu thu thập được, để có thể đưa vào phân tích Em sử dụng một số phương pháp tính giá:

 Phương pháp tính giá mua nguyên liệu đầu vào

Phế liệu thu hồi

do sản phẩm hỏng nhập kho

Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho

Kết chuyển chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

TK 152

TK 138

TK 155

Trang 31

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT DNTN CHÂU HƯNG

3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DNTN CHÂU HƯNG 3.1.1 Lịch sử hình thành

Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng được Bà Lâm Thị Cúc – chủ doanh nghiệp thành lập vào ngày 21 tháng 11 năm 1991

Mã số đăng ký doanh nghiệp: 220011455

Doanh nghiệp được Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận Đăng ký lại lần 1 ngày 30 tháng 10 năm 1997

Đăng ký lại lần 2 ngày 09 tháng 10 năm 2006 Đăng ký lại lần 3 ngày 03 tháng 10 năm 2012 Địa chỉ trụ sở chính : Ấp 8, Thị Trấn Hưng Lợi, Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại : (079)3.898.117 Fax (079)3.898.434

Vốn đầu tư: 722.984.000 đồng

Nhiều năm mới thành lập, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nhưng không vì thế mà trì truệ, những năm gần đây DNTN Châu Hưng đang trên đà phát triển, là một trong những doanh nghiệp được công ty lương thực Miền Nam ký hợp đồng sản xuất gạo xuất khẩu góp phần tích cực trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu khu vực miền nam

3.1.4 Mục tiêu

Trang 32

Để đạt được các mục tiêu DN đã cố gắng cung cấp đa dạng các mặt hàng

để thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, mặt khác DN kinh doanh với phương châm “chất lượng là hàng đầu”

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Thi hành đúng đắn các chế độ, chính sách của Nhà Nước

Đề ra các qui chế hoạt động kinh doanh về an toàn lao động

Tổ chức chỉ đạo hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế, đề ra các biện pháp thực hiện, các chỉ tiêu của kế hoạch và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Bộ phận bán hàng

Chủ Doanh Nghiệp

Bộ phận xay xát

Bộ phận kế toán

Bộ phận thu

mua

Trang 33

 Bộ phận xay xát

Là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện công đoạn chế biến thành phẩm,

do chủ DN yêu cầu về tiêu chuẩn loại gạo Bộ phận có chức năng định hướng các hoạt động xay xát phù hợp với khả năng của DN, xây dựng các nội qui an toàn về lao động trong nhà máy và chịu trách nhiệm quản lý tài sản, hàng hoá, công cụ dụng cụ…

Ngoài ra, bộ phận giữ nhiệm vụ xác định số lượng thành phẩm xay xát được và tổng hợp cho bộ phận kế toán

 Bộ phận bán hàng

Là đại diện pháp nhân của DN giao dịch kinh doanh với khách hàng, nhận nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng trên thị trường, được quyền ký hợp đồng mua bán nguyên liệu, thành phẩm Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu vào đầu ra của lưu chuyển hàng hoá, điều khiển và cân đối kế hoạch kinh doanh, đồng thời theo dõi giá cả lương thực trên thị trường để phát hiện được những điểm mất cân đối xảy ra cho DN

3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

3.3.1 Bộ máy kế toán

Do đây là DNTN nhỏ nên bộ máy kế toán khá đơn giản

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán

Hằng ngày, bộ phận thu mua nguồn nguyên liệu và lập biên lai thanh toán chuyển đến kế toán quỹ để thanh toán nợ cho người bán

Kế toán nhận nhiệm vụ theo dõi công nợ của khách hàng và người bán,

Bộ phận kế toán

Kế toán quỹ Kế toán tổng hợp

Trang 34

Kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo

hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính của DN trên một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký- sổ cái

Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 và tài khoản chi tiết, và ghi ở 2 loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ kế toán (chứng từ gốc)

 Trình tự ghi sổ

Hằng ngày kết toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bản tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ cái

Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ký- Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Nhật ký- Sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiết hành cộng cột số phát sinh, phần Nợ- Có của từng tài khoản ghi vào dòng cột phát sinh cuối tháng, căn cứ vào số phát sinh tháng trước và tháng này để tính số phát sinh luỹ kế căn cứ vào số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ để tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên Nhật ký- Sổ cái

Thực hiện kiểm tra đối chiếu số cộng cuối tháng trong sổ Nhật ký- Sổ cái

Trang 35

Số liệu trên sổ Nhật ký- Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khoá sổ được kiểm tra đối chiếu, nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập BCTC

Hình 3.3: Sơ đồ Hình thức kế toán tại DNTN Châu Hưng

Ghi chú:

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ KT chi tiết Bảng tổng hợp CT

Trang 36

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm

Đơn vị tính:VNĐ

2011/2010 2012/2011 1.DT 966.828.961 1.535.666.107 1.373.168.508 +58,8 -10,5

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:

Chỉ tiêu doanh thu là số tiền thu được do DN bán sản phẩm hàng hoá

dịch vụ, và được xác định bằng giá bán x số lượng Ở bảng tổng hợp ta thấy

doanh thu 2011 tăng khá nhiều lên đến 58,8% Do trong năm DN bán ra thị

trường với số lượng sản phẩm lớn và được giá (năm 2011 là năm Việt Nam

xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục) vì vậy chỉ tiêu doanh thu của năm 2011 tăng

Nhưng qua năm 2012 doanh thu của DN có chiều hướng giảm từ

1.535.666.107 xuống còn 1.373.186.508, giảm 10,5% so với năm 2011

Nguyên nhân cũng xoay quanh số lượng và giá bán sản phẩm hàng hoá, để

biết lý do doanh thu tăng giảm qua 3 năm ta đi vào phân tích phần tổng chi phí

của DN trong 3 năm qua

Tổng chi phí ở đây bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,

chi phí quản lí tại DN Nhìn vào bảng ta thấy: giá vốn hàng bán của năm 2011

tăng khá nhiều lên đến 66,4% so với năm 2010, chủ yếu là do trong năm 2011

xảy ra biến động lớn trên thị trường lúa gạo tại Châu Á (Cụ thể là Thái Lan

mất mùa, cần nhập một lượng lương thực lớn nên đẩy giá gạo tăng), khiến cho

giá nguyên vật liệu tăng nên vì thế giá nguyên vật liệu ở Việt Nam củng bị ảnh

hưởng khá lớn Cụ thể từ mức giá 5.500đ/kg đã lên đến 7.500đ/kg (lúa hạt dài)

các mặt hàng lúa nội địa từ đó mà được kéo giá lên Nhưng qua năm 2012 thì

chi phí giá vốn có chiều hướng giảm 16,5% so với năm 2011 Vì lúc này có sự

cạnh tranh giửa Việt Nam và Ấn Độ về mặt xuất khẩu lương thực nên làm

giảm giá nguyên vật liệu trong nước

Trang 37

Nhìn tổng quát ta thấy: Năm 2011 tuy doanh thu của DN tăng nhưng phần tổng chi phí cũng tỷ lệ thuận với doanh thu vì vậy cuối năm 2011 lợi nhuận giảm 60,6% so với năm 2010 Nhưng đến năm 2012 giá vốn hàng bán giảm mạnh nên phần chi phí của DN giảm Tuy doanh thu giảm nhưng khoản chi phí giảm nhiều hơn nên lợi nhuận của DN vào cuối năm tăng, cụ thể tăng 25,9% so với năm 2011

Kết luận: DNTN Châu Hưng toạ lạc tại huyện Thạnh Trị thuộc tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh có thế mạnh về ngành nông nghiệp cũng như là tỉnh có nhiều nhà máy xí nghiệp lương thực hoạt động sôi nổi tại ĐBSCL Cũng chính vì lí do đó nên DN có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành Muốn tìm được khách hàng, bắt buột DN phải đưa ra giá bán phù hợp nếu không sẽ mất thị phần vì vậy ta có thể hiểu được tại sao DN có lợi nhuận mỗi năm khá khiêm tốn Nhưng DN vẫn đang cố gắng phát triển, tìm kiếm khách hàng để mở rộng kinh doanh, kiếm thêm lợi nhuận Mặc dù KQHĐKD của

DN qua 3 năm chưa ổn định, do thị trường ngành lương thực khá biến động nhưng DN đã rất cố gắng, nhất là trong năm 2012, trong giai đoạn khủng hoảng nhưng DN vẫn duy trì hoạt động tốt, minh chứng là DN đã đưa lợi nhuận tăng từ 19.732.653 lên 24.845.974 Em tin trong tương lai DN sẽ ổn định hơn và ngày một phát triển

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỚI CỦA DN 3.5.1 Thuận lợi

Hoạt động của DN trong thời gian qua có chuyển biến thuận lợi cũng nhờ sự tác động tích cực của một số điểm sau:

 Địa bàn hoạt động

Sóc trăng có truyền thống lâu đời về canh tác nông nghiệp Tiếp thu nhanh chống những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất Mặt khác, điều kiện về khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp Ngoài ra tỉnh cũng chú trọng đến việc đẩy mạnh công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong Tỉnh và hướng xuất khẩu Do đó với mặt hàng sản xuất của DN chủ yếu là sản xuất gạo lau bóng từ việc thu mua lúa nguyên liệu tương đối dễ dàng Hàng năm vào đầu mùa vụ chính, lượng lúa nguyên liệu được thương lái thu mua hầu như từ các huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng

 Địa điểm kinh doanh

Nhà máy Châu Hưng nằm dọc theo tuyến đường chính của thị trấn Hưng Lợi, do đó hàng hoá có thể vận chuyển bằng xe tải Ngoài ra, Nhà máy còn nằm trên nhánh sông Ong Kho (Hưng Lợi) thuận tiện cho các tàu thuyền ra vào giao nhận hàng hoá Qua đó cho thấy vị trí của nhà máy không những thuận tiện cho việc kinh doanh bằng đường thủy còn có cả đường bộ

Trang 38

 Phương tiện vận tải

Cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được quan tâm xây dựng hiện nay hệ thống đường giao thông nội bộ đã được DN mở rộng, nằm xung quanh kho rất thuận tiện cho xe tải vận chuyển hàng hoá từ nơi khác đến

Ngoài ra DN còn trang bị thêm phương tiện vận tải, tạo điều kiện cho việc kinh doanh của DN

 Hệ thống kho tàng

Kho chứa hàng của DN được thiết kế với nhiều ưu điểm: cao, kiên cố, rộng rãi rất thuận tiện cho hoạt động sản xuất, cửa kho chính được mở ở khu vực đầu kho và cuối kho vì vậy việc xuất nhập được thực hiện nhanh gọn, không bị tồn động

Bên cạnh đó DN còn xây dựng thêm hệ thống băng truyền, góp phần phục vụ cho việc nhập xuất kho thêm dễ dàng và thuận tiện

để thắp sáng

 Máy móc thiết bị

Vào mùa vụ chính với kế hoạch nhập kho 100 tấn/ngày thì máy móc thiết

bị của kho không đáp ứng đủ nhu cầu để xử lý nguyên liệu

 Sông ngòi

Mặc dù sông rộng, sâu, nhưng vào mùa khô cũng phụ thuộc vào mực nước thuỷ triều lên xuống ngày 2 lần Do đó, phải đợi đến khi nước lớn thì các tàu thuyền lớn mới di chuyển cặp bến được, vì vậy làm mất thời gian Những lúc như vậy phải trả thêm chi phí cho nhân công

Trang 39

3.5.3 Định hướng phát triển

Thời gian gần đây, DN đã nổ lực xây dựng cho mình một mặt hàng gạo nổi tiếng ở khu vực Huyện Thạnh trị, mang thương hiệu gạo “Tài Nguyên Thạnh Trị” với đặc tính ngon cơm, dẻo ngọt, sản phẩm gạo “Tài Nguyên Thạnh trị” đã thõa mãn được yêu cầu của người tiêu dùng

Trong tương lai, DN sẽ cố gắng hoàn thiện hơn nữa mặt gạo thương hiệu của mình, đem “Tài Nguyên Thạnh Trị” bay cao hơn, xa hơn Không những

có tên tuổi trong huyện mà còn lan rộng ra khu vực ĐBSCL, miền nam và cả nước Hơn nữa, DN sẽ cố gắng gọt dũa sản phẩm này ngày một tốt hơn, hoàn hảo hơn mong sản phẩm có thể góp phần năng cao kim ngạch xuất khẩu lương thực của Việt Nam

Trang 40

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM CHI

PHÍ SẢN XUẤT ĐỂ HẠ GIÁ SẢN PHẨM

4.1 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH GẠO TÀI NGUYÊN QUÝ I NĂM 2012

4.1.1 Qui trình sản xuất gạo Tài nguyên

Từ hạt lúa vàng tươi trở thành hạt gạo trắng bóng là nhờ vào sự phù phép của công nghệ kỹ thuật Tuy qui trình sản xuất khá phức tạp nhưng nhìn vào

sơ đồ ta sẽ dễ nắm bắt hơn

Hình 4.1: Sơ đồ Qui trình sản xuất gạo tại DNTN Châu Hưng

Sàn cám To

Máy lau bóng

Hộc chứa nguyên liệu

Cối xay gạo lức Sàn

Bộ phận tách trấu

Gằn bắt thóc

Quạt hút cám Mịn Cối xát trắng gạo

Trống phân hạt

Bù đài

Ngày đăng: 16/09/2015, 10:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w