Kết chuyển chi phí và xác định giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành gạo tài nguyên tại dntn châu hưng thạnh trị sóc trăng (Trang 29)

2.1.7.1 Khái niệm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm lao vụ hoàn thành. Cụ thể

Trong đó S ơ Giá thành đơn vị sản phẩm

Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ =

Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ

Giá thành sp sx trong kỳ = Chi phí sx dở dang đầu kỳ + Chi phí sx phát sinh trong kỳ - Chi phí sx dở dang cuối kỳ - Giá trị sản phẩm phụ CPSXDD CK = CPNVLTT tính cho SPDD CPNCTT tính cho SPDD + CPSXC tính cho SPDD +

18

2.1.7.2 Kết chuyển chi phí và xác định giá thành

Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tài liệu được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán, căn cứ vào các chứng từ, sổ sách, các báo cáo có liên quan đến công tác phân tích giá thành.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Từ những số liệu thu thập được, để có thể đưa vào phân tích. Em sử dụng một số phương pháp tính giá:

 Phương pháp tính giá mua nguyên liệu đầu vào

Giá mua thực tế = giá mua + chi phí vận chuyển, bốc dở + chi phí bao bì  Phương pháp xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp giá xuất kho bình quân gia quyền cuối kỳ

 Phương pháp tính giá thành: theo phương pháp giản đơn

 Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: áp dụng theo phương pháp phân bổ theo tiền lương công nhân sản xuất.

TK 622 TK 627 TK 621 TK 154 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phế liệu thu hồi

do sản phẩm hỏng

nhập kho

Nợ Có

SDCK:GTSPDDCK

SDĐK:GTSPDDĐK

Bồi thường phải

thu do sản xuất hỏng Giá thành sản xuất thành phẩm nhập kho Kết chuyển chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 152 TK 138 TK 155

19

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT DNTN CHÂU HƯNG

3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DNTN CHÂU HƯNG 3.1.1 Lịch sử hình thành 3.1.1 Lịch sử hình thành

Doanh nghiệp tư nhân Châu Hưng được Bà Lâm Thị Cúc – chủ doanh nghiệp thành lập vào ngày 21 tháng 11 năm 1991

Mã số đăng ký doanh nghiệp: 220011455

Doanh nghiệp được Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận Đăng ký lại lần 1 ngày 30 tháng 10 năm 1997

Đăng ký lại lần 2 ngày 09 tháng 10 năm 2006 Đăng ký lại lần 3 ngày 03 tháng 10 năm 2012

Địa chỉ trụ sở chính : Ấp 8, Thị Trấn Hưng Lợi, Huyện Thạnh Trị, Tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại : (079)3.898.117 Fax (079)3.898.434 Vốn đầu tư: 722.984.000 đồng

Nhiều năm mới thành lập, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nhưng không vì thế mà trì truệ, những năm gần đây DNTN Châu Hưng đang trên đà phát triển, là một trong những doanh nghiệp được công ty lương thực Miền Nam ký hợp đồng sản xuất gạo xuất khẩu góp phần tích cực trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu khu vực miền nam

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh ngành xay xát và chế biến lương thực lúa gạo

Bên cạnh đó doanh nghiệp hoạt động cả lĩnh vực bán buôn gạo lẻ, gạo xuất khẩu, bán buôn lúa, lúa giống, tấm, cám.

3.1.3 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của DN là thu mua nguyên liệu lúa ở khu vực để qua chế biến sản xuất ra thành phẩm gạo. thực hiện các hoạt động kinh doanh theo đúng vai trò và chức năng của một DN sử dụng nguồn vốn sao cho mang lại lợi nhuận tối đa cho DN, nhưng đảm bảo các khoản nộp ngân sách Nhà Nước

3.1.4 Mục tiêu

 Tối đa hoá lợi nhuận

 Thõa mãn nhu cầu người tiêu dùng  Nâng cao phúc lợi xã hội

20

Để đạt được các mục tiêu DN đã cố gắng cung cấp đa dạng các mặt hàng để thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, mặt khác DN kinh doanh với phương châm “chất lượng là hàng đầu”

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

3.2.1 Bộ máy tổ chức

Vì là DNTN có cơ cấu qui mô nhỏ nên bộ máy quản lý khá đơn giản Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của DNTN Châu Hưng

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận

 Chủ doanh nghiệp

Chủ DN với chức năng quản lý quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cả DN. Bảo tồn và năng cao hiệu quả kinh doanh.

Chủ DN có nhiệm vụ

Dự thảo hoạt động kinh doanh cho DN, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược.

Chỉ đạo các bộ phận xây dựng các kế hoạch hoạt động kinh doanh theo tháng, quý, năm…

Thi hành đúng đắn các chế độ, chính sách của Nhà Nước Đề ra các qui chế hoạt động kinh doanh về an toàn lao động

Tổ chức chỉ đạo hạch toán và phân tích hoạt động kinh tế, đề ra các biện pháp thực hiện, các chỉ tiêu của kế hoạch và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

 Bộ phận thu mua

Là bộ phận thu mua nguyên vật liệu đầu vào của DN, có nhiệm vụ đứng bến lựa chọn và tìm mua nguồn nguyên liệu đầu vào – lúa Tài Nguyên, Bộ phận này phải định giá được giá trị của nguyên liệu, chất lượng cũng như số lượng cần thu mua theo yêu cầu của chủ DN sao cho thoả mãn nhu cầu của người bán và đảm bảo không vượt quá giá quy định trên thị trường

Bộ phận bán hàng Chủ Doanh Nghiệp Bộ phận xay xát Bộ phận kế toán Bộ phận thu mua

21  Bộ phận xay xát

Là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện công đoạn chế biến thành phẩm, do chủ DN yêu cầu về tiêu chuẩn loại gạo. Bộ phận có chức năng định hướng các hoạt động xay xát phù hợp với khả năng của DN, xây dựng các nội qui an toàn về lao động trong nhà máy và chịu trách nhiệm quản lý tài sản, hàng hoá, công cụ dụng cụ…

Ngoài ra, bộ phận giữ nhiệm vụ xác định số lượng thành phẩm xay xát được và tổng hợp cho bộ phận kế toán

 Bộ phận bán hàng

Là đại diện pháp nhân của DN giao dịch kinh doanh với khách hàng, nhận nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng trên thị trường, được quyền ký hợp đồng mua bán nguyên liệu, thành phẩm. Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu vào đầu ra của lưu chuyển hàng hoá, điều khiển và cân đối kế hoạch kinh doanh, đồng thời theo dõi giá cả lương thực trên thị trường để phát hiện được những điểm mất cân đối xảy ra cho DN.

3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

3.3.1 Bộ máy kế toán

Do đây là DNTN nhỏ nên bộ máy kế toán khá đơn giản Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán

 Kế toán quỹ

Thực hiện các thu chi liên quan đến nguồn tiền vốn của DN, căn cứ vào chứng từ gốc lập phiếu thu chi, theo dõi số dư tiền mặt trên sổ sách,cuối ngày kế toán tiến hành cộng sổ dựa trên sổ nhật ký sổ cái , đối chiếu tài sản- nguồn vốn, sau đó kiểm kê tiền quỹ tồn thực tế và đối chiếu với sổ sách, nếu khớp sẽ gửi báo cáo cho chủ DN.

Hằng ngày, bộ phận thu mua nguồn nguyên liệu và lập biên lai thanh toán chuyển đến kế toán quỹ để thanh toán nợ cho người bán.

Kế toán nhận nhiệm vụ theo dõi công nợ của khách hàng và người bán, quản lý nguồn nợ phải thu, phải trả của DN

Ngoài ra kế toán quỹ còn nhận nhiệm vụ lập các báo cáo nộp ngân sách Nhà Nước.

Bộ phận kế toán

22  Kế toán tổng hợp

Kế toán thực hiện ghi sổ Nhật ký – sổ cái các nghiệp vụ phát sinh hằng ngày để cuối ngày kế toán quỹ tổng hợp đối chiếu

Thực hiện quản lý công tác nhập xuất kho căn cứ vào chứng từ mua vật liệu của bộ phận thu mua để xác định số lượng nhập - xuất - tồn kho.

Kế toán có nhiệm vụ xuất bán thành phẩm và lập hoá đơn bán hàng cho người bán để kế toán quỹ cuối ngày tổng hợp công nợ.

Kế toán thực hiện nhiệm vụ xác định giá thành phẩm dựa trên giá nhập kho để tiến hành bán hàng đảm bảo thu lợi nhuận cho DN

3.3.2 Hình thức kế toán

DNTN Châu Hưng sử dụng hệ thống tài khoản theo QĐ48/2006QĐ- BTC, áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái để quản lí bộ máy kế toán DN

 Đặc trưng cơ bản

Kết hợp ghi sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh với phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế tài chính của DN trên một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký- sổ cái

Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 và tài khoản chi tiết, và ghi ở 2 loại sổ kế toán khác nhau là sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ kế toán (chứng từ gốc)  Trình tự ghi sổ

Hằng ngày kết toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bản tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để ghi vào sổ Nhật ký- Sổ cái

Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi sổ Nhật ký- Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Cuối tháng, sau khi phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Nhật ký- Sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiết hành cộng cột số phát sinh, phần Nợ- Có của từng tài khoản ghi vào dòng cột phát sinh cuối tháng, căn cứ vào số phát sinh tháng trước và tháng này để tính số phát sinh luỹ kế. căn cứ vào số dư đầu kỳ và số phát sinh trong kỳ để tính ra số dư cuối kỳ của từng tài khoản trên Nhật ký- Sổ cái.

Thực hiện kiểm tra đối chiếu số cộng cuối tháng trong sổ Nhật ký- Sổ cái Khoá các sổ, thẻ kế toán chi tiết và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng, căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng tài khoản. số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với tổng số phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên sổ Nhật ký-Sổ cái

23

Số liệu trên sổ Nhật ký- Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết sau khi khoá sổ được kiểm tra đối chiếu, nếu khớp đúng sẽ được sử dụng để lập BCTC

Hình 3.3: Sơ đồ Hình thức kế toán tại DNTN Châu Hưng

Ghi chú:

Ghi hằng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán Sổ, thẻ KT chi tiết Bảng tổng hợp CT gốc Sổ quỹ NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết

24

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm

Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 1.DT 966.828.961 1.535.666.107 1.373.168.508 +58,8 -10,5 2.GV 765.302.196 1.273.946.854 1.063.387.344 +66,4 -16,5 3.CPBH 145.878.170 238.711.920 279.311.340 +63,6 +17.0 4.CPQL 5.574.592 3.214.680 5.641.850 -42,3 +75,5 5.LNTT 50.074.003 19.732.653 24.845.974 -60,6 +25,9 Nguồn: phòng kế toán, 2012

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy:

Chỉ tiêu doanh thu là số tiền thu được do DN bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ, và được xác định bằng giá bán x số lượng. Ở bảng tổng hợp ta thấy doanh thu 2011 tăng khá nhiều lên đến 58,8% . Do trong năm DN bán ra thị trường với số lượng sản phẩm lớn và được giá (năm 2011 là năm Việt Nam xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục) vì vậy chỉ tiêu doanh thu của năm 2011 tăng. Nhưng qua năm 2012 doanh thu của DN có chiều hướng giảm từ 1.535.666.107 xuống còn 1.373.186.508, giảm 10,5% so với năm 2011. Nguyên nhân cũng xoay quanh số lượng và giá bán sản phẩm hàng hoá, để biết lý do doanh thu tăng giảm qua 3 năm ta đi vào phân tích phần tổng chi phí của DN trong 3 năm qua.

Tổng chi phí ở đây bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí tại DN. Nhìn vào bảng ta thấy: giá vốn hàng bán của năm 2011 tăng khá nhiều lên đến 66,4% so với năm 2010, chủ yếu là do trong năm 2011 xảy ra biến động lớn trên thị trường lúa gạo tại Châu Á. (Cụ thể là Thái Lan mất mùa, cần nhập một lượng lương thực lớn nên đẩy giá gạo tăng), khiến cho giá nguyên vật liệu tăng nên vì thế giá nguyên vật liệu ở Việt Nam củng bị ảnh hưởng khá lớn. Cụ thể từ mức giá 5.500đ/kg đã lên đến 7.500đ/kg (lúa hạt dài) các mặt hàng lúa nội địa từ đó mà được kéo giá lên. Nhưng qua năm 2012 thì chi phí giá vốn có chiều hướng giảm 16,5% so với năm 2011. Vì lúc này có sự cạnh tranh giửa Việt Nam và Ấn Độ về mặt xuất khẩu lương thực nên làm giảm giá nguyên vật liệu trong nước.

Trong khi giá nguyên vật liệu biến động tăng giảm thì phần chi phí khác của DN cũng không bình ổn, cụ thể năm 2011 chi phí bán hàng tăng 63,6%, chi phí quản lí giảm nhưng không đáng kể, năm 2012 chi phí bán hàng tăng 17%, chi phí quản lí tăng 75,5%. Khoản chi phí này tăng là do lúc này thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chi phí các mặt hàng gia dụng, giá xăng dầu, chi phí điện…tăng cao.

25

Nhìn tổng quát ta thấy: Năm 2011 tuy doanh thu của DN tăng nhưng phần tổng chi phí cũng tỷ lệ thuận với doanh thu vì vậy cuối năm 2011 lợi nhuận giảm 60,6% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 giá vốn hàng bán giảm mạnh nên phần chi phí của DN giảm. Tuy doanh thu giảm nhưng khoản chi phí giảm nhiều hơn nên lợi nhuận của DN vào cuối năm tăng, cụ thể tăng 25,9% so với năm 2011.

Kết luận: DNTN Châu Hưng toạ lạc tại huyện Thạnh Trị thuộc tỉnh Sóc Trăng là một trong những tỉnh có thế mạnh về ngành nông nghiệp cũng như là tỉnh có nhiều nhà máy xí nghiệp lương thực hoạt động sôi nổi tại ĐBSCL. Cũng chính vì lí do đó nên DN có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành. Muốn tìm được khách hàng, bắt buột DN phải đưa ra giá bán phù hợp nếu không sẽ mất thị phần. vì vậy ta có thể hiểu được tại sao DN có lợi nhuận mỗi năm khá khiêm tốn. Nhưng DN vẫn đang cố gắng phát triển, tìm kiếm khách hàng để mở rộng kinh doanh, kiếm thêm lợi nhuận. Mặc dù KQHĐKD của DN qua 3 năm chưa ổn định, do thị trường ngành lương thực khá biến động. nhưng DN đã rất cố gắng, nhất là trong năm 2012, trong giai đoạn khủng hoảng nhưng DN vẫn duy trì hoạt động tốt, minh chứng là DN đã đưa lợi nhuận tăng từ 19.732.653 lên 24.845.974. Em tin trong tương lai DN sẽ ổn định hơn và ngày một phát triển.

3.5 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỚI CỦA DN

3.5.1 Thuận lợi

Hoạt động của DN trong thời gian qua có chuyển biến thuận lợi cũng nhờ sự tác động tích cực của một số điểm sau:

Địa bàn hoạt động

Sóc trăng có truyền thống lâu đời về canh tác nông nghiệp. Tiếp thu nhanh chống những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất. Mặt khác, điều kiện về khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra tỉnh cũng chú trọng đến việc đẩy mạnh công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong Tỉnh và hướng xuất khẩu. Do đó với mặt hàng sản xuất của DN chủ yếu là sản xuất gạo lau bóng từ việc thu mua lúa nguyên liệu tương đối dễ dàng. Hàng năm vào đầu mùa vụ chính,

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành gạo tài nguyên tại dntn châu hưng thạnh trị sóc trăng (Trang 29)