Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH XNK Thành An cùng với sự giúp đỡ của các cô chú phòng hành chính kế toán của công ty em đã tìm hiểu được tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Em xin cảm ơn các cô, chú phòng hành chính kế toán của công ty TNHH XNK Thành An cùng cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty và viết khóa luận tốt nghiệp.Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều, nhận thức của bản thân còn hạn chế và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nên việc thực hiện đề tài khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn. Kính mong các thầy cô giáo trong khoa kinh tế trường Đại Học Thăng Long đóng góp ý kiến và sửa chữa giúp em để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuTrong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản là một trong những bộ phận quan trọng nhất.Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì tài sản được sử dụng rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ khó khăn.Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhận thức được tác dụng của Tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư.Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản cũng như hoạt động quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thăng Long và thực tập tại Công ty TNHH XNK Thành An, em nhận thấy: Vấn đề sử dụng tài sản dài hạn sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp.Từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An” đã được lựa chọn nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình, tài sản thực của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.4. Phương pháp nghiên cứuDựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình viết luận văn: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu.5. Kết cấu khóa luậnĐề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An”.Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau:Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp.Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH XNK Thành An.Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An.Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 4
TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp 4
1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp 4
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 4
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp 4
1.1.1.2.1 Kinh doanh cá thể 4
1.1.1.2.2 Kinh doanh góp vốn 4
1.1.1.2.3 Công ty 5
1.1.2 Khái niệm và phân loại tài sản của doanh nghiệp 5
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5
1.1.2.2 Phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5
1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 8
1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 10
1.3.1 Yếu tố chủ quan 10
1.3.1.1 Trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ nhân lực 10
1.3.1.2 Năng lực quản lý tài sản dài hạn của doanh nghiệp 11
1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.3.1.4 Quy trình thẩm định dự án 15
1.3.1.5 Khả năng huy động vốn 15
1.3.2 Yếu tố khách quan 15
1.3.2.1 Môi trường kinh tế 15
1.3.2.2 Chính trị - pháp luật 16
1.3.2.3 Môi trường khoa học công nghệ 16
1.3.2.4 Thị trường 17
1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh 17
Trang 2CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI
CÔNG TY TNHH XNK THÀNH AN 19
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH XNK Thành An 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 19
2.1.2.1 Sản phẩm 19
2.1.2.2 Trình độ công nghệ 20
2.1.2.3 Đặc điểm thị trường 20
2.1.2.4 Đặc điểm về lao động 21
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 22
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh 23
2.2 Thực trạng tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 24
2.2.1 Thực trạng tình hình TSDH của công ty TNHH XNK Thành An 24
2.2.1.1 Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn 24
2.2.1.1.1 Tình hình tài sản 25
2.2.1.1.2 Tình hình nguồn vốn 29
2.2.1.2 Tình hình tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An 33
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An 35
2.2.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 35
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn 39
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí và khả năng sinh lời 40
2.2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung 46
2.2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng tài dài hạn 49
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 52
2.3.2.1 Hạn chế 52
2.3.2.2 Nguyên nhân 53
Trang 3CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG TY TNHH XNK THÀNH AN 57
3.1 Định hướng phát triển 57
3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 57
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 57
3.2.1.1 Thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn - dài hạn 57
3.2.1.2 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ 58
3.2.1.3 Tăng cường đổi mới công nghệ, đổi mới bảo dưỡng TSCĐ 59
3.2.1.4 Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến 59
3.2.1.5 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ 60
3.2.1.6 Kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 60
3.2.2 Một số giải pháp khác 61
3.2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua bồi dưỡng cán bộ 61
3.2.2.2 Tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường trong nước, tăng thị phần 62
3.2.2.3 Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu 62
3.3 Một số kiến nghị với bên hữu quan 63
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 4
TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp 4
1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp 4
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 4
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp 4
1.1.1.2.1 Kinh doanh cá thể 4
1.1.1.2.2 Kinh doanh góp vốn 4
1.1.1.2.3 Công ty 5
1.1.2 Khái niệm và phân loại tài sản của doanh nghiệp 5
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5
1.1.2.2 Phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5
1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 8
1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 10
1.3.1 Yếu tố chủ quan 10
1.3.1.1 Trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ nhân lực 10
1.3.1.2 Năng lực quản lý tài sản dài hạn của doanh nghiệp 11
1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.3.1.4 Quy trình thẩm định dự án 15
1.3.1.5 Khả năng huy động vốn 15
1.3.2 Yếu tố khách quan 15
1.3.2.1 Môi trường kinh tế 15
1.3.2.2 Chính trị - pháp luật 16
1.3.2.3 Môi trường khoa học công nghệ 16
1.3.2.4 Thị trường 17
Trang 51.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG TY TNHH XNK THÀNH AN 19
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH XNK Thành An 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 19
2.1.2.1 Sản phẩm 19
2.1.2.2 Trình độ công nghệ 20
2.1.2.3 Đặc điểm thị trường 20
2.1.2.4 Đặc điểm về lao động 21
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ lao động công ty TNHH XNK Thành An 22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 22
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh 23
2.2 Thực trạng tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 24
2.2.1 Thực trạng tình hình TSDH của công ty TNHH XNK Thành An 24
2.2.1.1 Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn 24
2.2.1.1.1 Tình hình tài sản 25
2.2.1.1.2 Tình hình nguồn vốn 29
2.2.1.2 Tình hình tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An 33
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An 35
2.2.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 35
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn 39
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí và khả năng sinh lời 40
2.2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung 46
2.2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng tài dài hạn 49
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 50
2.3.1 Những kết quả đạt được 50
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 52
2.3.2.1 Hạn chế 52
Trang 62.3.2.2 Nguyên nhân 53
2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 53
2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG TY TNHH XNK THÀNH AN 57
3.1 Định hướng phát triển 57
3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 57
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 57
3.2.1.1 Thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn - dài hạn 57
3.2.1.2 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ 58
3.2.1.3 Tăng cường đổi mới công nghệ, đổi mới bảo dưỡng TSCĐ 59
3.2.1.4 Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến 59
3.2.1.5 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ 60
3.2.1.6 Kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 60
3.2.2 Một số giải pháp khác 61
3.2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua bồi dưỡng cán bộ 61
3.2.2.2 Tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường trong nước, tăng thị phần 62
3.2.2.3 Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu 62
3.3 Một số kiến nghị với bên hữu quan 63
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG 4
TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp 4
1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp 4
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 4
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp 4
1.1.1.2.1 Kinh doanh cá thể 4
1.1.1.2.2 Kinh doanh góp vốn 4
1.1.1.2.3 Công ty 5
Trang 71.1.2 Khái niệm và phân loại tài sản của doanh nghiệp 5
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5
1.1.2.2 Phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp 5
1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 8
1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp 10
1.3.1 Yếu tố chủ quan 10
1.3.1.1 Trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ nhân lực 10
1.3.1.2 Năng lực quản lý tài sản dài hạn của doanh nghiệp 11
1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14
1.3.1.4 Quy trình thẩm định dự án 15
1.3.1.5 Khả năng huy động vốn 15
1.3.2 Yếu tố khách quan 15
1.3.2.1 Môi trường kinh tế 15
1.3.2.2 Chính trị - pháp luật 16
1.3.2.3 Môi trường khoa học công nghệ 16
1.3.2.4 Thị trường 17
1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG TY TNHH XNK THÀNH AN 19
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH XNK Thành An 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 19
2.1.2.1 Sản phẩm 19
2.1.2.2 Trình độ công nghệ 20
2.1.2.3 Đặc điểm thị trường 20
2.1.2.4 Đặc điểm về lao động 21
Bảng 2.1: Lực lượng lao động tại công ty 21
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ lao động công ty TNHH XNK Thành An 22
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 22
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh 23
Trang 82.2 Thực trạng tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH
XNK Thành An 24
2.2.1 Thực trạng tình hình TSDH của công ty TNHH XNK Thành An 24
2.2.1.1 Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn 24
2.2.1.1.1 Tình hình tài sản 25
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu tài sản năm 2011-2012 25
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản năm 2012 - 2013 27
2.2.1.1.2 Tình hình nguồn vốn 29
Bảng 2.4: Phân tích nguồn vốn năm 2011 - 2012 29
Bảng 2.5: Phân tích nguồn vốn năm 2012 - 2013 31
2.2.1.2 Tình hình tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An 33
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của công ty TNHH Thành An 33
Bảng 2.7: Hệ số hao mòn TSCĐ hữu hình của công ty TNHH Thành An 34
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An 35
2.2.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp 35
Bảng 2.9: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012-2013 37
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn 39
Bảng 2.10 : Hiệu quả sử dụng nguồn vốn năm 2011 - 2013 39
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí và khả năng sinh lời 40
Bảng 2.11 : Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2011 - 2013 40
Bảng 2.12: Tỷ suất sinh lời năm 2011 – 2013 41
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời 43
Bảng 2.14: Phân tích tác động của ROS lên ROA 44
Bảng 2.15: Phân tích tác động của hiệu suất sử dụng tổng tài sản lên ROA 44
Bảng 2.16 Phân tích tác động của ROA lên ROE 45
Bảng 2.17: Tác động của tỷ lệ tài sản trên VCSH lên ROE 46
2.2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung 46
Bảng 2.18: Hiệu quả sử dụng tài sản chung năm 2011 - 2012 47
Bảng 2.19: Hiệu quả sử dụng tài sản chung năm 2012 - 2013 48
2.2.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng tài dài hạn 49
Bảng 2.20: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn năm 2011 - 2013 49
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 50
Trang 92.3.1 Những kết quả đạt được 50
Bảng 2.21: Tình hình nợ giai đoạn 2011 - 2013 51
Bảng 2.222: Vốn lưu động ròng năm 2011 - 2013 51
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 52
2.3.2.1 Hạn chế 52
Bảng 2.23: Tác động của tỷ lệ tài sản trên VCSH lên ROE 53
2.3.2.2 Nguyên nhân 53
2.3.2.2.1 Nguyên nhân khách quan 53
2.3.2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG TY TNHH XNK THÀNH AN 57
3.1 Định hướng phát triển 57
3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An 57
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn 57
3.2.1.1 Thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn - dài hạn 57
3.2.1.2 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ 58
3.2.1.3 Tăng cường đổi mới công nghệ, đổi mới bảo dưỡng TSCĐ 59
3.2.1.4 Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến 59
3.2.1.5 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ 60
3.2.1.6 Kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 60
3.2.2 Một số giải pháp khác 61
3.2.2.1 Nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua bồi dưỡng cán bộ 61
3.2.2.2 Tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường trong nước, tăng thị phần 62
3.2.2.3 Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu 62
3.3 Một số kiến nghị với bên hữu quan 63
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH XNK Thành An cùng với sựgiúp đỡ của các cô chú phòng hành chính - kế toán của công ty em đã tìm hiểu đượctổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Em xin cảm ơn các cô, chú phòng hành chính - kế toán của công ty TNHHXNK Thành An cùng cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại công ty
và viết khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều, nhận thức của bản thân còn hạnchế và việc vận dụng lý thuyết vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nên việcthực hiện đề tài khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn Kínhmong các thầy cô giáo trong khoa kinh tế trường Đại Học Thăng Long đóng góp ýkiến và sửa chữa giúp em để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanhnghiệp nào cũng cần phải có 3 yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động vàđối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu Tư liệu laođộng trong các doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người laođộng sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động Nó là một trong 3 yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất mà trong đó tài sản là một trong những bộ phận quan trọng nhất
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì tài sản được sử dụng rất phong phú, đadạng và có giá trị lớn, vì vậy việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụkhó khăn
Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp, mặc dù đã nhậnthức được tác dụng của Tài sản đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số cácdoanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng
bộ và chủ động cho nên hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa phát huy được hết hiệu quảkinh tế của chúng và như vậy là lãng phí vốn đầu tư
Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản cũng như hoạt động quản lý và sửdụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp, qua thời gian học tập và nghiên cứu tạitrường Đại học Thăng Long và thực tập tại Công ty TNHH XNK Thành An, em nhậnthấy: Vấn đề sử dụng tài sản dài hạn sao cho có hiệu quả có ý nghĩa to lớn không chỉtrong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp
Từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty
Trang 11TNHH XNK Thành An” đã được lựa chọn nghiên cứu.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình, tài sản thực củadoanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHHXNK Thành An giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình viết luận văn: phương phápthống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra nghiêncứu, phương pháp chọn mẫu
5 Kết cấu khóa luận
Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An”.
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khóa luận đượckết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH XNK Thành An Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty
TNHH XNK Thành An
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 12DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tài sản dài hạn của doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp
Là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thịtrường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tênriêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Kinhdoanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trìnhđầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trườngnhằm mục đích sinh lợi
Các doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanhnghiệp tư nhân
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinhdoanh: kinh doanh cá thể, kinh doanh góp vốn, công ty
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp
1.1.1.2.1 Kinh doanh cá thể
Là loại hình được thành lập đơn giản nhất, không cần phải có điều lệ chính thức
và ít chịu sự quản lý của Nhà nước Doanh nghiệp này không phải trả thuế thu nhậpdoanh nghiệp, tất cả lợi nhuận bị tính thuế thu nhập cá nhân Ngoài ra, chủ doanhnghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ, không có sựtách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp Thời gian hoạt động củadoanh nghiệp phụ thuộc vào tuổi thọ của người chủ Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn
bị hạn chế bởi khả năng của người chủ
Trang 14thành viên khác hoàn trả Doanh nghiệp tan vỡ khi một trong các thành viên chínhthức chết hay rút vốn Ngoài ra, lãi từ hoạt động kinh doanh của các thành viên phảichịu thuế thu nhập cá nhân Khả năng về vốn của doanh nghiệp này hạn chế.
1.1.1.2.3 Công ty
Là loại hình doanh nghiệp mà ở đó có sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của các
cổ đông (chủ sở hữu), của hội đồng quản trị và của các nhà quản lý Theo truyềnthống, cổ đông kiểm soát toàn bộ phương hướng, chính sách và hoạt động của công ty
Cổ đông bầu nên hội đồng quản trị, sau đó hội đồng quản trị lựa chọn ban quản lý Cácnhà quản lý quản lý hoạt động của công ty theo cách thức mang lại lợi ích tốt nhất cho
cổ đông Việc tách rời quyền sở hữu khỏi các nhà quản lý mang lại cho công ty các ưuthế so với kinh doanh cá thể và góp vốn:
- Quyền sở hữu có thể dễ dàng chuyển cho cổ đông mới
- Sự tồn tại của công ty không phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng cổ đông
- Trách nhiệm của cổ đông chỉ giới hạn ở phần vốn mà cổ đông góp vào công ty(trách nhiệm hữu hạn)
Mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với quy
mô và trình độ phát triển nhất định Hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động với tưcách là các công ty Đây là loại hình phát triển nhất của doanh nghiệp
1.1.2 Khái niệm và phân loại tài sản của doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình hoặc vô hìnhgồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó
Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: tài sản ngắn hạn và tàisản dài hạn Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luânchuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tất cả các tài sản khác ngoài tàisản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn Tài sản dài hạn bao gồm các khoảnphải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dàihạn và các tài sản dài hạn khác
1.1.2.2 Phân loại tài sản dài hạn của doanh nghiệp
Tài sản dài hạn được phân loại chi tiết ra thành các khoản như sau:
Các khoản phải thu dài hạn: là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phảithu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời hạn thu hồi hoặc thanhtoán trên một năm
Bất động sản đầu tư: là những bất động sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà hoặcmột phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đithuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho
Trang 15thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá,dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thôngthường.
Một bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời haiđiều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
- Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm giá mua và các chi phí liên quantrực tiếp như: phí dịch vụ tư vấn luật pháp liên quan, thuế trước bạ và các chi phí giaodịch liên quan khác
Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho cáchoạt động của doanh nghiệp và phải thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên
Trong điều kiện hiện nay, việc đầu tư đổi mới tài sản cố định là một trong cácyếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi vì:
- Tài sản cố định là yếu tố quyết định năng lực sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp
- Nhờ đổi mới tài sản cố định mới có được năng suất cao, chất lượng sản phẩm
và dịch vụ tốt, chi phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụsản phẩm, dịch vụ đó làm tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có đủ sức cạnhtrạnh trên thị trường Xét trên góc độ này, đầu tư đổi mới tài sản cố định kịp thời, hợp
lý trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp
- Xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, sự nhạy cảm trong đầu tư đổi mới tàisản cố định là một nhân tố quan trọng để giảm chi phí như: chi phí sửa chữa lớn tài sản
cố định, hạ thấp hao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi để tạo ra sản phẩm và làbiện pháp rất quan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoahọc kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh như hiện nay
Tài sản cố định được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định nhằm phục vụcho những yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Thông thường có một số cách thức phânloại chủ yếu sau:
+ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện:
Theo phương pháp này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chiathành hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể
do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: nhà cửa, vật kiến trúc, máymóc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn…
Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản xuất
Trang 16kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêuchuẩn tài sản cố định vô hình Thông thường, tài sản cố định vô hình bao gồm: quyền
sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính,bản quyền, bằng sáng chế,…
Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vàotài sản cố định theo hình thái biểu biện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặcđiều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại tàisản cố định
+ Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng:
Dựa theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia làmhai loại:
Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: là những tài sản cố định đangdùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanhphụ của doanh nghiệp
Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: lànhững tài sản cố định không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sửdụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh, quốcphòng
Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu tàisản cố định theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vàtính khấu hao tài sản cố định có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp vớimỗi loại tài sản cố định
+ Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định, có thể chia toàn bộ tài sản cố địnhcủa doanh nghiệp thành các loại sau:
- Tài sản cố định đang dùng
- Tài sản cố định chưa cần dùng
- Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý
Dựa vào cách phân loại này, người quản lý nắm được tổng quát tình hình sửdụng tài sản cố định trong doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp sử dụng tối
đa các tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp, giải phóng nhanh các tài sản cố địnhkhông cần dùng và chờ thanh lý để thu hồi vốn
Tài sản tài chính dài hạn: là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứngkhoán có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, bằng hiệnvật, mua cổ phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thời gian trên một năm và các loại đầu
tư khác vượt quá thời hạn trên một năm Có thể nói tài sản tài chính dài hạn là cáckhoản vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh, ngoài hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợitức lâu dài cho doanh nghiệp
Cụ thể, tài sản tài chính dài hạn bao gồm:
- Các chứng khoán dài hạn: phản ánh giá trị các khoản đầu tư cho việc mua bán
Trang 17các cổ phiếu và trái phiếu có thời hạn trên một năm và có thể bán ra bất cứ lúc nào vớimục đích kiếm lợi nhuận Bao gồm:
+ Cổ phiếu doanh nghiệp: là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sở hữu vàodoanh nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập Doanh nghiệp mua cổ phần đượchưởng lợi tức cổ phần (cổ tức) căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp nhưng đồng thời chủ sở hữu vốn cũng phải chịu rủi ro khi doanh nghiệp đó bịthua lỗ, giải thể hoặc phá sản theo Điều lệ của doanh nghiệp và luật phá sản của doanhnghiệp Cổ phần doanh nghiệp có thể có cổ phần thường và cổ phần ưu đãi Mỗi cổđông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần
+ Trái phiếu: là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặc doanhnghiệp hay các tổ chức, cá nhân phát hành nhằm huy động vốn cho việc đầu tư pháttriển Có 3 loại trái phiếu:
Trái phiếu Chính phủ: là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ Tài chính pháthành dưới các hình thức: trái phiếu Kho Bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu xây dựng
- Các khoản góp vốn liên doanh: góp vốn liên doanh là một hoạt động đầu tư tàichính mà doanh nghiệp đầu tư vốn vào một doanh nghiệp khác để nhận kết quả kinhdoanh và cùng chịu rủi ro (nếu có theo tỷ lệ vốn góp) Vốn góp liên doanh của doanhnghiệp, bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp kể cả vốn vay dài hạn dùng vào việc góp vốn kinh doanh
Tài sản dài hạn khác bao gồm: chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhậphoãn lại, tài sản dài hạn khác
1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là xem xét hiệu quả sử dụng của các loại tàisản lưu động và tài sản lưu động của doanh nghiệp giữa kỳ này với kỳ trước Cụ thểphân tích các vấn đề:
- Phân tích tình hình sử dụng tài sản để đáp ứng đủ, kịp thời khả năng thanhtoán, tăng tốc độ luân chuyển tài sản Nếu doanh nghiệp dự trữ tài sản đáp ứng kịp thờikhả năng thanh toán đến hạn hoặc sắp đến hạn, tài sản không sinh lời, không dự trữ ởmức hợp lý chứng tỏ việc sử dụng tài sản có hiệu quả và ngược lại
Trang 18- Phân tích tốc độ luân chuyển của toàn bộ tài sản dựa trên các chỉ tiêu doanhthu trên tổng tài sản và lợi nhuận trên tổng tài sản để có thể thấy được 1 đồng tài sản(vốn) doanh nghiệp bỏ ra trong một thời kỳ nhất định thì tạo ra được bao nhiêu đồngdoanh thu hoặc lợi nhuận.
- Phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản lưu động và tài sản cố định vìhiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng củatừng loại tài sản cấu thành lên tổng tài sản Vì vậy, ta cần phân tích các chỉ tiêu: hiệusuất sử dụng tài sản lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định để thấy được 1 đồngtài sản lưu động hay 1 đồng tài sản cố định doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thì thu đượcbao nhiêu đồng doanh thu
1.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ là bình quân số học của tổng tài sản
có ở đầu kỳ và cuối kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thuthuần Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao
- Hệ số sinh lợi tổng tài sản:
Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =
Hệ số sinh lợi tổng tài sản phản ánh một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vịlợi nhuận trước thuế và lãi vay Chỉ tiêu này được sử dụng để đo hiệu quả của việc tàitrợ cho các nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu và vốn vay Nếuchỉ tiêu này lớn hơn chi phí nợ thì đầu tư bằng nợ có lợi cho doanh nghiệp hơn đầu tưbằng vốn chủ
- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:
Trong đó: TSDH bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSDH có ở đầu kỳ
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân trong kỳ Doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSDH = Doanh thu thuần
TSDH bình quân trong kỳ
Trang 19Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSDH Nó cho biết mỗi đơn vị giátrị TSDH có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp ngàycàng lớn Hiệu suất TSCĐ được thể hiện qua công thức:
Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng TSCĐ =
TSCĐ bình quân
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, một mặt phải nâng cao quy mô về kết quảđầu ra, mặt khác phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu của TSCĐ
- Mối quan hệ giữa tài sản dài hạn và vốn dài hạn
+ Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp bởi vốnchủ sở hữu thì điều đó là hợp lý vì nó thể hiện doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích
nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, nhưng nếu phần thiếu hụt này được bù đắp bởi nợ ngắnhạn thì điều này sẽ làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
+ Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn, điều này chứng tỏ một phần nợ dàihạn đã chuyển vào tài trợ cho tài sản ngắn hạn Hiện tượng này vừa gây lãng phí chiphí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn Điều này có thểdẫn tới lợi nhuận kinh doanh giảm và những rối loạn tài chính doanh nghiệp
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, ngoài việc tính toán và phân tíchcác chỉ tiêu trên, doanh nghiệp cũng cần hiểu rõ các nhân tố tác động tới hiệu quả sửdụng tài sản dài hạn Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược và kế hoạchphù hợp với từng giai đoạn để có thể phát huy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn mộtcách tối đa giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đã đề ra
1.3.1 Yếu tố chủ quan
1.3.1.1 Trình độ quản lý và chuyên môn của đội ngũ nhân lực.
Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào Tronghoạt động sản xuất - kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò quyết định đến hiệuquả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, đặc biệt là trình độ cán
bộ quản lý và tay nghề người công nhân
TSDH bình quân trong kỳ
Hệ số sinh lợi TSDH =
Trang 20Đầu tiên là trình độ cán bộ quản lý: trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độchuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định.
Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổchức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hìnhcủa doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lạinhiều lợi ích cho doanh nghiệp Nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyết định sailầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp có thểthua lỗ, thậm chí phá sản Như vậy, trình độ cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quantrọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp Do đó, yêucầu đối với bộ phận này là rất cao, họ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, cótinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn,kịp thời cho doanh nghiệp
Thứ hai là trình độ chuyên môn của công nhân viên: công nhân viên là bộ phậntrực tiếp làm việc với sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân
tố chủ yếu sử dụng tài sản của doanh nghiệp Đối với công nhân viên có trình độchuyên môn cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tựchủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thìtài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượngcao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Ngượclại, nếu trình độ chuyên môn của người nhân viên thấp, không nắm bắt được các thaotác kỹ thuật, ý thức bảo quản máy móc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phínguyên vật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc, làm tăng giá thành, giảm chất lượng sảnphẩm Điều đó có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệuquả sử dụng tài sản giảm
1.3.1.2 Năng lực quản lý tài sản dài hạn của doanh nghiệp
Quản lý tài sản dài hạn một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệuquả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp
Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thể hiện chủ yếu trong các nội dung sau:a) Quản lý khoản phải thu dài hạn
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hay còn gọi là tín dụng thươngmại là một hoạt động không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp Do đó, trong cácdoanh nghiệp hình thành khoản phải thu
Tín dụng thương mại giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sảnphẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí tồn kho của hànghóa, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định và hạn chế hao mòn vô hình.Tuy nhiên, tín dụng thương mại cũng có thể đem đến những rủi ro cho doanh nghiệpnhư làm tăng chi phí quản lý, chi phí đòi nợ, chi phí bù đắp cho vốn thiếu hụt, làmtăng chi phí nếu khách hàng không trả được nợ
Trang 21Do vậy, các nhà quản lý cần so sánh giữa lợi ích và chi phí tăng thêm để quyếtđịnh có nên cấp tín dụng dài hạn không cũng như phải quản lý các khoản tín dụng nàynhư thế nào để đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất.
Nội dung chủ yếu của chính sách quản lý các khoản phải thu dài hạn bao gồm:Phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích đánh giá khoản tín dụng được
đề nghị, theo dõi các khoản phải thu
Đối với các khoản phải thu trong dài hạn cần nắm rõ mức độ rủi ro tài chínhcũng như luôn theo sát biến động thị trường để tìm ra các xu hướng có thể ảnh hưởngđến rủi ro thanh toán của các khoản phải thu dài hạn
b) Quản lý bất động sản đầu tư
Trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc đầu tư tàichính thông qua bất động sản là một vấn đề cần quan tâm nhất trong môi trường thịtrường bất động sản thiếu ổn định và có xu hướng kém tăng trưởng như hiện nay Hơnnữa, việc quản lý các bất động sản đầu tư này giúp cho doanh nghiệp giảm thiệt hạitrước những biến động của thị trường và có cơ hội đem lại nguồn thu nhập rất lớn từnguồn tài sản này Tuy nhiên, nếu cơ cấu đầu tư vào bất động sản quá nhiều sẽ làmtăng chi phí thẩm định và nghiên cứu, chi phí tài chính và gây ứ đọng vốn Vì vậy, căn
cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng thanhtoán cùng với những dự đoán biến động của thị trường, doanh nghiệp cần xác định mộtmức đầu tư hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn cho doanh nghiệp,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
c) Quản lý tài sản cố định
Để đạt được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp phảixác định quy mô và chủng loại tài sản cần thiết cho quá trình sản xuất - kinh doanh.Đây là vấn đề thuộc đầu tư xây dựng cơ bản, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹcàng các quyết định về đầu tư dựa trên cơ sở các nguyên tắc và quy trình phân tích dự
án đầu tư Nếu mua nhiều tài sản cố định mà không sử dụng hết sẽ gây ra sự lãng phívốn, song nếu phương tiện không đủ so với lực lượng lao động thì năng suất sẽ giảm.Trên cơ sở một lượng tài sản cố định đã mua sắm, một mặt doanh nghiệp phải tậndụng tối đa thời gian và hiệu suất của máy, thực hiện an toàn, tiết kiệm trong vận hànhmáy, cố gắng khấu hao nhanh để sớm đổi mới và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật tiên tiến, hiện đại Điều đó sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp luôn luôn được đổimới theo hướng tích cực, hiện đại, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhucầu của thị trường, mang tính cạnh tranh cao
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho thấy khấu hao có tác độnglớn đến các chỉ tiêu Do đó, doanh nghiệp cần xác định phương pháp tính khấu hao tàisản cố định cho thích hợp
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, do chịu nhiềutác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên tài sản cố định bị giảm dần về giá trị,
Trang 22hay còn gọi là hao mòn Có hai loại hao mòn TSCĐ là hao mòn hữu hình và hao mòn
Do TSCĐ bị hao mòn như vậy, doanh nghiệp cần tạo lập quỹ để thu hồi, tái đầu
tư vào tài sản mới, doanh nghiệp cần trích khấu hao cho TSCĐ Trích khấu hao TSCĐ
là việc tính chuyển một phần giá trị của TSCĐ tương ứng với phần hao mòn vào giáthành sản phẩm và sẽ thu hồi được phần giá trị đó thông qua tiêu thụ sản phẩm
Việc xác định mức trích khấu hao là công việc tương đối phức tạp Trước tiên,doanh nghiệp phải xác định tốc độ hao mòn của tài sản Điều này rất khó khăn do xácđịnh hao mòn hữu hình đã khó, xác định hao mòn vô hình còn khó hơn, nó đòi hỏi sựhiểu biết, khả năng dự đoán của doanh nghiệp Khi đã xác định được mức độ hao mòn,doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến các yếu tố sau:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCĐ đó chế tạo trên thị trường Do tình hìnhtiêu thụ tác động trực tiếp đến giá bán sản phẩm đồng thời cho biết lượng cầu sảnphẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu và hoạt động của TSCĐ sẽ ở mức công suất nào
và kéo theo nó hao mòn ở mức độ nào
- Nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ là vốn chủ sở hữu hay vốn vay
- Ảnh hưởng của thuế đến việc trích khấu hao Do việc trích khấu hao ảnhhưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp vàảnh hưởng đến thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp
- Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao: Nhà nước có quy định quản
lý trong việc trích khấu hao TSCĐ như phương pháp tính khấu hao, thời gian sử dụngđịnh mức của TSCĐ, tác động trực tiếp đến mức trích khấu hao hàng kỳ của doanhnghiệp
Việc lựa chọn được phương pháp tính khấu hao TSCĐ thích hợp là biện phápquan trọng để bảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thờigian hoàn vốn đầu tư vào tài sản cố định từ các nguồn tài trợ dài hạn
Mục đích của việc tạo lập quỹ khấu hao là để tái đầu tư, thay thế, đổi mớiTSCĐ Khi TSCĐ chưa được khấu hao hết, chưa được thay thế bằng TSCĐ mới thìkhấu hao được tích luỹ và doanh nghiệp có quyền sử dụng số khấu hao luỹ kế cho hoạtđộng sản xuất - kinh doanh của mình Riêng đối với doanh nghiệp Nhà nước, việc sửdụng số khấu hao luỹ kế cần tuân thủ đúng các quy định về chế độ quản lý tài chínhhiện hành của Nhà nước
Đối với TSCĐ, bên cạnh việc xác định phương pháp khấu hao thích hợp thì đểnâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tiến hànhđánh giá, kiểm kê TSCĐ Điều này giúp cho nhà quản lý nắm được chính xác sốTSCĐ của doanh nghiệp, tình hình sử dụng cũng như giá trị thực tế của tài sản đó
Trang 23Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của TSCĐ tại một thời điểm nhấtđịnh Việc đánh giá chính xác giá trị của TSCĐ là căn cứ để tính khấu hao nhằm thuhồi vốn Qua đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn giúp cho người quản lý nắm đượctình hình biến động về vốn của doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh thích hợpnhư: chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanh lý, nhượng bán tài sản để giải phóngvốn…
Đánh giá TSCĐ gồm những nội dung sau:
- Xác định giá ban đầu của TSCĐ: giá ban đầu của TSCĐ là giá mua và nhữngchi phí khác kèm theo
Cách đánh giá này giúp cho doanh nghiệp thấy được số tiền vốn đầu tư muasắm TSCĐ ở thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền phải khấu hao để tái sảnxuất giản đơn TSCĐ
- Xác định giá đánh giá lại TSCĐ: giá đánh giá lại TSCĐ là giá của tài sản tạithời điểm kiểm kê đánh giá Giá đánh giá lại của TSCĐ có thể cao hơn hoặc có thểthấp hơn giá ban đầu của nó
Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình cụ thể như: tình hình biến động giá trênthị trường, quan hệ cung cầu trên thị trường về loại tài sản đó, xu hướng về tiến bộ kỹthuật trong ngành… người quản lý đưa ra quyết định xử lý tài sản một cách chuẩn xácnhư điều chỉnh mức khấu hao hoặc phương pháp khấu hao, thanh lý, nhượng bán đểđổi mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCĐ thông qua sửa chữa lớn…
1.3.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanhnghiệp Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vàotài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dàihạn khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản cũng khác nhau Doanh nghiệp có đặcđiểm hàng hoá khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụngthương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau Như vậy, đặcđiểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác động quan trọng đến hiệu quả sửdụng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản, vòng quay và hệ số sinh lợi củatài sản
Một quy trình sản xuất - kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồngchéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suấtlao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụngtài sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải phápthực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trong từngthời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao
Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng
Trang 24trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tiếpcận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị thì sẽgiảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nâng cao chất lượng, đổi mới sảnphẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.3.1.4 Quy trình thẩm định dự án
Công tác thẩm định dự án và đặc biệt là thẩm định tài chính dự án có vai trò rấtquan trọng đối với hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Nếu công tác thẩm định tài chính dự án được thực hiện theo một quy trình chặtchẽ với đội ngũ cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn vững vàng thì dự án sẽ đượcđánh giá một cách chính xác về mức độ cần thiết của dự án đối với doanh nghiệp, quy
mô của dự án, chi phí, lợi ích của dự án mang lại và cả những rủi ro có thể gặp phảitrong tương lai Điều này giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đầu tư đúng đắngóp phần nâng cao sức mạnh cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu
và tăng lợi nhuận làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sinh lợi tổng tài sảntăng Ngược lại, công tác thẩm định tài chính dự án không hiệu quả sẽ dẫn đến nhữngquyết định đầu tư sai lầm hoặc doanh nghiệp có thể bỏ qua các cơ hội đầu tư do dự án
bị đánh giá sai Quyết định đầu tư sai lầm sẽ dẫn đến hiệu quả nghiêm trọng Nếu đầu
tư quá nhiều, không đúng hướng, hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạnglãng phí vốn, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu đầu tư quá ít khôngđáp ứng đủ nhu cầu thị trường, từ đó có thể bị mất thị trường, giảm khả năng cạnhtranh Tất cả các điều này đều dẫn đến tài sản không được khai thác một cách triệt để
và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản
1.3.1.5 Khả năng huy động vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập vàtiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh Vốn là nguồn hình thành nên tài sản Vìvậy, khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốn sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệuquả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mở rộng quy
mô sản xuất - kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư làm tăng doanh thu chodoanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản Bên cạnh đó, nếudoanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phí vốn sẽ giảm, góp phần làmgiảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đó hệ số sinh lợi tổng tài sản sẽ tăng
1.3.2 Yếu tố khách quan
1.3.2.1 Môi trường kinh tế
Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh
Trang 25nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh như: chu kỳ phát triển kinh tế, tăngtrưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cácchính sách tài chính - tín dụng của Nhà nước
Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởngkinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạtđộng sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp
Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá củachính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất - kinh doanh và kết quảhoạt động của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thựccủa doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền Ngoài ra, chínhsách tài chính - tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệuquả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thịtrường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nềnkinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp
Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnhđến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệpnhững thuận lợi đồng thời cả những khó khăn Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánhgiá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằmtranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môitrường kinh tế
1.3.2.2 Chính trị - pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng Sự can thiệp
ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; địnhhướng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật;phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
1.3.2.3 Môi trường khoa học công nghệ
Khoa học - công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất laođộng và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nóiriêng Sự tiến bộ của khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nângcao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, tiến bộkhoa học - công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vôhình nhanh hơn Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trêncác dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó
Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc - công nghệ là hếtsức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được
Trang 26hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.
1.3.2.4 Thị trường
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trườngtài chính
Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăngchi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việctiêu thụ sản phẩm Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăngcủa giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ
sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanhnghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽlàm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu.Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn Thị trường tiền là thịtrường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn được mua bán còn thị trường vốn là thịtrường cung cấp vốn trung hạn và dài hạn Thị trường chứng khoán bao gồm cả thịtrường tiền, là nơi mua bán các chứng khoán ngắn hạn và thị trường vốn, nơi mua báncác chứng khoán trung và dài hạn Như vậy thị trường tài chính và đặc biệt là thịtrường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy môsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu thị trường chứng khoán hoạt động hiệuquả sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu cácdoanh nghiệp tập trung quá nhiều vào đầu tư chứng khoán sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấutài sản mất cân đối làm gián tiếp giảm hiệu quả sử dụng tài sản
1.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh
Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp.Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất cóảnh hưởng trực tiếp đến quá trình – kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhàcung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế… Các yếu tố này sẽ quyếtđịnh tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanhnghiệp
Kết luận
Tài sản dài hạn là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò to lớn tronghoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy sử dụng hiệu quả tài sản dài hạn là một vấn đềquan trọng trong bất kì doanh nghiệp nào Để sử dụng hiệu quả tài sản dài hạn thì cầnphải hiểu được nó là như thế nào Phần cơ sở lý luận trên đã trình bày một cách kháiquát về nội dung tài sản, tài sản dài hạn, hiệu quả sử dụng, các chỉ tiêu phản ánh hiệu
Trang 27quả sử dụng tài sản dài hạn và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của doanhnghiệp.
Cơ sở lý luận trên cũng là tiền đề, là cơ sở để tiến hành nghiên cứu, phân tíchthực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty TNHH XNK Thành An ởChương 2 dưới đây
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
DÀI HẠN TẠI CÔNG TY TNHH XNK THÀNH AN
2.1 Khái quát chung về công ty TNHH XNK Thành An
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty : Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành An
- Tên giao dịch: ThanhAn Import & Export Co.,Ltd
- Địa chỉ : 80 Văn Hương - Phường Hàng Bột - Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội
- Website: kamthanhan.com
- Email: thanhan@kamthanhan.com
Công Ty TNHH XNK Thành An là công ty sản xuất phụ liệu may mặc đượcthành lập từ năm 1997 Trải qua nhiều năm hoạt động với sự tin tưởng và hợp tác củakhách hàng, chúng tôi là địa chỉ cung cấp sản phẩm phụ liệu may đáng tin cậy Cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, nhiệt tình, có chuyên môn cao, Thành
An đã trở thành đại lý phân phối nhiều sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng như KAM
và các nhà cung cấp phụ trợ dệt may uy tín khác
Công ty TNHH XNK Thành An được thành lập vào ngày 13/12/1997 với sốVốn Điều lệ ban đầu là 500.000.000 đồng theo Giấy Đăng ký Kinh doanh số
0101285626 ngày 13/12/1997 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội cấp
Kể từ ngày thành lập năm 1997 và đi vào hoạt động sản xuất đến nay, công ty
đã không ngừng phát triển, cải tiến dây truyền công nghệ và từng bước khẳng định vịthế của mình trên thị trường
Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty:
- Nguyên liệu và phụ liệu may mặc
- Vật liệu, thiết bị may công nghiệp
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật
Trang 29Đặc điểm sản phẩm của công ty là số lượng lớn, dễ gây hao hụt hàng hóa khivận chuyển.Các yếu tố khách quan bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sản phẩm là: nhiệt
độ, môi trường hóa chất, va chạm mạnh… là những điểm cần lưu ý khi tiến hành côngtác vận chuyển, bảo quản
2.1.2.2 Trình độ công nghệ
Công ty TNHH XNK Thành An là công ty thương mại xuất nhập khẩu vì vậyviệc chú trọng vào trình độ công nghệ quản lý hiện đại là điều hoàn toàn cần thiết
Công ty điều hành quy trình mua - bán hàng hóa và quản lý nhân sự thông qua
hệ thống công nghệ thông tin chuyên nghiệp và thực tiễn
2.1.2.3 Đặc điểm thị trường
Thị trường may mặc và phụ liệu may mặc Thực tế cho thấy sau khi Việt Namgia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơhội tiếp cận công nghệ, thông tin, các dịch vụ cũng như có kinh nghiệm quản lý tốthơn và được bình đẳng về thuế quan giữa các nước thành viên Với những lợi thế riêngnhư ổn định chính trị, năng suất, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được sự đa dạng vềcác chủng loại hàng may mặc , dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định được
uy tín trên thị trường thế giới và đứng trong top các nước xuất khẩu cao
Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Xúc tiến xuất khẩu từ các nước đangphát triển sang EU (CBI) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, tốc độ tăng trưởng xuất khẩuhàng dệt may trong giai đoạn 2005 - 2011 của Việt Nam đạt mức cao nhất thế giới với32%, trong khi đó Trung Quốc đạt 15%, Ấn Độ 10%, các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia,Thái Lan đạt mức 7% Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất tiêu thụ lớn và không ngừngtăng lên như vậy, việc có được quyền cung cấp nguyên vật liệu, phụ liệu đảm bảo chấtlượng và lâu dài là rất cần thiết Chính vì lý do đó, ngành kinh doanh vật phụ liệu hỗtrợ cho ngành sản xuất may mặc tại Việt Nam là một thị trường tiềm năng tuy nhiêncũng đầy thách thức, cụ thể là từ những nguồn sản phẩm từ các doanh nghiệp nước
Trang 30ngoài có hoạt động mạnh như Trung Quốc, Thái Lan,
2.1.2.4 Đặc điểm về lao động
Lực lượng sản xuất bao gồm con người và tư liệu sản xuất Trong đó tư liệu sảnxuất bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động Con người dùng công cụ laođộng tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm Vì vậy con người có vai tròquan trọng không thể thiếu trong lực lượng sản xuất Muốn lực lượng sản xuất pháttriển thì phải nâng cao chất lượng con người Nếu như đảm bảo được số lượng, chấtlượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năngsuất lao động và hệ số sử dụng lao động
Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người, công ty luôn chú trọngcông tác xây dựng tổ chức, xây dựng đội ngũ, thường xuyên bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn nghiệp vụ Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộcông nhân viên, tạo nên những yếu tố để kích thích tăng năng suất lao động, đạt hiệuquả cao trong kinh doanh và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra
Tính đến ngày 31/12/2013, công ty có tổng số lao động là 49 người Trong đólao động nam là 31 người, chiếm 63,27%; lao động nữ là 18 người, chiếm 36,73%
Bảng 2.1: Lực lượng lao động tại công ty
Cơ cấu trình độ
Trang 31Về lao động trình độ trên đại học khá khiêm tốn, chỉ có 9 người, chiếm 18,36%trong tổng số lao động của công ty Trình độ cao đẳng, đại học cũng chiếm tỷ lệ khácao Cụ thể lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 25 người, chiếm 51,02% Laođộng có trình độ trung cấp và tốt nghiệp các trường dạy nghề chiếm phần còn lại với
15 người, tương đương 30,61%
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu trình độ lao động công ty TNHH XNK Thành An
Qua biểu đồ trên ta thấy trình độ lao động trong công ty được sắp xếp như trên
là hoàn toàn hợp lý Một công ty chuyên về xuất nhập khẩu mặt hàng kỹ thuật thì laođộng tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng đa số là hoàn toàn đúng với yêu cầu trình
độ chuyên môn cao, từ đó tối ưu hóa lợi ích của công ty
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
Ban giám đốc
Ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm điều hành, quyết định các công việc liênquan đến hoạt động kinh doanh của công ty Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trongtừng lĩnh vực cụ thể và phụ trách các mảng công việc được phân công, chủ động giảiquyết các yêu cầu, tuân theo quy định và điều lệ công ty
Trang 32Chịu trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá thị trường, xây dựng kế hoạch tiêuthụ sản phẩm.Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược sản phẩm, giá bán, chínhsách quảng cáo, phương thức bán hàng, dịch vụ khách hàng Theo dõi quản lý các thiết
bị, dụng cụ, công cụ bán hàng Kết hợp phòng Kế toán quản lý công nợ khách hàng,quản lý hóa đơn, thủ tục bán hàng…
Phòng Kế toán
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài chính kế toán.Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức kế hoạch tài chính hằng năm Tổ chức côngtác hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị theo yêu cầucủa công ty Hướng dẫn thống kê quản lý hóa đơn mua bán hàng hóa…
2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động kinh doanh giai đoạn đầu của công ty chủ yếu tập trung vào xuấtnhập khẩu và mua bán các mặt hàng sản phẩm phụ liệu may để đáp ứng nhu cầu củacác bạn hàng và đối tác, các sản phẩm của Thành An ngay từ đầu, dù phải cạnh tranhrất lớn với hàng hóa mang nhãn hiệu của đối thủ nước ngoài, nhưng vẫn được kháchhàng đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá thành cũng như phong cách
và tinh thần phục vụ
Tiếp sau đó, mặt hàng kinh doanh và ngành nghề hoạt động của Thành An liêntục được mở rộng Số lượng và chủng loại các mặt hàng kinh doanh ngày càng đadạng để đáp ứng các nhu cầu của thị Thành An đã cung cấp thêm các mặt hàng phục
vụ cho các ngành công nghiệp và kỹ thuật
Nhạy bén và linh hoạt, Thành An luôn có những điều chỉnh chiến lược kinhdoanh kịp thời, thích hợp với từng bối cảnh, từng giai đoạn Trong vòng 3 năm trở lại
Trang 33đây, nhận thức được những khó khăn nhưng cũng đồng thời là cơ hội của các Doanhnghiệp Việt Nam trước xu thế hội nhập Quốc tế và các thỏa thuận mang tính bắt buộc
về Gia nhập WTO, Thành An lại thêm một lần nữa thay đổi căn bản về chiến lược pháttriển để đảm bảo vượt qua được những cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn của thịtrường, nhất là ở thời điểm sau 2015 khi Việt Nam đã hoàn toàn gia nhập WTO, thịtrường sẽ có cả sự tham gia của các doanh nghiệp khu vực và quốc tế mạnh về tiềmlực và giàu kinh nghiệm Một mặt vẫn duy trì ổn định các hoạt động đã triển khai vớicác đối tác hiện thời ở những thị trường truyền thống, mặt khác, Thành An tự nâng caonăng lực cạnh tranh bằng việc tiếp tục chủ động tìm kiếm, thăm dò mở rộng thịtrường
2.2 Thực trạng tài chính và hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn tại công ty TNHH XNK Thành An
2.2.1 Thực trạng tình hình TSDH của công ty TNHH XNK Thành An
2.2.1.1 Khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn
Khi xem xét tình trạng hoạt động của công ty thì điều không thể thiếu là xemxét tình hình tài chính Khả năng và đặc điểm tài chính của công ty ảnh hưởng trựctiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh
Để tìm hiểu tình hình tài chính tại công ty TNHH XNK Thành An Chúng ta sẽcùng xem xét tình hình tài sản nguồn vốn
Trang 34TÀI SẢN
Trang 35Qua bảng phân tích ta có thể thấy cơ cấu tổng tài sản của công ty năm từ năm
2011 đến năm 2012 tăng 7.656.111.622 đồng, tương ứng tăng 72,92 so với năm 2011.Trong đó, chủ yếu là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn cụ thể là hàng tồn kho tăng7.814.331.812 đồng, tương ứng với đó tỷ trọng hàng tồn kho tăng thêm 20,6% ( từ53,22% lên 73,82%) Nguyên nhân của việc tăng mạnh hàng tồn kho này là công tyquyết định nhập một lượng lớn các mặt hàng nguyên vật liệu phụ trợ may mặc nhắmđáp ứng được những nhu cầu tiếp theo của khách hàng, dựa trên kế hoạch kinh doanhcủa công ty
Bên cạnh đó, các khoản tiền và các khoản phải thu đều giảm, cụ thể tiền và cáckhoản tương đương tiền giảm 480.655.191 đồng tương ứng với 4,58% trên tổng tàisản, các khoản phải thu giảm 286.272.146 đồng tương ứng giảm 2,73% tổng tài sản, tỷtrọng của các khoản phải thu giảm từ 34,15% xuống còn 18,17%.Đây là hệ quả củaviệc công ty đầu tư tiền vào hệ thống quảng cáo bán hàng phục vụ cho việc kinhdoanh, điều này cho thấy công ty đang chú trọng đến việc đầu tư để mở rộng kinhdoanh, nâng cao chất lượng sản phẩm Các khoản phải thu khác trong đó có thuếGTGT được khấu trừ tăng 735.473.481 đồng tương ứng tăng 7%
Tài sản dài hạn của công ty từ năm 2011 sang năm 2012 giảm 45.129.244 đồng,
sự cắt giảm này là từ việc bán một số tài sản cố định hữu hình cũ kém giá trị khôngcòn khả năng sử dụng Việc cắt giảm này tương ứng giảm 0,43% tổng giá trị tài sảncủa công ty, nắm một con số rất nhỏ, không ảnh hưởng đến cơ cấu tổng thể tài sản củacông ty
Về cơ cấu tài sản dài hạn và ngắn hạn, trong khi tài sản ngắn hạn chiếm gần nhưtoàn bộ cơ cấu tổng tài sản, cụ thể là 96,8% trong năm 2011 và 98,4% trong năm 2012.Điều này có thể được giải thích hợp lý rằng công ty TNHH XNK Thành An là mộtcông ty thương mại và dịch vụ chứ không phải là một doanh nghiệp sản xuất vì vậy tàisản của công ty chủ yếu nằm ở hàng hóa, tiền và các khoản công nợ với khách hàng.Tài sản dài hạn đối với công ty tập trung và hệ thống máy tính, tài sản cố định nhưmáy văn phòng, thiết bị thông tin
Trang 36Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản năm 2012 - 2013
(%)
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.101.171.922 98,72 17.864.562.637 98,4 (2.763.390.715) (15,22)
Trang 37Tính đến giai đoạn từ năm 2012 sang năm 2013, tình hình tài sản của công tyTNHH XNK Thành An có một số thay đổi như sau:
Tổng tài sản giảm 2.858.627.051 đồng tương ứng giảm 15,74% Nguyên nhângiảm tổng tài sản này đến từ việc tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu kháchhàng, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm Khoản phải thu khách hàng giảm3.100.494.683 đồng, tỷ trọng giảm từ 18,17% xuống chỉ còn 1,3% Lý do cho việcphải thu giảm mạnh là hợp đồng thương mại trước đây của công ty ký với khách hàng
đã hoàn thành thanh toán trong năm 2012 Hàng tồn kho từ năm 2012 sang năm 2013giảm 543.918.809 đồng, lượng hàng trong thời gian này giảm đi là phần đã kỹ kết vớikhách hàng giờ được xuất kho giao theo đúng hợp đồng Về phần tài sản ngắn hạnkhác, trong 1 năm tài sản ngắn hạn khác giảm 554.725.220 đồng, lượng tài sản ngắnhạn khác giảm khá cao bao gồm việc giảm thuế GTGT được khấu trừ 313.961.086đồng và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn 240.764.152 đồng Nguyên nhân bắtnguồn từ việc công ty phải ngừng cung cấp cho các dich vụ xúc tiến bán hàng và tiếpthị bên ngoài cho một số đối tượng khách hàng
Tài sản dài hạn của công ty tiếp tục sụt giảm đáng kể từ 291.289.513 đồngxuống còn 196.053.177 đồng, giảm 95.236.336 đồng Việc tài sản dài hạn hay cụ thể
là tài sản cố định hữu hình của công ty liên tục giảm trong hai năm và đến năm 2013tài sản dài hạn chỉ còn chiếm 1,28% trên tổng tài sản (giảm 0,32% so với năm 2012),điều đó cho thấy cơ cấu đầu tư cho tài sản ngắn hạn - tài sản dài hạn của công ty đanggặp vấn đề Mặc dù chỉ là công ty TNHH xuất nhập khẩu nhưng việc chú trọng đầu tưtài sản dài hạn là hoàn toàn cần thiết Hiện nay các công ty đều có xu hướng mở rộngkinh doanh, đầu tư vào máy móc thiết bị hay những hệ thống xử lý thông tin và quản
lý doanh nghiệp tiên tiến, vì vậy công ty cần phải có sự xem xét lại về chỉ tiêu tài sảndài hạn trong những năm tiếp theo
Việc đầu tư cơ cấu tài sản ngắn hạn - dài hạn của công ty mang đến khả năngthanh toán cao, rủi ro thấp tuy nhiên về lâu dài, việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinhdoanh sẽ gặp khó khăn
Trang 384.Các khoản phải trả phải nộp ngắn
B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 651.872.641 3,59 1.366.845.371 13,02 (714.972.730) (6,81)
2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (1.184.127.359) (6,52) (469.154.629) (4,47) (714.972.730) (6,81)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012 và 2013)