Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam

54 442 1
Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời Nói Đầu Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất. Nó là cầu nối giữa một bên là sản xuất, một bên là trao đổi tiêu dùng. Nói cách khác, hệ thống phân phối là con đường đi dẫn hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. như vậy, thiết lập hệ thống phân phốihệ thống các công việc không thể tách rời quá trình sản xuất. Sản xuất ra sản phẩm muốn bán cho người tiêu dùng thì trước đó buộc phải thực hiện các hoạt động liên quan đến phân phối. Trong những năm qua, thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế thì theo đó hệ thống phân phối không những cũng phát triển theo mà còn phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trước kia, trước khi thực hiện đổi mới nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thì nền kinh tế nước ta ở trong tình trạng trì trệ, khủng hoảng trầm trọng do chính sách ngăn sông cấm chợ gây nên. Sau khi đổi mới nền kinh tế, nhà nước dần phá bỏ các rào cản đó tạo điều kiện cho phân phối, trao đổi phát triển thì nền kinh tế những năm sau đó dần dần khởi sắc liên tục đi lên với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năn liền. Nó là một bằng chứng kỳ diệu chứng minh tầm quan trọng của phân phối trao đổi phù hợp với quy luật kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Tuy hệ thống phân phối trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua nhưng thực tế đã cho thấy, hệ thống phân phối ở nước ta nói chung hệ thống phân phối ngành thép nói riêng vẫn còn nhiều bất cập về xây dựng quản lý chúng sao cho có hiệu quả là một trong những cái tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nguyên nhân của những bất cập trên là do nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hệ thống phân phối, chưa đầu tư thích đáng vào việc xây dựng quản lý chúng. Nền kinh tế nói chung, ngành thép nói riêng cần có một hệ thống phân hiệu quả, tạo sức cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí lưu thông, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ thuận tiện, văn minh nhất. Xuất phát từ yêu cầu trên, em chọn đề tài đề án môn học là: Xây dựng phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam. Ngoài phần mở đầu , kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, về nội dung đề án được chia làm 3 chương: 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương 1. Tổng quan về hệ thống kênh phân phối. Chương 2. Thực trạng các hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam hiện nay. Chương 3. Giải pháp phát triển hệ thống phân phối thépViệt Nam hiện nay. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do điều kiện có hạn nên đề án này không tránh hạn chế thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của Thầy để hoàn thiện đề án của mình. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chương 1 Tổng quan về hệ thống kênh phân phối 1. Bản chất của kênh phân phối 1.1. Định nghĩa kênh phân phối Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối . Kênh phân phối có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nó cũng được coi là một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tổ chức các cá nhân khác nhau. Cũng có người lại mô tả kênh phân phối là các hình thức liên kết linh hoạt của các doanh nghiệp để cùng thực hiện một mục đích thương mại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối là xuất phát từ sự khác nhau về quan điểm ,góc độ tiếp cận của người nghiên cứu. Người sản xuất có thể nhấn mạnh vào các loại trung gian thương mại khác nhau cần sử dụng để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, vì vậy họ chỉ định nghĩa kênh phân phối như các hình thức di chuyển sản phẩm qua các loại hình chung gian khác nhau. Những người trung gian phân phối như nhà bán buôn, nhà bán lẻ-những người thực hiện hoạt động chính là mua sản phẩm để bán thu lợi nhuận lại cho rằng kênh phân phối là dòng chảy quyền sở hữu hàng hoá. Người tiêu dùng có thể quan niệm kênh phân phối đơn giản như là có nhiều loại trung gian thương mại đứng giữa họ người sản xuất. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu khi quan sát các kênh phân phối hoạt động trong hệ thống kinh tế có thể mô tả nó dưới các hình thức cấu trúc khác nhau hiệu quả hoạt động. Do có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh phân phối nên ở đây chỉ tiếp cận định nghĩa về kênh phân phối ở góc độ nhà quản trị của doanh nghiệp quyết định quản lý kênh phân phối, chủ yếu là của doanh nghiệp sản xuất. Với quan điểm đó kênh phân phối được định nghĩa như sau: Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống chặt chẽ các quan hệ với các doanh nghiệp các cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt độnh phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp. Tham gia vào kênh phân phối thường có 3 loại thành viên chính : nhà sản xuất-nhũng người cung cấp nguồn hàng, những người kinh doanh thương mại-người thực hiện dịch vụ đưa hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, những người tiêu dùng cuối cùng-điểm đến cuối cùng của hàng hoá. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trong định nghĩa trên có 4 vấn đề được quan tâm : Thứ nhất, bên ngoài nghĩa là kênh phân phối tồn tại bên ngoài doanh nghiệp, nó không phải là một phần cấu trúc tổ chức nội bộ doanh nghiệp do vậy cách thức tổ chức quản lý có diểm khác biệt so với bên trong nội bộ doanh nghiệp. Thứ hai, tổ chức quan hệ chặt chẽ nghĩa là kênh phân phối gồm những người tham gia vào quá trình đàm phán về việc đưa hàng hoá ,dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả nhất. Thông thường chỉ những doanh nghiệp hay những tổ chức nào tham gia thực hiện chức năng này mới là thành viên của kênh. Các công ty khác như các tổ chức cung cấp các dịch vụ vận tải, kho hàng, ngân hàng, bảo hiểm, quảng cáo…thưc hiện chức năng bổ trợ thì không phải là thành viên của kênh phân phối. Thứ ba, hoạt động phân phối tiêu thụ nghĩa là việc chủ động của doanh nghiệp với khả năng của mình điều khiển các công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo phương thức cạnh tranh nhất từ đó bán được sản phẩm để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Cuối cùng, các mục tiêu phân phối đó là hoạt động quản lý phải căn cứ vào mục tiêu phân phối được xác định cụ thể trên thị trường hệ thống kênh phân phối được tổ chức ra quản lý hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đó. Dưới quan điểm của các nhà quả lý vĩ mô, hệ thống kênh phân phối là một quá trình xã hội điều khiển dòng chảy hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế từ người sản xuất tới người tiêu dùng nhằm đảm bảo cung cầu phù hợp đạt được các mục tiêu của xã hội. Từ góc độ của doanh nghiệp sản xuất, kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp các cá nhân độc lập phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp thực hiện hoạt động bán sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác,kênh phân phốihệ thống các quan hệ của các tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Các kênh phân phối của các doanh nghiệp tạo nên hệ thống thương mại phức tạp trên thị trường quốc gia quốc tế. 1.2. Chức năng của kênh phân phối Kênh phân phối như là một con đường chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nó vượt qua những ngăn cách về thời gian, không gian quyền sở hữu xen giữa hàng hoá, dịch vụ với những người sẽ sử dụng chúng. Trong luôn tồn tại những dòng vận động không ngừng, đó là các chức năng của kênh phân phối được thực hiện bởi các thành viên trong kênh: 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 (1) Dòng thông tin: Thu thập phổ biến thông tin nghên cứu vể thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh những thành viên cùng những lực lượng khác trong môi trường kinh doanh. Đây là các thông tin hai chiều xuyên suốt từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. (2) Dòng xúc tiến: Soạn thảo tuyên truyền những thông tin liên quan đến hàng hoá để hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong kênh nhằm thu hút khách hàng. (3) Dòng đàm phán: Các thành viên trong kênh tác động qua lại lẫn nhau để phân chia các công việc cũng như trách nhiệm quyền lợi của từng thành viên. Tức là, Cố gắng đạt được thoả thuận cuối cùng về giá cả những điều kiện khác để có thể thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu. (4) Dòng đặt hàng: Các thông tin về ý đồ mua hàng của các thành viên trong kênh được chuyển từ người tiêu dùng cuối cùng tới người sản xuất. (5) Dòng tài chính: Tạo nguồn vốn phân bổ vốn cần thiết để hỗ trợ các thành viên trong kênh. (6) Dòng chia sẻ rủi ro: Tạo lập cơ chế nhằm chia sẻ rủi ro liên quan tới việc thực hiện hoạt động của kênh. (7) Dòng vận động vật chất: Đảm bảo bảo quản lưu thông hàng hoá từ địa điểm sản xuất tới địa điểm tiêu dùng với các điều kiện cần thiết. (8) Dòng thanh toán: Sự vận động của tiền tệ các chứng từ thanh toán ngược từ người tiêu dùng cuối cùng qua các trung gian thương mại đến với người sản xuất. (9) Dòng chuyển quyền sở hữu: Sự chuyển giao quyền sở hữu từ một tổ chức hay cá nhân sang một tổ chức hay cá nhân khác. (10) Dòng thu hồi, tái sử dụng bao gói: áp dụng đối với sản phẩm có chi phí bao bì cao buộc phải sử dụng nhiều lần. Trong những dòng chảy này có một số dòng thuận ( vật chất, quyền sở hữu xúc tiến ) một số dòng ngược (đặt hàng, thanh toán ) các dòng lưu thông cả hai chiều ( thông tin, đàm phán, chia sẻ rủi ro ). 2. Các dạng kênh phân phối Mục đích cơ bản của quản lý kênh phân phối về mặt chiến lược là xây dựng cấu trúc kênh để đạt giữ lợi thế cạnh tranh dài hạn. Một chiến lược kênh được kế hoạch hoá cẩn thận có thể cho phép doanh nghiệp định vị kênh phân phối của họ theo cách người cạnh tranh khó có thể bắt trước được. Khả năng thiết kế kênh phân phối hợp lý có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh là lý do tại sao quá trình tổ chức quản lý các kênh phân phối lại là một phần cơ bản của chiến lược kinh doanh tổng thể. Các doanh nghiệp phải tìm kiếm chiến lược phân phối lựa chọn cấu trúc kênh thích hợp. Để đạt hiệu quả, các công ty khi tổ chức kênh phân phối sản phẩm của 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 họ phải tìm kiếm các cấu trúc kênh đảm bảo phân chia công việc phân phối nhằm đạt được những yêu cầu về hoạt động phân phối phân phối vật chất tối ưu. Cấu trúc kênh phân phối là quyết định cuối cùng về số cấp trung gian chiều rộng của kênh. Tuỳ nhóm hàng va thị trường mục tiêu mà có sự lựa chon các dạng kênh phân phối khác nhau. Ta có thể xem xét các dạng kênh phân phối có thể theo sơ đồ sau: + Dạng kênh phân phối hàng tiêu dùng. A→B→C→D A→C→D A→D Trong đó, A-người sản xuất; B-người bán buôn; C-người bán lẻ; D-người tiêu dùng + Dạng kênh phân phối hàng công nghiệp. M→N→P→Q M→N→Q M→P→Q M→Q Trong đó, M-người sản xuất; N-đại lý P-người phân phối công nghiệp; Q-người sử dụng cuối cùng Việc có nhà trung gian thương mại nằm giữa người sản xuất người tiêu dùng là dựa trên nguyên tắc chuyên môn hoá phân công lao động cũng như đạt được hiệu quả tiếp xúc. Người quản lý làm tốt công việc phân phối giữa những nhóm người tham gia kênh đã chọn thì cấu trúc kênh có thể đạt được các mục tiêu phân phối của công ty với kết quả hiệu quả cao. Tuỳ theo đặc điểm tính chất của từng loại sản phẩm, mục đích sử dụng chúng ,khối lượng mua bán nhiều hay ít , điều kiện giao nhận, vận chuyển giao hàng hoá giữa người mua người bán mà lựa chọn kênh phân phối này hay kênh phân phối khác. 2.1. Theo tiêu thức trực tiếp,gián tiếp Kênh phân phối trực tiếp: người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một người trung gian nào. Người sản xuất đặt mối quan hệ trực tiếp với khách hàng. Kênh phân phối này đảm bảo cho hàng hoá lưu chuyển nhanh, giảm chi phí lưu thông, quan hệ giao dịc mua bán đơn giản thuận tiện. Kênh phân phối gián tiếp: người sản xuất bán sản phẩm của mình phải qua khâu trung gian. Kênh phân phối này tuy mất thời gian lưu chuyển 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 chi phí lưu thông nhưng thích hợp với điều kiện sản xuất lưu thông nhiều loại sản phẩm.v.v. 2.2. Theo số cấp của kênh Mỗi người trung gian thực hiện công việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng tạo nên một cấp trung gian: + Kênh không cấp không có người trung gian ở giữa. + Kênh một cấp có một người trung gian bán lẻ. + Kênh hai cấp có hai người trung gian khác nhau. + Kênh ba cấp có ba người trung gian khác nhau.v.v. Mỗi cấp trung gian có thể có một hoặc nhiều thành viên tham gia. Số lượng thành viên trong một cấp gọi là chiều rộng của kênh. Theo chiều rộng của kênh, có 3 phương thức phân phối chủ yếu: + Phân phối rộng rãi: doanh nghiệp bán sản phẩm của mình qua vô số các trung gian thương mại trên thị trường. + Phân phối chọn lọc: doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua một số trung gian thương mại đã được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định. + Phân phối độc quyền: trên mỗi khu vực thị trường doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm của họ qua một trung gian thương mại duy nhất 3. Các thành viên trong kênh phân phối 3.1. Khái quát về các thành viên trong kênh Như trên đã nói, có ba loại thành viên cơ bản của kênh phân phối đó là: (1) Người sản xuất (2) Người trung gian (3) Người tiêu dùng cuối cùng + Người trung gian thương mại lại chia thành hai cấp độ là trung gian bán buôn trung gian bán lẻ. + Người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cá nhân sử sụng công nghiệp các tổ chức nghề nghiệp. Người tiêu dùng cuối cùng là các thành viên của kênh bởi vì họ liên quan đến chức năng đàm phán là điểm đến của hàng hoá. Theo quan điểm quản lý , hoàn toàn toàn hợp lý khi chúng ta cho rằng nguời tiêu dùng cuối cùng là thị trường mục tiêu của tất cả các hệ thống thương mại. Bởi vậy, các thành viên trong kênh phân phối bao gồm cả những người tiêu dùng cuối cùng. + Các tổ chức bổ trợ không trực tiếp thực hiện các chức năng của kênh phân phối nên không phải là thành viên của kênh. Tuy nhiên, họ tham gia vào kênh bằng việc thực hiện các chức năng khác giúp cho quá trình phân 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 phối dễ dàng hơn hiệu quả hơn. Kinh tế thị trường càng phát triển thì các tổ chức bổ trợ càng nhiều nhiều cả về số lượng loại hình * Người sản xuất Người sản xuất bao gồm nhiều loại thuộc nhiều ngành kinh doanh từ công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng.v.v.đến ngành dịch vụ. Họ gồm vô số các loại hình doanh nghiệp sản xuất với quy mô hàng hoá, dịch vụ từ một người sản xuất cá thể đến các công ty khổng lồ có hàng ngàn lao động thực hiện công việc sản xuất không chỉ ở một vùng lãnh thổ của một quốc gia mà có thể trải rộng trên các quốc gia trên thế giới. Mặc dù khác nhau như vậy, nhưng nhìn chung tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều tồn tại nhằm cung cấp những sản phẩm thoả mãn nhu cầu của thị trường mang lại lợi nhuận cho họ. Để thoả mãn nhu cầu của thị trường thì sản phẩm của họ phải sẵn sàng cho các thị trường đó. Tuy nhiên, phần lớn các công ty cả lớn lẫn nhỏ đã không ở vị trí thận lợi để phân phối sản phẩm của họ trực tiếp cho người sử dụng cuối cùng. Họ thiếu cả kinh nghiệm cần thiết lẫn quy mô hiệu quả để thực hiện tất cả các công việc phân phối cần thiết cho sản phẩm của họ tới người sử dụng cuối cùng. Các kinh nghiệm trong sản xuất đã không tự động trở thành kinh nghiệm trong phân phối .Thậm chí các công ty sản xuất có kinh nghiệm trong phân phối thì hiệu quả kinh tế theo quy mô cần thiết cho sản xuất có hiệu quả cũng không tạo nên hiệu quả phân phối cần thiết. Bằng việc chuyển các công việc phân phối cho các thành viên khác của kênh như người bán buôn ,người bán lẻ người sản xuất có thể đạt được sự hiệu quả tương đối. Nguyên nhân là những người trung gian này phân phối sản phẩm của nhiều nhà sản xuất khác nhau vì vây có thể chia sẻ các chi phí cố định caocủa việc thực hiện các chức năng phân phối cho khối lượng sản phẩm được phân phối lớn hơn. * Người trung gian bán buôn Người bán buôn bao gồm các doanh nghiệp có liên quan đến mua hàng hoá để bán cho những người bán lại hoặc người kinh doanh như những người bán lẻ ,công ty sản xuất công nghiệp ,tổ chức ngành nghề hoặc cơ quan nhà nước cũng như cho những người bán buôn khác. Sự phân loại chung toàn diện nhất những người bán buôn được đưa ra bởi Niên giám thống kê về bán buôn được xuất bản bởi phòng thương mại Mỹ 5 năm một lần, đã chia họ thành ba loại chính như sau: + Người bán buôn hàng hoá thực sự. Họ là những doanh nghiệp thương mại/người kinh doanh mua sở hữu hàng hoá, dự trữ quản lý sản phẩm với số lượng tương đối lớn bán lại với số lượng nhỏ hơn cho người bán lẻ ,sản xuất công nghiệp, thương mại, các tổ chức nghề nghiệp hoặc người bán buôn khác. Họ tồn tại dưới một số tên khác nhau như người bán buôn, người 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 phân phối, người phân phối công nghiệp, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà lắp ráp. + Đại lý, môi giới bán buôn hàng hoá ăn hoa hồng. Họ cũng là các trung gian độc lập, đảm nhiệm tất cả hoặc phần lớn các công việc kinh doanh của họ. Họ không sở hữu hàng hoá mà họ phân phối nhưng họ có liên quan thực sự đến chức năng đàm phán về mua bán trong khi hoạt động thay mặt cho các khach hàng của họ. Họ thường nhân được thu nhập dưới hình thức tiền hoa hồng trên doanh số bán hoặc khoản lệ phí nhất định. + Các chi nhánh đại diên bán của người sản xuất. Được làm chủ quản lý bởi người sản xuất nhưng được tách biệt về mặt tổ chức vật chất khỏi các nhà máy sản xuất. Một số thực hiện chức năng dự trữ ở những nơi cần dự trữ tồn kho, trong khi một số khác lại là đại diện bán thuần tuý. Một số chi nhánh đại diện bán của người sản xuất cũng hoạt động như người bán buôn cung cấp các sản phẩm được đặt hàng từ những người sản xuất khác. Bởi vì những đại diện chi nhánh bán buôn này được làm chủ quản lý bởi người sản xuất nên họ không được xác định là người bán buôn độc lập theo quan điểm nghiên cứu ở đây. * Trung gian bán lẻ Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh bán hàng hoá cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình các dịch vụ cho thuê bổ trợ cho việc bán hàng hoá. Các nhà bán lẻ thuộc đủ loại quy mô hình thức luôn xuất hiện những kiểu bán lẻ mới. Các chức năng phân phối do các nhà bán lẻ thực hiện có thể phối hợp theo nhiều cách thức khác nhau để tạo ra các dạng mới của bán lẻ. Có thể phân loại các nhà bán lẻ theo một số các tiêu thức sau đây: + Theo số lượng dịch vụ nhà bán lẻ cung cấp, người ta chia ra 3 loại bán lẻ với mức độ cung cấp dịch vụ từ ít đến nhiều. Các nhà bán lẻ cung cấp rất ít dịch vụ. Các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế,chỉ cung cấp một số ít dịch vụ. Các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ với nhiều loại dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp cho khách hàng với giá bán cao. + Theo mặt hàng mà nhà bán lẻ bán , người ta chia ra cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng tiện dụng cửa hàng cao cấp. Cửa hàng chuyên doanh bán những dòng sản phẩm hẹp chuyên sâu. Cửa hàng bách hoá bày bán nhiều mặt hàng khác nhau, mỗi mặt hàng là một quầy riêng. Siêu thị là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự chọn, giá thấp, doanh số bán cao. Của hàng tiện dụng là những cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng. + Theo giá bán của người bán lẻ người ta chia ra cửa hàng giảm giá, cửa hàng kho, cửa hàng bán bằng catalog.v.v. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 + Theo phương pháp hoạt động của nhà bán lẻ chia thành bán lẻ qua cửa hàng bán lẻ không qua cửa hàng. Bán lẻ không qua cửa hàng có nhiều hình thức như đặt hàng qua thư, mua hang qua mạng internet, qua điện thoại bán lẻ tại nhà. + Theo hình thức sở hữu chia thành cửa hàng bán lẻ độc lập, chuỗi tập đoàn, tổ chức hợp tác bán lẻ, hợp tác xã tiêu thụ các đại lý độc quyền kinh tiêu. Các cửa hàng độc lập do một cá nhân làm chủ tự quản lý. Chuỗi tập đoàn thường gồm nhiều cửa hàng bán lẻ thuộc cùng một chủ sở hữu, bán những mặt hàng tương tự nhau việc mua bán có sự điều hành tập trung. Tổ chức hợp tác bán lẻ gồm một số nhà bán lẻ độc lập liên kết lại thành lập một tổ chức thu mua có tính chất tập trung điều hành các công việc bán hàng quảng cáo thống nhất. Hợp tác xã tiêu thụ là tổ chức bán lẻ do chính các khách hàng thành lập ra. + Theo địa điểm quy tụ cửa hàng người ta chia ra thành khu kinh doanh trung tâm, trung tâm mua bán vùng, trung tâm mua bán địa phương, trung tâm mua bán ven đô thị. * Các tổ chức bổ trợ Tuy các tổ chức này không được xếp vào các thành viên trong kênh nhưng hoạt động của họ làm tăng thêm hiệu quả của các hoạt động của hệ thống phân phối nên dưới góc độ quản lý cũng cần phải xem xét vai trò của nó. Dưới đây xem xét một số tổ chúc bổ trợ phổ biến cho hoạt động của kênh: + Các tổ chức vận tải, thực hiện các dịch vụ vận tải bằng đường sắt, ôtô, đường biển, hàng không, đường sông. mỗi loại có ưu thế bất lợi cụ thể. + Các công ty kho hàng bao gồm các công ty kho công cộng, chuyên môn hoá trong việc lưu kho hàng hoá trên cơ sở thu phí lưu kho. + Các đại lý quảng cáo cung cấp cho các thành viên kênh dịch vụ xúc tiến. + Các tổ chức tài chính giúp các thành viên của kênh về vốn để hoạt động hoặc các kinh nghiệm quản lý tài chính cũng như thực hiện quá trình thanh toán trong kênh được dễ dàng thông suốt. + Các tổ chức bảo hiểm cung cấp cho người quản lý kênh các thành viên của kênh dịch vụ giảm bớt rủi ro-một vấn đề cố hữu trong kinh doanh. + Các công ty nghiên cứu thị trường, họ cung cấp các thông tin khi doanh nghiệp thiếu kỹ năng để thu thập thông tin liên quan đến phân phối. 3.2. Hành vi của các thành viên trong kênh Kênh phân phối là một tập hợp các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cá nhân độc lập trong kinh doanh. Vì vậy, kênh phân phối không phải là một hệ thống kinh tế đơn thuần mà nó còn là một hệ thống xã hội thực sự có 10 [...]... thị trường Việt Nam hiện nay 1 Đặc điểm ngành thép ảnh hưởng của chúng đến hệ thống phân phối thépViệt Nam 1.1 Đặc điểm của ngành thépViệt Nam * Thực trạng phát triển ngành thép Cũng giống như các nước đang phát triển khác, sự phát triển của ngành thép Việt Nam bị coi là đi theo chiều ngược khi công nghiệp cán có trước công nghiệp luyện, phần lớn do hạn chế về vốn đầu tư, do chính sách phát triển. .. thiết kế một hệ thống kênh tốt đưa nó vào hoạt động thì hệ thống đó đòi hỏi phải định kỳ sửa đổi cho phù hợp với đều kiện mới trên thị trường Việc sửa đổi trở nên cần thiết khi cách thức mua hàng của người tiêu dùng thay đổi, thị trường mở rộng, sản phẩm sung mãn, sự cạnh tranh mới nảy sinh, những phương thức phân phối mới 6 Phát triển hệ thống phân phối * Sự phát triển của các hệ thống phân phối dọc... muốn tồn tại phát triển ổn định, bền vững 2 Cấu trúc kênh phân phối thép trên thị trường Việt Nam hiện nay Các chủ thể trong hệ thống phân phối thép bao gồm nhà cung ứng, nhà phân phối, tổng đại lý, đại lý bán lẻ các đơn vị trực thuộc các chủ thể này như chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng bán lẻ Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có mạng lưới bán lẻ được phân bố rộng khắp trên phạm vi... thể hiện ở vị trí của thị trường khoảng cách từ người sản xuất đến thị trường Địa lý thị trường là cơ sở để phát triển một cấu trúc kênh bao phủ cung cấp dòng chảy sản phẩm hiệu quả cho thị trường đó + Quy mô thị trường: Số lượng khách hàng quy mô mỗi khách hàng xác định nên quy mô thị trường Quy mô thị trường càng lớn thì sử dụng trung gian càng nhiều, ngược lại thị trường có số khách hàng... sách ưu đãi thúc đẩy phát triển công nghệ sản xuất phôi thép Ngành thép Việt Nam vẫn đang ở tình trạng phân tán thiếu bền vững Sản phẩm các doanh nghiệp làm ra dùng để tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp đã không hợp tác với nhau để cùng phát triển, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khiến thép giá rẻ tràn vào chiếm thị phần của thép Việt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015,... kể trong phát triển ngành thép, nhưng ngành thép Việt Nam lại lệ thuộc 60% vào phôi thép thế giới Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận dụng được, các sản phẩm thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu chưa thể sản xuất được phải nhập khẩu từ nước ngoài Đóng góp phần lớn vào sự phát triển của ngành thép Việt Nam phần nhiều do các doanh nghiệp ngoài nhà nước như Hoà Phát, Thép Việt Ý, Thép Đình... phôi thép thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn 1.2 Ảnh hưởng của đặc điểm ngành thép tới hệ thống phân phối thépViệt Nam Tính cạnh tranh của sản phẩm ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ sản xuất nhưng để tạo ra sức cạnh tranh tổng hợp thì thiết lập quản lý hệ thống phân phối hiệu quả vừa là đòi hỏi của quy luật kinh tế vừa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển. .. thành cấu trúc kênh phân phối Hệ thống kênh phân phối phải thích ứng với thị trường môi trường kinh doanh phù hợp với khả năng nguồn lực các mục tiêu chiến lược đã xác định của doanh nghiệp Phân tích càng đầy đủ, chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối càng giúp cho doanh nghiệp có cơ sở thực tiễn để lựa chọn tổ chức được một hệ thống kênh tối ưu * Đặc điểm của thị trường mục tiêu Định... Hàn, Công ty thép Việt Nhật, Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép úc-sse, Thép Hoà Phát một số sản phẩm của các nhà máy khác Ví dụ 2: Hệ thống phân phối thép xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam (Công ty mẹ) theo sơ đồ như sau: + Hệ thống phân phối phía bắc, do công ty gang thép Thái Nguyên đảm trách Công ty gang thép Thái Nguyên Các chi nhánh trực thuộc công ty Các cửa hàng; các nhà máy;... một cấp độ phân phối với nhau nhưng cùng loại + Cạnh tranh giữa những người ở cùng cấp độ phân phối nhưng khác loại như giữa siêu thị với của hàng bán lẻ truyền thống + Cạnh tranh giữa các thành viên ở cấp độ khác nhau trong kênh phân phối + Cạnh tranh giữa các hệ thống kênh phân phối liên kết dọc với nhau Trong nền kinh tế đang phát triển như ở Việt Nam các hình thức cạnh tranh giữa các hệ thống kênh . Xuất phát từ yêu cầu trên, em chọn đề tài đề án môn học là: Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam. . về hệ thống kênh phân phối. Chương 2. Thực trạng các hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam hiện nay. Chương 3. Giải pháp phát

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan