Ảnh hưởng của đặc điểm ngành thép tới hệ thống phân phối thép ở

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam (Trang 33 - 34)

1. Đặc điểm ngành thép và ảnh hưởng của chúng đến hệ thống phân

1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm ngành thép tới hệ thống phân phối thép ở

đầu tư sản xuất các sản phẩm Thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước.

* Nguyên vật liệu

Để có thể duy trì sản xuất kinh doanh và đáp úng nhu cầu thị trường tiêu thụ thép trong nước, ngành thép Việt Nam hiện đang phải nhập khoảng 40% phôi thép từ nước ngoài, 60% là do trong nước tự chủ được.

Các doanh nghiệp không thể chủ động được nguồn nguyên vật liệu, khi giá phôi thép thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn.

1.2. Ảnh hưởng của đặc điểm ngành thép tới hệ thống phân phối thép ở Việt Nam Nam

Tính cạnh tranh của sản phẩm ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào công nghệ sản xuất nhưng để tạo ra sức cạnh tranh tổng hợp thì thiết lập và quản lý hệ thống phân phối hiệu quả vừa là đòi hỏi của quy luật kinh tế vừa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Địa điểm của các nhà máy sản xuất thép kết hợp với thị trường mục tiêu ảnh hưởng đến việc thiết lập hệ thống phân phối phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời về thời gian, địa điểm, hiệu quả về mặt chi phí, đảm bảo tính cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế cho toàn hệ thống.

Trong tương lai, ngành thép sẽ cung ứng một lượng thép vượt so với nhu cầu trong nước vì vậy đảm bảo lưu thông sản phẩm thép trong nước một cách hiệu quả là đòi hỏi trước tiên nếu muốn có nền tảng để xâm nhập ra thị trường nước ngoài.

Sản phẩm ngành thép nói chung là rất cồng kềnh, nặng và khó vận chuyển, nhất là việc dùng sức người để di chuyển bốc dỡ, đặc biệt đối với thép dùng trong xây dựng. Đòi hỏi doanh nghiệp khi thiết lập hệ thống phân phối không những phải đảm bảo được tính hiệu quả mà còn phải giảm tối đa số lần vận chuyển, bốc dỡ lòng vòng.

Cũng do tính chất của sản phẩm ngành thép mà các hoạt động để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng cần thiết phải có những phương tiện vận chuyển, bốc dỡ chuyên dụng như ô tô chuyên chở có gắn cần cẩu để thực hiện hoạt động phân phối hiệu quả. Như vậy cũng đồng nghĩa vói chi phí lưu thông tăng cao, đặc biệt là chi phí vận chuyển, bốc dỡ. Doanh nghiệp cũng cần phải tính toán đến hiệu quả sử dụng của các loại phương tiện này. Do chi phí lưu thông đối với sản phẩm thép sẽ cao vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn các trung gian thương mại, các địa điểm bán hàng cần cân

nhắc kỹ lưỡng cùng với việc hài hoà giữa tiềm lực của doanh nghiệp, thị trường trọng điểm.

Ngành thép là một ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, không chỉ đúng đối với nước ta mà còn đúng với tất cả các nước trên thế giới, nên ngành thép sẽ có sự quản lý của nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, các doanh nghiệp trong ngành thép khi xây dựng và phát triển hệ thống phân phối cần thiết phải chú ý đến vấn đề kiểm soát chặt chẽ quá trình lưu chuyển hàng hoá, nhất là kiểm soát về mặt giá cả hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng. Đó cũng là công việc mà các doanh nghiệp bắt buộc phải làm nếu muốn tồn tại và phát triển ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển hệ thống phân phối thép trên thị trường Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w