1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

27 1,6K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 555,7 KB

Nội dung

Theo phép biện chứng duy vật bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ nhân – quả, vì thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả trong thời gian dài vô tận. Các sự vật, hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận động, phát triển không ngừng. Sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu tố bên trong sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới. Từ đó xuất hiện mối liên hệ nhân quả. Trong tình hình hiện nay, tội phạm mà đặc biệt là tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng đáng kể và những tác động của loại này để lại hậu quả rất lớn đến đời sống kinh tế. Việc đấu tranh và phòng ngừa đối với nhóm tội phạm công nghệ cao là vấn đề quan tâm hàng đầu. Những hậu quả do nhóm tội phạm này gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự của xã hội. Do đó, trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật đối với mối quan hệ nhân – quả, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm công nghệ cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đấu tranh và phòng ngừa nhóm hành vi phạm tội này. Vì vậy, đề tài “Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả” cần được tiến hành.

Trang 1

MỤC LỤC

A Phần mở đầu 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3

Chương 1: TÍNH BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC 4

1.1 Các khái niệm 4

1.1.1 Nguyên nhân 4

1.1.2 Nguyên cớ 4

1.1.3 Điều kiện 4

1.1.4 Kết quả 5

1.2 Phân loại nguyên nhân 5

1.2.1 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu: 5

1.2.2 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài: 6

1.2.3 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan: 6

1.3 Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả 6

1.3.1 Tính khách quan 6

1.3.2 Tính phổ biến 7

1.3.3 Tính tất yếu 8

1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả 9

1.4.1 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả 9

1.4.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân 11

1.4.3 Sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả 11

Chương 2: TÌNH HÌNH GIA TĂNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO QUA GÓC NHÌN BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ 13

2.1 Tình hình tội phạm công nghệ cao 14

2.1.1 Trong lĩnh vực ngân hàng 17

Trang 2

2.1.2 Trong lĩnh vực viễn thông 18

2.1.3 Trong lĩnh vực thương mại điện tử 20

2.2 Phân tích tình hình tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả 22

2.2.1 Nguyên nhân của việc gia tăng tội phạm công nghệ cao 22

2.2.2 Kết quả và việc tác động trở lại của kết quả gia tăng tôi phạm công nghệ cao đối với những nguyên nhân đã phát sinh ra nó 23

2.2.3 Sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả 24

KẾT LUẬN 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

A Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Theo phép biện chứng duy vật bất kỳ một sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ nhân – quả, vì thế giới là một chuỗi liên hệ nhân quả trong thời gian dài vô tận Các sự vật, hiện tượng luôn nằm trong quá trình vận động, phát triển không ngừng Sự tác động qua lại, tương tác giữa các mặt, các yếu

tố bên trong sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau dẫn đến sự

ra đời của sự vật, hiện tượng mới Từ đó xuất hiện mối liên hệ nhân quả

Trong tình hình hiện nay, tội phạm mà đặc biệt là tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng đáng kể và những tác động của loại này để lại hậu quả rất lớn đến đời sống kinh tế Việc đấu tranh và phòng ngừa đối với nhóm tội phạm công nghệ cao là vấn đề quan tâm hàng đầu Những hậu quả do nhóm tội phạm này gây

ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự của xã hội

Do đó, trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật đối với mối quan hệ nhân – quả, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng tội phạm công nghệ cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đấu tranh và phòng ngừa nhóm hành vi phạm tội này

Vì vậy, đề tài “Tình hình gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả” cần được tiến hành

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Việc gia tăng tội phạm công nghệ cao qua góc nhìn biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở mối liên hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, người viết phân tích, đánh giá tình hình tội phạm công nghệ cao ở nước ta hiện nay, qua đó đề

ra các định hướng khắc phục của mối quan hệ nhân quả này

Trang 4

Chương 1:

TÍNH BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT

QUẢ THEO QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC 1.1 Các khái niệm

1.1.3 Điều kiện

Khi xem xét mối quan hệ nhân quả, chúng ta thấy rằng kết quả do nguyên nhân gây ra, phụ thuộc vào những điều kiện nhất định Điều kiện là hiện tượng cần thiết cho một biến đổi nào đó xảy ra, nhưng bản thân chúng lại không gây nên sự biến đổi ấy Đó là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành kết quả, thành hiện thực Các điều kiện cùng với các hiện tượng khác có mặt khi nguyên

1 Giáo trình triết học Mác – Lê nin (tái bản lần thứ 3), NXB Chính trị Quốc gia, tr 105

Trang 5

nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh Vì vậy, điều kiện là cái không thể thiếu được cho sự xuất hiện kết quả

Ví dụ: để có sự nảy mầm (kết quả) của một hạt cây nào đó, là do sự khác nhau giữa các yếu tố trong hạt cây đó (nguyên nhân), nhưng phải có những điều kiện nhiệt độ,

độ ẩm, áp suất thích hợp của môi trường… mới xuất hiện kết quả được

1.1.4 Kết quả

Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra

1.2 Phân loại nguyên nhân

Trong hiện thực, mối quan hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây ra; đồng thời một nguyên nhân cũng có thể sản sinh ra nhiều kết quả khác nhau Vì sự phối hợp tác động của nhiều nguyên nhân đòi hỏi phải phân tích tính chất, vai trò của mỗi loại nguyên nhân đối với kết quả cũng như sự liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nguyên nhân và phân loại các nguyên nhân Căn cứ vào tính chất và vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả có thể phân tích các nguyên nhân ra thành:

 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:

 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:

 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:

1.2.1 Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:

Nguyên nhân chủ yêu là nguyên nhân mà không có nó thì kết quả không thể xuất hiện Nó quyết định những đặc trưng tất yếu của sự vật, hiện tượng

Nguyên nhân thứ yêu là nguyên nhân chỉ quyết định những mặt, những đặc điểm nhất thời, tác động có giới hạn và có mực độ vào việc sản sinh ra kết quả

Trang 6

1.2.2 Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:

Nguyên nhân bên trong là nguyên nhân tác dụng ngay bên trong sự vật, được chuẩn bị và xuất hiện trong tiến trình phát triển của sự vật, phù hợp với đặc điểm về chất của nó

Nguyên nhân bên ngoài là sự tác động giữa các sự vật khác nhau đem lại sự biến đổi nhất định giữa các sự vật đó

Nói chung, nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định sự hình, tồn tại và

sự phát triển của các sự vật Nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác động thông qua những nguyên nhân bên trong

1.2.3 Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân khách quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động độc lập với ý thức của con người

Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức, hành động của con người

Nếu hoạt động của con người phù hợp với quan hệ nhân quả khách quan thì

sẽ đẩy nhanh sự phát triển của các hiện tượng sự vật, trong trường hợp ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển ấy

1.3 Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân – kết quả

Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác khẳng định mối liên hệ nhân quả

có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu

1.3.1 Tính khách quan

Chủ nghĩa duy tâm khách quan và tôn giáo không thừa nhân mối liên hệ nhân quả không tồn tại ngay trong sự vật hiện tượng mà cho rằng mối liên hệ ấy chỉ tốn tại ở một lực lượng siêu nhiên hoặc ở thượng đế

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi khái niệm nguyên nhân và kết quả chỉ là những kí hiệu mà con người dung để ghi những cảm giác của mình, sự phát triển

Trang 7

của khoa học và thực tiễn đã bác bỏ những quan điểm sai lầm trên, những nhà duy vật biện chứng khẳng định rằng mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ khách quan của bản thân sự vật, nó tồn tài ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc con người có nhận thức được nó hay không, con người chỉ có thể tìm ra mối quan hệ ấy trong giới tự nhiên khách quan chứ không phải trong tư duy của mình 2

1.3.2 Tính phổ biến

Tính phổ biến của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra, không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi, sự vật hiện tượng này nảy sinh từ những sự vật hiện tượng khác Trong đó, cái sản sinh ra cái khác gọi là nguyên nhân và cái được sinh ra gọi là kết quả

Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới thống nhất ở tính vật chất Điều

đó cho thấy vật chất đang vận động quy đến cùng là nguyên nhân duy nhất, là nguồn gốc của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình Và mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có căn cứ của nó trong những sự vật, hiện tượng, quá trình khác Cho nên không có sự vật hiện tượng nào không có nguyên nhân mà chỉ có chúng ta chưa tìm

ra nguyên nhân của hiện tượng đó, và cũng không có một hiện tượng nào không sinh ra kết quả mà chỉ có chúng ta chưa tìm được kết quả của nó

Chủ nghĩa duy tâm đang ra sức phủ nhận nguyên tắc này, mà thay vào đó là nguyên tắc “vô định luận” một học thuyết sai lầm cho rằng không có sự ràng buộc nhân – quả trong tự nhiên, rằng có những hiện tượng không có nguyên nhân

2 Thư viện điện tử Kilobooks: nhan-va-ket-quaa-y-nghia-phuong-phap-luan-cua-no-trong-hoat-dong-thuc-tien-271452 , [Truy cập ngày 12/01/2015]

Trang 8

http://www.kilobooks.com/phan-tich-noi-dung-co-ban-cua-cap-pham-tru-nguyen-Hiện nay, vấn đề này đang được tranh luận đặc biệt sôi nổi trong vật lý học hiện đại giữa một bên là những người khẳng định “quyết định luân” và một bên là những người khẳng đinh “ vô định luận” trong các hiện tượng vi mô3

1.3.3 Tính tất yếu

Tính tất yếu của quan hệ nhân quả thể hiện ở chỗ cùng một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện giống nhay sẽ gây ra kết quả như nhau Tuy vậy, trong thực tế không có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện và hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau

Do vậy, tính tất yếu của quan hệ nhân quả trên thực tế phải là nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả

do chúng gây ra càng ít khác nhau bấy nhiêu

Kết quả do nguyên nhân gây ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất đinh, những điều kiện này là cần thiết cho một biến cố có thể xảy ra, thực tiễn cho thấy rằng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định 4

Ví dụ: Nước từ chất lỏng thành chất khí trong điều kiện 100 độ C, vậy trong điều kiện 100 độ C, do có tác động của nhiệt độ bên ngoài như vậy, nước không thể giữ nguyên trạng thái của mình hoặc chuyển thành chất rắn mà kết quả phải là chất khí

Trong thiên nhiên không thể có những sự vật hoàn toàn giống nhau Vì vậy, khái niệm nguyên nhân như nhau trong những hoàn cảnh hoàn toàn như nhau bao giờ cũng cho kết quả y hệt nhau là một khái niệm trừu tượng

Tuy nhiên, có những sự vật những hiện tượng về cơ bản là giống nhau những trong hoàn cảnh tương đối giống nhau sẽ gây nên những kết quả giống nhau về cơ bản

Trang 9

Ví dụ: Thóc gieo xuống một mảnh ruộng, hoặc nhiều mảnh ruông khác nhau thì vẫn sẽ cho lúa chứ không cho ngô, khoai…

1.4 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân - kết quả

1.4.1 Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân có trước, kết quả có sau Kết quả chỉ xuất hiện khi nguyên nhân xuất hiện và phát huy tác động5 Nhân - quả có sự nối tiếp nhau về mặt thời gian nhưng không phải bất cứ sự vật hiện tượng nào có sự nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng đều là mối quan hệ nhân quả của nhau (Nguyên cớ - điều kiện) Ví dụ : Ngày luôn luôn đến sau đêm, nhưng không phải là nguyên nhân của đêm

Cái để phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ nối tiếp nhau về mặt thời gian

là ở chỗ quan hệ nhân quả bao giờ cũng là quan hệ sản sinh, mối quan hệ mà trong

đó nguyên nhân phải sản sinh ra kết quả

Ví dụ : Ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp chớp…nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm… Nguyên nhân của ngày và đêm là do

sự quay của quả đất quanh trục Bắc – Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt trời Nguyên nhân của các mùa trong năm là do trái đất, khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của nó bao giờ cũng có

độ nghiêng không đổi và hướng về một phía, nên hai nữa cầu Bắc và Nam luân phiên ngả về phía mặt trời, sinh ra các mùa….và cứ thế nó cứ lập thành một vòng tuần hoàn

Trong hiện thực, mối quan hệ nhân quả biểu hiện hết sức phức tạp Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân mà do nhiều nguyên nhân gây ra; Ví

dụ : nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu

5 Giáo trình triết học Mác – Lê nin, 2003, NXB Chính trị Quốc gia, tr 106

Trang 10

bệnh, có thể do chăm bón không đúng kỹ thuật… đồng thời một nguyên nhân cũng

có thể sản sinh ra nhiều kết quả

Ví dụ : Chặt phá rừng có thể gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật… Vì sự phối hợp tác động của nhiều nguyên nhân đòi hỏi phải phân tích tính chất, vai trò của mỗi loại nguyên nhân đối với kết quả cũng như sự liện hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nguyên nhân và phân loại các nguyên nhân

Ví dụ : Trong nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành phần kinh tế đều có vị trí nhất định đối với việc phát triển nền kinh tế chung Các thành phần kinh tế vừa tác động hỗ trợ nhau, vừa mâu thuẩn với nhau, thậm chí còn cản trở nhau phát triển Muốn phát huy được tác dụng của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thì phải tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đều có điều kiện phát triển, trong đó thành phần kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, hướng các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế bằng luật pháp, chính sách Nếu không như vậy, nền kinh tế sẽ hỗn loạn, mất cân đối, triệt tiêu lẫn nhau Do vậy, phải tìm hiểu kĩ vai trò vị trí của từng nguyên nhân để có những giải pháp phù hợp

Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều lên sự vật thì hiệu quả của từng nguyên nhân tới việc hình thành kết quả sẽ khác nhau, tùy thuộc vào hướng tác động của nó, thường nếu nguyên nhân tác động cùng lúc lên sự vật thì có xu hướng dẫn đến kết quả nhanh hơn6

Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm lại, thâm chí triệt tiêu tác dụng của nhau

6 PGS.TS Trần Văn Phòng, 2007, Tìm hiểu môn học Triết học Mác – Lê Nin (dưới dạng hỏi và đáp), Nxb Lý luận chính trị, tr.60

Trang 11

1.4.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

Mối liên hệ nhân quả có tính chất tác động qua lại lẫn nhau, trong đó không những nguyên nhân sinh ra kết quả mà kết quả còn tác động trở lại đối với nguyên nhân đã sản sinh ra nó, làm cho những nguyên nhân cũng biến đổi bởi vì nguyên nhân sinh ra kết quả bao giờ cũng là một quá trình Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng thường xuyên lẫn nhau giữa nguyên nhân và kết quả, gây ra sự biến đổi giữa chúng7

Ví dụ: Trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục

1.4.3 Sự chuyển hóa giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại

Ăng ghen nhận xét rằng: “Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có

ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể Trong mối quan hệ này,

nó là nguyên nhân nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là kết quả, và ngược lại

7 Giáo trình triết học Mác – Lê nin , 2003, NXB Chính trị Quốc gia, tr 107

Trang 12

Một sự vật, hiện tượng nào đó với tính cách là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra thì đến lượt mình nó trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng khác Quá trình đó cứ tiếp tục mãi không bao giờ ngưng, tạo nên một chuỗi nhân – quả

vô cùng vô tận8

Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại9

Vì vậy khi xem xét một sự vật hiện tượng nào đó là nguyên nhân hay kết quả cần phải đặt trong một mối quan hệ cụ thể

Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân Sự ảnh hưởng

đó có thể diễn ra theo hai hướng:

Hướng tích cực, tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân

Hướng tiêu cực, tức cản trở sự hoạt động của nguyên nhân

Trang 13

Chương 2:

TÌNH HÌNH GIA TĂNG TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO QUA GÓC NHÌN BIỆN CHỨNG CỦA CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ

Theo Triết học Mác – Lênin: Tình hình tội phạm là một hiện tượng tiêu cực

và nguy hiểm, nó tồn tại trong xã hội dưới những điều kiện cụ thể và mang tính khách quan Theo phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác thì một hiện tượng tồn tại trong xã hội bao giờ cũng có nguồn gốc phát sinh và có những điều kiện cho

nó tồn tại, tuy nhiên một hiện tượng muốn phát sinh phải có sự tác động qua lại của nhiều hiện tượng cùng tồn tại Sự tác động qua lại của các hiện tượng để làm phát sinh một hiện tượng khác được gọi là sự tương tác, vì vậy mà chúng ta có thể hiểu nguyên nhân bao giờ cũng là sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định, kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau

Xu hướng các loại tội phạm xảy ra với tính chất ngày càng phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi và xảo quyệt Bọn tội phạm luôn tìm mọi cách để thực hiện hành vi phạm tội một cách nhanh gọn, tránh sự phát hiện, điều tra, xử lý của các cơ quan chuyên môn Chúng dùng cả kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ vào quá trình phạm tội Có trường hợp, chúng còn giả tạo hiện trường, đánh lạc hướng sự điều tra của các cơ quan chuyên môn, hoặc tự tử, thủ tiêu, giết người bịt đầu mối

Hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra ngày một lớn hơn so với trước, nhất là trong các vụ phạm tội kinh tế Những năm trước, trong các vụ án, hậu quả xảy ra không nhiều, thiệt hại không lớn (chỉ vài chục triệu đồng, hoặc vài trăm triệu đồng), nhưng những năm gần đây, số vụ phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều, có vụ gây thiệt hại đến hàng nghìn tỷ đồng như vụ EPCO - Minh Phụng, Tân Trường Sanh (khoảng trên 7 ngàn tỷ đồng)

Ngày đăng: 10/09/2015, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w