Do đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư chính là việc làm cần thiết giúp phát triển thị trường bền vững, thị trường chứng khoán có phát triển hay không là phụ thuộc phần lớn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiêm
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hà Thị Đoan Trang
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1
1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 1
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán 1
1.1.2 Nhà đầu tư và vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 8
1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 19
1.2.1 Khái niệm quyền lợi và nghĩa vụ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 19
1.2.2 Những quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 21
1.2.3 Những rủi ro ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán 29
1.3 Lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 39
1.3.1 Khái niệm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán 39
1.3.2 Các phương thức bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 40
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán 48
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 57
1.4 Kinh nghiệm về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán của một số nước và bài học cho TTCK Việt Nam 60
1.4.1 Kinh nghiệm về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán của một số nước trên thế giới 60
1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam 74
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 79
2.1 Đánh giá tổng quan về quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 79
2.2 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 85
2.2.1 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng công cụ pháp luật 85
2.2.2 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng công cụ tài chính 118
2.2.3 Thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư thông qua công cụ khác 122
2.3 Đánh giá thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 123
Trang 52.3.1 Kết quả chấm điểm các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT trên
TTCKVN 123
2.3.2 Những thành công và hạn chế của hoạt động bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCKVN 128
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng bảo vệ quyền lợi NĐT còn nhiều hạn chế 136
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 146
3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 146
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020 146 3.1.2 Định hướng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam 148
3.2 Quan điểm và mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 150
3.2.1 Quan điểm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt nam 150 3.2.2 Mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK VN 152
3.3 Giải pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam 153
3.3.1 Nhóm giải pháp dành cho các nhà quản lý 153
3.3.2 Nhóm giải pháp dành cho các DNNY 175
3.3.3 Nhóm giải pháp dành cho các công ty chứng khoán 179
3.3.4 Nhóm giải pháp dành cho các nhà đầu tư 180
3.4 Các giải pháp điều kiện và hỗ trợ 182
3.4.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 182
3.4.2 Tăng cung hàng hóa có chất lượng cho TTCK, đa dạng hóa sự lựa chọn cho nhà đầu tư 183
3.4.3 Phát triển và đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư chứng khoán 185
3.4.4 Nâng cao địa vị pháp lý cho UBCKNN 186
3.4.5 Tăng cường hợp tác quốc tế 186
KẾT LUẬN 188 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh IFC Tổ chức Tài chính Quốc tế
NĐT Nhà đầu tư
NHTM Ngân hàng Thương mại
QĐTCK Quỹ đầu tư chứng khoán
QTCT Quản trị công ty
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
TTCK Thị trường chứng khoán
TTLKCK Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
WB Ngân hàng Thế giới
Trang 7Sơ đồ 3.1: Đề xuất cơ cấu tổ chức của Quỹ bảo vệ Nhà đầu tƣ 165
Sơ đồ 3.2: Đề xuất mô hình Trung tâm Bảo vệ quyền lợi NĐT 168
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1: Số lƣợng tài khoản Nhà đầu tƣ (2000-2014) 83
Đồ thị 2.2 Kết quả chấm điểm Mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của DNNY (I) 124
Đồ thị 2.3 Kết quả chấm điểm Mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK VN (BV) 127
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đối với thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, nhà đầu tư là một trong những thành phần quan trọng nhất Nhà đầu tư ngoài việc cung cấp vốn cho nền kinh tế còn đóng góp một phần quan trọng vào việc duy trì và tăng tính thanh khoản cho thị trường Do đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư chính là việc làm cần thiết giúp phát triển thị trường bền vững, thị trường chứng khoán có phát triển hay không là phụ thuộc phần lớn vào khả năng tài chính, kiến thức, niềm tin và đạo đức kinh doanh của các nhà đầu
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, kể từ khi thành lập đến nay đã được hơn một thập kỉ, đã đóng góp một phần không nhỏ cho phát triển kinh tế, khơi thông dòng vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo ra một môi trường kinh doanh năng động, một phương tiện huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế Điều quan trọng là đã tạo được một môi trường đầu tư hay một sân chơi lớn cho các nhà đầu tư lớn nhỏ, trong và ngoài nước
Đối với mỗi loại hình nhà đầu tư lại có những đặc thù khác nhau, khả năng tài chính khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau… dẫn tới nguy cơ bị xâm hại lợi ích cũng khác nhau và khả năng tự bảo vệ khác nhau… Do đó, với mỗi loại hình nhà đầu tư lại có những phương thức bảo vệ khác nhau Đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp, do khả năng tài chính và kiến thức đầu tư cao hơn các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, vì vậy họ có thể tự bảo vệ mình tốt hơn Do đó, trong phạm vi luận án sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi cho những nhà đầu tư không chuyên nghiệp
Trang 9Có thể nói, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ so với các nước phát triển, do đó vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư mới chỉ đạt được những tiến bộ ban đầu và cần phải có nhiều cố gắng hơn nữa từ tất cả các thành viên của thị trường Tuy các cơ quan quản lý đã cố gắng dùng các công cụ pháp luật để bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư nhưng chưa thực sự hiệu quả Các công
cụ tài chính thì hầu như chưa được triển khai, nhiều thiệt hại chưa được đền bù thoả đáng dẫn tới sự sụt giảm niềm tin nghiêm trọng của nhà đầu tư vào thị trường Việc tìm hiểu thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra được những nguyên nhân cũng như yêu cầu đặt ra đối với việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư là một việc làm hết sức cần thiết
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân những tồn tại của vấn đề bảo vệ
quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế “Bảo vệ
quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hi vọng sẽ
đề ra được những giải pháp hữu hiệu cũng như những đề xuất, kiến nghị đến các
cơ quan chức năng để giúp cho vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán
ở Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định, công bằng và minh bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan đến chủ đề này như sau:
Năm 1999, nhóm tác giả Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silanes, Andrei Shleifer, và Robert Vishny đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia
(Mỹ) – National Bureau of Economic Research (NBER) đã cho ra đời công trình
nghiên cứu về mang tên “Investor Protection: Origins, Consequences,
Reform”
Một đóng góp rất quan trọng của công trình là nếu để thị trường tài chính phát triển tự do sẽ không phải là cách làm tốt để khuyến khích thị trường phát
Trang 10triển, mà cần có một hành lang pháp lý bảo vệ các nhà đầu tư, có thể bằng toà án, hoặc bằng chính các thành viên tham gia thị trường
Năm 2000, tác giả Olivier de La Grandville- Giáo sư Kinh tế tại Đại học
Geneva và Tham sư tại Chuyên ngành Khoa học Quản lý và Kỹ thuật tại Đại học
Stanford đã xuất bản cuốn “Bond Pricing and Portfolio Analysis: Protecting
Investors in the Long Run” (Giá trái phiếu và phân tích danh mục đầu tư: bảo
vệ các nhà đầu tư dài hạn)
Cuốn sách này đã cung cấp một cái nhìn toàn diện, cho phép tiếp cận các phương pháp quan trọng nhất trong định giá trái phiếu trong 20 năm qua Với độ
chính xác cao dựa trên những nguyên tắc kinh tế cơ bản, Olivier de La Grandville đã trình bày một khuôn khổ thống nhất cho sự hiểu biết các công cụ
định giá trái phiếu cơ bản Trong đó sự đóng góp có giá trị nhất của cuốn sách là
lý luận chung có thể sử dụng để bảo vệ các nhà đầu tư chống lại các sự thay đổi trong cơ cấu lãi suất
Năm 2003, nhóm tác giả Rui Castro đến từ Khoa Kinh tế học trường Đại
học Montreal Canada, Gian Luca Clementi đến từ Trường Đại học New York
và Clenn MacDonald đến từ trường Đại học Washington Mỹ đã cùng nghiên
cứu và đưa ra công trình “Investor Protection, Optimal Incentives, and
Economic Growth” Nghiên cứu này đưa ra một vài mối liên quan thú vị giữa
bảo vệ nhà đầu tư và tăng trưởng kinh tế Họ đã chỉ ra rằng sự phân bổ rủi ro đưa đến các hợp đồng tài chính tối ưu sẽ làm tăng mức độ bảo vệ nhà đầu tư
Năm 2004, hai tác giả Arturo Bris và Christos Cabilis đến từ Trung tâm Tài chính Quốc tế Yale (Mỹ) đã công bố công trình “The Value of Investor
Protection: Firm Evidence from Cross-Border Mergers” Nghiên cứu này chỉ
ra giá trị của việc bảo vệ nhà đầu tư thông qua những minh chứng cụ thể từ các doanh nghiệp có sự hợp tác xuyên quốc gia
Năm 2005, hai tác giả Marco Pagano đến từ Đại học Napoli Federico II
và Paolo Volpin đến từ Trường Kinh doanh London đã đưa ra nghiên cứu của mình về “Shareholder Protection, Stock Market Development, and Politics”
Trang 11Công trình này nghiên cứu về việc bảo vệ các cổ đông và phát triển thị trường chứng khoán Hai ông đã đưa ra một mô hình kinh tế trong đó chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa bảo vệ nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường chứng khoán Khi vấn đề bảo vệ nhà đầu tư được thực hiện tốt, các công ty có thể phát hành công khai minh bạch và công bằng hơn, dẫn tới thị trường chứng khoán có khả năng mở rộng và phát triển hơn Việc tăng cường phát hành sẽ tạo thêm nhiều nhà đầu tư mới, và họ cũng cần được hỗ trợ để được bảo vệ tốt hơn
Năm 2006 tác giả Pietro Tommasino đến từ Viện nghiên cứu kinh tế,
ngân hàng Italia cho ra đời nghiên cứu về “The Political Economy of Investor
Protection” Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng một mô hình trong đó giữ
nguyên mối quan hệ giữa luật pháp bảo vệ nhà đầu tư và nền kinh tế cũng như những đặc điểm chính trị Công trình cũng giải quyết sự ảnh hưởng lẫn nhau về kinh tế và chính trị giữa bảo vệ nhà đầu tư và sự điều chỉnh nguồn lao động
Năm 2007, Alberto Chong đến từ Ngân hàng Phát triển Quốc tế Mỹ và Florencio López de Silanes - Giáo sư trường Đại học Quản lý Yale và cũng là
nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) (Mỹ) đã xuất bản
cuốn sách “Investor Protection and Corporate Governance” Firm-level
Evidence Across Latin America
Cuốn sách đã chỉ ra mức độ bảo vệ nhà đầu tư và vấn đề quản trị công ty
ở các nước Mỹ Latin Các dữ liệu trong cuốn sách có thể cho phép các nhà nghiên cứu kết luận rằng các công ty tự áp đặt thực tiễn quản trị công ty tốt hơn, hoặc được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đang được định giá cao hơn
và có thể huy động vốn với chi phí thấp hơn Mặc dù các kết quả này là đáng khích lệ, nhưng họ chỉ rõ một hướng đi thiếu vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của thị trường vốn các nước Châu Mỹ Latin
Năm 2008, tác giả Daniel Szentkuti người Hungary xuất bản cuốn sách
“Minority Shareholder Protection: Germany, France, and the United
Kingdom:A Comparative Overview ” (Bảo vệ cổ đông thiểu số, so sánh tổng
quan giữa Đức, Pháp và Anh)
Trang 12Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ ra 3 mô hình công ty luật chính ở Châu Âu đối với vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số Bắt đầu từ các phân tích tổng thể của các công ty và các nhóm lợi ích khác nhau, nghiên cứu đề cập đến những hiểu biết về kinh tế, xã hội bên cạnh việc bảo vệ cổ đông thiểu số Dựa trên các công cụ bảo vệ chủ yếu, tác giả đã tìm ra sự khác biệt giữa Đức, Pháp và Anh Trong từng giai đoạn hoạch định chính sách có giá trị cạnh tranh, các nhà lập pháp chỉ có một con đường hẹp để đáp ứng tất cả các lợi ích hợp pháp
Năm 2009, tác giả Pavel Sevcik chuyên ngành Kinh tế Khoa học, trường
Đại học Quebec Montreal, Canada đã đưa ra nghiên cứu về “Financial
Contracts and the Political Economy of Investor Protection” Trong nghiên
cứu này, tác giả đã đưa ra lý thuyết về mức độ bảo vệ nhà đầu tư Mức độ bảo vệ thấp thường đi kèm với các chi phí cao về tài chính do những vấn đề xấu phát sinh giữa các nhà đầu tư và các doanh nghiệp Tác giả phân tích mức độ bảo vệ nhà đầu tư thế nào trong mô hình tích luỹ tư bản với các hợp đồng tài chính tối
ưu Trong đó việc bảo vệ nhà đầu tư một cách thiếu hoàn thiện sẽ là một rào cản đến với doanh nghiệp trong việc thu hút ngoại tệ khi nhu cầu vốn ngày càng cao
Năm 2010, tác giả Alessandra Bonfiglioli đến từ Viện Phân tích Kinh tế- CSIC và CEPR – Anh quốc đã công bố nghiên cứu của mình về “Investor
Protection and Income Inequality: Rick Sharing vs Risk Taking” Tác giả đã
cung cấp lý thuyết về mối quan hệ mang tính hệ thống giữa bảo vệ nhà đầu tư và thu nhập bất cân xứng thông qua sự phân bổ rủi ro tài chính và rủi ro thu nhập của doanh nghiệp
Từ năm 2009 đến 2011, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC có dự án đánh giá thẻ điểm Quản trị công ty tại 100 doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN, trong
đó có nhiều tiêu chí liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT
Từ năm 2012-2014, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thực hiện đánh giá thẻ điểm QTCT tại 40 DNNY trên TTCK VN
Mặc dù tiếp cận và luận giải phạm trù bảo vệ nhà đầu tư còn có những điểm khác nhau, nhưng các công trình do các học giả này công bố về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư cũng được sử dụng trong nghiên cứu ở nhiều
Trang 13quốc gia trên thế giới Tuy nhiên vẫn chưa có công trình khoa học nào của nước ngoài nghiên cứu về việc Bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ngoại trừ đánh giá hàng năm của một số tổ chức kinh tế thế giới như Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế Thế giới về môi trường kinh doanh, trong đó
có đánh giá về mức độ bảo vệ nhà đầu tư tại các công ty đại chúng nói chung của Việt Nam
2.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Năm 2004, Tiến sĩ Phạm Trọng Bình- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã
thực hiện đề tài cấp Uỷ ban: “Bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị
trường cổ phiếu- Thực trạng và giải pháp” Với đề tài này, tác giả đã phân tích
sâu sắc hệ thống lý luận về vấn đề bảo vệ nhà đầu tư kết hợp với những kinh nghiệm quốc tế Mặt khác tác giả cũng tìm hiểu thực trạng vấn đề bảo vệ nhà đầu
tư trên thị trường cổ phiếu Việt Nam trong khoảng thời gian từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động đến năm 2004, tác giả tiến hành điều tra khảo sát một số nhà đầu tư trên thị trường lúc đó để đưa ra những kết luận nghiên cứu Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam lúc đó so với ngày nay đã khác rất nhiều cả về quy mô thị trường cũng như các yếu tố hạ tầng
cơ sở, kinh tế vĩ mô, hệ thống luật pháp Vào thời điểm đó, Việt Nam chưa gia nhập WTO, chưa có Luật Chứng khoán, thị trường mới chỉ có 26 công ty niêm yết, khoảng 15.000 tài khoản cá nhân và 100 tài khoản của nhà đầu tư tổ chức Trong khi đó tính đến cuối năm 2014, toàn thị trường đã có 1.240 loại CK được niêm yết, trong đó có 671 loại cổ phiếu; 1 Chứng chỉ quỹ ETF và 567 loại trái phiếu Tổng giá trị niêm yết cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là 425 ngàn tỉ đồng Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư trong và ngoài nước là hơn 1,341 triệu tài khoản
Do sự khác biệt quá lớn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế về tính thời sự, chưa cập nhật được những vấn đề mới nảy sinh từ năm 2004 đến nay dẫn đến hệ thống giải pháp sẽ ít phù hợp với tình hình hiện tại
1
http://motthegioi.vn/kinh-te/hnx-vinh-danh-6-cong-ty-chung-khoan-tieu-bieu-27556.html
Trang 14Vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư trên TTCK ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Năm 2008, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế của Vũ Nhất Tâm với đề tài: “Bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu những quy định pháp lý cũng như cơ sở lý luận
của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam Đề tài đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá thực tiễn về xu hướng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cá nhân Có đóng góp trong việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng
Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam ” của NCS Hoàng Thị
Quỳnh Chi- Khoa Luật- Đại học Quốc Gia Hà Nội (năm 2008) đã trình bày những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung (TTCKTT) Phân tích thực trạng pháp luật
về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên TTCKTT ở Việt Nam qua tìm hiểu nội dung bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật như quyền tham gia thị trường, quyền được cung cấp thông tin, quyền thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán; đồng thời tìm hiểu các biện pháp pháp lý như biện pháp hành chính, biện pháp bồi thường thiệt hại, biện pháp thông qua
cơ chế giải quyết tranh chấp và biện pháp hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên TTCKTT ở Việt Nam: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu
tư cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Bên cạnh đó, năm 2008 Luật chứng khoán chưa được sửa đổi, bổ sung, Nghị định 85/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán chưa ra đời Do đó, những giải pháp mà luận án đưa ra có thể đã được bổ sung và áp dụng trong Luật chứng khoán sửa đổi năm 2010 và NĐ 85/NĐ-CP Tuy nhiên, cho dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng so với tình hình hiện tại, hệ thống pháp luật vẫn cần phải được hoàn thiện hơn nữa
Trang 15Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Thu Phương đã bảo vệ thành công Luận
văn Thạc sĩ (chuyên ngành Luật kinh tế) với đề tài “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của nhà đầu tư trong công ty niêm yết” Tác giả đã đề cập, đánh giá một
cách có hệ hống và đầy đủ về vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong các công ty niêm yết Tuy nhiên, với chuyên ngành Luật kinh tế nên đề tài đi sâu vào nghiên cứu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư theo khía cạnh pháp lý và không đề cập đến những góc độ khác liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu
tư Mặt khác, năm 2012 Nghị định 108/NĐ-CP thay thế NĐ 85/NĐ-CP về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán chưa ra đời, do đó những giải pháp
mà tác giả đưa ra sẽ có hạn chế về sự phù hợp với tình hình hiện tại
Ngoài ra, vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư ngày càng nhận được nhiều
sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà kinh tế cũng như các thành viên tham gia thị trường Trên các tạp chí chuyên ngành, có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này Tuy nhiên dưới dung lượng của một bài báo, lượng thông tin không
có nhiều và không mang tính tổng hợp, mỗi bài báo sẽ đề cập đến một vài khía cạnh nhỏ của vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và không được xâu chuỗi thành một đề tài cụ thể Nhưng cũng không thể phủ nhận những phát hiện, những quan điểm, những thông tin quan trọng mà những bài báo nhỏ lẻ đưa ra đã phần nào mang lại tiếng nói cho các nhà đầu tư và giúp cho vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư chứng khoán của Việt Nam ngày càng hoàn thiện
2.3 Tổng hợp các kết quả chính của các công trình
Nhìn chung, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trên TTCK trong thời gian gần đây được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực Luật học, các tác giả thường khai thác vấn đề bảo vệ nhà đầu tư theo khía cạnh pháp lý Có thể nói, các công trình ở trong và ngoài nước đã giải quyết được những vấn đề sau:
Thứ nhất, đưa ra các vấn đề lý luận về nhà đầu tư và quyền lợi của nhà đầu
tư chứng khoán cũng như các phương thức bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
Thứ hai, nêu lên tầm quan trọng của hành lang pháp lý trong vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
Trang 16Thứ ba, chỉ ra được mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thứ tư, nêu được thực trạng ở một số khía cạnh bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói chung, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng
Thứ năm, tìm ra một số giải pháp về mặt pháp lý giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tốt hơn
2.4 Những khoảng trống cần nghiên cứu
Thứ nhất, cần nghiên cứu một cách toàn diện về quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong mối quan hệ với các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Thứ hai, cần nghiên cứu và đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ bảo
vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán để từ đó lượng hóa được mức
độ bảo vệ quyền lợi NĐT trên toàn thị trường
Thứ ba, cần nghiên cứu việc sử dụng các công cụ tài chính nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, nhất là trong mối quan hệ với các công ty chứng khoán, một vấn đề đang xảy ra khá trầm trọng trên TTCK Việt Nam
Luận án Tiến sĩ kinh tế “Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” sẽ đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam một cách toàn diện, bên cạnh các vấn đề mang tính pháp lý, tác giả còn tiếp cận vấn đề trên góc độ tài chính và các góc độ khác
Đề tài sẽ tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng những góc nhìn mới mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập tới
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư dựa trên các mối quan hệ của NĐT như: Doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán, cơ quan quản lý và bản thân nhà đầu tư
- Chấm điểm các tiêu chí để từ đó xác định được mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Luận án đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp, đặc biêt là công cụ tài chính giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư dựa trên kinh nghiệm của nước ngoài
Trang 173 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, trong đó tập trung làm rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư, những quyền lợi nào cần được bảo vệ cũng như các phương thức bảo vệ hiệu quả
Lập ra được những tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư
Từ đó tiến hành chấm điểm và đánh giá được mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, mục đích chính của luận án là tìm
ra những giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một tốt hơn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu các biện pháp và công cụ để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Phạm vi nghiên cứu là các nhà đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung, đặc biệt là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp Do đó, nhà đầu
tư vừa đóng vai trò là cổ đông trong các doanh nghiệp niêm yết, vừa là khách hàng của các công ty chứng khoán, vừa là một thành viên của TTCK
Về mặt thời gian nghiên cứu sẽ tập trung vào giai đoạn 2011-2014
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu cuả luận án sẽ làm cơ sở lý luận, thực tiễn vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, sẽ giúp ích cho các nhà hoạch định chính sách, các
cơ quan quản lý thị trường cũng như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Xây dựng và phát triển các phương tiện, công cụ hữu hiệu để bảo vệ nhà đầu tư
6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Lenin
Bên cạnh đó, Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu thẻ điểm và phương pháp điều tra khảo sát để đánh giá các tiêu chí bảo vệ quyền lợi nhà đầu
tư
Trang 18Ngoài ra tác giả sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu như thống
kê, so sánh, đánh giá, phân tích kinh tế- tài chính để xem xét, nghiên cứu theo mục đích của đề tài
7 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ sở lý luận về nhà đầu tư, về quyền lợi của nhà đầu tư, những rủi ro ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư và các phương pháp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Đặc biệt, luận án đã xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán dựa trên mối quan hệ giữa nhà đầu tư với các chủ thể quan trọng của thị trường là doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán và các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
về vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư một cách có chọn lọc, tác giả đã rút ra được một số bài học thiết thực cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Thứ ba, dựa vào những thông tin được công bố công khai trên thị trường, các nguồn số liệu trên các báo cáo hoạt động của UBCKNN, báo cáo của một số
tổ chức quốc tế có uy tín , tác giả tiến hành lập thẻ điểm, chấm điểm và điều tra khảo sát để thấy được mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay Từ đó đánh giá được thực trạng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Thứ tư, trên cơ sở định hướng phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020 và quan điểm, mục tiêu bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, xuất phát từ những nguyên nhân được nêu ra ở phần thực trạng Luận án đã cung cấp một số giải pháp hữu ích cho vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Ngoài những giải pháp mang tính pháp lý, luận án còn đề cập đến những giải pháp tài chính và một số giải pháp khác giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày một hoàn thiện
Trang 198 Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐÂU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Trang 20CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm, bản chất của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) có tầm quan trọng rất lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào, là nơi rất nhạy cảm với các thông tin của nền kinh tế, là nơi phát tín hiệu nhanh nhất tới các nhà quản lý, các thành viên của thị trường và đặc biệt
là các nhà đầu tư để xác định hướng đầu tư thích hợp Tuy nhiên, TTCK luôn chứa đựng yếu tố rủi ro cũng như khả năng mang lại lợi nhuận cao cho những người tham gia Do vậy, một số thành viên có thể bất chấp luật pháp hoặc lợi dụng những kẻ hở của luật pháp để thực hiện những hành vi bất chính vì mục tiêu lợi nhuận Chính vì lý do đó, TTCK luôn cần một hệ thống luật pháp nghiêm minh, một cơ chế quản lý hiệu quả, một môi trường hoạt động minh bạch và một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư
Xét về mặt hình thức, “TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Do vậy TTCK là nơi các chứng khoán được phát hành và trao
đổi” [23] Nhưng xét về mặt bản chất thì đây là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh Như vậy có thể nói, TTCK là
nơi các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động mua, bán các loại chứng khoán, hay nói cách khác TTCK là nơi trao đổi các nguồn tài chính trung và dài hạn
1.1.1.2 Hàng hoá trên thị trường chứng khoán
Hàng hóa được giao dịch trên TTCK là các loại cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm Hay nói cách khác, hàng hóa được mua bán, trao đổi trên TTCK là các loại chứng khoán Trong đó
Trang 21“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể
hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử” [14] bao
gồm các loại sau đây:
Cổ phiếu(shares) : Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành Người nắm giữ cổ phiếu còn được gọi là “cổ đông” Có các loại cổ phiếu như sau:
Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở
hữu của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành và xác nhận cho phép nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi thông thường của công ty Các quyền lợi thông thường bao gồm: Quyền được hưởng cổ tức; Quyền được mua cổ phiếu mới; Quyền bỏ phiếu
Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu
trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông Có các loại cổ phiếu ưu đãi như sau: Cổ phiếu ưu đãi cổ tức; Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi
Trái phiếu(bonds): là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành Trái phiếu là một công cụ nợ, đòi hỏi nhà phát hành hoàn trả cho người cho vay (nhà đầu tư) số vốn đã vay cộng với tiền lãi trong một khoảng thời gian nhất định
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng Trong đó, quỹ đại chúng được hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tư dùng để đầu tư vào các chứng khoán trên thị trường Người sở hữu chứng chỉ quỹ là người đồng sở hữu quỹ đầu tư, được chia lợi nhuận tương tự như cổ tức của cổ phiếu
Chứng khoán phái sinh(derivatives): là một loại tài sản tài chính (chứng
khoán) có nguồn gốc từ một loại tài sản cơ sở khác và giá trị của nó phụ thuộc
vào giá trị, trạng thái của tài sản cơ sở đó [16] Các chứng khoán phái sinh chủ
Trang 22yếu bao gồm: Quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn…
1.1.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán
Có nhiều cách để phân loại thị trường chứng khoán như: dựa vào sự luân chuyển các nguồn vốn; vào phương thức tổ chức giao dịch; vào hàng hóa trên thị trường
- Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lần đầu các chứng
khoán mới, hay còn được gọi là thị trường phát hành Như vậy, thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các nhà phát hành nhận được vốn từ việc bán các chứng khoán
Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các chứng
khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp
- Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch, TTCK được chia thành TTCK tập trung và TTCK phi tập trung:
TTCK tập trung là thị trường mà việc giao dịch, mua bán các chứng khoán
được thực hiện có tổ chức, có địa điểm giao dịch cố định, chứng khoán được mua bán là những chứng khoán đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
TTCK phi tập trung (còn gọi là thị trường OTC) là thị trường mà việc giao
dịch, mua bán các chứng khoán được thực hiện phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau, không cố định
Ngoài ra, căn cứ vào hàng hoá trên thị trường, TTCK được phân thành các thị trường: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng chỉ quỹ
1.1.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán, các chủ thể tham gia có thể được chia thành các nhóm như sau: Nhà phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh trên TTCK và các tổ chức có liên quan đến TTCK
Trang 23Nhà phát hành: Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua
TTCK, là người cung cấp hàng hóa cho TTCK Bao gồm:
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu
chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương
- Công ty (doanh nghiệp) là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công
ty (trái phiếu doanh nghiệp)
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái
phiếu, chứng chỉ thụ hưởng…
Khi phát hành chứng khoán ra thị trường để huy động vốn, nhà phát hành nhận được quyền sử dụng vốn của nhà đầu tư, đổi lại nhà phát hành phải có nghĩa vụ trả lại cho nhà đầu tư những lợi ích theo như thoả thuận của từng loại chứng khoán cụ thể, có trách nhiệm mang lại công bằng cho tất cả các nhà đầu tư lớn và nhỏ Đối với nhà phát hành là các doanh nghiệp, việc thực hiện các nghĩa
vụ để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản trị công ty của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Nhà đầu tư
Là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Các tổ chức kinh doanh trên TTCK
Trên TTCK, có rất nhiều các tổ chức tham gia kinh doanh, trong đó phải
kể đến các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại
- Công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán Để thực hiện được các nghiệp vụ nói trên, các công ty chứng khoán phải tuân thủ những điều kiện nhất định về vốn và phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền
- Các Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại tham gia thị
trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư trong trường hợp ngân hàng sử dụng vốn tự có của mình để đầu tư vào chứng khoán nhằm đa dạng hoá lợi
Trang 24nhuận Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ được đầu tư vào chứng khoán trong những điều kiện nhất định nhằm bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro về giá, đảm bảo an toàn trong kinh doanh Một số nước cho phép ngân hàng thành lập các công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp
vụ bảo lãnh phát hành (trong đó có Việt Nam) Ngoài ra, một số ngân hàng liên kết với các công ty chứng khoán quản lý tiền của các nhà đầu tư phục vụ cho mục đích mua bán chứng khoán trên thị trường
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Là các công ty thực hiện
nghiệp vụ quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán, trong đó “Quỹ đầu tư chứng khoán là một tập hợp những khoản tiền vốn từ những người đầu tư được hình thành từ việc phát hành các chứng chỉ quỹ đầu tư để đầu tư vào các công cụ trên
thị trường tài chính” [15] Hay nói cách khác, quỹ đầu tư được hình thành do sự
đóng góp của các nhà đầu tư cá nhân tạo thành một quỹ, theo đó các công ty quản lý quỹ sẽ tiến hành các hoạt động đầu tư trên TTCK theo một danh mục đầu tư nhất định
Các tổ chức có liên quan đến TTCK
Để đảm bảo duy trì các hoạt động của TTCK, không thể thiếu các tổ chức này, bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán…
Cơ quan quản lý Nhà nước: Có nghĩa vụ đảm bảo cho các hoạt động của
TTCK diễn ra theo đúng những quy định của pháp luật Cơ quan này có thể có nhiều tên gọi khác nhau như: Hội đồng chứng khoán quốc gia; Ủy ban chứng
khoán quốc gia; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước…)
- Sở giao dịch chứng khoán: Là một pháp nhân được thành lập theo quy
định của pháp luật, thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tại đây, các hoạt động mua, bán chứng khoán được diễn ra hợp pháp, thuận tiện tùy thuộc vào mức độ chuyên nghiệp và cách thức tổ chức của Sở Giao dịch Chứng khoán
Trang 25- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Thường là một tổ chức tự
quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty chứng khoán nói riêng và toàn ngành chứng khoán nói chung
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: Là tổ chức cung cấp
dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán, lưu giữ và quản lý các chứng khoán cho các nhà đầu tư Tại Việt Nam, tổ chức đảm nhận vai trò này là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (Vietnam Securities Depository- VSD)
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Là các công ty cung cấp dịch vụ đánh
giá về khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành (Công ty Standard & Poor‟s của Mỹ là một trong những công ty nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực này)
1.1.1.5 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán
Để các hoạt động được vận hành một cách bình thường, TTCK cần phải được điều hành bởi các chủ thể có quyền lực nhất định Bên cạnh đó, việc kiểm tra các hoạt động diễn ra trên thị trường nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của thị trường cần phải có một cơ chế giám sát hiệu quả Việc điều hành và giám sát TTCK ở các nước trên thế giới được tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau Nhưng nhìn chung các tổ chức tham gia điều hành và giám sát thị trường bao gồm hai nhóm: các cơ quan quản lý của Chính phủ và các tổ chức tự quản
- Các cơ quan quản lý của Chính phủ: Là các cơ quan thực hiện chức năng
quản lý nhà nước đối với hoạt động của TTCK Các cơ quan này thường không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý chung Đây là nơi có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên TTCK tạo cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếp thực hiện các chứng năng điều hành và giám sát thị trường Thông thường các cơ quan này là Uỷ ban Chứng khoán và các bộ ngành có liên quan như: Bộ tài chính (quản lý các vấn đề liên quan đến kế toán, kiểm toán ); Ngân hàng Nhà nước (quản lý các ngân hàng thương mại trong kinh doanh chứng khoán ); Bộ tư pháp (quản lý các vấn
đề xử lý các vi phạm trên TTCK )
Trang 26Uỷ ban Chứng khoán có các chức năng như sau:
+ Quản lý và giám sát hoạt động của TTCK; cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực phát hành và kinh doanh CK2
+ Kiểm soát và giám sát các hoạt động trên thị trường; phát hiện, xử lý các gian lận trong hoạt động kinh doanh chứng khoán
+ Thanh tra đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường để bảo vệ lợi ích chung của nhà đầu tư cũng như đảm bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường
Ở Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hiện nay là cơ quan trực thuộc
Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản
lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật
- Các tổ chức tự quản: Là các tổ chức được hình thành cùng với sự phát
triển của thị trường, thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường nhằm đảo bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư Các tổ chức này hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý của Chính phủ Các tổ chức tự quản gồm có Các
Sở giao dịch chứng khoán và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
+ Nhiện vụ của Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là tổ chức tự quản
bao gồm các công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên SGDCK SGDCK có chức năng đưa ra và đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên thị trường Sở giao dịch Đồng thời giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách hàng của họ Khi phát hiện có vi phạm, SGDCK sẽ tiến hành xử lý, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng, SGDCK có thể báo cáo lên UBCKNN để giải quyết
+ Nhiệm vụ của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:
Hiệp hội này có một số các nhiệm vụ chính sau:
- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán
2
GS.TS Lê Văn Tư (2005) “Thị Trương chứng khoán”, NXB Thống Kê (tr196)
Trang 27- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán
- Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên
- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán
1.1.2 Nhà đầu tư và vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.1.2.1 Khái niệm nhà đầu tư chứng khoán
Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm về “đầu tư”, theo từ điển thuật ngữ chứng khoán Anh- Việt- UBCKNN , NXB Lao động 2010 “Đầu tư” là việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận, hoặc thông qua các công cụ tài chính sinh lợi hoặc thông qua những dự án đầu tư mạo hiểm có nhiều rủi ro hơn Khái niệm đầu tư có thể chỉ đầu tư tài chính, (khi nhà đầu tư bỏ tiền vào một công cụ đầu tư nào đó) hoặc là việc bỏ công sức và thời gian của một cá nhân để thu lợi (lấy công làm lãi) Khái niệm đầu tư chỉ hoạt động đầu tư sinh lợi trên cơ sở đảm bảo sự an toàn của vốn gốc, trong khi khái niệm đầu cơ chỉ hoạt động sinh lợi tiềm ẩn nhiều rủi ro
Đầu tư chứng khoán là chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua bán các chứng khoán để kiếm lời, việc kiếm lời trong đầu tư chứng khoán có thể là thu nhập từ
cổ tức, trái tức nhưng cũng có thể là chênh lệch giá do đầu tư chứng khoán đem lại Mục tiêu của đầu tư chứng khoán là nhằm kiếm lời từ hai nguồn thu nhập nêu ở trên vì vậy an toàn về vốn trong đầu tư chứng khoán là vấn đề quan trọng của đầu tư chứng khoán Mục tiêu của đầu tư chứng khoán có đạt như ý muốn trong chính sách đầu tư hay không phụ thuộc rất lớn vào các rủi ro trong đầu tư Đối với các chủ đầu tư, rủi ro là nhân tố khách quan vượt ra ngoài tầm quản lý khống chế của họ Tác động của rủi ro đến mục tiêu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư Do đó đầu tư chứng khoán phải là hành động có cân nhắc, có phân tích khoa học đến môi trường đầu tư, đến rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư
Một quan niệm khác cho rằng, “Đầu tư chứng khoán là một loại hình đầu
tư tài chính Trong hoạt động này, NĐT bỏ tiền để mua chứng khoán (bao gồm
cổ phiếu, trái phiếu…) Giá trị của chứng khoán phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền được bao hàm trong mỗi loại chứng khoán, hay phụ thuộc vào năng lực tài chính của nhà phát hành Đồng thời, giá chứng khoán phụ thuộc vào
Trang 28quan hệ cung cầu chứng khoán trên thị trường Đầu tư chứng khoán giúp NĐT
có thể thu được lợi nhuận từ phần lợi tức được chia và phần tăng giá chứng khoán trên thị trường Mặt khác, NĐT có thể được hưởng quyền quản lý, quyền kiểm soát doanh nghiệp từ việc nắm giữ cổ phiếu.3
Do đó, chủ thể đầu tư có thể là tổ chức hoặc cá nhân, sử dụng tiền đầu tư vào TTCK bằng cách thực sự mua các chứng khoán đang được phát hành trên TTCK Các công ty môi giới chứng khoán sẽ phục vụ cho các nhà đầu tư, họ đóng vai trò có khi là mua, có khi là bán, hoặc có vẻ như đồng thời làm chuyện đó cho người đầu tư Hai người đầu tư dù có ngồi sát cạnh nhau cũng cần tuân thủ những quy định thông qua trung gian môi giới như vậy để trao đổi tiền và hàng
Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tiến hành mua bán chứng khoán trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận.Nhà đầu tư cá nhân chính là công chúng, một loại chủ thể có khả năng cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn, từ nguồn thu nhập thường xuyên của mình, công chúng phải dành lại một phần dưới dạng tích lũy để đầu tư sinh lợi
Nhà đầu tư cá nhân có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng GDP ở mỗi quốc gia Công chúng khi có vốn nhàn rỗi tạm thời họ tham gia mua chứng khoán với mục đích đầu tư kiếm lời, khi có nhu cầu vốn, họ đem bán lại các chứng khoán đã mua trên TTCK thứ cấp
Theo từ điển Farlex Financial Dictionary (2009 Farlex, Inc All Rights Reserved) định nghĩa tổ chức đầu tư là một tổ chức kinh doanh nắm giữ và quản
lý tài sản, cho khách hàng hoặc cho chính mình Ví dụ như quỹ tương hỗ, ngân hàng thương mại và tổ chức trung gian tài chính Tổ chức đầu tư đóng vai trò quan trọng vì khả năng tài chính cao hơn các nhà đầu tư cá nhân, các tổ chức đầu
tư có thể mang đến thị trường chứng khoán một lượng vốn lớn
Theo từ điển thuật ngữ tài chính Dictionary of Financial Terms, tổ chức đầu tư mua hoặc bán chứng khoán với số lượng lớn Với mỗi giao dịch, trong hầu hết các trường hợp các nhà đầu tư tổ chức với danh mục đầu tư lớn, chẳng hạn như các quỹ đầu tư lớn, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí hay tổ
3
http://www.baomoi.com/Dau-tu-chung-khoan/127/3037039.epi
Trang 29chức đoàn thể Các tổ chức đầu tư có thể giao dịch bằng chính tài sản của họ hoặc tài sản họ đang quản lý cho người khác
Nhà đầu tư tổ chức thường có đủ kiến thức và khôn ngoan, mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của họ, tổ chức đầu tư thường ít bị hạn chế bởi các quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ Các tổ chức đầu tư này thường có các bộ phận chức năng bao gồm các chuyên gia am hiểu thị trường và có thể đưa ra các quyết định đầu tư
Theo Luật Chứng khoán Việt Nam: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng
khoán”[12] Khái niệm này đã chỉ ra các đối tượng tham gia đầu tư chứng khoán
mà không đưa ra được bản chất của hoạt động đầu tư của các đối tượng nêu trên Khái niệm này không đề cập cụ thể đến hoạt động đầu tư trên TTCK là những hoạt động nào và nhằm mục đích gì
Theo PGS.,TS Nguyễn Văn Tiến trong Giáo trình “Tài chính - tiền tệ ngân hàng”, khái niệm nhà đầu tư được hiểu như sau: “Các nhà đầu tư là những người cho vay Bằng cách đầu tư (mua) vào các chứng khoán, các nhà đầu tư đã nhường cho nhà phát hành quyền sử dụng khoản vốn của mình theo
những điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng phát hành chứng khoán.”[32,
tr73] Theo khái niệm này, tác giả muốn nhấn mạnh đến việc đầu tư hơn là
mục đích của nhà đầu tư Nếu hiểu các nhà đầu tư là “những người cho vay”
sẽ chỉ đúng trong trường hợp nhà đầu tư mua trái phiếu hay các chứng khoán
nợ mà không phải là các chứng khoán vốn Khi đầu tư vào các chứng khoán vốn, nhà đầu tư không phải là người cho vay mà là người đồng sở hữu, sẽ chịu rủi ro hoặc hưởng lợi nhuận cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của
tổ chức phát hành Vì vậy khái niệm này chưa khai thác được đầy đủ các khía cạnh của một nhà đầu tư chứng khoán
Như vậy có thể kết luận rằng, nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân tham
gia mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích thu được những quyền lợi nhất định Trong đó bao gồm các quyền (quyền biểu quyết,
quyền tiếp cận thông tin…) và lợi ích (cổ tức, chênh lệch giá chứng khoán…)
Trang 301.1.2.2 Phân loại nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Có nhiều cách để phân loại các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán dựa vào các tiêu chí khác nhau như: tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư, theo loại hình chứng khoán sở hữu hoặc theo mục đích đầu tư
Phân loại theo tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư
Theo cách phân loại này, nhà đầu tư được chia thành nhà đầu chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp
Nhà đầu tư chuyên nghiệp: Hay còn gọi là các định chế đầu tư (institutional investors) Là các nhà đầu tư có tổ chức thường xuyên mua và bán
chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Các tổ chức này thường có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư Hay nói cách khác, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là các tổ chức mà hoạt động đầu tư chứng khoán là hoạt động kinh doanh chính hoặc là một trong những hoạt động kinh doanh chính Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp phải có chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư chứng khoán và thu nhập chính phải có được từ chính hoạt động này Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường có thể kể đến là các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán…
Nhà đầu tư không chuyên nghiệp: Hay còn gọi là các nhà đầu tư nhỏ lẻ (individual investors), là thành phần không thể thiếu của TTCK, các nhà đầu tư
chứng khoán không chuyên nghiệp dùng số vốn nhàn rỗi của mình để mua các chứng khoán trên thị trường nhằm thu về những lợi ích mong muốn Nhà đầu tư
cá nhân có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường
Do gặp bất lợi về quy mô vốn cũng như trình độ quản lý, phân tích thị trường nên chất lượng đầu tư thường không cao
Ngoài ra còn có các tổ chức đầu tư không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp là các doanh nghiệp phi tài chính Các doanh nghiệp cũng là nhà đầu
tư tương đối quan trọng trên thị trường nhưng tính chuyên nghiệp không cao, chỉ là các tổ chức có tiền nhàn rỗi đầu tư chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhưng không phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp
Trang 31Phân biệt một số đặc điểm của nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp
Tiêu
Chí
Nhà đầu tư chuyên nghiệp
Nhà đầu tư không chuyên nghiệp Hình thức
tổ chức
Là các tổ chức kinh tế như công
ty chứng khoán, ngân hàng, công
ty tài chính, công ty bảo hiểm…
Có thể là cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác
Thường không am hiểu nhiều
Thường không có những trang thiết bị cần thiết vì đã uỷ thác đầu tư cho công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ
Khả năng
về vốn
Thường có nguồn vốn mạnh và tập trung chính vào đầu tư chứng khoán
Nguồn vốn nhàn rỗi do tiết kiệm hoặc chưa có mục đích sử dụng khác, thường là nguồn vốn nhỏ Chu kỳ
Thường có ít hiểu biết và kinh nghiệm trong việc nhận diện rủi
ro, dẫn tới khả năng xử lý rủi ro không tốt, bị chi phối nhiều bởi những ảnh hưởng của rủi ro Những
Thường không có tác động lớn tới thị trường và ngược lại, thường phải chịu ảnh hưởng từ thị trường
Trang 32Phân loại theo loại chứng khoán sở hữu
Nhà đầu tư cổ phiếu: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham
gia mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp Trong
trường hợp này, nhà đầu tư còn được gọi là cổ đông Nếu các cổ đông tham gia
giao dịch trên thị trường thứ cấp còn được gọi là nhà giao dịch hay nhà kinh
doanh chứng khoán
Nhà đầu tư trái phiếu: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham
gia mua bán trái phiếu trên TTCK sơ cấp và thứ cấp Khi đầu tư vào trái phiếu, nhà đầu tư sẽ nhận được lãi suất trái phiếu và nhận được vốn gốc khi đáo hạn
Nhà đầu tư chứng chỉ quỹ: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
tham gia mua bán chứng chỉ quỹ trên TTCK Trong đó chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của NĐT đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó NĐT không có quyền
kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của Quỹ [15]
Phân loại theo chiến lược đầu tư
Trên thực tế, có những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến các quyền lợi từ nhà phát hành nhưng cũng có những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến sự chênh lệch giá trên thị trường thứ cấp
Quyền lợi từ nhà phát hành thường bao gồm: hưởng cổ tức (nếu công ty kinh doanh có lãi), hoặc lãi suất (trái phiếu); được hưởng giá trị cổ phần gia tăng nếu công ty hoạt động tốt, có lợi nhuận và có tích lũy nộ bộ, đến một lúc nào đó công ty nhập quỹ tích lũy vào vốn điều lệ thì nhà đầu tư được tăng thêm số lượng cổ phần; được quyền biểu quyết nhằm quyết định những vấn đề quan trọng của công ty thông qua ĐHĐCĐ Do vậy các NĐT thường quan tâm đến khả năng kinh doanh thực sự của nhà phát hành
Lợi ích từ thị trường thứ cấp thường do hưởng chênh lệch giá mua và giá bán chứng khoán Khi NĐT mua đi bán lại các cổ phiếu nhằm kiếm lời từ
Trang 33chênh lệch giá cả, họ trở thành những người kinh doanh chứng khoán Hoạt động của người kinh doanh chứng khoán gắn liền với hoạt động đầu cơ
Theo cách phân loại này, nhà đầu tư chứng khoán được phân loại thành: Nhà đầu cơ và nhà đầu tư giá trị
Nhà đầu cơ chứng khoán (stock- speculator)
Nhà đầu cơ chứng khoán được xem là một thành phần không thể thiếu của TTCK Trong đó nhà đầu cơ được hiểu là: “Chủ thể tham gia thị trường cố gắng kiếm lợi từ việc mua và bán các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn dựa vào việc phán đoán biến động giá tương lai Nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro biến động giá thị trường và làm tăng tính thanh khoản và vốn cho các thị trường hợp đồng tương lai Nhà đầu cơ có thể mua các chứng khoán hay quỹ tương hỗ bất
ổn định rồi nắm giữ trong khoảng thời gian ngắn nhằm gặt hái lợi nhuận Họ cũng có thể bán khống chứng khoán và mong đợi hái ra tiền khi chứng khoán sụt
giá nhanh chóng”[27] Theo khái niệm này, nhà đầu cơ chứng khoán nhiều khi
được ví như những nhà “lướt sóng”, là thành phần làm sôi động thị trường chứng khoán, với mục đích thu lợi nhanh chóng mà không quan tâm tới mục tiêu đầu tư dài hạn
Tuy nhiên, có một số hành động đầu cơ chứng khoán bị pháp luật ở hầu hết các TTCK trên thế giới nghiêm cấm, đó là:
Là hành động có tính chất nhằm tạo ra một sức ép về quan hệ cung cầu một loại chứng khoán nào đó trên thị trường dẫn đến hình thành một giá chứng khoán không đúng với giá trị thực của nó, có lợi cho người đầu cơ, gây thiệt hại cho những người khác
Là hành động với mục tiêu tạo nên một mức giá giả tạo nhằm tìm cách nâng giá lên rồi bán tống bán tháo số chứng khoán đó cho người mua, giữ giá ổn định ở một mức cao hơn giá thực tế của nó để bán (chủ yếu dùng trong bảo lãnh phát hành)và tìm cách giảm giá xuống rồi mua chứng khoán về càng nhiều càng tốt
Các hành động đầu cơ bị cấm được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, có thể khái quát thành 3 loại chính:
Trang 34 Bán giả: là hành động có giao dịch mua bán chứng khoán nhưng không có việc chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán Là hành động mà hai người đầu cơ bày ra những vụ giao dịch, đưa ra một mức giá khác biệt với chiều hướng của thị trường nhằm đạt được mục đích mong muốn nhưng cả hai thông đồng với nhau để không có sự chuyển giao tiền và chứng khoán Hoặc cùng một nhà đầu cơ nhưng mở hai tài khoản khác nhau để thực hiện giao dịch giả, tức là dùng tài khoản này bán ra và dùng tài khoản khác của mình để mua vào… nhằm mục đích tạo ra mức giá mong muốn, mức giá này có thể là giả tạo và không phản ánh giá trị thực của công ty Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu cơ bất hợp pháp nhưng lại có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư khác trên thị trường
Thu hút: là hành động dồn hầu hết số cổ phiếu của một công ty nào đó vào trong tay của một hoặc một nhóm người khiến cho thị trường trở nên khan hiếm, đẩy giá chứng khoán đó tăng cao Khi giá lên đến một mức nhất định, nhà đầu cơ tiến hành bán ra và thu về khoản lợi nhuận lớn Các nhà đầu tư khác khi mua vào những chứng khoán này (có thể không phản ánh đúng giá trị thực) sẽ bị thiệt hại
Hùn vốn: là hành vi liên kết giữa hai hay một nhóm người trong một
vụ mua bán chứng khoán Họ liên kết với nhau để cùng mua vào một loại chứng khoán nào đó để đẩy giá lên, hoặc cùng bán một loại chứng khoán nào đó để hạ giá xuống Đến một mức giá tối ưu, họ sẽ bán ra hoặc mua vào để thu lợi
Và do đó, có thể phân loại nhà đầu cơ chứng khoán thành nhà đầu cơ hợp
pháp và nhà đầu cơ bất hợp pháp:
o Nhà đầu cơ hợp pháp
Là các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm hưởng các khoản lãi do chênh lệch về giá mà không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
Những nhà đầu cơ hợp pháp sẽ rất có ích cho thị trường, sự xuất hiện của
họ làm một nhu cầu tất yếu khách quan của TTCK Nếu trên TTCK không có các nhà đầu cơ, tức là không có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã phát hành,
Trang 35thị trường thứ cấp dường như không tồn tại, các hoạt động mua bán rất ảm đạm, tính thanh khoản hầu như không có Vì vậy, sự xuất hiện của các nhà đầu cơ là
vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của TTCK Tính thanh khoản tốt sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn khi phát hành; các nhà đầu tư dễ dàng chuyển hướng đầu tư sang các chứng khoán khác hay các tài sản khác, tạo sự thuận lợi trong việc lưu chuyển vốn trong nền kinh tế
o Nhà đầu cơ bất hợp pháp
Là các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, dùng các hành vi trái pháp luật như bán giả, thu hút, hùn vốn… để hưởng lợi do chênh lệch về giá nhằm thu lời bất chính
Sự xuất hiện của các nhà đầu cơ bất hợp pháp sẽ làm méo mó thị trường, làm cho giá cả chứng khoán không thể phản ánh được giá trị thực Lợi ích sẽ nằm trong tay một số người và phần đông các nhà đầu tư sẽ bị thua thiệt Trong trường hợp đầu cơ giá lên, giá của chứng khoán sẽ tăng đột ngột vượt qua giá trị thực, chính vì sự tăng giá này sẽ làm cho các nhà kinh doanh khác tham gia mua vào với hi vọng giá còn tăng lên nữa Chính những việc làm này sẽ làm thị trường nóng lên và chứa đầy rủi ro, gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu cơ hợp pháp khác (trong đó phần đông là các nhà đầu cơ nhỏ lẻ)
Như vậy, có thể nói, nhà đầu cơ chứng khoán là những tổ chức, cá nhân
tham gia mua, bán chứng khoán với mục đích hưởng chênh lệch giá trong ngắn hạn, họ không quan tâm đến khả năng kinh doanh thực sự của doanh nghiệp mà họ mua chứng khoán, họ chỉ quan tâm đến sự tăng, giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn Hoạt động mua, bán của họ phụ thuộc vào sự dự đoán về biến động giá cả
Nhà đầu tư giá trị
Là các nhà đầu tư mua bán các chứng khoán với các chiến lược và cách thức khác nhau nhưng sự biến động và chênh lệch về giá chứng khoán trên thị
trường không phải là mối quan tâm hàng đầu của họ Hay nói cách khác, là các
nhà đầu tư quan tâm đến khả năng sinh lợi từ nhà phát hành Tiêu biểu cho loại
hình đầu tư này là các trường phái: đầu tư cơ bản (trong đó các nhà đầu tư quan tâm chủ yếu đến các báo cáo tài chính và tình hình cơ bản của công ty); đầu tư
Trang 36giá trị (trong đó các nhà đầu tư thường không thích rủi ro, họ kiên nhẫn chờ đợi
sự tăng trưởng trở lại trong tương lai của công ty mà họ đầu tư)…
Phân loại theo mục đích đầu tư
Theo cách phân loại này, có thể phân nhà đầu tư thành Nhà đầu tư vì mục tiêu ngân quỹ; nhà đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận; nhà đầu tư phòng vệ; nhà đầu tư nắm quyền kiểm soát
Nhà đầu tư vì mục tiêu ngân quỹ: Các tổ chức và các nhà đầu tư lớn
thường có nhu cầu phải có một số tiền khá lớn để phụ vụ cho nhu cầu thanh toán chi trả, dự trữ và dự phòng Tuy nhiên họ không thể để tiền dưới dạng tiền mặt quá nhiều sẽ gây lãng phí Do đó họ sẽ tiến hành đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao vì mục đích chính của họ là đảm bảo khả năng thanh toán
Nhà đầu tư vì mục tiêu lợi nhuận Hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường
đều vì mục tiêu này Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư có thể có được từ cổ tức của
cổ phiếu, hay từ lợi tức của trái phiếu Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể thu được chênh lệch giá chứng khoán và một số quyền lợi khác…
Nhà đầu tư vì mục tiêu phòng vệ: Do thị trường chứng khoán luôn chứa
đựng nhiều rủi ro, vì vậy các công cụ giúp phòng vệ rủi ro ra đời như các chứng khoán phái sinh Nhà đầu tư mua các chứng khoán phái sinh chủ yếu với mục tiêu giảm thiểu rủi ro về sự chênh lệch giá
Nhà đầu tư vì mục tiêu nắm quyền kiểm soát: Một số nhà đầu tư có tổ
chức thường có mục tiêu này, khi mua cổ phiếu của công ty với số lượng càng lớn thì khả năng kiểm soát doanh nghiệp càng cao Ngoài ra còn một số nhà đầu tư chấp nhận mạo hiểm, đầu tư vào các công ty chưa phát triển hoặc đang gặp khó khăn, khi nắm quyền kiểm soát công ty, họ thay đổi các biện pháp quản lý, tái cấu trúc công ty và lâu dài có thể mang đến những lợi ích rất lớn khi công ty phát triển
Ngoài ra còn có các hình thức phân loại theo nơi cư trú (Nhà đầu tư trong
nước; Nhà đầu tư nước ngoài ); hoặc phân loại theo hình thức tổ chức (nhà đầu
tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân)
Trang 371.1.2.3 Vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Nhà đầu tư với các hoạt động mua và bán chứng khoán trên thị trường có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng, tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung
Thứ nhất, cung cấp vốn cho các DN và cho nền kinh tế
Điều quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán là với mục đích huy động vốn Người có thể đáp ứng được mục tiêu đó của doanh nghiệp chính là các nhà đầu tư Đối với thị trường sơ cấp, vốn của nhà đầu tư sẽ được chuyển cho nhà phát hành, khi đó nhà phát hành sẽ có vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải đi vay ngân hàng với chi phí cao
Ngoài ra, nhà đầu tư còn phát tín hiệu tới các DNNY thông qua việc mua bán và định ra giá trị cổ phiếu dựa theo các yếu tố cơ bản như tình hình tài chính của doanh nghiệp, môi trường đầu tư chứng khoán Trong điều kiện thị trường chứng khoán hoạt động bình thường, công khai và minh bạch, nếu giá của một chứng khoán nào đó có sự sụt giảm mạnh thì thị trường đã phản ánh đúng về tình hình kinh doanh yếu kém của doanh nghiệp, để từ đó các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp và ngược lại Mặt khác, Chính phủ và các cơ quan hữu quan phải xem xét chính sách quản lý ngành và có những động thái điều chỉnh chính sách cho phù hợp
Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn đóng góp cho Nhà nước một khoản không nhỏ thông qua các khoản thuế phải đóng trên TTCK theo quy định của pháp luật
Thứ hai, tạo tính thanh khoản cho các loại chứng khoán
Trên thị trường thứ cấp nói riêng và TTCK nói chung, tính thanh khoản là một trong các yếu tố quan trọng nhất Sự tham gia mua đi bán lại các chứng khoán chính là tạo ra tính thanh khoản cho thị trường Nếu thị trường chứng khoán có tính thanh khoản cao sẽ thu hút được nhiều hơn nữa các nhà đầu tư tham gia vì họ có thể nhanh chóng thay đổi mục đích đầu tư nếu cần Nhà đầu tư ngắn hạn trên sàn giao dịch chứng khoán, còn được gọi
Trang 38là những người bám sàn hay những nhà đầu cơ, là những người góp phần quan trọng để tạo nên tính thanh khoản của thị trường, nếu không có những giao dịch ngắn hạn thì TTCK sẽ trở nên buồn tẻ, không sôi động và thiếu tính thanh khoản, vì vậy vai trò của các nhà đầu tư chứng khoán là hết sức quan trọng và đáng trân trọng Sự phát triển của thị trường thứ cấp sẽ giúp thị trường sơ cấp phát triển thuận lợi hơn, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn để tiến hành sản suất kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Thứ ba, góp phần duy trì và phát triển thị trường chứng khoán
Sự tham gia của các nhà đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của TTCK, một thị trường càng có nhiều nhà đầu tư tham gia sẽ càng sôi động, làm tăng tính hấp dẫn của TTCK với các nhà đầu tư khác Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ sẽ là chỗ dựa vững chắc cho TTCK trước những cú sốc kinh
tế như hiện tượng rút vốn ồ ạt và tháo chạy khỏi thị trường đối với phần lớn các nhà đầu tư cá nhân Bên cạnh đó, nhà đầu tư chuyên nghiệp là động lực thúc đẩy
sự phát triển các sản phẩm tài chính, minh bạch và hoàn thiện các chuẩn mực quản trị công ty, rất có ích cho sự phát triển bền vững của TTCK
1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.2.1 Khái niệm quyền lợi và nghĩa vụ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.2.1.1Khái niệm về quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Dưới góc độ ngôn ngữ “quyền” được hiểu là “Điều mà pháp luật hoặc xã
hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”[38, tr786] Có nghĩa
“quyền” là cái mà pháp luật, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép được hưởng thụ, vận dụng, thi hành… và, khi thiếu sẽ được phép yêu cầu để có, khi bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại “Quyền lợi” là các lợi ích chính đáng được hưởng mà người khác không được xâm phạm đến”
Dưới góc độ pháp lý: Quyền, những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế Phân loại quyền gồm có: i) Quyền đương nhiên như quyền làm người, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu cầu hạnh
Trang 39phúc; ii) Quyền do luật pháp cho phép làm hoặc luật pháp không cấm làm (quyền pháp lý); iii) Quyền do điều lệ của tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
quần chúng cho phép hội viên được làm v.v [36, tr395-396]
Từ các khái niệm trên đây, có thể hiểu quyền lợi của nhà đầu tư chứng
khoán là những việc mà nhà đầu tư được pháp luật cho phép làm hoặc những việc do nhà đầu tư thực hiện mà không bị pháp luật ngăn cấm trong quá trình tham gia đầu tư trên TTCK Ngoài ra quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán được hiểu là những quyền và các lợi ích chính đáng mà pháp luật hoặc xã hội công nhận
và cho phép được hưởng, được đòi hỏi Khi quyền lợi bị xâm phạm hoặc bị tước đoạt thì có quyền yêu cầu để có hoặc giành lại Quyền và lợi ích của nhà đầu tư
phát sinh khi nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản ký quỹ dùng để mua chứng khoán và tìm kiếm thông tin để quyết định việc mua chứng khoán, quyền lợi sẽ kết thúc khi nhà đầu tư chuyển nhượng chứng khoán cho chủ thể khác và thu về
đủ số tiền có trong tài khoản ký quỹ Quyền lợi của NĐT sẽ được đảm bảo nếu các chủ thế trên TTCK (bao gồm cả NĐT) thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình
1.2.1.2 Khái niệm về nghĩa vụ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Theo từ điển Tiếng Việt: “Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác” Hay “Nghĩa vụ là một phạm trù đạo đức, phản ánh trách nhiệm, đạo đức của một công dân, một nhóm, một tập đoàn, một giai cấp, một dân tộc đối với việc phải làm trong những điều kiện
xã hội cụ thể, trong những tình hình xã hội nhất định …”4 Trong một xã hội, nếu mọi người đều thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì quyền lợi của mọi người trong
xã hội đều được đảm bảo, bởi vì quyền lợi của người này chính là nghĩa vụ của người khác Hay nói cách khác, quyền lợi của người này phụ thuộc vào việc thực hiện nghĩa vụ của người khác
Như vậy, có thể hiểu nghĩa vụ của NĐT trên thị trường chứng khoán là
những việc, những quy định mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với thị trường chứng khoán, với các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, vì
4
Theo Viện từ điển học và Bách khoa toàn thư Việt Nam
Trang 40là “bắt buộc” nên người có nghĩa vụ phải thực hiện, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ, sẽ có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành
Nhìn chung, quyền lợi và nghĩa vụ của NĐT có một mối quan hệ biện chứng, nhà đầu tư thực hiện tốt nghĩa vụ của mình cũng chính là việc đảm bảo cho quyền lợi của các chủ thể có liên quan và góp phần vào việc bảo đảm quyền lợi cho chính NĐT
1.2.2 Những quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.2.2.1 Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư với tư cách là cổ đông của doanh nghiệp niêm yết
Quyền lợi của nhà đầu tư (cổ đông) từ doanh nghiệp niêm yết
Quyền lợi của cổ đông là những quyền lợi khi sở hữu cổ phiếu của doanh
nghiệp niêm yết (DNNY) Khi đó, nhà đầu tư đã trao quyền sử dụng vốn của mình cho doanh nghiệp để đổi lại một số quyền lợi nhất định Có những quyền lợi mang tính chất đương nhiên, nhưng cũng có những quyền lợi chưa được thống nhất đối với mọi TTCK Nhìn chung, nhà đầu tư có các “quyền” và “lợi ích” cơ bản sau:
“Quyền” của NĐT bao gồm các quyền được đăng ký quyền sở hữu; quyền được chuyển nhượng cổ phần; quyền được tiếp cận thông tin của DNNY; quyền được tham gia ĐHĐCĐ và quyền biểu quyết những quyết định quan trọng của DN; quyền được mua cổ phiếu phát hành thêm với giá
ưu đãi; quyền khiếu nại khi có sai phạm xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư
“Lợi ích” của NĐT bao gồm: Được hưởng cổ tức của DNNY (trong trường hợp DNNY kinh doanh có lợi nhuận); được hưởng chênh lệch giá cổ phiếu (trong trường hợp giá bán cao hơn giá mua); được hưởng lợi ích từ việc mua cổ phiếu phát hành thêm với giá thấp hơn giá thị trường
Từ các “quyền” và “lợi ích” của nhà đầu tư nêu trên, có thể chia thành các nhóm quyền lợi cơ bản sau: