Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chứng khoán

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 76)

1.3 Lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

1.3.3 Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chứng khoán

mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư của các cơ quan quản lý thị trường và mức độ nhà đầu tư tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.

1.3.3.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của DNNY Căn cứ xây dựng các tiêu chí

Trong mối quan hệ của NĐT với DNNY, các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT cũng đã được đánh giá trong báo cáo môi trường kinh doanh hàng năm của Ngân hàng thế giới (Doing business in Vietnam), chỉ số bảo vệ quyền lợi NĐT đƣợc đánh giá thông qua ba tiêu chí: D- Minh bạch và công bố thông tin; E- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị và F- Mức độ thuận lợi của cổ đông khi khiếu kiện[45].

Bên cạnh đó, có thể thấy rằng vấn đề bảo vệ quyền lợi cổ đông chủ yếu liên quan đến chất lƣợng quản trị công ty của DNNY. Trong đó, các Nguyên tắc QTCT của OECD là thước đo được công nhận toàn cầu về QTCT và được áp dụng ở các nước trên thế giới. Đằng sau những nguyên tắc này là Phương pháp

đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc QTCT của OECD. Phương pháp này thường được áp dụng ở cấp độ quốc gia nhưng những nội dung và tiêu chí cơ bản được xem xét trong Phương pháp cũng có thể được áp dụng ở cấp độ doanh nghiệp và đã đƣợc sử dụng trong xây dựng phiếu câu hỏi chấm điểm.

Những nội dung chính đƣợc sử dụng là cơ sở đánh giá bằng thẻ điểm QTCT là những nội dung đã đƣợc công nhận là có vai trò quan trọng nhất đối với QTCT trong các nguyên tắc của OECD, bao gồm các tiêu chí sau:

A- Quyền cổ đông

B- Đối xử công bằng với cổ đông

C- Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan D- Minh bạch và công bố thông tin

E- Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị

Do đó, để đánh giá đƣợc một cách đầy đủ hơn, trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng 5 tiêu chí: A, B, D, E và F để đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT tại DNNY.

Nội dung các tiêu chí

Tiêu chí mức độ thực hiện quyền cổ đông (A)

Quyền cổ đông đã đƣợc quy định khá đầy đủ trong các văn bản luật lĩnh vực thị trường chứng khoán. Đây là tiêu chí đầu tiên khẳng định những quyền lợi mà cổ đông có đƣợc khi tham gia đầu tƣ vào các tổ chức phát hành. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tuân thủ những thông lệ tốt về quản trị công ty, đảm bảo đƣợc quyền lợi hợp pháp cho cổ đông, bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp ngoài việc tuân thủ tốt những quy định của pháp luật còn có thêm những quyền lợi bổ sung, khuyến khích các nhà đầu tƣ tích cực tham gia TTCK.

Do đó, đây là một tiêu chí quan trọng giúp đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ của các doanh nghiệp niêm yết.

Tiêu chí “đối xử công bằng giữa các cổ đông” (B)

Trong một công ty, mọi cổ đông cần phải đƣợc đối xử bình đẳng, kể cả cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. Mọi cổ đông phải được giải quyết khiếu nại, bồi thường, khắc phục hậu quả hợp lý nếu các quyền của cổ đông bị vi

phạm. Mọi cổ đông có cùng hạng/nhóm phải có quyền bình đẳng nhƣ nhau. Mọi cổ đông phải đƣợc cung cấp thông tin về các quyền cổ đông gắn với từng hạng, nhóm cổ phần. Công ty phải bảo vệ nhà đầu tư thiểu số trước những hành vi lạm dụng hay tƣ lợi của các nhà đầu tƣ (cổ đông) kiểm soát. Các phiên họp cổ đông phải bảo đảm đối xử bình đẳng với cổ đông, cũng nhƣ nghiêm cấm hành vi giao dịch nội bộ, tự mua đi, bán lại.

Tiêu chí minh bạch và công bố thông tin (D)

Đây là một tiêu chí góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. “Một hệ thống công bố thông tin hiệu quả, tăng cường minh bạch là điểm then chốt của việc giám sát công ty dựa vào thị trường, và đóng vai trò chủ yếu giúp cổ đông có thể thực hiện quyền sở hữu của mình trên cơ sở đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ.”7 Trên thực tế, công khai thông tin giúp nhà đầu tƣ hiểu đƣợc hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để đi đến quyết định hợp lý với khoản đầu tƣ của mình.

Tiêu chí trách nhiệm của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát (E)

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tƣ, trách nhiệm của Hội đồng Quản trị /Ban kiểm soát là rất lớn. HĐQT cần phải có định hướng chiến lược đối với công ty, giám sát hiệu quả hoạt động của BGĐ, đồng thời HĐQT phải bảo đảm trách nhiệm giải trình đối với công ty và nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó HĐQT có nhiệm vụ bảo đảm tuân thủ Điều lệ công ty, hành động vì lợi ích tối cao của công ty, đối xử công bằng, bình đẳng với mọi nhà đầu tƣ, bảo vệ quyền cổ đông.

HĐQT có trách nhiệm bảo đảm hoạt động thông suốt của HĐQT, bổ nhiệm, bãi nhiệm các lãnh đạo chủ chốt, đánh giá hiệu quả, chế độ thù lao, kỉ luật của HĐQT, BKS, và BGĐ, và báo cáo kết quả cho cổ đông, ít nhất là tại ĐHCĐ thường niên.

Tiêu chí mức độ thuận lợi của nhà đầu tư khi khiếu kiện (F).

Đây cũng là một trong những tiêu chí khá quan trọng trong tiến trình bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ. Khi quyền lợi bị xâm hại, nhà đầu tƣ cần phải khiếu kiện để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình, mức độ dễ dàng và thuận lợi cho nhà

7 OECD, Các nguyên tắc về Quản trị Công ty, 2004, Paris

đầu tƣ khi thực hiện khiếu kiện đƣợc thể hiện ở hệ thông luật pháp cũng nhƣ các thủ tục pháp lý, thời gian thụ lý, hướng giải quyết… sẽ là một một yếu tố quan trọng trong đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ.

Phương pháp đánh giá các tiêu chí

Phương pháp sử dụng tình huống nghiên cứu (case study)

Nội dung của phương pháp

Phương pháp này nêu ra một giả định, một tình huống có thể xảy ra trong thực tế, sau đó lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, các tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến lĩnh vực cần đánh giá, trong trường hợp như vậy, với hệ thống luật pháp hiện hành thì tình huống đó đƣợc xử lý nhƣ thế nào. Dựa vào các kết quả thu thập đƣợc, nhà phân tích sẽ đánh giá đƣợc mức độ tuân thủ luật pháp của một công ty, một quốc gia dựa trên những chuẩn mực quốc tế.

Phương pháp này được sử dụng trong báo cáo môi trường kinh doanh hàng năm của WB, có phần đánh giá về mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ, trong đó đánh giá dựa trên 3 tiêu chí D,E và F [45]. Trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng kết quả chấm điểm tiêu chí F để phục vụ mục tiêu nghiên cứu.

Ưu, nhược điểm của phương pháp nghiên cứu tình huống

Theo phương pháp này chúng ta cũng dễ dàng đánh giá được mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ dựa trên các tiêu chí nêu thông qua một tình huống cụ thể. Đây là phương pháp được Ngân hàng Thế giới (WB) – một tổ chức có uy tín sử dụng để đánh giá về môi trường kinh doanh hàng năm của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới nên có độ tin cậy cao.

Phương pháp thẻ điểm

Nội dung của phương pháp thẻ điểm

Phương pháp thẻ điểm là phương pháp lập bảng hỏi bằng thẻ điểm, sau đó dựa vào các tài liệu thu thập đƣợc để tiến hành chấm điểm, trong đó thẻ điểm đƣợc lập dựa trên các tiêu chí đã xác định theo mục tiêu đánh giá, mỗi tiêu chí sẽ có một lƣợng câu hỏi nhất định và có một trọng số phù hợp với chỉ tiêu đánh giá.

Phương pháp này đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước áp dụng, cụ thể là trong việc đánh giá chất lƣợng QTCT của các DNNY thông qua 5 tiêu chí

A,B,C,D,E. Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC đã tiến hành đánh giá chất lƣợng QTCT ở Việt Nam từ năm 2009 đến hết năm 2011[45], sau đó cũng với phương pháp này, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tiến hành đánh giá một số nước Asean trong đó có Việt Nam cũng thông qua 5 tiêu chí trên từ năm 2012- 2014 (2 báo cáo) [43]. Cùng thời gian này, SGDCK Hà Nội cũng tiến hành đánh giá chất lƣợng QTCT của các DNNY tại SGDCK Hà Nội cũng thông qua 5 tiêu chí trên[1].

Cơ sở xây dựng thẻ điểm đánh giá vấn đề quản trị công ty dựa vào các nguyên tắc quản trị công ty8 của OECD. Việc đánh giá mỗi công ty dựa trên các thông tin tin cậy bao gồm báo cáo thường niên của công ty, các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị công ty, các tài liệu, báo cáo nộp cho cơ quan quản lí và Sở Giao dịch Chứng khoán, các thông báo họp Đại hội cổ đông thường niên (ĐHCĐ), các báo cáo kết quả của ĐHCĐ thường niên, biên bản họp ĐHCĐ thường niên, điều lệ công ty, và các tài liệu trên trang web công ty. Các nguyên tắc và khái niệm quản trị công ty không chỉ đƣợc chấp nhận ở cấp độ khái niệm – cách tiếp cận kiểu „tuân thủ‟ hay „thực hiện cho có‟ là không đủ. Đánh giá thẻ điểm có nghĩa là xác định, từ góc độ của „một người được thông tin tương đối đầy đủ‟, liệu các khái niệm quản trị công ty có đƣợc áp dụng trong thực tế hoạt động của công ty hay không9.

Trong phạm vi luận án, tác giả sử dụng kết quả chấm điểm cuả phương pháp này thông qua 4 tiêu chí là: Quyền cổ đông (A); Đối xử bình đẳng với cổ đông (B); Minh bạch và công bố thông tin (D); Trách nhiệm của HĐQT/Ban kiểm soát (E).

Ưu, nhược điểm của phương pháp thẻ điểm

Phương pháp thẻ điểm không phải là phương án tối ưu nhất để xác định mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, vì phương pháp này chỉ sử dụng những thông tin sẵn có, đƣợc công bố công khai ra bên ngoài cho công chúng hay những dữ liệu đã đƣợc phản ánh trong hồ sơ, tài liệu có sẵn. Trên thực tế, mức

8http://www.ifc.org/wps/wcm/connect/171a85004dddad1589ffa97a9dd66321/Scorecard+2012+- +VN.pdf?MOD=AJPERES

9 Báo cáo thẻ điểm Quản trị công ty 2009 của IFC

độ bảo vệ nhà đầu tư chỉ có thể được đo lường chính xác khi nhìn từ bên trong công ty, tức là do HĐQT đánh giá một cách trung thực vì vấn đề này liên quan đến thực tiễn hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Tuy nhiên phương pháp đánh giá bằng thẻ điểm vẫn có giá trị. Cách tiếp cận hiện tại sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng dựa trên nguồn dữ liệu đáng tin cậy và một quá trình đánh giá khách quan. Các thông tin định tính được rà soát theo các tiêu chí rõ ràng, đã được thống nhất trước, do đó đảm bảo đƣa ra các xét đoán nhất quán và đáng tin cậy. Quá trình đánh giá sử dụng các cán bộ đánh giá độc lập, đại diện cho góc nhìn của nhà đầu tƣ bên ngoài. Các cán bộ này được đào tạo về quản trị công ty, về triết lí và phương pháp luận của thẻ điểm cũng nhƣ về quá trình đánh giá. Quá trình này không phụ thuộc vào sự hợp tác với công ty. Nó đƣợc thiết kế cho các nhà tƣ vấn/đánh giá độc lập thực hiện, không phụ thuộc vào công ty, sở giao dịch chứng khoán cũng nhƣ các cơ quan quản lý.

Kết luận: Để xây dựng các tiêu chí và đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của DNNY, tác giả sử dụng 5 tiêu chí là A,B,D,E và F. Trong đó các tiêu chí A,B,D,E được kế thừa trong phương pháp thẻ điểm của các tổ chức quốc tế nhƣ IFC, ADB, HNX trong đánh giá chất lƣợng QTCT. Tiêu chí F được bổ sung bằng phương pháp tình huống nghiên cứu của WB trong việc đánh giá chỉ số bảo vệ quyền lợi NĐT trong Báo cáo môi trường kinh doanh[Phụ lục 3, tr5-13].

1.3.3.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư của công ty chứng khoán

Căn cứ xây dựng và nội dung các tiêu chí

Căn cứ xác lập các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của các CTCK được dựa trên cơ sở Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK Ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09/10/2013 của Chủ tịch UBCKNN. Trong đó tác giả lựa chọn các tiêu chí phù hợp với phạm vi đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT.

Nội dung các tiêu chí

Để đảm bảo an toàn cho tài sản của nhà đầu tƣ tại các công ty chứng khoán hay nói cách khác để quyền lợi nhà đầu tư không bị xâm hại thì trước hết công ty chứng khoán đó phải có tình hình tài chính lành mạnh và chất lƣợng quản trị tốt. Thứ hai, vấn đề quản lý và kiểm soát các khoản tiền ký quỹ của nhà đầu tƣ là yếu tố then chốt dẫn đến việc tài sản của nhà đầu tƣ có bị xâm hại hay không.

Tiêu chí an toàn tài chính (chỉ tiêu an toàn vốn khả dụng)

Để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tƣ không bị xâm hại khi đăng ký mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán, trước hết, công ty chứng khoán đó phải có một “sức khỏe” tốt. Để đo đƣợc điều này, tỉ lệ an toàn vốn khả dụng là một căn cứ tương đối chính xác. Ở Việt Nam, tỉ lệ này được xác định như sau:

Tỉ lệ vốn khả dụng = (Vốn khả dụng x 100%)/Tổng giá trị rủi ro

Trong đó, vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 90 ngày; Vốn khả dụng đƣợc xác định nhƣ sau:

Vốn khả dụng = Tổng giá trị tài sản – Nợ phải trả - Các khoản phải giảm trừ + Các khoản đƣợc cộng thêm

Tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động. Tuy nhiên tỉ lệ an toàn tài chính không phản ánh hết sức khỏe của một công ty chứng khoán nhƣng đây là một chỉ tiêu quan trọng biểu hiện tính thanh khoản, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ và rủi ro của CTCK.

Tiêu chí chất lượng quản lý và kiểm soát các khoản tiền ký quỹ của nhà đầu tư.

Việc quản lý và kiểm soát các khoản tiền ký quỹ của nhà đầu tƣ tại các công ty chứng khoán là nghiệp vụ hết sức quan trọng, là mấu chốt của vấn đề xâm phạm tài sản của nhà đầu tƣ có trong tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Do đó, ở tiêu chí này cần xem xét đến việc thực hiện tách bạch tài khoản của công ty chứng khoán và của nhà đầu tƣ; các khoản tiền ký quỹ của NĐT đƣợc kiểm soát và quản lý nhƣ thế nào; vấn đề đạo đức nghề

nghiệp của nhân viên CTCK và khả năng đền bù NĐT khi xảy ra thiệt hại là những tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT tại các CTCK.

Phương pháp đánh giá các tiêu chí

Việc đánh giá các tiêu chí bảo vệ quyền lợi NĐT của các CTCK, tác giả sử dụng phương pháp thẻ điểm, lập bảng hỏi và chấm điểm dựa trên một hệ thống các câu hỏi có liên quan đến phạm vi bảo vệ quyền lợi NĐT trong mối quan hệ với CTCK [Phụ lục 3, tr13-19].

1.3.3.3 Các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư của các cơ quan quản lý thị trường

Căn cứ xây dựng các tiêu chí

Căn cứ để đƣa ra các tiêu chí đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi NĐT của các cơ quan quản lý là dựa vào khả năng và mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ hay nghĩa vụ của các cơ quan quản lý với thị trường, mà đặc biệt là trong phạm vi bảo vệ quyền lợi NĐT.

Nội dung các tiêu chí

Các cơ quan quản lý bảo vệ quyền lợi NĐT bằng cách đƣa ra các quy định công nhận quyền lợi của NĐT, đƣa ra các chế tài để đảm bảo các quyền lợi nói trên được đảm bảo, trong trường hợp các quyền lợi của NĐT bị xâm hại thì khả năng giải quyết và bồi thường như thế nào. Do đó, có thể đánh giá thông qua 3 tiêu chí là: Tính đầy đủ của công cụ pháp luật; Mức độ nghiêm minh của công cụ pháp luật và khả năng giải quyết khiếu nại và bồi thường cho NĐT.

Tiêu chí tính đầy đủ của công cụ pháp luật

Tiêu chí này đánh giá sự đầy đủ và bao quát của các quy định của pháp luật về quyền lợi cũng như các chế tài tương ứng nhằm bảo vệ quyền lợi của NĐT trên TTCK.

Tiêu chí mức độ nghiêm minh của công cụ pháp luật

Tính nghiêm minh của pháp luật đƣợc hiểu là mức độ thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra của các nhà quản lý thể hiện thông qua các văn bản pháp luật. Tiêu chí

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)