CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN LỢI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Căn cứ vào Chiến lƣợc phát triển TTTC giai đoạn 2011- 2020 đƣợc phê duyệt trong Quyết định 252 của Thủ tướng Chính phủ ngày 1/3/2012, dựa trên nền tảng lý thuyết của luận án về phát triển thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tƣ, phát triển TTCK Việt Nam với định hướng chiến lược, dự kiến năm 2015, quy mô vốn hóa thị trường đạt 65-70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hóa thị trường đạt 90-100%
GDP.
UBCKNN cũng nhận định rõ về tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi NĐT. Trong quá trình phát triển của TTCK, những vấn đề về quản trị công ty, tăng cường minh bạch và công bố thông tin, vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT là những yêu cầu cấp thiết nhằm củng cố và phát triển hơn nữa hoạt động của các thành viên tham gia thị trường chứng khoán.
Đây cũng là những yêu cầu nằm trong chiến lƣợc tái cấu trúc toàn diện TTCK trong thời gian tới.
Muốn thực hiện được định hướng chiến lược, cần bám sát các mục tiêu cụ thể sau:
Một là, phát triển TTCK phải dựa theo chuẩn mực, thông lệ tốt của thế giới và phù hợp với sự phát triển của TTCK VN cũng nhƣ điều kiện và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tham gia chương trình liên kết thị trường khu vực Asean và thế giới theo lộ trình phát triển và đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCKVN
so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa UBCK các nước trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ đa phương của tổ chức quốc tế các UBCK IOSCO. Chủ động hội nhập với TTCK quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm phát triển cũng như xử lý những tình huống phức tạp, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa TTCK VN và TTCK các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hai là, phát triển đồng bộ và hài hòa các bộ phận của TTCK, tăng quy mô vốn hóa một cách thận trọng thông qua tiến trình cổ phần hóa một cách có chọn lọc nhằm tăng chất lƣợng hàng hóa cho TTCK.
Ba là, phát triển TTCK một cách an toàn, lành mạnh, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia thị trường. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ QTCT, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cƣỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của NĐT và củng cố niềm tin của thị trường.
Bốn là, tái cấu trúc hệ thống các định chế trung gian thị trường nhằm tạo sự cân đối về số lượng các trung gian với quy mô của thị trường; tăng cường năng lực cạnh tranh, củng cố hệ thống và khả năng quản trị rủi ro của các tổ chức này một mặt nhằm cải thiện chất lƣợng dịch vụ chứng khoán mặt khác đảm bảo sự bền vững trong hoạt động cho các trung gian thị trường.
Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các CTCK, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.
Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm… nhằm tạo ra một thị trường tài chính phát triển ổn
định, có hệ thống, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận của thị trường dưới sự quản lý, giám sát của Nhà nước.
Sáu là, phát triển TTCK ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung- cầu; tăng quy mô và chất lƣợng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.
Bảy là, tái cấu trúc mô hình tổ chức TTCK theo hướng cả nước chỉ có 1 SGDCK và từng bước cổ phần hóa SGDCK để đảm bảo thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên của thị trường
Tám là, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép UBCKNN có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cƣỡng chế thực thi.
Chín là, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm dịch vụ của SGDCK, TTLKCK, từng bước kết nối với các SGDCK, TTLKCK khu vực Asean.
3.1.2 Định hướng bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam
Cùng với tiến trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng ổn định và minh bạch, nhà đầu tƣ đƣợc xem là thành phần không thể thiếu của TTCK, do vậy vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ cũng cần có định hướng rõ ràng.
Thứ nhất, tăng cường củng cố cầu đầu tư chứng khoán, phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư trong nước nhằm tạo cấu trúc cầu bền vững theo hướng: tăng cường năng lực và khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường; đồng thời củng cố năng lực thực sự cho bên cầu của TTCK nhằm giảm thiểu nguy cơ trồi sụt TTCK khi có
biến động về cung; phát triển các nhà đầu tƣ có tổ chức để thực hiện dẫn dắt thị trường, tăng tính linh hoạt cho thị trường trước các cú sốc kinh tế, giảm thiểu những biến động do yếu tố tâm lý và đám đông ; phát triển khối nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK theo hướng khuyến khích đầu tư dài hạn nhằm củng cố thêm sức cầu đầu tƣ cho TTCK.
Thứ hai, các thành viên thị trường cần có cơ chế giải quyết khiếu nại tố cáo rõ ràng. Cơ chế này nhằm hỗ trợ khách hàng trong những khúc mắc, khiếu nại trong các hoạt động giữa khách hàng và thành viên thị trường. Với cơ chế và các quy trình giải quyết khiếu nại, những thắc mắc của khách hàng sẽ đƣợc giải quyết công bằng và thấu đáo hơn.
Thứ ba, nâng cao tính minh bạch và công bằng trên TTCK nhằm cải thiện chất lượng của TTCK. Tăng cường năng lực giám sát, thanh tra và xử lý rủi ro trên TTCK. Thực hiện cảnh báo rủi ro tới các nhà đầu tƣ khi các trung gian tài chính có dấu hiệu bất ổn về tài chính thông qua hệ thống các chỉ tiêu đánh giá theo tiêu chuẩn CAMEL.
Thứ tƣ, thiết lập hệ thống biện pháp kĩ thuật và biện pháp tài chính nhằm xử lý rủi ro và ngăn ngừa sự tấn công từ bên ngoài, đảm bảo sự an toàn cho TTCK nói chung, cho các nhà đầu tƣ nói riêng.
Thứ năm, “Bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ …”48. cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước đã thực sự chú ý tới quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư dựa trên việc đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường với nền tảng là năng lực quản trị công ty, các cơ chế giám sát thực thi các quy định của pháp luật nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của nhà đầu tƣ.
5 QĐ 252/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng hoán Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
Thứ sáu, đảm bảo việc công bố, cung cấp thông tin của các thành viên thị trường cho NĐT. Việc công bố thông tin này giúp NĐT nắm được những thông tin cơ bản và những thay đổi quan trọng đối với thành viên thị trường nơi NĐT có TK giao dịch hoặc có thỏa thuận sử dụng dịch vụ.
Thứ bảy, tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các nhà đầu tƣ thông qua giải pháp tín dụng cho đầu tƣ kinh doanh chứng khoán trên tinh thần tăng cường tính thanh khoản cho TTCK, kích thích TTCK tăng trưởng và đảm bảo sự an toàn tài chính cho các tổ chức trung gian cũng nhƣ sự ổn định cho TTCK.