Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 20 - 27)

1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán (TTCK) có tầm quan trọng rất lớn đối với bất kỳ nền kinh tế nào, là nơi rất nhạy cảm với các thông tin của nền kinh tế, là nơi phát tín hiệu nhanh nhất tới các nhà quản lý, các thành viên của thị trường và đặc biệt là các nhà đầu tư để xác định hướng đầu tư thích hợp. Tuy nhiên, TTCK luôn chứa đựng yếu tố rủi ro cũng nhƣ khả năng mang lại lợi nhuận cao cho những người tham gia. Do vậy, một số thành viên có thể bất chấp luật pháp hoặc lợi dụng những kẻ hở của luật pháp để thực hiện những hành vi bất chính vì mục tiêu lợi nhuận. Chính vì lý do đó, TTCK luôn cần một hệ thống luật pháp nghiêm minh, một cơ chế quản lý hiệu quả, một môi trường hoạt động minh bạch và một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tƣ.

Xét về mặt hình thức, “TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Do vậy TTCK là nơi các chứng khoán được phát hành và trao đổi” [23]. Nhƣng xét về mặt bản chất thì đây là quá trình vận động của tƣ bản, chuyển từ tƣ bản sở hữu sang tƣ bản kinh doanh. Nhƣ vậy có thể nói, TTCK là nơi các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động mua, bán các loại chứng khoán, hay nói cách khác TTCK là nơi trao đổi các nguồn tài chính trung và dài hạn.

1.1.1.2 Hàng hoá trên thị trường chứng khoán

Hàng hóa đƣợc giao dịch trên TTCK là các loại cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm. Hay nói cách khác, hàng hóa đƣợc mua bán, trao đổi trên TTCK là các loại chứng khoán. Trong đó

“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán đƣợc thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử” [14] bao gồm các loại sau đây:

Cổ phiếu(shares) : Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

Người nắm giữ cổ phiếu còn được gọi là “cổ đông”. Có các loại cổ phiếu như sau:

Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tƣ đối với tổ chức phát hành và xác nhận cho phép nhà đầu tƣ được hưởng các quyền lợi thông thường của công ty. Các quyền lợi thông thường bao gồm: Quyền được hưởng cổ tức; Quyền được mua cổ phiếu mới;

Quyền bỏ phiếu.

Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ƣu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Có các loại cổ phiếu ƣu đãi nhƣ sau: Cổ phiếu ƣu đãi cổ tức; Cổ phiếu ƣu đãi có thể chuyển đổi.

Trái phiếu(bonds): là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Trái phiếu là một công cụ nợ, đòi hỏi nhà phát hành hoàn trả cho người cho vay (nhà đầu tƣ) số vốn đã vay cộng với tiền lãi trong một khoảng thời gian nhất định.

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tƣ đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Trong đó, quỹ đại chúng đƣợc hình thành từ vốn góp của nhiều nhà đầu tƣ dùng để đầu tƣ vào các chứng khoán trên thị trường. Người sở hữu chứng chỉ quỹ là người đồng sở hữu quỹ đầu tư, được chia lợi nhuận tương tự như cổ tức của cổ phiếu.

Chứng khoán phái sinh(derivatives): là một loại tài sản tài chính (chứng khoán) có nguồn gốc từ một loại tài sản cơ sở khác và giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị, trạng thái của tài sản cơ sở đó [16]. Các chứng khoán phái sinh chủ

yếu bao gồm: Quyền mua cổ phần, chứng quyền, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn…

1.1.1.3 Phân loại thị trường chứng khoán

Có nhiều cách để phân loại thị trường chứng khoán như: dựa vào sự luân chuyển các nguồn vốn; vào phương thức tổ chức giao dịch; vào hàng hóa trên thị trường...

- Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:

Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua bán lần đầu các chứng khoán mới, hay còn được gọi là thị trường phát hành. Như vậy, thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các nhà phát hành nhận đƣợc vốn từ việc bán các chứng khoán.

Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

- Căn cứ vào phương thức tổ chức giao dịch, TTCK được chia thành TTCK tập trung và TTCK phi tập trung:

TTCK tập trung là thị trường mà việc giao dịch, mua bán các chứng khoán đƣợc thực hiện có tổ chức, có địa điểm giao dịch cố định, chứng khoán đƣợc mua bán là những chứng khoán đã đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

TTCK phi tập trung (còn gọi là thị trường OTC) là thị trường mà việc giao dịch, mua bán các chứng khoán đƣợc thực hiện phân tán ở nhiều địa điểm khác nhau, không cố định.

Ngoài ra, căn cứ vào hàng hoá trên thị trường, TTCK được phân thành các thị trường: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường chứng chỉ quỹ...

1.1.1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Trên thị trường chứng khoán, các chủ thể tham gia có thể được chia thành các nhóm nhƣ sau: Nhà phát hành, nhà đầu tƣ, các tổ chức kinh doanh trên TTCK và các tổ chức có liên quan đến TTCK.

Nhà phát hành: Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK, là người cung cấp hàng hóa cho TTCK. Bao gồm:

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương.

- Công ty (doanh nghiệp) là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty (trái phiếu doanh nghiệp).

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính nhƣ các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng…

Khi phát hành chứng khoán ra thị trường để huy động vốn, nhà phát hành nhận đƣợc quyền sử dụng vốn của nhà đầu tƣ, đổi lại nhà phát hành phải có nghĩa vụ trả lại cho nhà đầu tƣ những lợi ích theo nhƣ thoả thuận của từng loại chứng khoán cụ thể, có trách nhiệm mang lại công bằng cho tất cả các nhà đầu tƣ lớn và nhỏ. Đối với nhà phát hành là các doanh nghiệp, việc thực hiện các nghĩa vụ để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tƣ phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản trị công ty của ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Nhà đầu tƣ

Là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Các tổ chức kinh doanh trên TTCK

Trên TTCK, có rất nhiều các tổ chức tham gia kinh doanh, trong đó phải kể đến các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại.

- Công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán. Để thực hiện đƣợc các nghiệp vụ nói trên, các công ty chứng khoán phải tuân thủ những điều kiện nhất định về vốn và phải đƣợc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Các Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư trong trường hợp ngân hàng sử dụng vốn tự có của mình để đầu tƣ vào chứng khoán nhằm đa dạng hoá lợi

nhuận. Tuy nhiên, các ngân hàng chỉ đƣợc đầu tƣ vào chứng khoán trong những điều kiện nhất định nhằm bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro về giá, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Một số nước cho phép ngân hàng thành lập các công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành (trong đó có Việt Nam). Ngoài ra, một số ngân hàng liên kết với các công ty chứng khoán quản lý tiền của các nhà đầu tƣ phục vụ cho mục đích mua bán chứng khoán trên thị trường.

- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Là các công ty thực hiện nghiệp vụ quản lý các quỹ đầu tƣ chứng khoán, trong đó “Quỹ đầu tƣ chứng khoán là một tập hợp những khoản tiền vốn từ những người đầu tư được hình thành từ việc phát hành các chứng chỉ quỹ đầu tƣ để đầu tƣ vào các công cụ trên thị trường tài chính” [15]. Hay nói cách khác, quỹ đầu tư được hình thành do sự đóng góp của các nhà đầu tƣ cá nhân tạo thành một quỹ, theo đó các công ty quản lý quỹ sẽ tiến hành các hoạt động đầu tƣ trên TTCK theo một danh mục đầu tƣ nhất định.

Các tổ chức có liên quan đến TTCK

Để đảm bảo duy trì các hoạt động của TTCK, không thể thiếu các tổ chức này, bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán…

Cơ quan quản lý Nhà nước: Có nghĩa vụ đảm bảo cho các hoạt động của TTCK diễn ra theo đúng những quy định của pháp luật. Cơ quan này có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: Hội đồng chứng khoán quốc gia; Ủy ban chứng khoán quốc gia; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước…).

- Sở giao dịch chứng khoán: Là một pháp nhân đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, thực hiện việc tổ chức giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán của tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Tại đây, các hoạt động mua, bán chứng khoán đƣợc diễn ra hợp pháp, thuận tiện tùy thuộc vào mức độ chuyên nghiệp và cách thức tổ chức của Sở Giao dịch Chứng khoán. .

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: Thường là một tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, đƣợc hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty chứng khoán nói riêng và toàn ngành chứng khoán nói chung.

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: Là tổ chức cung cấp dịch vụ lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán, lưu giữ và quản lý các chứng khoán cho các nhà đầu tƣ. Tại Việt Nam, tổ chức đảm nhận vai trò này là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (Vietnam Securities Depository- VSD)

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Là các công ty cung cấp dịch vụ đánh giá về khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành. (Công ty Standard & Poor‟s của Mỹ là một trong những công ty nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực này)

1.1.1.5 Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán

Để các hoạt động được vận hành một cách bình thường, TTCK cần phải được điều hành bởi các chủ thể có quyền lực nhất định. Bên cạnh đó, việc kiểm tra các hoạt động diễn ra trên thị trường nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các vi phạm, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả của thị trường cần phải có một cơ chế giám sát hiệu quả.

Việc điều hành và giám sát TTCK ở các nước trên thế giới được tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhƣng nhìn chung các tổ chức tham gia điều hành và giám sát thị trường bao gồm hai nhóm: các cơ quan quản lý của Chính phủ và các tổ chức tự quản.

- Các cơ quan quản lý của Chính phủ: Là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của TTCK. Các cơ quan này thường không trực tiếp điều hành và giám sát thị trường mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý chung. Đây là nơi có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh các hoạt động trên TTCK tạo cơ sở cho các tổ chức tự quản trực tiếp thực hiện các chứng năng điều hành và giám sát thị trường. Thông thường các cơ quan này là Uỷ ban Chứng khoán và các bộ ngành có liên quan nhƣ: Bộ tài chính (quản lý các vấn đề liên quan đến kế toán, kiểm toán...); Ngân hàng Nhà nước (quản lý các ngân hàng thương mại trong kinh doanh chứng khoán...); Bộ tư pháp (quản lý các vấn đề xử lý các vi phạm trên TTCK...).

Uỷ ban Chứng khoán có các chức năng nhƣ sau:

+ Quản lý và giám sát hoạt động của TTCK; cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực phát hành và kinh doanh CK2

+ Kiểm soát và giám sát các hoạt động trên thị trường; phát hiện, xử lý các gian lận trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

+ Thanh tra đối với các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường để bảo vệ lợi ích chung của nhà đầu tư cũng như đảm bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường.

Ở Việt Nam, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hiện nay là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

- Các tổ chức tự quản: Là các tổ chức đƣợc hình thành cùng với sự phát triển của thị trường, thực hiện các chức năng điều hành và giám sát thị trường nhằm đảo bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tƣ. Các tổ chức này hoạt động trên cơ sở tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý của Chính phủ. Các tổ chức tự quản gồm có Các Sở giao dịch chứng khoán và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.

+ Nhiện vụ của Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên SGDCK. SGDCK có chức năng đƣa ra và đảm bảo thực hiện các quy định cho các hoạt động giao dịch trên thị trường Sở giao dịch. Đồng thời giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách hàng của họ. Khi phát hiện có vi phạm, SGDCK sẽ tiến hành xử lý, áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp. Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng, SGDCK có thể báo cáo lên UBCKNN để giải quyết.

+ Nhiệm vụ của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:

Hiệp hội này có một số các nhiệm vụ chính sau:

- Khuyến khích hoạt động đầu tƣ và kinh doanh chứng khoán.

2 GS.TS Lê Văn Tư (2005) “Thị Trương chứng khoán”, NXB Thống Kê (tr196)

- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán.

- Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.

- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)