Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76 - 79)

1.3 Lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Trong quá trình phát triển của TTCK, vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố thuộc về nội tại bản thân các nhà đầu tƣ chứng khoán nhƣ mức độ hiểu biết, khả năng tài chính… và các nhân tố đến từ bên ngoài nhƣ các tổ chức phát hành, các tổ chức trung gian cung cấp các dịch vụ trên TTCK,; ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể; hệ thống pháp luật…

1.3.4.1 Nhân tố nội tại- bản thân nhà đầu tư

Vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trước hết xuất phát từ bản thân nhà đầu tư, từ mức độ chuyên nghiệp đến khả năng tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới mức độ bảo vệ quyền lợi của họ.

Trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của nhà đầu tƣ

Như chúng ta đã biết, nhà đầu tư không chuyên nghiệp thường là những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ với số vốn ít ỏi. Khi tham gia đầu tư, họ thường ít hiểu biết về rủi ro thị trường, thiếu kiến thức để có thể phân tích các chứng

khoán một cách chuyên nghiệp dẫn tới việc lựa chọn hàng hóa để đầu tƣ không đƣợc chính xác. Mặt khác, khả năng và điều kiện nắm bắt thông tin bị hạn chế, trong khi đó số các tài khoản đầu tƣ cá nhân luôn chiếm tỉ trọng lớn trên TTCK;

Là đối tƣợng có ít lợi thế về kiến thức, khả năng tiếp cận thông tin, do đó, khi quyền lợi bị xâm hại, họ cũng thiếu nhiều kinh nghiệm để có thể tự bảo vệ mình.

Trái ngƣợc với nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp, các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp có nhiều lợi thế về kiến thức đầu tƣ, về hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ nói riêng, do đó, mức độ tự bảo vệ của các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường cao hơn các đối tượng khác, mặt khác, với tư cách pháp nhân của mình, các nhà đầu tƣ chuyên nghiệp dễ dàng đòi lại đƣợc quyền lợi của mình khi bị xâm hại.

Khả năng tài chính của nhà đầu tƣ

Một NĐT với khả năng tài chính ít ỏi sẽ đối mặt với vấn đề bảo vệ quyền lợi khác biệt so với NĐT có khả năng tài chính lớn mạnh. Với số vốn ít ỏi, NĐT thường ít quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình do đó khả năng tự bảo vệ quyền lợi là khó khăn và thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các NĐT khác. Bên cạnh đó, với khả năng tài chính lớn mạnh, các NĐT (thường là chuyên nghiệp) sẽ biết cách quản trị rủi ro để bảo toàn số vốn cũng nhƣ tự bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác khả năng ảnh hưởng đến TTCK của các NĐT chuyên nghiệp sẽ lớn hơn nhiều so với các NĐT nhỏ lẻ. Việc xâm hại đến quyền lợi của các NĐT chuyên nghiệp thường khó khăn hơn đối với các NĐT nhỏ lẻ, thêm vào đó vấn đề tự bảo vệ quyền lợi của các NĐT với khả năng tài chính tốt sẽ chiếm ƣu thế hơn so với các NĐT khác.

1.3.4.2 Nhân tố bên ngoài

TTCK muốn phát triển công khai, minh bạch và công bằng cần phải có một cơ chế chính sách hoàn thiện và hiệu quả. Hệ thống cơ chế chính sách về phát triển TTCK cần phải đƣợc thiết lập dựa trên nền tảng nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của TTCK đối với sự phát triển của nền kinh tế và trong tiến trình hội nhập kinh tế với các quốc gia trên thế giới.

Chính sách phát triển TTCK có hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hay không phụ thuộc rất lớn và đường lối, định hướng phát triển TTCK của các cơ quan quản lý. Nhìn chung đối với hầu hết các TTCK trên thế giới, việc hoàn thiện các hệ thống chính sách nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của nhà đầu tƣ luôn là một mục tiêu hàng đầu, bởi vì nhà đầu tƣ luôn là thành phần không thể thiếu của bất kỳ TTCK nào.

Bên cạnh những chính sách phát triển TTCK cần phải có sự hỗ trợ rất lớn từ chiến lƣợc phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ nhƣ chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ. Sự điều hành đồng bộ và linh hoạt những chính sách kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh của TTCK nói chung, tới vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ nói riêng.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT bị ảnh hưởng rất lớn từ hệ thống luật pháp và khả năng chấp hành luật pháp của các thành viên tham gia thị trường.

Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật đƣợc coi là nhân tố rất quan trọng trong vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ ở mỗi quốc gia. Trong lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, để thị trường hoạt động theo đúng quỹ đạo, lành mạnh, công khai và minh bạch thì yêu cầu phải có một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và đồng bộ. Nhà nước đề ra các công cụ quản lý bằng pháp luật bao gồm các quy định mang tính hành chính, hình sự… nhằm đưa thị trường hoạt động có quy củ và đúng pháp luật.

Để bảo vệ quyền lợi NĐT, trước tiên Nhà nước ban hành các quy định mang tính công nhận quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh trong quá trình đầu tƣ CK. Việc công nhận bằng pháp luật đối với quyền, lợi ích của chủ thể này sẽ tạo cơ sở pháp lý để các NĐT có thể tự thực hiện các quyền của họ và khi cần thiết có thể tự mình bảo vệ các quyền lợi đó trước sự xâm hại bởi các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể khác trên TTCK.

Thứ hai, Nhà nước thiết lập cơ chế bảo vệ quyền lợi của NĐT bằng cách ban hành các quy định về đảm bảo thực hiện quyền của các NĐT, thông qua hoạt động quản lý NN đối với các chủ thể và đối với thị trường. Đây là các quy định

tạo ra căn cứ pháp lý cho hoạt động quản lý, giám sát thị trường; thể hiện sự chủ động của NN trong vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT. Các quy định này bao gồm các vấn đề về hoạt động thanh tra, giám sát của Nhà nước. Các quy định về đảm bảo thực hiện quyền của các NĐT có tác dụng bảo vệ vòng hai, tức là duy trì và đảm bảo cho việc thực hiện quyền lợi của NĐT đã được quy định trước đó.

Thứ ba, Nhà nước thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi NĐT thông qua việc Quy định phương thức xử lý các vi phạm và giải quyết các tranh chấp phát sinh trên TTCK. Bằng cách này, NN không chỉ thiết lập được trật tự kỷ cương trong quản lý TTCK và trừng phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm quyền lợi của NĐT trên TTCK, mà còn góp phần đảm bảo cho NĐT bảo vệ đƣợc các quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi xâm phạm của các chủ thể khác. Do đó, hệ thống pháp luật càng phát huy hiệu quả thì vấn đề bảo vệ quyền lơi NĐT càng đươc đảm bảo.

Ý thức chấp hành pháp luật của các thành viên tham gia thị trường Vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ bao gồm các quy định về quyền lợi và những chế tài nhằm thực hiện tốt các quyền lợi đó. Bên cạnh đó là vấn đề xử lý những vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền lợi NĐT. Điều này phụ thuộc rất lớn vào ý thức chấp hành và thực thi pháp luật của tất cả các thành viên tham gia thị trường. Một thị trường sẽ phát triển ổn định, công khai và minh bạch cũng như vấn đề bảo vệ quyền lợi NĐT đƣợc thực hiện tốt nếu các thành viên tuân thủ tốt các quy định của pháp luật trên TTCK và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)