1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
1.1.2 Nhà đầu tư và vai trò của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm về “đầu tư”, theo từ điển thuật ngữ chứng khoán Anh- Việt- UBCKNN , NXB Lao động 2010 “Đầu tƣ” là việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận, hoặc thông qua các công cụ tài chính sinh lợi hoặc thông qua những dự án đầu tƣ mạo hiểm có nhiều rủi ro hơn. Khái niệm đầu tƣ có thể chỉ đầu tƣ tài chính, (khi nhà đầu tƣ bỏ tiền vào một công cụ đầu tƣ nào đó) hoặc là việc bỏ công sức và thời gian của một cá nhân để thu lợi (lấy công làm lãi). Khái niệm đầu tƣ chỉ hoạt động đầu tƣ sinh lợi trên cơ sở đảm bảo sự an toàn của vốn gốc, trong khi khái niệm đầu cơ chỉ hoạt động sinh lợi tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đầu tƣ chứng khoán là chỉ việc bỏ vốn tiền tệ ra mua bán các chứng khoán để kiếm lời, việc kiếm lời trong đầu tƣ chứng khoán có thể là thu nhập từ cổ tức, trái tức nhƣng cũng có thể là chênh lệch giá do đầu tƣ chứng khoán đem lại. Mục tiêu của đầu tƣ chứng khoán là nhằm kiếm lời từ hai nguồn thu nhập nêu ở trên vì vậy an toàn về vốn trong đầu tƣ chứng khoán là vấn đề quan trọng của đầu tƣ chứng khoán. Mục tiêu của đầu tƣ chứng khoán có đạt nhƣ ý muốn trong chính sách đầu tƣ hay không phụ thuộc rất lớn vào các rủi ro trong đầu tƣ.
Đối với các chủ đầu tƣ, rủi ro là nhân tố khách quan vƣợt ra ngoài tầm quản lý khống chế của họ. Tác động của rủi ro đến mục tiêu đầu tư phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tƣ. Do đó đầu tƣ chứng khoán phải là hành động có cân nhắc, có phân tích khoa học đến môi trường đầu tư, đến rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu tư.
Một quan niệm khác cho rằng, “Đầu tƣ chứng khoán là một loại hình đầu tƣ tài chính. Trong hoạt động này, NĐT bỏ tiền để mua chứng khoán (bao gồm cổ phiếu, trái phiếu…). Giá trị của chứng khoán phụ thuộc vào giá trị kinh tế cơ bản của các quyền đƣợc bao hàm trong mỗi loại chứng khoán, hay phụ thuộc vào năng lực tài chính của nhà phát hành. Đồng thời, giá chứng khoán phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu chứng khoán trên thị trường. Đầu tư chứng khoán giúp NĐT có thể thu đƣợc lợi nhuận từ phần lợi tức đƣợc chia và phần tăng giá chứng khoán trên thị trường. Mặt khác, NĐT có thể được hưởng quyền quản lý, quyền kiểm soát doanh nghiệp từ việc nắm giữ cổ phiếu.3
Do đó, chủ thể đầu tƣ có thể là tổ chức hoặc cá nhân, sử dụng tiền đầu tƣ vào TTCK bằng cách thực sự mua các chứng khoán đang đƣợc phát hành trên TTCK. Các công ty môi giới chứng khoán sẽ phục vụ cho các nhà đầu tƣ, họ đóng vai trò có khi là mua, có khi là bán, hoặc có vẻ nhƣ đồng thời làm chuyện đó cho người đầu tư. Hai người đầu tư dù có ngồi sát cạnh nhau cũng cần tuân thủ những quy định thông qua trung gian môi giới nhƣ vậy để trao đổi tiền và hàng.
Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tiến hành mua bán chứng khoán trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận.Nhà đầu tư cá nhân chính là công chúng, một loại chủ thể có khả năng cung ứng một khối lượng tiền tệ rất lớn, từ nguồn thu nhập thường xuyên của mình, công chúng phải dành lại một phần dưới dạng tích lũy để đầu tư sinh lợi.
Nhà đầu tư cá nhân có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng GDP ở mỗi quốc gia. Công chúng khi có vốn nhàn rỗi tạm thời họ tham gia mua chứng khoán với mục đích đầu tƣ kiếm lời, khi có nhu cầu vốn, họ đem bán lại các chứng khoán đã mua trên TTCK thứ cấp.
Theo từ điển Farlex Financial Dictionary (2009 Farlex, Inc. All Rights Reserved) định nghĩa tổ chức đầu tƣ là một tổ chức kinh doanh nắm giữ và quản lý tài sản, cho khách hàng hoặc cho chính mình. Ví dụ như quỹ tương hỗ, ngân hàng thương mại và tổ chức trung gian tài chính. Tổ chức đầu tư đóng vai trò quan trọng vì khả năng tài chính cao hơn các nhà đầu tƣ cá nhân, các tổ chức đầu tư có thể mang đến thị trường chứng khoán một lượng vốn lớn.
Theo từ điển thuật ngữ tài chính Dictionary of Financial Terms, tổ chức đầu tƣ mua hoặc bán chứng khoán với số lƣợng lớn. Với mỗi giao dịch, trong hầu hết các trường hợp các nhà đầu tư tổ chức với danh mục đầu tư lớn, chẳng hạn như các quỹ đầu tư lớn, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí hay tổ
3 http://www.baomoi.com/Dau-tu-chung-khoan/127/3037039.epi
chức đoàn thể. Các tổ chức đầu tƣ có thể giao dịch bằng chính tài sản của họ hoặc tài sản họ đang quản lý cho người khác.
Nhà đầu tư tổ chức thường có đủ kiến thức và khôn ngoan, mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích của họ, tổ chức đầu tư thường ít bị hạn chế bởi các quy định nhằm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ. Các tổ chức đầu tư này thường có các bộ phận chức năng bao gồm các chuyên gia am hiểu thị trường và có thể đưa ra các quyết định đầu tƣ.
Theo Luật Chứng khoán Việt Nam: “Nhà đầu tƣ là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán”[12]. Khái niệm này đã chỉ ra các đối tƣợng tham gia đầu tƣ chứng khoán mà không đƣa ra đƣợc bản chất của hoạt động đầu tƣ của các đối tƣợng nêu trên.
Khái niệm này không đề cập cụ thể đến hoạt động đầu tƣ trên TTCK là những hoạt động nào và nhằm mục đích gì.
Theo PGS.,TS. Nguyễn Văn Tiến trong Giáo trình “Tài chính - tiền tệ ngân hàng”, khái niệm nhà đầu tƣ đƣợc hiểu nhƣ sau: “Các nhà đầu tƣ là những người cho vay. Bằng cách đầu tư (mua) vào các chứng khoán, các nhà đầu tư đã nhường cho nhà phát hành quyền sử dụng khoản vốn của mình theo những điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng phát hành chứng khoán.”[32, tr73]. Theo khái niệm này, tác giả muốn nhấn mạnh đến việc đầu tƣ hơn là mục đích của nhà đầu tư. Nếu hiểu các nhà đầu tư là “những người cho vay”
sẽ chỉ đúng trong trường hợp nhà đầu tư mua trái phiếu hay các chứng khoán nợ mà không phải là các chứng khoán vốn. Khi đầu tƣ vào các chứng khoán vốn, nhà đầu tư không phải là người cho vay mà là người đồng sở hữu, sẽ chịu rủi ro hoặc hưởng lợi nhuận cùng với kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành. Vì vậy khái niệm này chƣa khai thác đƣợc đầy đủ các khía cạnh của một nhà đầu tƣ chứng khoán.
Nhƣ vậy có thể kết luận rằng, nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích thu được những quyền lợi nhất định. Trong đó bao gồm các quyền (quyền biểu quyết, quyền tiếp cận thông tin…) và lợi ích (cổ tức, chênh lệch giá chứng khoán…).
1.1.2.2 Phân loại nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Có nhiều cách để phân loại các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán dựa vào các tiêu chí khác nhau nhƣ: tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tƣ, theo loại hình chứng khoán sở hữu hoặc theo mục đích đầu tƣ...
Phân loại theo tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tƣ
Theo cách phân loại này, nhà đầu tƣ đƣợc chia thành nhà đầu chuyên nghiệp và nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp.
Nhà đầu tư chuyên nghiệp: Hay còn gọi là các định chế đầu tƣ (institutional investors) Là các nhà đầu tư có tổ chức thường xuyên mua và bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường để đưa ra các quyết định đầu tƣ. Hay nói cách khác, nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp là các tổ chức mà hoạt động đầu tƣ chứng khoán là hoạt động kinh doanh chính hoặc là một trong những hoạt động kinh doanh chính. Nhà đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp phải có chuyên môn nghiệp vụ về đầu tƣ chứng khoán và thu nhập chính phải có đƣợc từ chính hoạt động này. Một số nhà đầu tƣ chuyên nghiệp trên thị trường có thể kể đến là các công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tƣ chứng khoán…
Nhà đầu tư không chuyên nghiệp: Hay còn gọi là các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ (individual investors), là thành phần không thể thiếu của TTCK, các nhà đầu tƣ chứng khoán không chuyên nghiệp dùng số vốn nhàn rỗi của mình để mua các chứng khoán trên thị trường nhằm thu về những lợi ích mong muốn. Nhà đầu tư cá nhân có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính sôi động của thị trường.
Do gặp bất lợi về quy mô vốn cũng như trình độ quản lý, phân tích thị trường nên chất lượng đầu tư thường không cao.
Ngoài ra còn có các tổ chức đầu tƣ không phải là nhà đầu tƣ chuyên nghiệp là các doanh nghiệp phi tài chính. Các doanh nghiệp cũng là nhà đầu tư tương đối quan trọng trên thị trường nhưng tính chuyên nghiệp không cao, chỉ là các tổ chức có tiền nhàn rỗi đầu tƣ chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhƣng không phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Phân biệt một số đặc điểm của nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư không chuyên nghiệp.
Tiêu Chí
Nhà đầu tƣ chuyên nghiệp
Nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp Hình thức
tổ chức
Là các tổ chức kinh tế nhƣ công ty chứng khoán, ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm…
Có thể là cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức khác.
Trình độ, nghiệp vụ
Am hiểu về nghiệp vụ đầu tƣ chứng khoán. Có khả năng phân tích chuyên nghiệp.
Thường không am hiểu nhiều về nghiệp vụ đầu tƣ.
Trang thiết bị và nhân lực
Phải có những tràng thiết bị cần thiết nhƣ trụ sở, hệ thống máy tính, và các nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ.
Thường không có những trang thiết bị cần thiết vì đã uỷ thác đầu tƣ cho công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ.
Khả năng về vốn
Thường có nguồn vốn mạnh và tập trung chính vào đầu tƣ chứng khoán.
Nguồn vốn nhàn rỗi do tiết kiệm hoặc chƣa có mục đích sử dụng khác, thường là nguồn vốn nhỏ.
Chu kỳ đầu tƣ
Thường có chu kỳ đầu tư dài, có chiến lƣợc cụ thể.
Thường có chu kỳ đầu tư ngắn Quản lý
rủi ro
Có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận diện và xử lý rủi ro.
Có khả năng phòng tránh rủi ro tốt.
Thường có ít hiểu biết và kinh nghiệm trong việc nhận diện rủi ro, dẫn tới khả năng xử lý rủi ro không tốt, bị chi phối nhiều bởi những ảnh hưởng của rủi ro.
Những ràng buộc pháp lý
Bị ràng buộc nhiều hơn trong hoạt động nhƣ các quy định về nghĩa vụ đảm bảo an toàn tài chính, nghĩa vụ công bố thông tin …
Những ràng buộc pháp lý thường ít hơn nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Khả năng tác động đến thị trường
Thường có tác động lớn tới sự phát triển của thị trường do nguồn vốn lớn và tính chuyên nghiệp cao
Thường không có tác động lớn tới thị trường và ngược lại, thường phải chịu ảnh hưởng từ thị trường
Phân loại theo loại chứng khoán sở hữu
Nhà đầu tư cổ phiếu: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp. Trong trường hợp này, nhà đầu tư còn được gọi là cổ đông. Nếu các cổ đông tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp còn được gọi là nhà giao dịch hay nhà kinh doanh chứng khoán.
Nhà đầu tư trái phiếu: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mua bán trái phiếu trên TTCK sơ cấp và thứ cấp. Khi đầu tƣ vào trái phiếu, nhà đầu tƣ sẽ nhận đƣợc lãi suất trái phiếu và nhận đƣợc vốn gốc khi đáo hạn.
Nhà đầu tư chứng chỉ quỹ: Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia mua bán chứng chỉ quỹ trên TTCK. Trong đó chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của NĐT đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tƣ chứng khoán. Quỹ đầu tƣ chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tƣ vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tƣ khác, kể cả bất động sản, trong đó NĐT không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tƣ của Quỹ [15].
Phân loại theo chiến lƣợc đầu tƣ
Trên thực tế, có những nhà đầu tƣ chỉ quan tâm đến các quyền lợi từ nhà phát hành nhƣng cũng có những nhà đầu tƣ chỉ quan tâm đến sự chênh lệch giá trên thị trường thứ cấp.
Quyền lợi từ nhà phát hành thường bao gồm: hưởng cổ tức (nếu công ty kinh doanh có lãi), hoặc lãi suất (trái phiếu); được hưởng giá trị cổ phần gia tăng nếu công ty hoạt động tốt, có lợi nhuận và có tích lũy nộ bộ, đến một lúc nào đó công ty nhập quỹ tích lũy vào vốn điều lệ thì nhà đầu tƣ đƣợc tăng thêm số lƣợng cổ phần; đƣợc quyền biểu quyết nhằm quyết định những vấn đề quan trọng của công ty thông qua ĐHĐCĐ... Do vậy các NĐT thường quan tâm đến khả năng kinh doanh thực sự của nhà phát hành.
Lợi ích từ thị trường thứ cấp thường do hưởng chênh lệch giá mua và giá bán chứng khoán... Khi NĐT mua đi bán lại các cổ phiếu nhằm kiếm lời từ
chênh lệch giá cả, họ trở thành những người kinh doanh chứng khoán. Hoạt động của người kinh doanh chứng khoán gắn liền với hoạt động đầu cơ.
Theo cách phân loại này, nhà đầu tƣ chứng khoán đƣợc phân loại thành:
Nhà đầu cơ và nhà đầu tƣ giá trị
Nhà đầu cơ chứng khoán (stock- speculator)
Nhà đầu cơ chứng khoán đƣợc xem là một thành phần không thể thiếu của TTCK. Trong đó nhà đầu cơ được hiểu là: “Chủ thể tham gia thị trường cố gắng kiếm lợi từ việc mua và bán các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn dựa vào việc phán đoán biến động giá tương lai. Nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro biến động giá thị trường và làm tăng tính thanh khoản và vốn cho các thị trường hợp đồng tương lai. Nhà đầu cơ có thể mua các chứng khoán hay quỹ tương hỗ bất ổn định rồi nắm giữ trong khoảng thời gian ngắn nhằm gặt hái lợi nhuận. Họ cũng có thể bán khống chứng khoán và mong đợi hái ra tiền khi chứng khoán sụt giá nhanh chóng”[27]. Theo khái niệm này, nhà đầu cơ chứng khoán nhiều khi được ví như những nhà “lướt sóng”, là thành phần làm sôi động thị trường chứng khoán, với mục đích thu lợi nhanh chóng mà không quan tâm tới mục tiêu đầu tƣ dài hạn.
Tuy nhiên, có một số hành động đầu cơ chứng khoán bị pháp luật ở hầu hết các TTCK trên thế giới nghiêm cấm, đó là:
Là hành động có tính chất nhằm tạo ra một sức ép về quan hệ cung cầu một loại chứng khoán nào đó trên thị trường dẫn đến hình thành một giá chứng khoán không đúng với giá trị thực của nó, có lợi cho người đầu cơ, gây thiệt hại cho những người khác.
Là hành động với mục tiêu tạo nên một mức giá giả tạo nhằm tìm cách nâng giá lên rồi bán tống bán tháo số chứng khoán đó cho người mua, giữ giá ổn định ở một mức cao hơn giá thực tế của nó để bán (chủ yếu dùng trong bảo lãnh phát hành)và tìm cách giảm giá xuống rồi mua chứng khoán về càng nhiều càng tốt.
Các hành động đầu cơ bị cấm đƣợc thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, có thể khái quát thành 3 loại chính:
Bán giả: là hành động có giao dịch mua bán chứng khoán nhƣng không có việc chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán. Là hành động mà hai người đầu cơ bày ra những vụ giao dịch, đưa ra một mức giá khác biệt với chiều hướng của thị trường nhằm đạt được mục đích mong muốn nhưng cả hai thông đồng với nhau để không có sự chuyển giao tiền và chứng khoán. Hoặc cùng một nhà đầu cơ nhƣng mở hai tài khoản khác nhau để thực hiện giao dịch giả, tức là dùng tài khoản này bán ra và dùng tài khoản khác của mình để mua vào…
nhằm mục đích tạo ra mức giá mong muốn, mức giá này có thể là giả tạo và không phản ánh giá trị thực của công ty. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu cơ bất hợp pháp nhƣng lại có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư khác trên thị trường.
Thu hút: là hành động dồn hầu hết số cổ phiếu của một công ty nào đó vào trong tay của một hoặc một nhóm người khiến cho thị trường trở nên khan hiếm, đẩy giá chứng khoán đó tăng cao. Khi giá lên đến một mức nhất định, nhà đầu cơ tiến hành bán ra và thu về khoản lợi nhuận lớn. Các nhà đầu tƣ khác khi mua vào những chứng khoán này (có thể không phản ánh đúng giá trị thực) sẽ bị thiệt hại.
Hùn vốn: là hành vi liên kết giữa hai hay một nhóm người trong một vụ mua bán chứng khoán. Họ liên kết với nhau để cùng mua vào một loại chứng khoán nào đó để đẩy giá lên, hoặc cùng bán một loại chứng khoán nào đó để hạ giá xuống. Đến một mức giá tối ƣu, họ sẽ bán ra hoặc mua vào để thu lợi.
Và do đó, có thể phân loại nhà đầu cơ chứng khoán thành nhà đầu cơ hợp pháp và nhà đầu cơ bất hợp pháp:
o Nhà đầu cơ hợp pháp
Là các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm hưởng các khoản lãi do chênh lệch về giá mà không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Những nhà đầu cơ hợp pháp sẽ rất có ích cho thị trường, sự xuất hiện của họ làm một nhu cầu tất yếu khách quan của TTCK. Nếu trên TTCK không có các nhà đầu cơ, tức là không có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã phát hành,