Các phương thức bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 67)

1.3 Lý luận về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

1.3.2 Các phương thức bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

1.3.2.1 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng công cụ pháp luật

Thông thường, việc sử dụng các công cụ pháp luật để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chứng khoán bao gồm: (i) Quy định về các quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của NĐT và các chế tài xử phạt; (ii)các hoạt động thanh tra, giám sát; (iii) công tác xử lý những vi phạm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NĐT.

Thứ nhất, các quy định về quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của NĐT thường được quy định trong các văn bản Luật và dưới Luật như: Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, các Nghị định, Thông tƣ quy định các vấn đề nhƣ: chào bán chứng khoán ra công chúng; Quản lý công ty đại chúng; Quản lý việc tuân thủ các quy tắc quản trị công ty; Quản lý thị trường giao dịch chứng khoán; Quản lý niêm yết chứng khoán; Quản lý việc đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; Quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán…

Thứ hai là các hoạt động thanh tra giám sát. Trong phạm vi luận án, có thể phân chia hoạt động thanh tra giám sát bảo vệ quyền lợi NĐT thành các hoạt động nhƣ: (i)Thanh tra giám sát các DNNY, trong đó chủ yếu là vấn đề công bố thông tin và quản trị công ty; (ii) Thanh tra giám sát các CTCK chủ yếu về các vi phạm làm tổn hại đến tài sản của NĐT; và (iii) thanh tra giám sát trong giao dịch chứng khoán để phát hiện và xử lý các hành vi thao túng giá chứng khoán và giao dịch nội bộ.

Thứ ba là các công tác xử lý vi phạm bao gồm các biện pháp hành chính, biện pháp giải quyết tranh chấp dân sự và biện pháp hình sự.

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tƣ chứng khoán bằng công cụ hành chính

Công cụ hành chính nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chứng khoán bao gồm công cụ quản lý và các công cụ xử lý vi phạm hành chính. Nhà quản lý sử

dụng công cụ hành chính bằng cách đặt ra các quy định và các chế tài tương ứng, nếu các đối tƣợng trong phạm vi điều chỉnh có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Trong lĩnh vực chứng khoán, vi phạm hành chính có thể biểu hiện dưới nhiều dạng, trong đó có những vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ nhƣ: Vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng; Vi phạm quy định về công ty đại chúng; Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán ; Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán;

Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; Vi phạm quy định về công bố thông tin…

Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền; Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung bao gồm: đình chỉ hoạt động; thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán , chứng chỉ hành nghề chứng khoán ; tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán đƣợc sử dụng để vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp nhƣ: buộc chấp hành quy định của pháp luật; buộc huỷ bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, thông tin sai sự thật; buộc phải thu hồi số chứng khoán đã phát hành, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho các nhà đầu tƣ.

Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tƣ chứng khoán bằng công cụ giải quyết tranh chấp dân sự

Trong quan hệ về đầu tư chứng khoán , khi xảy ra tranh chấp, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ, các bên tranh chấp có thể giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong đó, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp tự bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những mâu thuẫn phát sinh mà không cần phải nhờ đến bên thứ ba nào can thiệp.

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm các giải pháp nhằm giải quyết tranh chấp đã phát sinh.

Trọng tài là phƣng thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của trọng tài viên (bên thứ ba). Trọng tài viên có nhiệm vụ đƣa ra phán quyết buộc các bên phải thực hiện nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước duy nhất có chức năng xét xử theo những quy định của pháp luật. Bản án sẽ có hiệu lực thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ chứng khoán bằng công cụ hình sự

Trong hoạt động của thị trường chứng khoán, có những vi phạm buộc phải xử lý hình sự mới đảm bảo đƣợc công bằng và tính răn đe. Biện pháp hình sự thường được áp dụng cho một số tội danh như: Hành vi giả mạo hồ sơ; Hành vi cố ý thông tin sai lệch; Hành vi lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để cho mƣợn tiền, chứng khoán trên khoản của khách hàng; Hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán; Hành vi thao túng giá chứng khoán; Hành vi tạo dựng và tuyên truyền thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sư phát triển minh bạch và công bằng của thị trường chứng khoán …

1.3.2.2 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư bằng công cụ tài chính

Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ bằng các sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực chứng khoán

Bảo hiểm luôn đƣợc coi là công cụ hữu ích để phòng ngừa rủi ro với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào. Kinh doanh và đầu tƣ chứng khoán là một hoạt động vô cùng phức tạp, có sự tham gia của nhiều chủ thể nhƣ các tổ chức phát hành chứng khoán, kinh doanh chứng khoán, các trung tâm, các sàn giao dịch, các tổ chức môi giới chứng khoán, các ngân hàng, các tổ chức thanh toán bù trừ,

các nhà đầu tư...Chủ thể nào cũng có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đối tác của mình nếu gây ra lỗi. Khi phải bồi thường, nếu mua bảo hiểm trách nhiệm thì công ty bảo hiểm sẽ thay mặt người được bảo hiểm chi trả bồi thường cho bên thứ ba. Những rủi ro thường gặp trên TTCK gồm: hệ thống máy tính gặp sự cố khiến sàn giao dịch chứng khoán phải ngừng hoạt động, nhân viên môi giới chứng khoán làm sai chức năng khiến khách hàng bị thiệt hại, các thông tin sai lạc của công ty phát hành cổ phiếu dẫn đến sự hiểu nhầm của các nhà đầu tư... Tất cả những rủi ro đó của thị trường chứng khoán đều có thể được xem xét và chấp nhận bảo hiểm. Chính vì vậy bảo hiểm thị trường chứng khoán là một tập hợp các đơn bảo hiểm phức tạp với nhiều điều khoản, đối tƣợng, phạm vi bảo hiểm rất khác nhau. Phí bảo hiểm cũng có thể tính riêng từng phần hoặc tính gộp chung cho cả tập hợp đơn bảo hiểm.

Người được bảo hiểm trên thị trường chứng khoán chính là các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường chứng khoán (nhà đầu tư, tổ chức phát hành, tổ chức kinh doanh chứng khoán, môi giới, tƣ vấn chứng khoán...).

Người tham gia bảo hiểm trên thị trường chứng khoán là bản thân người có nhu cầu bảo hiểm hoặc người có trách nhiệm (giám đốc, ban điều hành các sàn giao dịch chứng khoán...). Còn người cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho thị trường chứng khoán chính là các công ty bảo hiểm, tập đoàn bảo hiểm chuyên nghiệp.

Các loại hình bảo hiểm cần đƣợc thực hiện đó là: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp- là loại hình bảo hiểm trách nhiệm cơ bản nhất đƣợc chào bán cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán. Chẳng hạn bảo hiểm nghề tư vấn chứng khoán; bảo hiểm trách nhiệm nghề môi giới chứng khoán; bảo hiểm trách nhiệm giám đốc công ty chứng khoán, bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và viên chức trước những quyết định đầu tư, quản lý của họ… (bảo hiểm cho CTCK khi nhân viên của họ làm sai nghiệp vụ, đầu tƣ không đúng theo yêu cầu của khách hàng, giao dịch không đúng quy định, sử dụng tài khoản của khách hàng để trục lợi, tƣ vấn sai lệch…); bảo hiểm tổn thất về tài chính, bảo hiểm tội phạm máy tính và gian lận điện tử; bảo hiểm tổng hợp bảo vệ hoạt động hàng ngày của

CTCK nhƣ: mất chứng từ trong quá trình vận chuyển, bị mất cắp giấy tờ, tài sản, do bị phá hoại…

Các loại hình bảo hiểm nêu trên chủ yếu nhằm bảo hiểm cho các rủi ro của nhà đầu tư trong mối quan hệ với công ty chứng khoán. Khi rủi ro của người hành nghề kinh doanh chứng khoán đƣợc bảo hiểm, sẽ góp phần giải quyết vấn đề lợi ích của các bên khi phát sinh tranh chấp giữa nhà đầu tƣ với công ty chứng khoán, mà thực chất là với người hành nghề kinh doanh chứng khoán. Khi đó, tài sản của nhà đầu tƣ sẽ đƣợc đảm bảo khi công ty chứng khoán vô tình hay cố ý xâm hại đến quyền lợi của họ. Các nhà đầu tƣ sẽ yên tâm hơn khi đầu tƣ vào một thị trường vốn đã đầy biến động như TTCK. Dưới tác động của bảo hiểm, tính ổn định của TTCK sẽ đƣợc nâng lên. Việc thực hiện triển khai các sản phẩm bảo hiểm đòi hỏi TTCK phải phát triển ở trình độ cao, hơn nữa thị trường bảo hiểm cũng phải có sự phát triển tương ứng.

Tổ chức bảo vệ nhà đầu tƣ

Để đảm bảo cho một TTCK phát triển ổn định, công khai, công bằng và minh bạch, cần thiết phải có một tổ chức chuyên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ. Tổ chức này có thể là một Quỹ, hoặc có thể là một công ty.

Mô hình các tổ chức này đã xuất hiện ở nhiều TTCK trên thế giới và đã phát huy đƣợc những hiệu qủa nhất định.

Quỹ bảo vệ nhà đầu tư (Securities Investor Protection Fund) Nhiệm vụ của Quỹ chủ yếu là bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư khi bị công ty chứng khoán xâm phạm. Cụ thể là bù đắp cho những thiệt hại của nhà đầu tƣ do sự cố kỹ thuật và sơ suất vô tình hay cố ý của nhân viên công ty chứng khoán. Các sự cố thường là hệ thống giao dịch bị lỗi; nhân viên nhầm lẫn trong đặt lệnh mua, bán chứng khoán hay từ tài khoản của khách hàng… Những hành vi vô ý của nhân viên công ty chứng khoán thường mang lại những hậu quả như:

Không khớp đƣợc lệnh, khớp lệnh sai về số lƣợng, nhầm từ mua thành bán và ngƣợc lại, nộp, rút tiền sai số lƣợng mong muốn của khách hàng…Những hành vi cố ý làm sai, sử dụng tiền từ tài khoản của khách hàng với mục đích trục lợi.

Hành vi này có thể đến từ nhân viên trong công ty cũng có thể đến từ lãnh đạo các công ty chứng khoán chỉ đạo nhân viên làm trái pháp luật…

Tất cả những hành vi nêu trên đều gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ, vì vậy cần thiết phải có một Quỹ đứng ra bù đắp cho những thiệt hại đó. Qũy này đƣợc thành lập bởi sự đóng góp của các công ty chứng khoán thành viên, hoặc đƣợc trích lập một phần từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán… và đƣợc quản lý bởi một tổ chức quản lý TTCK.

Công ty bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

Mô hình công ty bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư là một bước phát triển hơn so với Quỹ bảo vệ nhà đầu tƣ (quỹ đền bù), bởi công ty có nhiện vụ cao hơn so với Quỹ. Nhiệm vụ của Công ty bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ ngoài việc đền bù cho nhà đầu tƣ những thiệt hại đến từ các công ty chứng khoán còn thay mặt nhà đầu tƣ tham gia tranh tụng để giành lại quyền lợi chính đáng. Mặt khác, công ty cũng có nhiệm vụ tư vấn về mặt pháp lý cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường để tránh những rủi ro cũng nhƣ tránh sự xâm hại đến từ các thành viên khác.

Trái ngược với tâm lý ghét rủi ro của người gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng là các NĐT trên TTCK, lời hay lỗ là phần tất yếu của môi trường đầu tư đầy rủi ro này. Đó là lý do công ty bảo vệ nhà đầu tƣ không có nghĩa vụ bảo vệ NĐT khi giá trị cổ phiếu, trái phiếu hay các khoản đầu tƣ khác giảm vì bất kỳ lý do gì. Chẳng hạn, một NĐT mua 1.000 cổ phiếu ABC thông qua một CTCK và công ty này bị phá sản hoặc bị sáp nhập vào một công ty khác, Công ty bảo vệ quyền lợi NĐT sẽ đứng ra bảo đảm là 1.000 cổ phiếu ABC sẽ không bị mất đi.

Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ bằng các sản phẩm chứng khoán phái sinh

Trên thị trường có nhiều loại chứng khoán phái sinh, tuy nhiên chỉ có một số loại chứng khoán phái sinh có tác dụng trong việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tƣ và đây đƣợc xem là công cụ cho nhà đầu tƣ tự bảo vệ quyền lợi của mình. Đó là các loại hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn. Các loại hình chứng khoán phái sinh này nhìn chung là sản phẩm giúp NĐT phòng ngừa, chế biến và kinh doanh rủi ro, giúp NĐT giảm thiểu những mất mát từ việc biến

động giá cả không mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro về biến động giá, nguyên nhân có thể đến từ các rủi ro mang tính hệ thống, môi trường kinh tế bất ổn, rủi ro về lãi suất, về lạm phát… (đây là những rủi ro ảnh hưởng đến lợi nhuận của NĐT nhƣng không phải là rủi ro xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của NĐT). Tuy nhiên có một số nguyên nhân khác dẫn tới việc biến động giá CK không như mong muốn, ví dụ do ảnh hưởng của những vụ gian lận, làm giá trên thị trường… do đó chứng khoán phái sinh sẽ bảo vệ quyền lợi NĐT trong trường hợp này.

Cách thức bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư của Hợp đồng quyền chọn(Options): bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán:

Hợp đồng quyền chọn là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc bán một số lƣợng chứng khoán đƣợc xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước.

[16,tr265]

Người mua sẽ trả cho người bán một khoản tiền gọi là giá trị quyền chọn (phí quyền chọn). Khi đó người mua sẽ có quyền được mua (hoặc bán) (nhưng không bắt buộc) một lƣợng chứng khoán nhất định theo một mức giá đã đƣợc thoả thuận trước tại một thời điểm xác định trong tương lai. Người bán phải có trách nhiệm phải bán (hoặc mua) lượng chứng khoán nói trên khi người sở hữu quyền chọn muôn thực hiện quyền của mình.

Giá đã thoả thuận trong hợp đồng quyền chọn (mua hoặc bán) đƣợc gọi là

“giá thực hiện”. Ngày xác định trong hợp đồng đƣợc gọi là “ngày đáo hạn”.

(Quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất cứ ngày nào trước ngày đáo hạn;

quyền chọn Châu Âu chỉ đƣợc thực hiện trong ngày đáo hạn. Hầu hết các quyền chọn trên thị trường là quyền chọn Mỹ). Qua ngày đáo hạn, hợp đồng quyền chọn (mua hoặc bán) sẽ hết hiệu lực.[15, tr212]

Đây là loại chứng khoán đƣợc ƣa chuộng của các nhà đầu tƣ thích cảm giác an toàn. Cho dù lợi nhuận thu về không cao (do phải trả phí mua quyền chọn) nhƣng bù lại họ sẽ không phải chịu thua lỗ ngoài dự đoán vì họ chắc chắn sẽ đƣợc mua hoặc bán với giá ấn định.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(258 trang)